WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Truyền thống phong trào sinh viên học sinh tranh đấu: Khôi phục tinh hoa phẩm chất

svbieutinh

Trong chế độ hiện nay, phong trào sinh viên học sinh (SVHS), được hiểu là phong trào yêu nước, chống xâm lược, chống bất công áp bức trong SVHS từ thời chống Pháp cho đến chống Mỹ trước 1975. Những hoạt động của họ trong những thời kỳ trước đây được xem là truyền thống cho thế hệ trẻ, được tuyên truyền cổ vũ rầm rộ nhưng sau 1975, việc kỷ niệm và phát huy truyền thống mỗi năm mỗi khác đi, hướng về các mục đích khác nhau và cho đến nay hầu như đảng Cộng Sản Việt Nam(CSVN) và nhà cầm quyền muốn triệt tiêu truyền thống này trong bối cảnh toàn dân đang dấy lên phong trào chống Trung Quốc xâm lược. Tại sao có hiện tượng này là một câu hỏi cần được giải đáp.

Thực chất, đặc điểm của phong trào SVHS là một hiện tượng cần được nghiên cứu dưới cái nhìn khách quan từ một độ lùi lịch sử. Tâm tình của những thành viên phong trào ở Miền Nam trước 1975 hiện còn sống và thái độ của họ hiện nay cũng là điều cần phân tích khi một số họ bắt đầu xuất hiện và lên tiếng, hành động trong những cuộc biểu tình ở Sài Gòn chống Trung Quốc xâm lược. Nghiên cứu những vấn đề này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi trên đây.

Việc nghiên cứu đòi hỏi một công trình dài hơi. Bài viết ngắn này chỉ đưa ra những nhận xét ban đầu và chắc chắn chưa đầy đủ.

Ngày 9/1/1950, Trần Văn Ơn, học sinh trường Pétrus Ký Sài Gòn bị bắn chết khi tham gia cuộc biểu tình lớn chống Pháp của SVHS, đòi hỏi trả tự do cho một số bạn bè bị bắt. Đảng CSVN đã dùng ngày này làm dấu mốc cho truyền thống phong trào sinh viên học sinh. Phong trào này đặc biệt sôi nổi, có tác dụng mạnh mẽ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam 1954 -1975, đã làm rung chuyển chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), gây tiếng vang trong dư luận quốc tế và làm xuất hiện nhiều cá nhân tiêu biểu được coi là lãnh tụ SVHS ở cả Miền Nam và nước ngoài, nơi có sinh viên Việt Nam du học.

Đặc điểm của SVHS, thế hệ trẻ, là sự trong sáng và nhiệt huyết. Đặc điểm này được phát huy cao độ trong phong trào với tinh thần yêu nước, mục tiêu chống xâm lược, chống bất công áp bức trong những hoàn cảnh cực đoan rất dễ kích thích tuổi trẻ. Rõ ràng SVHS tham gia phong trào với sự trong sáng gần như tuyệt đối vì họ chẳng có mục đích lợi ích cá nhân nào (trừ một số rất ít). Sự hăng hái của họ bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng đối đầu với dùi cui, lựu đạn cay, phi tiễn, nhà tù, tra tấn, kể cả tàn phế, mất tương lai và có khi mất cả mạng sống. Chính vì đặc điểm đó, đảng CSVN đã sử dụng họ như một “ngòi pháo xung kích” trong phong trào đấu tranh đô thị.

Điều này không có nghĩa là đảng CSVN có thể huy động, tổ chức, lãnh đạo phong trào SVHS một cách toàn diện, triệt để, từ đầu đến cuối. Phong trào SVHS ban đầu thường nổ ra do SVHS tự phát hay do các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo phát động. Đảng CSVN chỉ từng bước lợi dụng, cài cấy người chi phối và khi có đủ điều kiện mới hình thành tổ chức lãnh đạo phong trào nhưng đều phải núp dưới danh nghĩa các tổ chức SVHS thuần túy. Phần lớn SVHS tham gia phong trào với tư cách là tuổi trẻ học đường bằng cảm xúc và nhận thức đơn sơ với sự bồng bột của tuổi trẻ, đối với một số người, đôi khi chỉ là ham vui hay muốn nghỉ học.

Ở Miền Nam từ 1954 – 1975, phong trào SVHS chống rất nhiều thứ: Chống độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, chống Hiến chương Vũng Tàu của Nguyễn Khánh, chống độc tài quân phiệt, chống bầu cử độc diễn Nguyễn Văn Thiệu, chống can thiệp Mỹ vào chiến tranh VN, chống quân sự hóa học đường, chống đi quân dịch, chống kiểm duyệt báo chí, chống Lonnol Kampuchia tàn sát dân Việt, chống Trung quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974… Chống ở đây chính là phản kháng những gì mà tuổi trẻ cho là sai trái, làm tổn hại đến lợi ích dân tộc và những quyền cơ bản của con người.

Trong nhiều trường hợp, tuyên truyền của đảng CSVN rất gần gũi hay tương đồng với suy nghĩ, tâm tình và khát vọng của SVHS nên đảng có điều kiện hướng phong trào SVHS vào tổng thể phong trào đấu tranh đô thị trong toàn bộ sách lược chiến tranh. Một số người được lôi kéo hay tự động tìm đến với đảng CSVN, trở thành cốt cán hay đảng viên. Có thể nói phần lớn những người này là “đảng viên cộng sản lý tưởng, yêu nước”, theo nghĩa vào đảng chỉ để chống xâm lược, chống bất công áp bức chứ không phải “giác ngộ giai cấp”, giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lê nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dĩ nhiên khi vào đảng họ cũng được học tập đôi chút về chủ nghĩa nhưng mục tiêu và hành động trước mắt chỉ là tham dự vào cuộc đấu tranh gọi là “giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc”. Những mục tiêu khác quá xa vời khi cuộc chiến đang nóng bỏng từng ngày với máu xương và nước mắt.

Có người cho rằng đây là sự ngây thơ và ấu trĩ về chính trị và trong hoàn cảnh đó họ cũng có tự do lựa chọn. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam trước đây, ở Miền Nam, khó có thể nói sự lựa chọn nào là đúng đắn đối với SVHS: tham gia đấu tranh, lo học, ăn chơi, tự nguyện nhập ngũ, bị bắt lính, trốn lính, đào ngũ… tùy hoàn cảnh, nhận thức và tâm trạng mà người ta lựa chọn hay trôi theo dòng cuốn. Có người còn nhập cuộc tranh đấu vì chịu ảnh hưởng của tư tưởng “dấn thân” trong triết học hiện sinh. Chỉ sau khi lịch sử đã đi qua, nhìn lại mới có thể thẩm định một cách chính xác nếu có cái nhìn khách quan, không thiên kiến, không bị sự hận thù hay kiêu ngạo chi phối.

Sau 1975, thành phần tham gia phong trào SVHS đấu tranh ở Miền Nam phần lớn đã trưởng thành. Họ đi theo nhiều hướng. Những cốt cán và đảng viên dĩ nhiên đứng trong hàng ngũ những người thắng trận và tham gia chế độ mới. Một số khác trong hàng ngũ VNCH vượt biên ra nước ngoài. Phần lớn trở về cuộc sống đời thường. Riêng với số cán bộ cốt cán của phong trào từ sau 1975, tâm trạng của họ có nhiều diễn biến mà Hạ Đình Nguyên trong bài viết “Suy nghĩ cuối năm – Nhân ngày truyền thống phong trào” ( http://huynhngocchenh.blogspot.com/2012/12/suy-nghi-cuoi-nam-nhan-ngay-truyen.html ) đã phân tích khá rõ:

“Có người chủ trương gác quá khứ qua một bên, nhân danh tuổi già sức yếu, điều nầy cũng có một phần nhỏ sự thật. Có người thì an phận sống như mình đang sống, nếu có lúc day dứt một điều gì về thời cuộc, thì tự vỗ về bằng ý nghĩ bất lực. Có người lại vô tư về quá khứ, và để nó ngủ yên. Có người xem đó là hành trang để thăng tiến, hoặc là một chút hài lòng để sống với đời, tự cho là mình đã góp phần vào một giai đoạn lịch sử chống ngoại xâm. Có người phủ nhận hoàn toàn và cho rằng đó là sai lầm. Nhưng cũng có nhiều người day dứt, không vì quá khứ, mà vì hiện tại, bởi sự lệch pha giữa mong muốn và hiện thực, từ đó có thái độ đòi hỏi một sự thay đổi, tự cải tổ nào đó từ phía nhà nước. Nhưng lại có ý kiến cho rằng, hệ thống nhà nước không thể tự thay đổi, như không ai tự giải phẫu được cho mình.”

Thực tế cho thấy cán bộ cốt cán phong trào SVHS không được đảng và chế độ mới tin dùng, trừ một số trường hợp đặc biệt. Phần lớn họ chỉ được bố trí giữ cấp phó trong các tổ chức hoặc công tác trong những cơ quan, tổ chức không mang tính quyết định về chính trị, dù về trình độ và năng lực, trong nhiều trường hợp, họ vượt xa những người từ trong rừng ra hoặc từ Miền Bắc mới chi viện vào. Điều này có thể hiểu vì đảng không đủ tin cậy đối với những thành phần xuất thân tiểu tư sản, dễ dao động và có nhiều mối quan hệ phức tạp trong môi trường hoạt động của các thành thị Miền Nam thời chiến tranh.

Không phải hay không chỉ vì không được tin dùng, mà chính vì sự sa đọa của chế độ mới đã làm cho cán bộ cốt cán phong trào chán ngán và tâm trạng ngượng ngùng khi nhớ về quá khứ vì thực tiễn của chế độ mới hoàn toàn đi ngược lại lý tưởng trong sáng mà họ đã hoài bảo khi tham gia phong trào trước đây. Hạ Đình Nguyên (nguyên Chủ tịch Ủy Ban Hành Động thuộc Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn trước 1975) khẳng định điều này trong bài viết dẫn trên:

“Trong một buổi họp mặt của anh em cũ, đề cập đến phong trào đấu tranh thời “chống Mỹ cứu nước”, có một ý kiến phát biểu mà lâu nay, riêng tôi có cảm nhận tương tự : “Nói đến cái tự hào của thế hệ tham gia phong trào đấu tranh trước đây, ở thời điểm nhận thức hôm nay, chúng ta thấy ngượng lắm !”.

Ngượng là một hình thức xấu hổ. Nhưng đây không phải là sự cắn rứt của lương tâm vì đã làm điều mình cho là sai trái. Ngượng vì mình từng tự hào góp phần vào một cuộc đấu tranh cho những điều tốt đẹp, cuối cùng lại mang đến những kết quả đáng thất vọng. Dù không muốn, mình cũng có một phần trách nhiệm đã góp phần mang lại kết quả này dù trách nhiệm chính, trách nhiệm lớn hơn thuộc về những người cầm quyền. Tôi hoàn toàn chia sẻ với Hạ Đình Nguyên về sự quy kết này. Tôi còn từng đặt ra vấn đề phải làm gì với ý nghĩa “sám hối tích cực” trong một bài viết khá dài cách đây 20 năm: “Đọc thơ Đông Trình, suy nghĩ về văn nghệ, chính trị và sám hối” (Tạp chí Đối thoại, Hoa Kỳ 1994; đăng lại trên website talawas 2006 http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6498&rb=0103).

“Sám hối là nhận thức lại và ăn năn về lỗi lầm của chính bản thân hay của cả một tập thể, một dân tộc đã đi sai đường, dù chính mình chủ động hay thụ động, tình nguyện hay bị bó buộc. Ăn năn sám hối vì đã cố tình hay vô ý làm điều sai, điều ác.

Sám hối phải có cắn rứt lương tâm, phải đau đớn, tiếp đến có ý thức và hành động chuộc lỗi. Sám hối đó mới có gía trị tích cực. Sám hối không phải chỉ tự đấm ngực và cầu xin tha tội. Sám hối là dấn thân vào cuộc đấu tranh chống lại sự hèn nhát, yếu đuối, sai lầm của bản thân, chống lại thế lực của sự ngu si, cuồng tín, tàn bạo đã tạo ra tội ác.”

Đảng CSVN, người cầm quyền hiện nay, với đối tượng SVHS, hầu như đã làm ngược lại những gì đảng làm trước đây. Thay vì khuyến khích sáng tạo, đấu tranh chống cái xấu cái ác, yêu nước, chống xâm lược, đảng lại làm cho SVHS chỉ biết vâng phục, chỉ lo “lập thân, lập nghiệp”, thực chất là kiếm tiền làm giàu, sợ hãi hay làm ngơ trước lời kêu gọi tổ quốc lâm nguy từ cuộc xâm lược của bá quyền bành trướng Đại Hán Trung Quốc. Vì sợ rằng chính mình sẽ trở thành đối tượng đấu tranh của SVHS như truyền thống của phong trào, với kinh nghiệm hoạt động phong trào ngày trước, người cầm quyền đã dùng mọi thủ đoạn để trấn áp “ngay từ trong trứng nước”. Việc cài cấy nhân viên an ninh vào hàng ngũ SVHS, đe dọa bản thân và gia đình những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vừa qua, đe dọa ban giám hiệu, giáo viên và ban quản lý SVHS là những biện pháp đi ngược lại những gì đảng đã cổ võ trong truyền thống của phong trào. Không gì có thể biện minh cho điều này kể cả an ninh, trật tự xã hội, quốc phòng, bí mật quốc gia, ổn định chính trị, sách lược ngoại giao hay để làm vừa lòng người “bạn vàng bốn xấu”.

Những biện pháp này không chỉ có hại trước mắt mà còn di hại lâu dài. Chưa nói đến những hiện tượng suy đồi khác trong lãnh vực giáo dục về tri thức, đạo đức đã đến mức báo động, đất nước sẽ ra sao khi SVHS bị thui chột lòng yêu nước, thờ ơ với vận mệnh quốc gia, với cái xấu cái ác lan tràn, khi ai cũng thừa nhận rằng SVHS – thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước. Đảng CSVN và những người cầm quyền hiện nay phải trả lời vấn nạn này trước lịch sử. Thực ra đảng có thể làm khác hơn, hợp lòng dân hơn, hợp truyền thống hơn nhưng không đủ bản lĩnh để làm vì sợ rằng đây sẽ là con dao hai lưỡi có thể đe dọa đến độc quyền toàn trị của mình.

Về phía các cán bộ cốt cán phong trào SVHS trước đây, sau một thời gian dài im lặng, mấy năm gần đây, qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược hay trước những biểu hiện vi phạm nhân quyền của nhà nước, một số cán bộ cốt cán hàng đầu của phong trào SVHS Sài Gòn ngày trước, hay tham gia nơi khác nhưng nay cư trú ở Sài Gòn, đã tỏ thái độ phản kháng tích cực: Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên, Cao Lập, Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Phú Yên, Hồ Hiếu, Hà Thúc Huy, Hoàng Dũng, Nguyễn Hoàng Trúc, Trần Văn Long, Nguyễn Xuân Lập, Nguyễn Huy Diễm, Võ Thị Bạch Tuyết, Lê Thân…

Chậm hơn và ở mức độ nhẹ hơn, từ Huế – một trung tâm của phong trào SVHS trước đây, một số ít người bắt đầu tham gia ký vào các kiến nghị hay lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược, phản đối việc vi phạm nhân quyền của nhà nước như Nguyễn Đắc Xuân, Võ Quê, Nguyễn Văn Dũng…(Chưa kể bài viết có tính phản kháng của Nguyễn Đắc Xuân về vụ nhà nước truy bức trung tâm Làng Mai – Tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng của thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 2009 và bài thơ “Xuống đường” mới đây của Võ Quê năm 2011).

Có thể kể thêm các hình thức phản kháng mang “dấu ấn phong trào” sớm hơn của một số thành viên SVHS năm xưa ở các nơi: Sớm nhất là nhà thơ Nguyễn Đính – Trần Vàng Sao ở Huế, trong chiến tranh thoát ly ra rừng, bị thương được đưa ra bắc điều trị nhưng vì viết nhật ký ghi lại trung thực suy tư của mình về chế độ xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc nên đã bị trù dập cho đến cuối đời nhưng vẫn tiếp tục làm thơ phản kháng. Nhà văn Đào Hiếu (gốc Bình Định) với các tác phẩm văn học và những bài chính luận mang phong cách tự do, bất chấp ràng buộc, triệt để phê phán những sai lầm của nhà cầm quyền và chế độ. Đặc biệt là ở Đà Lạt, Lâm Đồng với Mai Thái Lĩnh, Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Hải (hai anh em tự ý ra khỏi đảng từ cuối năm 1988 khi đang giữ các chức vụ khá quan trọng), Nguyễn Quang Nhàn, Trần Minh Thảo… từ hơn 20 năm qua cho đến nay, đã có những bài chính luận sắc sảo về mọi vấn đề của đất nước thoát ra ngoài mọi quy định và quan điểm giáo điều chính thống. Có thể kể thêm Bùi Chí Vinh, nhà thơ “tưng tửng” không thèm đi theo “lề phải”…

Hiện tượng này đích thực là phát huy truyền thống SVHS trong tình hình mới của “dân phong trào” ngày cũ. Nhưng vấn đề đặt ra quan trọng hơn là làm thế nào để phát huy truyền thống đó trong tầng lớp SVHS đang ngồi trên ghế nhà trường ngày hôm nay vì toàn bộ sức mạnh tiềm ẩn đang nằm nơi đây.

Xét cho cùng, phẩm chất của phong trào SVHS là trong sáng, nhiệt huyết, yêu nước, chống xâm lược, phản kháng trước bất công áp bức, kêu đòi tự do dân chủ hòa bình, chính là phẩm chất của thế hệ trẻ mọi thời đại, cũng là của con người, công dân một đất nước. Ở đây, tôi lại muốn trích dẫn Hạ Đình Nguyên trong bài viết nói trên, một bài viết quan trọng đầu tiên đề cập một cách khá toàn diện và thẳng thắn về phong trào, một đề tài gần như “cấm kỵ” ngay cả đối với người trong cuộc:
“Cuộc đấu tranh Nam-Bắc vì độc lập dân tộc, lồng trong chiến tranh ý thức hệ của hai phe, trong phạm vi cục bộ của VN, dù có hay không có phong trào đấu tranh đô thị của TNSVHS, thì phe thất bại vẫn thất bại, phe thắng cuộc vẫn thắng cuộc, vì nhiều yếu tố khác. Cái giá trị của phong trào đấu tranh không có vai trò gì lớn trong sự thành bại của đôi bên. Quan niệm chính thống của CSVN xem nó không hơn một quả pháo.

Song ý nghĩa lớn nhất ở chỗ, nó thể hiện tinh thần yêu nước thuần khiết, thái độ dấn thân tự nguyện của thế hệ thanh niên, biết quan tâm đến Tổ quốc trước họa xâm lược, biết yêu độc lập và tha thiết với dân chủ tự do.”

Khôi phục và phát huy tinh hoa phẩm chất này chính là chuẩn bị cho tương lai của đất nước, trước mắt đối phó với nạn xâm lược của con rồng đỏ tim đen Trung Quốc Cộng Sản đang trỗi dậy lăm le chinh phục Á Đông và thế giới.

Đối với việc hòa giải hòa hợp dân tộc tạo nên sức mạnh để dân chủ hóa đất nước, tinh hoa phẩm chất này cũng là chất kết dính các thành phần dân tộc Miền Nam và Miền Bắc, trong và ngoài nước, bất luận quá khứ và xuất thân khi cùng đứng trên lập trường dân tộc để chung cùng một cuộc chiến đấu cho tương lai khi hiểm họa gần kề.

Đà Lạt những ngày đầu năm 2013 trước ngày kỷ niệm truyền thống sinh viên học sinh 9/1

© Tiêu Dao Bảo Cự
(Nguyên Phó Chủ tịch ngoại vụ, Phụ trách Đài phát thanh tranh đấu, Đoàn trưởng Đoàn 3 Sinh Viên Quyết Tử thuộc Hội Đồng Sinh Viên Liên Khoa Tranh Thủ Cách Mạng Đại Học Huế trong cao trào Biến động Miền Trung năm 1966)

Pages: 1 2 3

31 Phản hồi cho “Truyền thống phong trào sinh viên học sinh tranh đấu: Khôi phục tinh hoa phẩm chất”

  1. DƯƠNG TRIỆU VỸ says:

    Kéo xác thằng Hồ Chí Minh dập xuống CẦU TIÊU là Dân hết đau thương .

  2. Tình cờ có người bạn đến rẫy chơi đem theo cả ông cựu khoa trưởng Văn Khoa Sài Gòn Nguyễn Văn Trung .Ngồi bờ ao uống trà tôi có hỏi ông ta về những sinh viên theo “Phe Thắng Cuộc” .Ông kể là : Một sinh viên vào bưng ,khi vào lại S.G hoạt động ở ngay chỗ một người bạn cũ đang là Cuộc trưởng Cảnh Sát.Người này biết nhưng gặp và khuyên đi chỗ khác hoạt động vì không lỡ bắt bạn mình.Ông Trung có hỏi lại người “Phe Thắng Cuộc” .
    Anh sẽ làm gì trong trường hợp ngược lại
    Tôi sẽ bắt hoặc giết nó chứ không tha
    Giáo sư Trung còn sống ở Canada quí ngài có thể kiểm chứng.

    • Minh says:

      Ông Nguyễn Văn Trung qua đời được vài năm rồi. Ông Nguyễn Văn Lục là em ông Trung hiện đang định cư tại Canada.

  3. BNS says:

    Mấy cái danh hời:Nguyên phó chủ Tịch ngoại vụ… ,trưởng đoàn thanh niên quyết tử…..”Hơn 40 năm đọc lại nghe kêu rơm rớp,như pháo nổ đêm Mậu Thân.Nghĩ thêm tội nghiệp cho ông TDBC.Lớp tuồng trên sân khấu hát bộ miền Trung do mấy thầy Trí Quang,Đôn Hậu đạo diển dưới sự chỉ đạo cuả đảng Cướp Sản.Vai trò cuả TDBC đóng hết vở tuồng “ăn cơm Quốc gia thờ ma CS” chấm dứt theo sự bức tử cuả nền CH miền Nam VN và chả còn xơ múi gì ngoài cái danh hảo huyền,nhờ vậy mấy ông mới sống sót những ngày tàn cuả cuộc đời “ngậm một khối căm hờn trong Củi Sắt”
    Phần đông các ông có chút hơi hám với Vẹm thường đem những chức danh “nguyên” ra hù VC như cụ Lê hiếu Đằng,Hùynh tấn Mẩm…”nguyên phó chủ tịch mặt trận trớt quớt”
    Mới đây thôi 14 anh chị em sinh viên Công giáo yêu nước bị chụp những bản án nặng nề với những tội danh biạ đặt,thế nhưng mấy cụ công khai làm đơn đòi biểu tình yêu nước chẳng ai dám hó hé,có lẽ nhờ cái quá khứ huy hoàng ngày xa xưa? “Ăn cơm Đảng muá tối ngày”.trong cái thời buổi giặc Tàu tràn đến tận chân,chúng cướp biển Đông,cướp đảo,tuôn chất độc vào đầu độc nhân dân,những tên bán nước công khai bỏ tù người yêu nước thì các cụ cựu quậy trong các phong trào sinh viên không dám vạch mặt chỉ tên bọn chúng nhưng cứ ấm á,ấm ớ viết báo tự sướng cái quá khứ bẩn thiểu,ruồi bu.Trên các diển đàn điện tử thỉnh thoảng thấy xuất hiện những bài báo cuả các ông nhà thơ,nhà văn,nhà báo gọi là đối lập cuội,viết những bài báo về Phạm dê.về bài thơ bị văn hào chôm chiả,về cái tôi đầy tội cuả mình,chả ăn nhậu với tình hình đấu tranh cuả những người yêu nước đang bị đàn áp tù đày.Phải chăng những bài viết ấy theo đơn đặt hàng đánh lạc hướng dư luận?
    Trân trọng kính thỉnh cầu qúy cụ ,nếu còn chút liêm sỉ hãy vui lòng chấm dứt những bài viết “chẳng ăn nhậu”gì đến tình hình mất nước hiện tại.Thành thật cám ơn

  4. Ông Trời ngó xuống mà coi
    Trưởng đoàn quyết tử nó thời sống nhăn
    Thì ra nó xử nhân dân
    Mồ chôn tập thể Mậu Thân năm nào
    Bây giờ đất thấp trời cao
    Hồn oan dân Huế làm sao giải đàn?

  5. Trung Kiên says:

    Chào ông TDBC

    Đọc bài viết của Ông, tôi cố gắng đè nén để không kéo Đỗ Mười (Đ.M.) vào cuộc!
    Tôi rất phẫn nộ khi xem YouTube của Hoàng Phủ Ngọc Tường chạy tội và xuyên tạc về vụ Tết Mậu Thân ở Huế cũng như bịa đặt về VNCH, rồi bây giờ đến bài viết này của những kẻ phá hoại đất nước như các Ông!

    Với những gì đã xảy ra trong thời kỳ chiến tranh cho thấy, không chỉ SVHS các Ông, mà ngay cả đến tu sĩ (Tôn giáo) cũng đã bị csvn lạm dụng, xúi bẩy và xô đẩy vào cuộc chiến. Các Ông đã làm tay sai không công cho csvn để phá hoại xã hội miền Nam và VNCH.

    Viết nhiều, hay ngụy biện cho hành động của mình trong quá khứ, không hẳn là một điều biện minh khôn ngoan, mà còn đổ thêm dầu vào lửa khi nói ra thời nhẹ dạ, ngây thơ và phá hoại đất nước của mình!

    Sao Ông không học hỏi anh em ông Huỳnh Nhật Tấn và Huỳnh Nhật Hải, ăn năn sám hối va tạ tội với nhân dân, nếu không làm được như nghệ sĩ Kim Chi!

    Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng!

    Nữ nghệ sĩ Kim Chi là một phụ nữ và chỉ là một người nghệ sĩ, thế mà còn biết tự trọng và tràn đầy lòng yêu nước thương dân!

    Còn Ông là một nam nhi quân tử với vai rộng lưng dài, một thời với: “Nguyên Phó Chủ tịch ngoại vụ, Phụ trách Đài phát thanh tranh đấu?

    Các Ông tranh đấu cho ai? Tranh đấu để tiếp tay cho tập đoàn hán gian csvn nhuộm đỏ cả Việt Nam và đem đất, biển của tổ tiên dâng hiến cho TQ, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN?

    Ông không biết ngượng ngùng, xấu hổ khi xưng danh mình là….”Đoàn trưởng Đoàn 3 Sinh Viên Quyết Tử thuộc Hội Đồng Sinh Viên Liên Khoa Tranh Thủ Cách Mạng Đại Học Huế trong cao trào Biến động Miền Trung năm 1966“, một tổ chức phản động do VC dựng lên ???

    • Trực Ngôn says:

      Tôi đồ rằng có kẻ nào chơi xỏ ông TDBC, giả danh ông viết bài này với “danh xưng nguyên con” để cho thiên hạ chửi và nguyền rủa.

      Một người như ông TDBC thừa biết rằng nhắc lại quá khứ tổi tệ thì không phải là điều lành, mà cũng chẳng ngu dại gì xưng danh (xú danh) và tội lỗi của mình đã tiếp tay cho giặc cộng!

    • Bần-Nông says:

      Bình tĩnh lại nào! Thân ái… Bần-Nông

  6. Viết Công says:

    Tôi, cựu Sinh Viên Trưòng ĐH Luật Khoa Sài Gỏn trước năm 1975. Xin minh xác một diều :

    Cái được gọi là “phong trào SVHS” mà TDBC hay những Ht Mẫm, LV Nuôi và Việt cộng thường hay nhắc đến chỉ là một nhóm nhỏ, rất nhỏ, đối với tập thể SVHS của miền nam trước năm 1975. Nó không có lấy một tý tư cách nào để đại diện cho tập thể SVHS miền nam. Nhóm này được Việt cộng móc nối, thường đi phá làng phá xóm, luồn lách vào các trường đại học để móc nồi người đi biểu tình với chúng dưới ganh nghĩa đòi hòa bình… Tuy nhiên, chẳng có mấy người tham dự. Bạn bè chúng tôi chỉ mặt chúng mà xa lánh. Nên lần nào đi biểu tình thì cũng chỉ lòi ra mấy cái mặt mốc ấy.

    Đa số những thành phần chóp bu của nhóm này, sau ngày Việt cộng vào thành phố thì tự chia nhau lấy những chúc vụ này nọ. Nhưng chỉ một thời gian rất ngắn, cho đến khi đổi tiền lần đầu thì hầu hết bị xa thải, kể cả ở trong đoàn trường. Một số khác được giữ lại làm cái bung xung. TDBC, có hơn gì nhưng người đã bị thải loại trưóc đó?. Con chó biết sủa, biết giữ nhà thì chưa bị làm thịt. Đối với VC, vấn đề chỉ đơn giản có thế thôi. Y lại toan tính ví minh với những thanh niên đi biểu tình chống trung cộng hay là 14 người vừa bị Việt cộng tuyên án chăng? Qụa có năm mơ cũng không thể đổi đen thành trắng được!

    Nếu những thành phần này còn chút liêm sỷ của người thì nên nghe lời Lê thị Hà Linh mà ngậm mồm lại và sống kiếp ăn năn thì hơn.

    * Xin hỏi nhỏ, quan cán ” đoàn trưởng đoàn 3 sinh viên quyết tử” ông có phải là người có liên quan hay là người dẫn “sinh viên quyết tử” của ông về đốt phá và tấn công vào Thanh Bồ Đức Lợi hay không? Nên trả lời thật một lần như lời khuyên của Trần Trung Đạo tg ” nói trưóc khi chết “đấy nhá! cám ơn.

    Viết Công
    Viết Công

  7. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Gửi riêng Tiêu Dao Bảo Cự và một số đồng hương,

    Công bằng mà nói, chính Tiêu Dao Bảo Cự đã và đang còn SÁM HỐI, hay còn gọi bằng cụm từ mới là PHẢN TỈNH PHẢN KHÁNG.
    Vâng từ chỗ phản tỉnh, suy nghĩ lại, để rồi dám phản kháng, dám công khai đối đầu với cái ác đang ngự trị, chứ không đấm ngực xưng tội và xin tha tội.

    Chính vì thế mà ông Bảo Cự đã bức xúc, cố viết bài này, để cổ võ cho truyền thống xuống đường của giới sinh viên học sinh, chả cứ gì ở miền Nam, mà cả trong nước nữa.
    Ông coi đó là một truyền thống cao đẹp, cần phát huy hơn nữa, đừng để bị dập tắt bởi bạo quyền !

    Bảo Cự đã già rồi, cũng chả được hưởng ân huệ bao nhiêu từ CS; ông lại biết rõ mình đang đi giữa hai lằn đạn, nhưng vẫn lăn xả vào cuộc chiến như hồi trẻ dại thưở trước. Tôi xin thành thật khen ngợi ông và ngưỡng mộ sự dấn thân vì đại nghĩa ấy.

    Rất mong ông cứ tiếp tục con đường mình đang theo đuổi, cho dù ai nói gì cứ mặc họ.
    Con đường dân chủ hóa Việt Nam không giản đơn, ngược lại ghập ghềnh và chông chênh!
    Cuộc cách mạng tư sản 1789 của Pháp lên thác xuống ghềnh, gian nan vất vả mãi mới thành công !

    Chào thân ái và quyết thắng nhé.
    Hãy cố lên dù đã mỏi gối chồn chân Bảo Cự ơi !

    Amsterdam, đầu năm 2013
    Lại Mạnh Cường

    • nguenha says:

      Thưa Ông LMC,tôi hoàn toàn đồng ý với ông.Trong cuộc chiến giành lại quyền sống Tự do,dân chủ cho Dân-tộc,trước đối thủ là Ngụy quyền CSVN,chúng ta cần “rất nhiều nguồn vốn”từ mọi phía,trong đó không loại trừ những “tấm lòng’” từ Phản-tỉnh,phản-kháng!! Chúng ta,những người Miền Nam ghét CS,đả đành.Nhưng một người miền Bắc,đả sống với CS,mà căm thù CS,thì đó
      trở thành “chứng nhân Lịch-sử”có tính cách thuyết=phục! Đó chính là quả đạn pháo có sức nổ cao!
      Tướng Trần-Độ,và nhiều người khác nửa từ chế-độ CS ,đả chia tay ý-thức hệ, là nhữ ng bằng chứng không thể chối cải được./

      • Phạm Tăng Quốc says:

        Những người ở miền Bắc sống với CS và bị chúng bịt mắt, nhồi sọ lâu năm. Nay họ mở mắt ra được mà tỉnh ngộ, phản tỉnh phản kháng là điều đáng quí, là nhân tố và là sức mạnh đẩy CS sớm rơi xuống hố lịch sử.

        Nhưng những kẻ ở miền Nam nghe theo CS, theo voi ăn bã mía, đánh phá miền Nam, sau khi bị CS cho ra rìa đâm ra bất mãn, nay kể công và xưng danh như TDBC thì cũng chỉ là vô dụng.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Quí anh nói nghe cũng…chí tình. Nhưng vẫn còn mùi…thủm phảng phất…

      Với những nạn nhân của VC hiện tại, thì các anh đúng là có…chí tình.
      Nhưng đối với nạn nhân của VC trước 75, thì các anh vẫn còn…thum thủm. Bởi, vẫn chưa chịu nhận cái sự thật rằng thì là…khi xưa ta bé ta ngu.

      Có dịp vẫn…phẹt phẹt cái xã hội…Diệm Thiệu. Vẫn…ta xúm nhau…đánh Diệm Thiệu là điều…chính nghĩa.

      Diệm Thiệu…độc tài, quân phiệt, tham nhũng, thối nát, nên xã hội…không khá…

      Quí anh nhắm con mắt hi hí nhìn…đời thuở ấy, nên quên đi rằng xã hội Diệm Thiệu với sự tấn công hàng ngày của VC, quậy tưng bánh của các…nhân sỉ…

      Phải…xẫu mình dữ lắm mới có được trật tự lai rai, học sinh miền Nam có chổ học hành đàng hoàng, từ đó mới có các nhân tài…ra đời như Trịnh công Sơn, TDBC, hay các…bác sỉ y khoa cứu người bị thương vì…lựu đạn của..biệt động thành.

      Giả như xã hội Diệm Thiệu luôn..an bình, mà nó…cố tình xấu như thế, các anh sĩ vã, Tiên Ngu cũng nhất định…sĩ vã theo. Đàng này VC lòn lách từ trong ra ngoài, từ báo chí đến thông tin, và, tấn công phá hoại hàng ngày về mọi mặt, mọi…thứ, xã hội sao…hoàn hảo được?

      Thành ra, hát rằng xưa ta chống Diệm Thiệu, nay ta chống…Cộng láo, cả hai hành động đều là phải đạo, đều là…bảnh cả. Nghe nó vẫn còn một nữa….bất lương.

      Thiên hạ không phục là ờ chổ đó. Nên ai cũng…cự nự…

      Mong rằng quí anh…trước khi chết, hãy nói…vài lời…

    • Lâm Vũ says:

      Đồng ý hoàn toàn với ý kiến này của ông bạn LMC.

      Của đáng tội, ông TDBC thích xì-tin cho khác người (thời trẻ học ban Triết mà!), nhưng nói giản dị thì ông ấy đã “sám hối” từ lâu rồi. Có điều ông đã để hai chữ “sám hối” trong lòng, đống thời làm công việc vận động “trong lòng địch” – trước và sau khi bị loại trừ ra khỏi “Đảng” – cho tới bây giờ.

      Cũng giống như những bài viết của nhà báo cựu đại tá Bùi Tín, bài viết này chủ yếu chỉ nhằm cho những người “đồng chí cũ” ở miền Nam, nhất là những vị đã từng lừng danh là “chống đế quốc Mỹ xâm lược”, đọc và suy ngẫm. Bởi thế, ông TDBC mới “khoe” những danh hiệu thời đấu tranh của mình, để các “đồng chí cũ” thấy ông cũng đã một thời mê “cách mạng” chẳng kém ai – nhưng bây giờ cũng đã “phản tỉnh” hoàn toàn rồi. Phản tỉnh thật sự, chứ không phải vì theo thời hay vì không được chế độ trọng dụng, vì trước sau, ông TDBC chả “ăn cái giải gì” của bọn CS cả!

      Một lần nữa, cám ơn ông bạn LMC đã can đảm lên tiếng nói lên tgiếng nói của lương tri, để tôi được dịp ké theo.

      Trân trọng

      LV

    • Thầy Lang Băm Kường says:

      Lũ phản tặc – ăn cơm Quốc gia thờ cha VC – điển hình như thứ ngữ VC Bao Cu này

    • Lý Sự Thật says:

      @Lại Mạnh Cường

      Coi chừng Ông Cường à!
      Đọc những bài của TDBC, HT Mẫm,Hạ Đình Nguyên, Lý chánh Trung,Hoàng phủ ngọc Tường. .v.v. . .toàn là ” sám hối “…hai hàng không hà.
      Có thể ông cho tôi quá khắc khe. Nhưng thử hỏi trước 1975, TDBC và Đồng Bọn bị CS xúi dục biểu tình quậy phá miền Nam, Họ có xin phép chính quyền VNCH trước khi biểu tình như Họ làm với nhà cầm quyền CS hiện nay ? Tuyệt đối không!

      Nếu Sám Hối thật, tại sao Họ không Dám hành động một cách tích cực như trước 75? Mà chỉ viết vài bài báo lững lờ, hàng hai, hàng ba. Bởi, chỉ có hành động như vậy mới có thể xoá bỏ được sai lầm mà Họ đã gây ra và chứng minh được lý tưởng Tự Do- Dân Chủ mà họ ước mong.

      Hảy nhớ lý tưởng Quốc Gia Tự do Dân Chủ đã chết Ba lần:
      1- 1945 khi CS cướp chính quyền trên tay chính phủ Trần Trọng Kim
      2- 1954 khi Hồ chí Minh vâng lệnh CS Quốc tế chia đôi đất nước
      3- 1975 CS Bắc Việt cưỡng đoạt miền Nam

      Kinh nghiệm 3 lần chết đó,người Quốc Gia Tự Do không quên sách lượt CS :

      Mềm nắn, Rắn buông ( với chính tình Rắn hiện tại CS đang buông đấy )

      Lấy gì để bảo đảm TDBC không lãnh lương. . .Ngầm, để. . .” buông ” ra những bài viết đó ?

      LST

  8. nguoiviettoidau says:

    Tôi thành thực khinh bỉ bọn sinh viên hoạt động chống phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Sau 1975 tôi càng khinh bọn này hơn nữa. Một số trong chúng được chia chát chức vụ và lo kiếm tiền bằng cách hối lộ tham nhũng như những tên cs thối nát chính hiệu.

  9. Lê Hoàng says:

    Ôi chao, sao mà đọc những ý kiến của các cựu SV đậm mùi xú uế quá, chửi bới nhau không còn gì mà nói nữa, kinh tởm với các vị!

    • Tien Ngu says:

      Đúng đúng, ý kiến của các cựu SV miền Nam lúc nào cũng…đạm mùi xú uế, còn ý kiến của cò mồi VC thì lúc nào cũng…thơm nắm.

      Cò mồi rình, lâu lâu chọt vài cái, cũng đủ…thơm, không cần phải dài dòng văn tự như…cựu SV.

      Quá xá hay.

Leave a Reply to Trung Kiên