Quyết liệt vì Hoàng Sa
Ngày này cách đây đúng 39 năm, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hành động phi pháp ấy đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của thế giới.
Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: “Năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Chính quyền VNCH lúc đó đã phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này”. Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ của một đất nước Việt Nam thống nhất đã nhắc chúng ta nhớ tới một ngày bi tráng của 39 năm về trước, khi đất nước còn chia đôi. Đó là ngày 19.1.1974, Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm cùng quân nhân VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng với một lực lượng mạnh hơn, Trung Quốc đã chiếm được cụm phía tây của quần đảo Hoàng Sa, sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950, qua đó chiếm đóng phi pháp toàn bộ quần đảo này từ đó đến nay.
Xâm lăng
Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra trong khoảng 30 phút vào ngày 19.1.1974, nhưng trước đó nhiều ngày, Trung Quốc đã bắt đầu những chuyển động cho hành trình xâm lược của mình. Ngày 10.1, tàu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong khu vực cụm tây quần đảo Hoàng Sa. Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao nước này phát đi từ Bắc Kinh tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và VNCH đang chiếm đóng phi pháp. Ngay lập tức, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã bác bỏ luận điệu ngang ngược này và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc.
Lúc bấy giờ, về mặt quân sự, phía Việt Nam chỉ có một trung đội địa phương quân thuộc Chi khu Hòa Vang trú đóng trên đảo Hoàng Sa. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải vào ngày 15.1 đã ra lệnh cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng, trực chỉ Hoàng Sa. Tiếp theo, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do trung tá Vũ Hữu San chỉ huy đang tuần tra vùng biển ngoài khơi Quảng Ngãi cũng được lệnh tức tốc tới bảo vệ Hoàng Sa. Sau đó, do diễn biến phức tạp, tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) cũng đã được điều động. HQ-5 là soái hạm, với hạm trưởng là trung tá Phạm Trọng Quỳnh; còn HQ-10 do thiếu tá – Hạm trưởng Ngụy Văn Thà chỉ huy. Ban Chỉ huy công tác trên biển của chiến dịch bảo vệ Hoàng Sa được đặt trên tàu HQ-5, với đại tá Hà Văn Ngạc thừa lệnh Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên hải làm chỉ huy trưởng.
Trong thời gian này, phía Trung Quốc đã cho tàu cá chở quân lính giả dạng ngư dân tiến chiếm một số đảo. Công điện 50.356 của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải gửi HQ-4, HQ-5 và HQ-16 cho biết: “Trung Cộng đã bất thần tiến chiếm các đảo Robert (Cam Tuyền – NV), Duncan (Quang Hòa), Drummond (Duy Mộng) và Money (Vĩnh Lạc) thuộc quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 10.1.1974. Hiện có 2 tàu loại 100 tấn neo đậu tại đảo Robert… Trên đảo Duncan có 1 chòi quan sát… Tại đảo Money có 1 hầm còn mới…”. Công điện còn cho biết phi cơ của Sư đoàn 1 Không quân đang trực ở sân bay Đà Nẵng. Nhiệm vụ được giao cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa là trước hết sử dụng đường lối ôn hòa, yêu cầu kẻ địch rút khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong trường hợp địch khai hỏa thì “tập trung khả năng để tiêu diệt địch”, lệnh từ văn phòng chỉ huy ở Đà Nẵng truyền ra cho HQ-5 nêu rõ.
Lúc bấy giờ, lực lượng chiến đấu của phía Trung Quốc có 11 tàu, trong đó có 2 tàu chống ngầm Krondstadt, 2 tàu quét lôi, vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một số tàu chở quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội quân dự phòng ở Hải Nam, trong đó có nhiều tàu tên lửa Komar và Osa.
Nổ súng
Sáng sớm 19.1, một toán Biệt hải từ HQ-4 và một đội Hải kích từ HQ-5 chia làm hai mũi dùng bè cao su đổ bộ lên tái chiếm đảo Quang Hòa. Một cuộc đọ súng xảy ra giữa quân VNCH và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến 2 quân nhân VNCH tử thương và sau đó, do quân số ít hơn rất nhiều, hai toán đổ bộ của VNCH đã phải rời đảo, trở lại tàu.
Lúc này, các tàu chiến trên biển đã di chuyển theo đội hình chiến thuật, bộ chỉ huy trên soái hạm HQ-5 chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm thành viên để tiêu diệt. Theo đó, HQ-5 đối đầu tàu Krondstadt 274; HQ-4 đối đầu Krondstadt 271; HQ-10 đối đầu trục lôi hạm 396; HQ-16 đối đầu trục lôi hạm 389. Lúc 10 giờ 22 sáng 19.1.1974, lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ HQ-5. Thông tin công khai trước đây cho rằng tàu Trung Quốc đã nổ súng trước. Tuy nhiên, mới đây, nguyên Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San xác nhận rằng, lúc bấy giờ, tàu chiến của VNCH đã “chủ động khai hỏa”. Ngay trong những phút đầu, một chiếc Krondstadt đã bị trúng đạn bốc cháy. Sau đó, chiếc Krondstadt thứ hai cũng hư hại và phải ủi vào rạn san hô gần đó để khỏi chìm. Phía VNCH cũng chịu tổn thất khi HQ-4 và HQ-5 đều trúng đạn nhưng vẫn còn chiến đấu được; HQ-16 bị hư hại nặng hơn và phải dần rút khỏi vòng chiến. Riêng HQ-10, là tàu nhỏ nhất, bị bắn chìm và Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận.
Đến gần 11 giờ, có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng viện với các tàu tên lửa Komar xuất hiện từ phía xa. Nhận thấy tình thế bất lợi, chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc đã ra lệnh cho toàn bộ lực lượng rời vùng giao tranh. Trong cuộc chiến này, theo con số thống kê chưa đầy đủ, 53 quân nhân VNCH đã bỏ mình vì nước; một số quân nhân và nhân viên khí tượng bị bắt làm tù binh và đã được trao trả sau đó. Phía Trung Quốc có 4 tàu bị bắn hỏng và 18 binh sĩ chết.
Sau trận chiến ngắn ngủi nhưng ác liệt, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dù thế, trận hải chiến 1974 một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất của người Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền. Trước một kẻ thù mạnh hơn và trong một tình hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi, các quân nhân đã kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lăng. Cuộc chiến đó cũng một lần nữa làm nổi rõ tính phi nghĩa của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên toàn biển Đông về sau, như tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH số 015/BNG sau trận hải chiến 1974 đã vạch rõ: “Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ VNCH”. Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này.
Tư liệu cho bài viết này được lấy từ Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa (Vũ Hữu San, Trần Đỗ Cẩm), qua trao đổi với ông Vũ Hữu San và một số cựu quân nhân tham gia trận hải chiến cũng như tham khảo nhiều tài liệu khác.
Nguồn: Đỗ Hùng (Thanh niên)
Có người hỏi tôi, tại sao tôi lại dửng dưng khi truyền thông của chính quyền tôn vinh Anh và các chiến sỹ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa là anh hùng?
Thật rất dễ để tìm thấy sự gượng gạo, dối trá và xảo quyệt trong sự tôn vinh đó. Dối trá ở chỗ, từ 40 năm nay các anh là ‟lính ngụy”, ‟lính đánh thuê”, ‟lính Sài Gòn”, rồi bỗng 1 ngày, khi cần đến các anh cho một ý đồ chính trị, các anh bỗng được trở thành anh hùng.
Xảo quyệt ở chỗ, họ muốn tách các anh ra khỏi tất cả những người lính thuộc các binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa… chỉ có 74 chiến sỹ hy sinh tại Hoàng Sa là ‟anh hùng”, còn tất cả vẫn là ‟ngụy”, ‟lính đánh thuê”. Vì thế nghĩa trang quân đội Biên Hòa sau gần 40 năm hòa bình, nơi mà các đồng đội nằm yên nghỉ, họ đã biến thành nơi hoang vu đầy cỏ dại. Trong khi đó họ lại tu chỉnh thường xuyên các nghĩa trang của quân xâm lược TQ tại các tỉnh ven biên giới.
Họ đang đóng kịch, nhưng màn kịch rất dở. Họ vẫn để chị Huỳnh Thị Sinh, người vợ hiền đã ở vậy nuôi ba con khôn lớn sau khi anh hy sinh, với cuộc sống chật vật, muốn có 1 nơi để thờ phụng, nhang khói cho anh cũng không có.
Nếu họ thật lòng muốn tôn vinh anh, thật chẳng khó tý nào. Hãy trả tự do ngay cho anh Điếu Cày, người cũng như các anh, đã từng hô to: Hoàng Sa là của Việt Nam. Tại sao họ tôn vinh các anh là anh hùng, trong khi lại bắt các người yêu nước chống TQ, những khi TQ khiêu khích và bắn giết ngư dân ta tại Biển Đông?
Thôi thì, chẳng thà họ cứ gọi anh là Ngụy, mà tôi thấy họ còn chút gì liêm sỉ. Để anh vẫn luôn là người lính miền Nam, là đồng đội của người lính VNCH, là những chiến sĩ dũng cảm, không những đã bảo vệ Hoàng Sa, mà còn bảo vệ cả miền Nam có được 20 năm sống trong Tự Do và Dân Chủ.
“Chưa nói đến chuyện hàng triệu người miền Nam phải đi học tập cải tạo và bỏ xác trên biển trong cuộc trốn chạy khỏi cộng sản. Chỉ nói đến việc đảng cầm quyền trả lại hết nhà cửa, tài sản của dân miền Nam đã cướp sau ngày 30/4/1975 cũng không thể làm nổi, thì đừng bao giờ nói đến chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc. Cho nên tốt nhất đừng đem linh hồn 74 tử sĩ vì Hoàng Sa ra làm món hàng của con buôn chính trị, như đã, đang và sẽ sử dụng cái xác trong lăng để đi buôn. Vì đó là trò lừa bịp tanh tưởi nhất của lũ lưu manh mà bất kỳ ai cũng nhìn ra cả”. [Trích Facebook Hồ Hải].
Lâm Mạnh Di.
Hải chiến Hoàng Sa khơi dây một cái gì đó tận đáy sâu tâm hồn về người lính hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà… bàng bạc đâu đó, rất bất khuất, kiêu hùng là niềm kiêu hảnh làm hảnh diện hai tiếng Viêt Nam nhưng cũng chính nó khơi lại nỗi xót xa, ngậm ngùi đến đắng lòng cho một cuộc hải chiến 14 năm sau. Đó là trận hải chiến Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 do hải quân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam tham chiến.
Nhân 40 năm tưởng niệm hải chiến Hoàng sa, xin tóm tắt câu chuyện về trận hải chiến Trường Sa nằm ngoài tư liệu, tài liệu hoặc có liên quan thì chỉ là tài liệu tuyệt mật thuộc bí mật quốc gia, cấm “phát tán” trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung câu chuyện này đã được phổ biến trong một bài viết trước đây và chuyện hải chiến là bài học không bao giờ cũ của lòng yêu nước, của gương hy sinh qua mọi thời đại, mọi dấu mốc dựng nước, giữ nước, cứu nước, mở nước của lịch sử dân tộc Việt Nam, ngay từ thuở tổ tiên nòi Việt mang gươm đi mở cõi:
“Câu chuyện kể là một câu chuyện có thật, với sự thật dần dần hé lộ do chính những người trực tiếp tham chiến, sống sót bị bắt làm tù binh kể lại. Câu chuyện thật đó là sự thật về trận hải chiến Trường Sa năm 1988 của thế kỷ trước. Một trận chiến không cân sức, quái đản kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh bởi những chiến sĩ tham gia chiến trận không được trang bị vũ khí, chỉ được học tập quán triệt chủ trương đường lối của đảng trước khi xung trận.
Lập luận này nghe “quen quen” là phải “hết sức kềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao hòa bình, tránh không để vụ việc diễn biến phức tạp…” và các chiến sĩ quân chủng hải quân của quân đội nhân dân đã nghiêm chỉnh chấp hành, quyết tâm dùng sinh mạng với tay không, rất can trường dựng cờ tổ quốc bám, giữ biển đảo cho dù kẻ thù hung hãn được trang bị vũ khí tận răng, bắn giết chiến sĩ hải quân ta như bắn bia không nương tay…
Thú thật, theo những thông tin do những người trong cuộc cung cấp thì biến cố Trường Sa năm 1988 không phải là trận hải chiến đúng nghĩa của hải chiến, bởi một bên tay không dựng cờ giữ đảo theo chỉ đạo của đảng “hết sức kềm chế, không để vụ việc diễn biến phức tạp…”. Với bên kia kẻ địch thù được trang bị hỏa lực súng lớn, súng nhỏ lại manh động, hung hăng bắn giết như cướp biển thời trung cổ và các chiến sĩ quân chủng hải quân Việt Nam anh hùng trở thành những tấm bia thịt cho “hải tặc” Trung Cộng bắn giết chứ không đúng là một trận hải chiến đúng nghĩa như loa đài rêu rao theo kịch bản do đảng dàn dựng.
Phải nói theo thói thường dù thua trận, nếu được trang bị vũ khí và không bị lãnh đạo, chỉ đạo quái đản, kỳ lạ bám giữ đảo bằng tay không, bằng nước bọt nài nỉ van xin lòng thương sót của kẻ thù. Chắc chắc các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt nam không chết thảm, chết nhục nhả, chết tức tưởi, chết như các tử tội bị xử tử tập thể trừng mắt chờ những phát súng lạnh lùng cướp đi mạng sống giữa biển nước mênh mông. Thành thật mà nói, các chiến sĩ hải quân nhân dân cũng không đến đổi hèn nhát nếu có cơ hội đánh trả hoặc tiên hạ thủ vi cường như các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa vào tàu địch, đã liệt oanh ngã xuống cho trận chiến đúng thật hải chiến ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Có thể, sự thật về biến cố Trường sa dần phơi bày ra khác với tuyên truyền lừa mị của đảng, nhà nước cộng sản nên họ cố tình ngăn chận, cấm cản không cho người dân quan tâm đến biển đảo, muốn biết sự thật về trận hải chiến Trường sa, muốn tiếp cận những nhân chứng sống. Những cá nhân trực tiếp tham dự trận hải chiến, những cá nhân đủ điều kiện phát ngôn đúng với sự thật lịch sử trận hải chiến Trường sa. Bên cạnh những nhân chứng sống, sống sót trong biến cố Trường sa, là trên thế giới mạng tin học còn có đoạn phim ngắn ghi lại bối cảnh“chiến công” của hải quân Trung Cộng tàn sát, bắn vào các bia thịt tội nghiệp của chiến sĩ hải quân Việt Nam được kẻ thù tung lên trình chiếu trên YouTube đã lột trần sự thật của trận hải chiến Trường sa như đấm vào mồm đảng cộng sản nên đảng chỉ ú ớ không thành tiếng, phải tắt loa đài thông tin sai sự thật, phục vụ công tác tuyên truyền như đảng thường làm.
Dù thế nào đi nữa, dù các chiến sĩ Trường Sa bị phản bội, bị bán đứng, bị đảng cộng sản trói tay đưa đi làm bia thịt để cho Trung Cộng bắn giết… Nhưng đảng, nhà nước lưu manh cộng sản Việt Nam sợ sự thật, sợ một cách khó hiểu, không dám nhắc đến các anh, thậm chí ngăn cấm thân nhân, đồng đội, những người ngưỡng phục làm lễ tưởng niệm, vinh danh các anh?”.
Trên đây chỉ là một phần sự thật của trận hải chiến Trường Sa, đàng sau trận hải chiến Trường Sa chắc còn nhiều bí ẩn “gay cấn” của các hiệp ước, mật ước đã được nhiều thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam ký kết với cộng sản Trung Quốc chưa được bạch hóa. Có thể các bí mật đó là lý do chính khiến cho lãnh đạo cộng sản ngăn cản thân nhân “liệt sĩ Trường Sa” làm lễ tưởng niệm cho những chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam…
Le Nguyen.
Hà Nội: Học viên Pháp Luân Công ‘tử chiến’ trước lăng Ba Đình
Lúc 09h30 sáng ngày 14/01/2014, một nhóm 5 thanh niên trong bộ đồng phục vàng của Pháp Luân Công đã bất ngờ kéo đến căng biểu ngữ ngay trước khu vực quảng trường Ba Đình. Hình ảnh gửi đến Danlambao cho thấy một tấm biểu ngữ khổ lớn có nội dung: “Chân tướng Pháp Luân Công là tử huyệt của ma giáo cộng sản” được giăng ngang ngay phía chính diện cổng lăng Hồ Chí Minh. Bên cạnh là một biểu ngữ nhỏ hơn có nội dung: “Tà đảng Việt Cộng và đại ma đầu Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc”.
Lăng Ba Đình được xem là một biểu tượng quyền lực độc tôn và được sùng bái bởi đảng cộng sản. Bên trong, lăng được dùng để thờ cúng và bảo quản thi hài lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong bức email đến Danlambao xác nhận vụ việc, nhóm các học viên Pháp Luân Công viết: “5 đệ tử Đại Pháp trong “Pháp Luân Đại Pháp – Thập Tam Chân Truyền Đệ Tử” tử chiến trước lăng Hồ Chí Minh.
Gồm:
1. Nguyễn Tăng Lượng
2. Nguyễn Văn Kiệm
3. Vũ Hồng Tố
4. Nguyễn Doãn Kiên
5. Nguyễn Xuân Trường”.
Các video tiếp theo cho thấy hình ảnh lực lượng bảo vệ lăng sau đó đã xuất hiện giựt băng-rôn và xô xát với nhóm các học viên Pháp Luân Công. Có nhiều tiếng la lối, quát tháo không nghe rõ nội dung xen lẫn tiếng còi xe của nhiều người dân qua đường. Bị lấy mất băng-rôn, nhóm thanh niên trên đã ngồi thiền tại chỗ để bày tỏ sự phản đối.
Theo tin từ Facebook Duong Doi Soi Da, lực lượng công an sau đó đã cho xe ô tô bắt 4 học viên Pháp Luân Công lên xe, áp giải về trụ sở công an phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
Có tin nói rằng công an đã hành hung thô bạo những người bị bắt, sau khi một người trong nhóm lên tiếng tố cáo tội ác đảng cộng sản, nêu đích danh ông Hồ Chí Minh là người gốc Tàu, và đồng thời kêu gọi đảng viên cộng sản thoái đảng.
Lúc 19h30 tối cùng ngày, một bức email khác tiếp tục được gửi đến Danlambao cung cấp thêm các thông tin như sau:
“Bốn người bị công an Việt Nam bắt giữ lúc 10 giờ và bị hành hung dã man. Bốn người bị công an bắt giữ và bị đánh đập dã man là :
1. Vũ Hồng Tố
2. Nguyễn Tăng Lượng
3. Nguyễn Văn Kiệm
4. Nguyễn Doãn Kiên
…Đến giờ phút nay vẫn chưa có tin tức gì về tình trạng sức khỏe của họ”.
Được biết, trong số 5 học viên Pháp Luân Công tham gia căng biểu ngữ trước lăng Ba Đình, một người tên Nguyễn Doãn Kiên là tác giả của các bài viết đã được đăng trên Danlambao như:
Sao lại sợ nói sự thật?
Sợ điều gì mà không nhận bản góp ý của dân?
Biểu ngữ được mang đến trước lăng Ba Đình có nội dung: “Tà đảng Việt Cộng và đại ma đầu Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc”
Vụ giăng biểu ngữ mới đây nhất là hệ quả các đợt trấn áp do nhà cầm quyền CSVN thực hiện đối với các học viên Pháp Luân Công. Bức thư nêu rõ lý do và kêu gọi sự hỗ trợ:
“Chúng tôi gửi thư này hy vọng các vị có lòng hảo tâm lên tiếng giúp đỡ để họ sớm được tại ngoại. Việc họ giăng băng rôn là do công an trên khắp đất nước Việt Nam đã ra tay đàn áp những học viên Pháp Luân Công tu luyện chân chính và hiền hòa.
Công an nhiều nơi cấm người dân tu luyện và hù dọa họ bằng mọi cách, khi học viên Pháp Luân Công đi phát những tờ rơi chân tướng vạch trần tội ác của đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp, bức hại, mổ cấp nội tạng của những người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Họ kêu gọi lương tâm con người thức tỉnh giúp đỡ để ngăn chặng cuộc bức hại này.
Tất cả những việc họ làm là ước mong một thế giới hòa bình và sự tôn trọng tín ngưỡng của người dân. Nhưng tiếc thay công an Việt Nam ở nhiều nơi đã bắt bớ vô cớ, tra tấn dã man đồng thời tước đoạt tài sản mà không có bất cứ một lệnh nghiêm cấm hay bắt giữ nào nào trong tay. Thêm vào đó, công an Việt Nam lại bức hại họ về vấn đề chổ ở, một số người tham gia phát tờ rơi thường bị công an khu vực đó đe dọa chủ nhà trọ đuổi khỏi chỗ, khiến cho họ phải gặp những cảnh rất khổ sở, thiếu thốn… trong khi họ chỉ muốn làm người tốt, trân trọng mạng sống của con người.
Với rất nhiều lý do nên những người tu luyện hiền hòa, không tấc sắt trong tay đã giăng lên những băng rôn vào sáng 14/01/2014 tại quảng trường Ba Đình. Họ không phải làm chính trị, họ chỉ đang nói lên sự việc có thật”.
Khu vực quảng trường Ba Đình có đội ngũ nhân lực bảo vệ vô cùng hùng hậu, được quản lý bởi Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Chi phí để duy trì và bảo vệ lăng không được đảng cộng sản tiết lộ.
Những ngày trung tuần tháng 1 năm 1974, Tàu Cộng đã dùng một lực lượng quân sự hùng hậu để tấn công và xâm lược quẩn đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trước khi chúng tấn công quần đảo Hoàng Sa, bộ máy tuyên truyền của Tàu Cộng đã hoạt động hết công suất, đã rêu rao rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền từ lâu đời của nước Tàu và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm đóng trái phép. Một trận đánh trên biển không cân sức đã xảy ra giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hải quân Tàu Cộng. Kết quả là Tàu Cộng đã hoàn toàn chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và chiếm giữ trái phép mãi cho đến ngày hôm nay sau khi đã có những tổn thất cũng khá lớn về phía hải quân của Tàu Cộng. Từ ngày ấy đến nay thời gian thắm thoát cũng đã 40 năm quần đảo Hoàng Sa đã bị quân xâm lược Tàu Cộng xâm chiếm.
Một điều hết sức đặc biệt là mùa xuân năm nay, năm 2014, những tờ báo của Cộng Sản Việt Nam ở trong nước đặc biệt nhất là tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và nhiều tờ báo khác nữa đã đồng loạt đăng những bài báo về trận hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hải quân Tàu Cộng. Những bài báo này đề cập đến những đề tài “nhạy cảm” này với những từ ngữ viết về những anh hùng tử sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa một cách trân trọng. Họ cũng đã dùng những từ ngữ một cách rõ ràng và minh bạch như hải quân Việt Nam Cộng Hòa, quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu…một cách trân trọng. Có cái gì đó đã làm cho những người cầm bút đang ăn lương đã thả hồn mình để viết về những đề tài này? Rõ ràng càng ngày giới cầm bút trong nước càng nhận thấy một điều là Tàu Cộng là một đầu mối của biết bao nhiêu vấn nạn và bất ổn xảy ra cho Việt Nam cũng như cho thế giới. Càng ngày họ càng nhận thấy cần phải giáo dục cho giới trẻ Việt Nam ý thức về chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa mà Tàu Cộng đã xâm chiếm và chiếm đóng trái phép cũng đã 40 năm rồi. Dần dần họ càng nhận ra rằng những người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong lúc chiến đấu chống lại bè lũ Tàu Cộng xâm lược Hoàng Sa là những người con yêu của Tổ Quốc Việt Nam đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà đã từ lâu không được nhắc nhở đến. Rõ ràng đây là một sự bất công đối với những anh hùng tử sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc…Và đây cũng là điều cho thấy chính nghĩa luôn luôn thuộc về những người bảo vệ Tổ Quốc trước bè lũ xâm lược hung tàn.
Đã 40 năm trôi qua, 40 năm những anh hùng tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã nằm dưới lòng đại dương của quần đảo Hoàng Sa, đã hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ Quốc. Thân xác những anh hùng tử sĩ này đang nằm ở đó để mãi mãi khẳng định một điều là quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Tổ Quốc Việt Nam. Chắc chắn một ngày nào đó, Hoàng Sa lại sẽ trở về và là một phần máu thịt của Tổ Quốc Việt Nam.
Chúng ta, những người Việt Nam còn nặng lòng với Tổ Quốc Việt Nam phải tin tưởng rằng ngày ấy sẽ phải đến…
Phi Vũ.
Trung úy Hải Quân Nguyễn Văn Đồng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974
Ngày 28 tết, tôi năm ấy 13 tuổi không còn nhỏ, nhưng cũng chưa lớn để hiểu mọi chuyện. Tôi kể lại những gì tôi còn nhớ về ngày ấy, khi anh trai tôi là trung úy hải quân Nguyễn Văn Đồng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa.
Sáng hôm ấy, như mọi năm, gần tết là việc làm đậu để bán của nhà tôi rất bận rộn. Mẹ tôi đị chợ từ sáng. Tôi dọn bếp xưởng xong, đang tắm thì nghe thấy tiếng bà nội khóc từ ngoài cổng vào. Tôi vẫn ở trần mặc quần đùi chạy ra thì thấy Hiệp, con trai chú Hy dìu bà nội đi vào, đi cùng là một anh lính HQ. Bà nội vừa khóc vừa nói anh Đồng mày chết rồi cháu ơi. Tôi sợ cũng khóc rống lên nhưng thật sự cũng không hiểu vì sao lại có tin đó. Thực ra từ năm 1968, anh Đồng đi Võ Bi Đà Lạt 4 năm, ra trường là vào hải quân ngay, nên hầu như không ở nhà. Thỉnh thoảng có lần về phép cũng không vào dịp Tết nên ấn tương trong tôi từ lúc 8, 9 tuổi là anh rất nghiêm. Mỗi lần về phép anh bắt chúng tôi học cả tiếng Anh và rèn chúng tôi lau quét nhà như trong lính. Vậy mà…
Buổi tẩm liệm bắt đầu, Trung tá Thông, Giang đoàn trưởng Giang đoàn 32 xung phong đóng ở Huế đọc diễn văn truy điệu và thừa ủy nhiệm tổng thống gắn lon truy thăng Đại úy, truy tặng Bảo quốc huân chương đệ ngũ đẳng và Anh dũng bội tinh nhành dương liễu. Từ lúc đó 2 bên quan tài luôn có 6 người lính trang phục chỉnh tề đứng nghiêm.
Trung úy Phú, người cùng học VBQG Đà Lạt và rồi cùng chiến đấu trên HQ5 với anh Đồng kể lại: Lúc chiến sự nổ ra, anh Đồng là sỹ quan trưởng khẩu pháo lớn nhất và quan trọng nhất của tàu HQ 5 Trần Bình Trọng. Anh chỉ huy trên pháo tháp và bắn cháy tàu Trung Cộng, HQ5 cũng bị bắn trả dữ dội. Khoảng 11 giờ, chiến sự ác liệt, thuộc cấp có vẻ nao núng thì anh Đồng hét to “Không sợ, có chết tao chết trước”, vừa dứt lời thì một phát đạn trúng pháo tháp, anh ngã xuống hy sinh cùng lúc có cả người lính xạ thủ. Có người kêu lên, thằng Đồng chết rồi và vài người khiêng xác anh xuống để vào vị trí quàn thi thể. Cuộc chiến tiếp tục. Chiều tối đó tàu được lệnh quay về Đà Nắng, nhờ vậy mà thi thể anh được về với đất mẹ không phải thủy táng. Anh Phú mang về trao kỷ vật cho gia đình, một ít tiền, nhiều sách thơ văn của anh, một cái nhẫn Võ Bị K25, một đồng hồ Seiko 5, và một cái ná dây thun, ít quần áo.
Cả đêm hôm đó mọi người có mặt đều không ngủ.
Sáng hôm sau, 30 Tết, lễ động quan và di quan đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Tang lễ diễn ra theo quân cách, 2 hàng lính hải quân, lục quân trang phục chỉnh tề tiễn đưa và khi hạ huyệt có bắn mấy phát súng chỉ thiên. Anh nằm lại ở nghĩa trang xã Thủy Phước, Tỉnh Thừa Thiên Huế bấy giờ.
Cuộc đời anh dừng lại ở tuổi 26, tuy vậy anh cũng để lại nhiều ký ức. Năm 1968 anh là sinh viên Luật, tham gia Thanh niên thiện chí, có sáng tác thơ văn và hoạt động văn nghệ. Khi vào trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, anh cũng là cây bút sung sức viết nhiều cho Đa hiệu và các tap chí Văn khác với bút hiệu TRẦM KHA. Anh có một tập thơ Đông Phương đã chuẩn bị xong nhưng chưa kịp in, bản thảo đưa về gia đình, chiến sự năm 1975 bản thảo bị thất lạc.
Năm nay, nhân 40 năm ngày anh mất, tôi viết lại những dòng này để tiếc nhớ thương anh.
HT Nguyễn (Danlambao).
Chính nghĩa VNCH sẽ sống mãi với “Trận Hải Chiến Hoàng Sa” ! Với Ngụy Văn Thà và 74 Liệt Sĩ .
- Ngụy Văn Thà và đồng đội đã “Thua”
Tưởng rằng sẽ mãi bị bôi đen là “Giặc”
Nhưng lịch sử công bằng đã trả cho các anh sự thật
Là những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân !
- Đảng csVN là một đảng “cướp”…
“Cướp” chính quyền để “Được làm vua”
Nhưng lịch sử công bằng nên “thắng” hóa ra “thua”
Kẻ “Được làm vua” lộ bộ mặt Buôn Dân, Bán Nước !
Anh ruột tôi là 1 liệt sĩ hy sinh trên chiến hạm HQ 10 .Nhật Tảo . . Mấy chục năm nay tôi đã đọc biết bao nhiêu bài thơ , văn viết để tri ân các liệt sĩ anh hùng . Có một bài thơ thật đặc biệt với tôi vì nó được viết bởi 1 người miền bắc ( Khuyết danh ) năm 1974. Theo đặc san Quảng Đà phát hành ở thủ đô Hoa thịnh Đốn. Hoa Kỳ năm 2005 ( Trang 84 )Bài thơ này đã được gửi từ miền bắc Việt Nam sang Pháp rồi từ đó chuyển về miền nam Việt Nam năm 1974 sau trận Hoảng Sa .
Tôi đọc bài thơ này không biết bao nhiêu lần không chán .. Lời thơ thật cảm động sẻ chia và cũng đầy hùng khí ngất trời .
Vì tình hình chính trị năm 1974 Tác giả đã không thể để tên
của mình. Hy vọng bây giờ với internet chúng ta có thể tìm ra đánh tánh của vị tác giả này . Bài thơ như sau :
TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA
Xin kể thêm tôi : thành 19 triệu một người . Trái tim tôi đập về trong đó .Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi .
Hoàng Sa , Hoàng Sa .
Cái tên nghe buồn từ thuở ban sơ .Đối với tôi đã là da thịt. Dẫu chỉ là một mảnh san hô .
Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa .Trong sử cũ còn hằn dấu ngựa.Từ thảo nguyên xa . Từ biển ải lửa .Khói tràn về đen thẫm những ước mơ .Đếm bao người vợ đợi chờ .
Em ơi , trên từng trang sử nhỏ .
Xin kể thêm tôi ,thành 19 triệu một người .Thành viên gạch hồng tươi .Làm bức tường thành , ngăn triền sóng dữ .Giữ không cho rơi một giọt mật nào .Mỗi giọt ra đi chính mỗi giọt máu đào . bao đời cha ông nhỏ xuống .
Người bạn hải quân miền nam ơi .Trên đảo mù sương hôm đó có tay anh cầm súng .Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương . Tôi thấy pháo anh giương nòng sừng sựng .
Cuộc chiến đấu kết thúc dù bị thảm .Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao .Xin cho thơ tôi góp phát súng chào .Vĩnh biệt tuần dương chìm giữa sóng .Đáy biển âm thầm ngàn năm lạnh cóng .
Vẫn mặn nồng lòng tổ quốc ta .
Tác giả một thi sĩ miền Bắc khuyết danh (1974 )
Thanks Cu Tý !
Bút hiệu tầm thường nhưng áng thơ văn không bình thường chút nào. Quá tuyệt, quá tuyệt!!!
Mang những khối nhọt ung tại óc,
Nên tâm tần bị sốc ngày đêm.
Tổ Tông, nòi giống vội quên,
Cái phường mê muội những tên cộng thù.
Tình chủ chó :Chỉ cần ông chủ Đại Hán vứt cho mấy khúc xương là bảo gì con chó Cộng sản Việt nam cũng nhắm mắt nghe theo. Tình chủ và chó này nay vẫn còn bền vững dù ông chủ Đại Hán đã có những lần ra tay đánh con chó Cộng sản Việt nam suýt chí mạng :
Lược dịch từ Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago của tác giả Todd Kelly :
On 15 June 1956, two weeks after the RVN reiterated the Vietnamese claims to the Truong Sa Islands, the DRV Second Foreign Minister told the PRC Charge d’Affaires that “according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory” . Two years later, the PRC made a declaration defining its territorial waters. This declaration delineated the extent of Chinese territory and included the Truong Sa. In response, the DRV Prime Minister, Pham Van Dong, sent a formal note to PRC Premier Zhou Enlai stating that “The Government of the Democratic Republic of Viet Nam respects this decision “.
Lược dịch : Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một phần của lãnh thổ Trung quốc” . Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa . Để đáp lễ, thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ tCộng Hoà (DRV) Phạm văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này”. ( Trích)
Tháng 5 năm 1976, báo Saigon Giải Phóng trong bài bình luận về việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, đã viết: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi”.
QUYẾT GIỬ HOÀNG TRƯỜNG.
1.
Thề quyết giử Hoàng Trường nguyên vẹn,
Nguyện tròn ân không thẹn Tổ Tông.
Xứng danh Con Lạc Cháu Hồng,
Hồng Bàng Thánh Tổ Tiên Rồng VIỆT NAM.
Khắp trong ngoài kết làm một mối,
Bắc chí Nam trống nổi cờ vun.
Vùng lên tranh đấu kỳ cùng,
Đâu lưng xây cật họp chung liệu lường.
2.
Thề quyết giử Hoàng Trường Nam Việt,
Nối chí Hùng oanh liệt muôn thu.
Đằng Giang Sát Đát diệt thù,
Xua tan hải khấu tận tru tặc thần.
Nối giáo giặc vinh thân bòn rút,
Quên giống nòi thẹn nhục cúi lòn.
Sao quên tình nghiã nước non,
Núi mòn biển lấn mãi còn tưạ nương.
3.
Thề quyết giử Hoàng Trường nguyên phục,
Hương linh nguyền nghi ngút ngưỡng cầu.
Trong ngoài nối kết cánh Âu,
Thiên Long vượt lượn nhiệm mầu chuyển lai.
Vọng Thánh Minh kỳ tài tái hiện,
Cả đức lành xoay chuyển thế cơ.
Rợp cờ dân chủ xoá tơ,
Nhân quyền nổi trống tan mờ mù sương.
4.
Thề quyết giử Hoàng Trường toàn vẹn,
Khắp trong ngoài điểm hẹn phục nguyên.
Hồn thiêng sông núi Rồng Tiên,
Nam Quan Bản Giốc nguyện nguyền truyền lưu.
Cầu gió Đông sách mưu chung sức,
Bắc chí Nam nung lực tự do.
Diên Hồng Sấm Động reo hò,
Ra oai Phù Đổng nung lò Hùng Vương.
5.
Thề quyết giử Hoàng Trường biển đảo,
Cắt Lưỡi Bò ngổ ngáo ngược ngang.
Thói Tần dạ Sở tham gian,
Láo lường trơ trẽn bạo tàn nọ sao.
Thói đào nương làm màu vẽ mặt,
Mãi tập tành gieo rắc khổ đau.
Chiếu manh giành giựt xôn xao,
Năm Châu thế giới ồn ào muôn phương.
6.
Thề quyết giử Hoàng Trường đất Việt,
Ngàn năm xưa hùng liệt quật cường.
Chống ngăn xăm lược Bắc Phương,
Gian thần nội tặc dọn đường kià sao.
Thói liềm buá tưạ đào chỉ mận,
Nết mác lê trò lận thầy lường.
Nay thời túng kế cùn phương,
Trò lòn thầy muá tranh đường cao bay.
Hoàng Trường trống điểm đến ngày !!!