WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục bài ca mị dân

PTT Hoàng Trung Hải

PTT Hoàng Trung Hải


Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 mới đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PTT Hoàng Trung Hải đã khiến không ít người nghe “mát lòng” khi phát biểu: “Giá điện hiện nay không rẻ!”

Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” có giải pháp thích đáng giúp hạ giá điện thì sẽ sớm thất vọng tràn trề.

Mười hai năm trước, khi mới rời vị trí Tổng Giám đốc EVN để đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, vị tân Thứ trưởng đã khẳng định chắc nịch: “An ninh năng lượng là vấn đề quốc gia nào cũng đặt lên hàng đầu. Mặc dù Trung Quốc, Campuchia, Lào có tiềm năng và đã sản xuất thủy điện rất lớn, nếu nhập điện từ họ có thể giá rẻ, nhưng chúng ta có thể sẽ mất cơ hội làm chủ công nghệ và mất cơ hội tạo công ăn việc làm trong nước và mất cả ngoại tệ.” Ấy vậy nhưng, suốt nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của cánh tay phải của Thủ tướng đương nhiệm, Việt Nam không chỉ nhập khẩu điện ngày càng nhiều từ Trung Quốc với giá cao (cùng những điều kiện hợp đồng ngặt nghèo), mà còn gần như dâng cả ngành điện lực, một ngành kinh tế trọng yếu của quốc gia, cho người láng giềng “4 tốt 16 chữ vàng” này.

Ai cũng biết rằng, chỉ trong một thị trường điện cạnh tranh, người dân mới được hưởng giá điện cạnh tranh kèm theo dịch vụ tương xứng, phản ánh đúng mức giá thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này. Trong khi đó, ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế đất nước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường “định hướng XHCN”, Tổng Cty Điện lực Việt Nam mà bây giờ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn là một người khổng lồ thống trị tuyệt đối trên thị trường điện, cả ở khâu sản xuất lẫn khâu truyền tải và phân phối. Theo báo Kinh tế và Đô thị ngày 4/4/2012: “Hiện tại, các doanh nghiệp của EVN chiếm trên 70% tổng sản lượng điện sản xuất, EVN độc quyền 100% ở khâu truyền tải và giữ 95% ở khâu phân phối điện cả nước. Cùng với đó, công ty mua buôn điện duy nhất là Công ty mua bán điện và đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện là Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia vẫn trực thuộc EVN. Thực tế này cho thấy, rất khó tạo ra thị trường phát điện cạnh tranh, chưa nói gì đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.”
Việc mở cửa ngành điện, tạo lập thị trường điện cạnh tranh lành mạnh đã được nói đến nhiều ngay từ những năm 1990, song luôn bị ông Hoàng Trung Hải, người khuynh loát ngành điện Việt Nam suốt 15 năm qua, tìm mọi cách trì hoãn. Cũng trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ nói trên, trước câu hỏi “Như thế tới đây thị trường điện sẽ mở rộng cửa?”, ngài tân Thứ trưởng lúc bấy giờ đã hồn nhiên thế này: “Có một vấn đề: khi có sự độc quyền thì trách nhiệm cung cấp điện là của Tổng Cty nhưng nếu mở cửa thị trường thì trách nhiệm của các doanh nghiệp là như nhau. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy nếu đi quá nhanh sẽ gây hoảng loạn trên thị trường vì trách nhiệm đấy không còn ai lo” (!!!). Và chính nhờ sự “lo xa” của ngài Thứ trưởng rằng “trách nhiệm cung cấp điện không ai lo” nên trên thị trường điện Việt Nam mới có những hiện tượng kỳ lạ như báo Tiền Phong ngày 26/7/2012 đã nêu: “Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực VN (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.”

Trong cuộc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội ngày 7/11/2011, khi phóng viên đặt câu hỏi “Trước đây Chính phủ cho tạm ngừng cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc EVN, đã kéo dài nhiều năm, đến nay chưa biết khi nào tiếp tục cổ phần hóa các nhà máy điện. Tại sao phải ngừng lâu như vậy trong khi EVN đang cần tiền để giải quyết khó khăn?”, ngài PTT đã điềm nhiên rằng: “… việc ngừng cổ phần hóa các công ty cũ là để sắp xếp, chờ tái cơ cấu xong vì liên quan đến thị trường. Nếu cứ để nguyên như vậy, để cho lẻ tẻ các nhà máy điện cổ phần hóa thì về sau thị trường sẽ bị chia lắt nhắt, quá nhỏ. Như vậy sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, không lành mạnh. Thứ hai, khi các nhà máy tách riêng, khả năng cạnh tranh rất khó khăn vì mỗi nhà máy có đặc thù riêng: nhiệt điện, điện khí, thủy điện…”(!!!).

Bên hành lang Quốc hội ngày 7/11/2011: “Phải hình thành thị trường điện cạnh tranh, ít nhất là ở khâu phát điện!” (Ảnh: Ngọc Thắng – Vietnamnet)
Và đến khi Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 23/11/2012 theo Quyết định số 1782/QĐ-TTg thì người ta hiểu rằng chắc phải đợi đến Tết Công Gô, Việt Nam may ra mới có cái gọi là “thị trường điện cạnh tranh” bởi EVN vẫn tiếp tục cuộc chơi “cạnh tranh” theo kiểu “một mình một chợ”, sẵn sàng và dư sức bóp chết bất kỳ đối thủ nào dám manh nha ý đồ “cạnh tranh lành mạnh”.

Dĩ nhiên, chừng nào Tết Công Gô còn chưa đến, chừng đó người dân còn tiếp tục được nghe những điệp khúc “mát ruột mát gan” của ngài Phó Thủ tướng như: “Cần giá điện cạnh tranh, minh bạch và công bằng”; “Giá điện không phải muốn là tăng”; “Tới đây phải công khai giá thành điện”; “Giá điện sẽ theo cơ chế thị trường”, v.v và v.v.

Để hình dung ra bức chân dung đích thực của ngài PTT “phụ trách kinh tế ngành”, cánh tay phải của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mời quý vị xem thêm các bài: Điều gì đang xẩy ra với ngành điện lực của Việt Nam; Một nền kinh tế đang trên đà “Hán hoá”?

© Lê Anh Hùng

© Đàn Chim Việt

Phản hồi