WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biến loạn trên tàu Caine

Cuối tuần này tại San Jose và có lẽ nhiều nơi khác, anh em hải quân tổ chức buổi tưởng niệm trận Hoàng Sa 39 năm trước. Nhân dịp này tôi xin kể quý vị nghe những gì tôi đọc được trên sách báo.

Tiếc thương Hà Văn Ngạc.

Đại tá Hà văn Ngạc

Đại tá Hà văn Ngạc

Trước hết là bản tường trình của hải quân đại tá Hà văn Ngạc, người chỉ huy lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa đánh trận Hoàng Sa. Bản tường thuật của ông có thể coi như một báo cáo đầy đủ, khách quan và đặc biệt không hề cường điệu. Theo bản báo cáo này thì chính phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là người cho phép khai hỏa. Đại tá Ngạc là người trực tiếp ra lệnh cho các chiến hạm quay súng vào mục tiêu. Một chiến hạm được lệnh bắn trước và các tàu khác theo tiếng nổ sẽ khai hỏa đồng loạt. Ông cũng viết đầy đủ biến cố là súng trên một chiến hạm của ta bị kẹt đạn, sửa đi sửa lại vẫn chưa xong. Thêm vào đó tai nạn rất đáng tiếc là một chiến hạm của ta bị chính hỏa lực của bạn lạc đạn.

Phó đề đốc Hồ văn kỳ Thoại

Phó đề đốc Hồ văn kỳ Thoại

Với tất cả những khiếm khuyết đó đã xẩy ra, thêm vào chuyện không quân Việt Nam không có dịp tham dự vào trận thử lửa Hoàng Sa, sau cùng hình ảnh của trận Hoàng Sa 39 năm về trước đã ghi lại sự quyết tâm bảo vệ lãnh thổ với rất nhiều trở ngại về cả kỹ thuật lẫn yếu tố chính trị.

Năm nay tưởng niệm tử sĩ VNCH của Hoàng Sa, chúng ta không quên vị chỉ huy chiến trường Hà văn Ngạc cũng không còn nữa. Ông đã mất tại Hoa Kỳ năm 1999 hưởng thọ 74 tuổi.

Cuộc nổi loạn trên tầu Caine

Tuy nhiên, trên con đường đi tìm tài liệu về hải quân VNCH tình cờ tôi tìm thấy một cuốn sách rất đặc biệt. Sách tựa đề: Cuộc nổi loạn trên tàu Caine.

Đây là tác phẩm, không phải một dịch giả, mà tổng cộng 16 sỹ quan hảỉ quân khóa Song Ngư tốt nghiệp năm 1964. Anh em của khóa đặc biệt nầy cùng đồng cảm lựa chọn để dịch một tác phẩm lừng danh đệ nhị thế chiến. Tác giả là Herman Wouk với cuốn sách hư cấu nhưng dựa trên các hình ảnh thực và đã được quay thành phim.

Bản Anh ngữ xuất bản 1951 và 1979. Bản dịch Việt ngữ xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2006.

Đối với cá nhân tôi, tưởng như bản dịch ra mắt hôm nay, đầu năm 2013. Tôi có chút kỷ niệm với chuyện này. Số là vào năm 1956, tôi là một trung úy trẻ đi xem phim với người yêu tại rạp hát trên đường Trần Hưng Đạo, Saigon. Tựa phim nói tiếng Pháp được dịch là Biến loạn trên tàu Caine.

Phim quay về chuyện ông thuyền trưởng tâm thần, rất kỷ luật nhỏ nhen, quay quắt, giáo điều làm nhiều chuyện quái đản trên con tàu cũ kỹ, rách nát tả tơi với một đoàn thủy thủ tác phong bê bối, nhưng làm việc rất hữu hiệu.

Đến khi gặp phong ba thì hạm trưởng chỉ huy giáo điều nhất định cho lệnh chạy theo hạm đội, làm con tàu bị gió ngang có thể bị chìm tức thời. Hạm phó gốc dân chài, giữa cơn phong ba dành quyền chỉ huy, cứu được chiến hạm nhưng sau cùng vẫn phải ra tòa án quân sự của hải quân.

Phiên tòa hải quân rất nghiêm trang hấp dẫn. Phe bị can không chứng minh được là vị thuyền trưởng điên để có thể tránh tội nổi loạn. Cho đến khi luật sư bị can hỏi dồn dập và vị thuyền trưởng lấy trong túi áo 2 hòn bi sắt xoay xoay trong lòng bàn tay và bắt đầu nói sảng.

Lúc đó chánh thẩm và bồi thẩm mới nhìn ra là một con người bình thường, vị chỉ huy cương quyết, có thể bỗng chốc trở thành một người tâm thần có những quyết định rất điên cuồng. Dù rằng ông đã được rất nhiều bác sĩ xác nhận là một con người hết sức thông thái sáng suốt.

Hình ảnh vị thuyền trưởng xoay 2 hòn bi sắt là điểm sau cùng tôi nhớ lại trong cuốn phim gần 60 năm trước. Năm nay nhân vụ Hoàng Sa, tôi đọc bản dịch tác phẩm Nổi loạn trên tàu Caine xin khen ngợi các bạn hải quân khóa Song Ngư 1964. Bây giờ tuổi trung bình 70, các ông còn ngồi dịch trên 700 trang sách, phối hợp giữa 16 dịch giả ở bốn phương trời. Thực là một công trình xuất sắc. Thà là một dịch giả dù hay, hay dở còn dễ hơn nhiều. Trục lôi hạm Caine chính là chuyện hay nhất của hải quân toàn thế giới.

Chuyện này là cuộc đời của tất cả thủy thủ, của các sĩ quan, của hạm phó và hạm trưởng. Chuyện ăn uống, canh gác, thức hay ngủ, áo bỏ ngoài quần. Chuyện tình yêu, mẹ chồng con dâu, chuyện đi phép, chuyện tòa án, chuyện hệ thống quân giai đủ cả. Tôi đọc xong bản Việt ngữ. Tìm mua bản Anh ngữ, rồi mua DVD xem lại cuốn phim, và viết vài lời cảm ơn Song Ngư 1964.

Sau cùng tôi suy nghĩ về thân phận chúng ta, về đất nước Việt Nam Cộng Hòa về vấn đề lãnh đạo quốc gia. Lèo lái đất nước cũng như chỉ huy một con tàu.

Có thể thông thường thì người lãnh đạo bình tĩnh và tỉnh táo. Nhưng đã là con người, ai cũng có lúc tâm thần biến loạn. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu của chúng ta vốn là con người bình tĩnh và lỳ lợm. Nhưng vào tháng 3/1975 ông đã có quyết định rất tâm thần khi cho lệnh rút quân đoàn tại vùng II. Ông lại lệnh cho tướng Phú rút êm mà không cần chuẩn bị cho toàn quân, toàn dân tại các thị trấn cao nguyên từ Kontum đến Pleiku.

Giây phút đó ông đã trở thành vị hạm trưởng trên tàu Caine. Nhưng trên con tàu khốn khổ được gọi là trục lôi hạm của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai còn có một phó hạm trưởng, gốc thuyền chài, can đảm và tỉnh táo lên nắm quyền chỉ huy. Cứu con tàu gần đắm. Tiếc thay cho con tàu Việt Nam Cộng Hòa, vào giây phút sinh tử tại hội nghị Cam Ranh, chung quanh ông hạm trưởng tâm thần còn có ba vị đại tướng niên trưởng của tôi. Không một ai đóng vai anh thuyền chài trên con tàu Caine để đánh thức ông thuyền trưởng u mê hay can đảm hơn, đảo chính ngay tại chỗ.

Bây giờ chỉ còn có tòa án lương tâm để xét xử các vai trò lãnh đạo ở bên kia thế giới.

Xin cảm ơn các bạn Song Ngư đã cho tôi cơ hội nghĩ về chuyện cũ 60 năm xưa mà nói đến giấc mơ bất thành kéo dài cả trăm năm sau.

Lời nhắn gửi sau cùng

Bắc CA sẽ tưởng niệm trận Hoàng Sa. Tổ chức tại Yerba Buena high school số 1855 Lucretia Ave. San Jose, CA 95122 vào lúc 10 giờ 30 ngày chủ nhật 20 tháng 01 năm 2013. Xin mời toàn thể quí vị tham dự. Luận cổ suy kim trong trang sử đau thương cũng đành biết vậy. Tưởng niệm anh em vốn là tình nghĩa vẫn trong tầm tay, làm ngơ sao đành.

© Giao Chỉ

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Biến loạn trên tàu Caine”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Ông lại lệnh cho tướng Phú rút êm mà không cần chuẩn bị cho toàn quân, toàn dân tại các thị trấn cao nguyên từ Kontum đến Pleiku

    Quyết định bỏ phần phía Bắc của miền Nam chỉ là một trong những giải pháp trong hoàn cảnh miền Nam bị cắt viện trợ. Trong hoàn cảnh đó, rút về dùng số đạn dược vũ khí còn lại để bảo vệ một khu vực nhỏ hơn là một giải pháp, không phản ứng gì, cứ thế tiếp tục chiến đấu cho đến đạn dược rồi chết hết, cũng là một giải pháp khác. Việc ông Thiệu ra đi hay việc các ông Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam rút súng tự tử, hay ông Thiệu ở lại trốn tránh tiếp tục chiến đấu rồi bị bắt và giết như Saddam Hussein cũng chỉ là các giải pháp khác nhau. Miền Nam không có viện trợ vũ khí dân số 20 triệu mà phải chống với toàn thể khối Đông Âu với Liên Xô dân số 200 triệu và guồng máy sản xuất vũ khí rất dồi dào thì trước sau gì cũng chết.

  2. Cù Nhầy says:

    Xin tác giả cho biết, bởi đâu Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
    lại mặc trang phục Nhảy Dù ?

    Chuẩn đại tá Giao Chỉ vui lòng chỉ thị Quân Nhu phát
    cho Phó đề đốc binh phúc quân chủng Hải quân đàng
    hoàng.

    Hình như Đại tá cũng ” vù ‘ sớm trước 30-4- thì phải?

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa tác giả,

    So sánh rất khập khiễng ở chỗ, ông thuyền trường kia cố thủ trên quyền lực, cho đến khi bị lật đổ.
    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người rất biết điều, ngoan ngoãn trao trả quyền lực lại cho quốc hội, để rút dù an toàn vào giờ thứ hai mươi lăm.
    Đáng tiếc là cựu tổng thống Thiệu lại không giữ tròn lời hứa. Đó là trở về chiến đấu trong quân lực Việt Nam Cộng hòa !
    Người triệt thoái rất trật tự, nên có tuỳ viên quân sự cầm cặp cho đến tận Đài Loan nữa đấy ạ !
    Dĩ nhiên vợ con người với tài sản cũng bưng theo (trọn bộ), và toàn gia giữ kín tiếng rất nhiều năm sau này !

    Nói thực, ông Thiệu, ông Kỳ, ông Khiêm, ông Hương và một lô một lốc các ông tai to mặt lớn khác ra sao, toàn dân đã rõ theo thời gian rồi ạ. Biện minh cách này cách nọ cũng nghe chơi cho dzui vậy thôi !

    Cũng chả khác gì ông giáo sư Trần Ngọc Ninh đã nhận xét về người CS là, dân Việt biết họ qua thực tế, không qua từ chương sách vở chi cả.
    Điều này cũng đúng y chang với các ông nhớn “cuốc ra cuốc vào” đấy thôi.

    TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
    PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI
    (Nguyễn Duy)

    GIẤY BÁO TỬ BAY ĐẦY MÁI RẠ
    CHỈ CÓ CÁI LOA LÀ VUI
    (Nguyễn Chí Thiện)

    ANH TRỞ VỀ BẠI TƯỚNG CỤT CHÂN
    BÊN NGƯỜI YÊU TẬT NGUYỀN CHAI ĐÁ
    (thơ Linh Phươn; nhạc Phạm Duy)

    NGƯỜI YÊU TÔI KHÓC NGẤT
    CHIỀU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI
    CHO HƯƠNG QUYỆN TÀ ÁO BAY
    (Nguyễn Tất Nhiên)

    NGÀY MAI ĐI NHẬN XÁC CHỒNG
    BÂNG KHUÂNG ĐỂ THẤY MÌNH KHÔNG LÀ MÌNH
    NGÀY MAI ĐI NHẬN XÁC ANH
    ANH LÊN LON GIỮA HAI HÀNG NẾN CHONG !
    (thơ Lê thị Ý, nhạc Phạm Duy)

    Có những kẻ điên, thiểu năng trí tuệ … mới tin vào các ông kẹ này chống Cộng thiệt lòng, chỉ chuyên lo cho dân cho nước thôi ạ !

    Quyết định thành lập một hạm đội què quặt, không thích hợp (tàu chiến to đánh nhau ở vùng vịnh san hô lắm đá ngầm như cọc cắm ở cửa sông Bạch Đằng) để khai chiến ở Hoàng Sa vào đầu năm 1974 (trong khi đoán sai hoàn toàn về tin tình báo như đại tá Ngạc thú nhận), rồi hạ lệnh triệt thoái cấp kỳ ởcao nguyên Tây Nam Trung phần hồi đầu năm 1975, là những lệnh lạc ngu xuẩn chưa từng thấy trong quân sử VNCH, mà đến giờ mọi người mới nhận ra thì quá xá là muộn màng.

    Lão Ngoan Đồng

  4. Ý Kỳ Cục says:

    “Tiếc thay cho con tàu Việt Nam Cộng Hòa, vào giây phút sinh tử tại hội nghị Cam Ranh, chung quanh ông hạm trưởng tâm thần còn có ba vị đại tướng niên trưởng của tôi. Không một ai đóng vai anh thuyền chài trên con tàu Caine để đánh thức ông thuyền trưởng (NVT) u mê hay can đảm hơn, đảo chính ngay tại chỗ.”

    Đọc xong câu trên của ông tác giả, tôi biết tôi đã đọc phải những đoạn “ví von” của ông tác giả tâm thần!!

    • ABC says:

      …Và đọc cái reply trên của ..Ý Kỳ Cục,tôi cũng cũng biết tôi vừa đọc một cái reply của..Ý Tâm thần !

      • Ý Kỳ Cục says:

        Và tôi biết thêm một kẻ tâm thần (nick ABC) đã đọc nhằm phải ý kiến của “Y Tâm thần! Hahahaaaa…

Leave a Reply to Minh Đức