WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc đã mất Miến Điện?

Yun Sun
Foreign Policy
15-1-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Giới thiệu (của người dịch): Miến Điện cho Việt Nam hai bài học quý giá. Thứ nhất là cải tổ chính trị, cổ động dân chủ theo ý nguyện của toàn dân để tránh một cuộc cách mạng theo kiểu Mùa Xuân Ả Rập. Thứ hai là kinh nghiệm đối sử với nước láng giềng Trung Quốc xảo quyệt. Chính sách không can thiệp vào nội bộ các nước được Trung Quốc rêu rao lâu nay chỉ áp dụng cho những nước mà Trung Quốc không thể vươn tới hoặc không có quyền lợi.

Hình (Xinhua): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra duyệt hàng quân danh dự tại phi trường Bangkok, 23-7-2012 nhân dịp ông viếng thăm xã giao Thái Lan.

Hình (Xinhua): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra duyệt hàng quân danh dự tại phi trường Bangkok, 23-7-2012 nhân dịp ông viếng thăm xã giao Thái Lan.

Trong khi nền dân chủ còn hỗn độn của Miến Điện hướng về Tây Phương, Bắc Kinh tranh luận làm sao khích động tình trạng căng thẳng sắc tộc để chọc tức chính quyền Miến Điện và duy trì ảnh hưởng.

Những thay đổi nhanh chóng tại Miến Điện kể từ khi Tổng Thống Thein Sein bắt đầu những cải tổ dân chủ vào năm 2011 đã tạo ra một vấn đề cho Trung Quốc. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc có một quan hệ thoải mái với một nước láng giềng độc tài, hưởng thụ một tư thế gần như độc quyền về tài nguyên thiên nhiên và chính sách ngoại giao.Nhưng ngày nay, Miến Điện có một nền chuẩn dân chủ còn hỗn độn.Dân Miến Điện bực bội Trung Quốc vì đã ủng hộ chánh quyền quân nhân trong quá khứ và bóc lột kinh tế đất nước của họ.Miến Điện vẫn còn là một mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng: Trung Quốc gửi quân đội đến biên giới giữa hai nước vào đầu tháng 1 vì quân chính phủ và quân chống đối đánh nhau – nếu tình trạng trở nên tồi tệ, chiến tranh có thể tràn qua lãnh thổ Trung Quốc.

Trung Quốc không còn có thể trông nhờ vào Miến Điện như một hành lang chiến lược để tiến vào Ấn Độ Dương hoặc một quốc gia trung thành ủng hộ tại Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á. Naypyidaw (thủ đô mới của Miến Điện) đã cải thiện quan hệ với Washington, gây lo ngại cho Băc Kinh về chính sách tái cân bằng hướng về Á châu của Hoa Kỳ. Tình trạng càng ngày trở nên xấu xa hơn cho Bắc Kinh. Trong nhiều tháng qua, các vị sư và dân làng tại miền trung Miến Điện đã phản đối việc mở rộng mỏ đồng lớn nhất nước Mongywa đang được khai thác bởi một công ty sán xuất võ khí Trung Quốc và một công ty cổ phần điều khiển bởi quân đội Miến Điện. Vào năm 2011, Tổng Thống Sein đình chỉ việc xây cất đập Myitsone trị giá 3.6 tỉ Mỹ kim do một công ty Trung Quốc đang thực hiện vì dự án này đi ngược lại với “ý nguyện của dân chúng”. Những cuộc chống đối Mongywa tạo ra những lo ngại rằng tất cả những dự án đầu tư của Trung Quốc tại Miến Điện gặp nguy hiểm.

Hình (ABC): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama tại Tòa Nhà Trắng nhân dịp ông viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 11, 2012.  Việc cải tổ chính trị và phát triển dân chủ do Tổng Thống Thein Sein chủ trương đã được toàn dân Miến Điện hoan nghênh và được các nước tự do dân chủ trên thế giới hỗ trợ.

Hình (ABC): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama tại Tòa Nhà Trắng nhân dịp ông viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 11, 2012. Việc cải tổ chính trị và phát triển dân chủ do Tổng Thống Thein Sein chủ trương đã được toàn dân Miến Điện hoan nghênh và được các nước tự do dân chủ trên thế giới hỗ trợ.

Bắc Kinh có ít khả năng để ngăn ngừa Naypyidaw làm thiệt hại quyền lợi của Trung Quốc. Một nhóm ngày càng ồn ào trong giới ngoại giao Trung Quốc, bao gồm cả những phân tích gia của chính phủ và những chuyên viên về Đông Nam Á, hiện nay đang lập luận rằng Trung Quốc nên quay trở về với bạn cũ –những nhóm sắc tộc ở biên giới đang tiến hành những cuộc nổi dậy chống chính phủ ở quy mô nhỏ – để cải thiện ảnh hưởng của Trung Quốc ở Miến Điện. Ông Liang Jinyun, một giáo sư về Chính Trị tại trường đại học Cảnh Sát Vân Nam ở vùng Tây Nam Trung Quốc, lập luận trong một bài thuyết trình có ảnh hưởng, được phổ biến vào 2011, rằng những nhóm sắc tộc này nếu được “sử dụng” tốt “sẽ trở thành người bạn trung thành nhất ở tiền tuyến trong cuộc đương đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Miến Điện.”

Trung Quốc lâu nay duy trì được những mối quan hệ mật thiết với các nhóm sắc tộc thiểu số Wa và Kachin. Những nhóm này sinh sống ở miền Bắc và đã tranh đấu đòi tự trị kể từ khi Miến Điện trờ thành một nước độc lập vào năm 1948. Quan hệ này lên cao nhất vào thập niên 1960 khi Trung Quốc hỗ trợ Đảng Cộng Sản Miến Điện (bao gồm nhiều nhất là những người Wa và Kachin, cũng như người Trung Quốc)trong cuộc tranh đấu chống lại chính phủ trung ương thành công một phần. Sự trợ giúp vật chất và nhân lực của Bắc Kinh chấm dứt vào đầu thập niên 1990, mặc dầu những chính quyền địa phương tại tỉnh Vân Nam tiếp tục duy trì những quan hệ ở vùng biên giới giữa hai nước về những lãnh vực từ việc hơp tác thương mại cho đến những chương trình trồng trọt thay thế những cây ma túy. Naypyidaw đạt được một thỏa hiệp hòa bình với nhóm Wa vào tháng 11, 2011, nhưng quân chính phủ và nhóm Kachin vẫn còn ở trong tình trạng đánh nhau. Vào ngày 2 tháng 1, Miến Điện xác nhận rằng phi cơ đã được sử dụng để tấn công nhóm Kachin.Nhóm sắc tộc thiểu số này khoe rằng họ có một lực lượng gồm 15,000 người.

Bắc Kinh nói công khai rất ít. Bộ Ngoại Giao tuyên bố rằng, Trung Quốc và Miến Điện là những nước láng giềng quan trọng, và Trung Quốc hoan nghênh sự cải thiện về bang giao giữa Washington và Naypyidaw. Một nhà phân tích của chính phủ Trung Quốc nói trong một buổi họp mặt riêng tư vào tháng 11 vừa qua rằng đối xử tốt đẹp với Miến Điện, như Bắc Kinh cảm thấy đã làm trong một ít thập niên vừa qua, đã không mang lại kết quả mong muốn. Vì vậy, Trung Quốc nên “đa dạng hóa” phương cách tiếp cận. Một phân tích gia có ảnh hưởng khác nói rằng: “Những nhóm sắc tộc thiểu số ở biên giới là lá bài của chúng ta và Trung Quốc cần phải chơi hay.” Nhiều phân tích gia khác mà tôi được nói chuyện với trong một vài năm qua đồng ý với quan điểm này, mặc dù họ không nói công khai.

Những phân tích gia này tin rằng Trung Quốc nên làm trung gian hòa giải giữa Kachin và Naypyidaw để nhắc nhở Miến Điện về ảnh hưởng của Bắc Kinh và để làm cho việc ổn định hóa vùng biên giới được dễ dàng. Trong khi đó, Trung Quốc cũng nên hỗ trợ những nhóm sắc tộc thiểu số ở vùng biên giới trong cuộc đấu tranh chống Naypyidaw bằng cách áp lực quân đội Miến Điện nới lỏng những cuộc tấn công và luôn luôn mở cửa biên giới để cho phép gỗ, ngọc bích, và những tài nguyên thiên nhiên khác lưu thông. (Việc buôn lậu ma túy không được mong muốn nhưng không tránh được vì biên giới không thể được kiểm soát hoàn toàn.)Theo những phân tích gia này, việc trợ giúp những nhóm thiểu số sẽ phục hồi ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Naypyidaw và áp lực Miến Điện tôn trọng quyền lợi quốc gia của Trung Quốc. Cũng theo quan điểm của những phân tích gia này, Trung Quốc sau cùng không có gì để mất và được mọi thứvì Miến Điện tự sa vào vòng tay của Tây Phương.

Tại những buổi nói chuyện và sinh hoạt riêng tư, những nhà phân tích liên hệ với Bộ Ngoại Giao không đồng ý với quan điểm này. Họ đề cập đến chính sách lâu nay của Trung Quốc là không can thiệp vào chuyện nôi bộ của các nước khác và tình hữu nghị song phương chặt chẽ với những nước như Miến Điện. Do đó, kích động cuộc tranh đấu của các nhóm thiểu số sẽ làm cho Naypyidaw xa lánh thêm. Nhiều người trong nhóm phân tách gia này tin rằng sự “mê loạn dân chủ” hiện nay, như một trong những chuyên gia nổi tiếng về Miến Điện đã gọi như vậy trong một buổi thảo luận riêng tư không phổ biến, đang gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc sau cùng sẽ tàn phai. Naypyidaw sẽ phải quay trở về với Bắc Kinh để được yểm trợ, nếu không, Miến Điện sẽ đi vào hỗn loạn. Sau cùng họ lập luận rằng tình hữu nghị giữa hai nước đã tồn tại nhiều thập niên – Hiện nay Trung Quốc vẫn là một đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Miến Điện.

Về phần những nhóm sắc tộc thiểu số, họ hoan nghênh sự tham dự của Trung Quốc. Theo một nguồn tin trong Quân Đội Kachin Độc Lập, người Miến Điện không đáng tin cậy và cao ngạo. Do đó họ sẽ từ chối bất cứ một thỏa hiệp nào ngoại trừ thỏa hiệp được hỗ trợ bởi một cường quốc thế giới. Vì Hoa Kỳ chú trọng vào việc giúp đỡ Naypyiraw hơn là về phe với những nhóm sắc tộc thiểu số ương ngạnh, nhóm Kachin và Wa hi vọng rằng Trung Quốc là một đồng minh mạnh nhất của họ. Sau khi gửi một vài phái đoàn sang Washington trong vài năm vừa qua, những nhóm Kachin rất thất vọng rằng Hoa Kỳ thiếu chú ý đến họ. Theo một vài viên chức địa phương Trung Quốc, nhóm Wa không còn hi vọng gì để thay đổi nhận thức của Washington về họ. Hoa Kỳ coi họ như những “chúa tể ma túy” và “trùm buôn bán vũ khí.”

Hiểu biết Bắc Kinh lo sợ Miến Điện tự xa lánh Trung Quốc, hai nhóm Kachin và Wa lập luận rằng Trung Quốc nên yểm trợ cuộc tranh đấu đòi hỏi một giải pháp ổn định chính trị và quyền tự trị. Điều này sẽ làm cho Trung Quốc mang tiếng xấu vì những người Tây Tạng và Uyghurs [Tân Cương] cũng đòi tự trị nhưng bị Trung Quốc chấn áp. Nhưng chính trị tạo ra những kẻ chung chăn chung giường kỳ lạ, và việc Trung Quốc yểm trợ nhóm sắc tộc thiểu số bướng bỉnh chống lại một chính quyền trung ương bất cẩn khó là một trong những điều mỉa mai nhất.

———————————–

Cô Yun Sun hiện là một học giả Trung Quốc đang thăm viếng và làm việc cho East Asia Project tại Henry L. Stimson Center, Washington-DC. Trước đây cô là một nghiên cứu gia của Center for Northeast Asia Policy Studies thuộc Brookings Institution tại Washington-DC (2011) và là một phân tích gia về Trung Quốc của International Crisis Group tại Bắc Kinh (2008-2011).

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Trung Quốc đã mất Miến Điện?”

  1. Việt Nam hãy nhanh chóng học tập Miến Điện, từng bước tiến hành dân chủ hóa đất nước và dứt khoát tách khỏi qũy đạo lệ thuộc vào Trung Quốc, một nước từ trước đến nay chưa có tín hiệu sạch sẽ trong quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Sự thực Trung Quốc không xứng đáng trở thành một mô hình chính trị mà chúng ta hướng tới,một thể chế chính trị đầy thủ đoạn nham hiển và độc ác với con người .
    Từ năm 1949 tới nay ĐCS Trung Quốc đã sát hại có thể nói là hàng triệu con người vô tội và luôn xảo quyệt ngặm nhấm đất và lãnh thổ ,lãnh hải các nước có chung biên giới , thật là một nghịch lý không thể chấp nhận được .
    Trung Quốc to nhưng chưa phải là nước mạnh ,với thời đại ngày nay Trung Quốc nên từ bỏ ý định dùng bạo lực đi để đi cướp của và cướp đất nước khác như thời kỳ thuộc địa của những thế kỷ trước ,đó là một ảo tưởng và là một sai lầm to ,dẫn đến sự cô lập trong cộng đồng Quốc Tế.
    Nước Mỹ và cộng đồng thế giới không bao giờ lại để cho một con thú mang súng đạn đi cướp của giết người ? Đâu có đơn giản như vậy ?
    Vệt Nam chúng ta tuy là một nước nhỏ ,xong nếu chúng ta biết tận dụng sức mạnh mạnh mang tính thời đại ,mở rộng vòng tay kết bạn với tất cả các nước thì chúng ta có một hậu thuuẫn vô cùng thuận lợi để phát triển và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của chúng ta ,cứ theo luật pháp Quốc Tế mà làm thì Trung Quốc sẽ bị cộng đồng Quốc Tế tẩy chay bẽ mặt với toàn thế giới ,có như vậy Trung Quốc lập tức sẽ thất bại thảm hại về chính trị cũng như kinh tế, hỏi con hổ giấy có còn đi cắn người nữa không ?
    Nói tóm lại xu thế tự do dân chủ toàn cầu hóa là mục đích chúng ta hướng tới ,
    Đcsvn muốn tồn tại cùng dân tộc, thì tức khắc phải tự đổi mới,hủy bỏ điều 4 độc tôn, cởi ngay cái áo độc tài toàn trị là thượng sách ,còn không nhân dân sẽ làm đám ma đi chôn một ngày không xa cho sạch đất nước Việt của chúng ta ,
    Kính chào thân ái , công lý và lẽ phải sẽ chiến thắng tà gian,
    Ngày 24-01-2013
    Việt Nam (Âu Lạc)

  2. Việt Nam hãy nhanh chóng học tập Miến Điện, từng bước tiến hành dân chủ hóa đất nước và dứt khoát tách khỏi qũy đạo lệ thuộc vào Trung Quốc, một nước từ trức đến nay chưa có tín hiệu sạch sẽ trong quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Sự thực Trung Quốc không xứng đáng trở thành một mô chính trị mà chúng ta hướng tới,một thể chế chính trị đầy thủ đoạn nham hiển và độc ác với con người .
    Từ năm 1949 tới nay ĐCS Trung Quốc đã sát hại có thể nói là hàng triệu con người vô tội và luôn xảo quyệt ngặm nhấm đất và lãnh thổ ,lãnh hải các nước có chung biên giới , thật là một ngịch lý không thể chấp nhận được .
    Trung Quốc to nhưng chưa phải là nước mạnh ,với thời đại ngày nay Trung Quốc nên từ bỏ ý định dùng bạo lực đi để đi cướp của và cướp đất nước khác như thời kỳ thuộc địa của những thế kỷ trước ,đó là một ảo tưởng và là một sai lầm to .
    Nước Mỹ và cộng đồng thế giới không bao giờ lại để cho một con thú mang súng đạn đi cướp của giết người ? Đâu có đơn giản như vậy ?
    Vệt Nam chúng ta tuy là một nước nhỏ ,xong nếu chúng ta biết tận dụng sức mạnh mạnh tính thời đại ,mở rộng vòng tay kết bạn với tất cả các nước thì chúng ta có một hậu thuấn vô cùng thuận lợi để phát triển và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của chúng ta ,cứ theo luật pháp Quốc Tế mà làm thì Trung Quốc sẽ bị cộng đồng Quốc Tế tẩy chay bẽ mặt với toàn thế giới ,có như vậy Trung Quốc lập tức sẽ thất bại thảm hại về chính trị cũng như kinh tế, hỏi con hổ giấy có còn đi cắn người nữa không ?
    Nói tóm lại xu thế tự do dân chủ toàn cầu hóa là mục đích chúng ta hướng tới ,Đcsvn muốn tồn tại cùng dân tộc, thì tức khắc phải tự đổi mới,hủy bỏ điều 4 độc tôn, cởi ngay cái áo độc tài toàn trị là thượng sách ,còn không nhân dân sẽ làm đám ma đi chôn một ngày không xa cho sạch đất nước Việt của chúng ta ,
    Kính chào thân ái , công lý và lẽ phải sẽ chiến thắng tà gian,
    Ngày 24-01-2013
    Việt Nam (Âu Lạc)

  3. kbc3505 says:

    Năm 2012 có những thuận lợi thì bắt đầu năm 2013 là những khó khăn bắt đầu lộ diện, và ngày càng dồn dập, có thể nói là đang tứ bề thọ địch mọi mặt, và cường độ ngày càng cao; đặc biệt khó khăn không đến trực tiếp từ Mỹ mà từ những nước nhỏ bị chèn ép, Mỹ chỉ cần đóng vai ngư ông đắc lợi. Triều đại Tập Cận Bình, nước Tàu tiếp tục đi lên hay bắt đầu đi xuống?

    Các nước láng giềng an toàn nhất đang quay lưng với Trung Quốc? Đang có chiều hướng như vậy. Tàu cộng đang bị đánh cùng một lúc trên nhiều mặt trận; từ kinh tế thương mại, “TQ tăng trưởng chậm nhất trong 13 năm”; ngoại giao thì bị Phi đưa tranh chấp đảo ra tòa Liên Hiệp Quốc; chính trị thì cũng đang thất bại ở Miến Điện, và ngay cả quân sự cũng đang bị Mỹ bao vây. Đồng minh nhìn lại chẳng còn ai ngoài đảng cộng sản Việt Nam với 16 chữ vàng và 4 tốt đeo lủng lẳng dưới chân, mở ngoặc (là chân Tàu, và 16 chữ vàng và 4 tốt chỉ dành cho đảng cộng sản chứ không có nhân dân Việt Nam.)

    Cộng sản Tàu mà chết thì cộng sản Việt Nam chung tình mà chết theo.

    kbc

Leave a Reply to Việt Nam (Âu Lạc)