WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những đảng viên đã “sáng mắt, sáng lòng” đang tiến hành một cuộc cách mạng thầm lặng ở Việt Nam

(Reuters) – Việt Nam ngày nay không phải là những gì mà một Lê Hiếu Đằng trai trẻ từng hy vọng khi ông gia nhập Đảng Cộng sản 40 năm trước với khát khao giải phóng và tái thiết một đất nước bị tàn phá bởi hàng chục năm chiến tranh dưới sự chiếm đóng của người Pháp và người Mỹ.

Chế độ xã hội chủ nghĩa của nhà cách mạng quá cố Hồ Chí Minh đã bị tha hoá, ông nói, bởi việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở đây lại chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính cái đảng đã sinh ra văn hoá tham nhũng và lợi ích nhóm.

Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến vì một xã hội tốt đẹp hơn, một cuộc sống công bằng cho nhân dân. Nhưng rồi sau chiến tranh, tình hình đất nước lại xấu đi, người công nhân thì nghèo, người nông dân thì mất ruộng đất”, Lê Hiếu Đằng nói với Reuters.

“Đó là điều không thể chấp nhận được. Sự độc quyền và độc tài chính trị đang hoành hành trên đất nước này.”

QH bấm nút thông qua hiến pháp. Ảnh Reuters

QH bấm nút thông qua hiến pháp. Ảnh Reuters

Những ý kiến như thế có thể là bình thường ở nhiều nước. Song ở Việt Nam, nơi chính trị là phạm trù cấm kỵ, tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, hình ảnh đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được coi là thiêng liêng, các nhà phân tích cho rằng không thể đánh giá thấp ý nghĩa của hiện tượng các đảng viên lên tiếng công khai như vậy.

Thứ Sáu vừa qua, Quốc hội do ĐCSVN khuynh loát đã thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi; bất chấp một chiến dịch tham vấn công chúng, bản Hiến pháp mới vẫn củng cố quyền lực của đảng giữa lúc sự bất mãn đang diễn ra âm ỉ trong dân chúng bởi cách thức đảng xử lý tranh chấp đất đai, tham nhũng cũng như điều hành một nền kinh tế chìm ngập trong khối nợ xấu của các DNNN.

Lê Hiếu Đằng kịch liệt phản bác hiến pháp sửa đổi, và ông không đơn độc với quan điểm của mình. Đó chính là những quan điểm đã đưa hàng chục người vào tù. Nhà cầm quyền đã đẩy mạnh chiến dịch trấn áp vì tình trạng bất đồng chính kiến tăng lên và tỷ lệ sử dụng Internet đã chiếm tới 1/3 trong tổng dân số 90 triệu người.

Những luật lệ Internet vốn dĩ đã hà khắc lại được thắt chặt thêm hôm thứ Tư, khi chính phủ loan báo mức xử phạt lên tới 100 triệu VNĐ (4.740USD) dành cho bất kỳ ai chỉ trích họ trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Tuy nhiên, điều khiến đảng phải giật mình là ở chỗ: những tiếng nói mạnh mẽ nhất đòi hỏi một hệ thống đa nguyên hơn lại không phải đang đến từ công chúng nói chung, mà lại là từ trong hàng ngũ của họ, một hành động nổi loạn công khai mà người ta chưa từng được chứng kiến kể từ khi ĐCSVN lãnh đạo nước Việt Nam thống nhất năm 1975, sau chiến thắng của những người cộng sản trước quân đội Hoa Kỳ.

“Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới. Sự tồn tại của cạnh tranh trong đảng là điều mà người ta đã biết, nhưng giờ thì điều đó đã trở nên rõ ràng hơn theo cách mà người ta chưa từng thấy trước đây”, Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành phố (City University) ở Hồng Kông, bình luận.

“Sự nổi lên của nhóm này và lời khuyên từ họ sẽ ảnh hưởng đến diễn tiến của cuộc thảo luận trong đảng. Không còn nghi ngờ gì, đây là một giai đoạn đầy bất trắc và cạnh tranh.”

KHỦNG HOẢNG VÀ BẾ TẮC

Năm nay, Lê Hiếu Đằng cùng 71 người khác, bao gồm trí thức, blogger và những đảng viên cả đương chức lẫn hưu trí, đã soạn thảo bản hiến pháp riêng nhằm hưởng ứng chiến dịch lấy ý kiến nhân dân sáo mòn mà lý do bên ngoài là xoa dịu nhân dân và tăng cường tính chính danh vốn đang nhạt nhoà của đảng.

Dự thảo hiến pháp của họ được đăng tải trên mạng và 15.000 người đã ký vào một bản kiến nghị kèm theo, kêu gọi bỏ Điều 4 Hiến pháp, điều khoản quy định độc quyền chính trị của ĐCSVN.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp lại làm ngược lại và sửa đổi theo hướng tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCSVN cũng như nhiệm vụ bảo vệ đảng của quân đội. Trong bản tổng kết 26 triệu ý kiến của nhân dân về dự thảo hiến pháp, một uỷ ban của Quốc hội cho hay đa số nhân dân Việt Nam ủng hộ chế độ độc đảng.

“Về mặt lý thuyết, dân chủ không đồng nghĩa với đa đảng”, Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 nói trong một báo cáo hồi tháng Năm. “Không ai có thể khẳng định rằng nhiều đảng chính trị thì tốt hơn một đảng.”

Hôm thứ Sáu vừa qua, không một vị Đại biểu Quốc hội nào phản đối bản dự thảo mới, vốn mở rộng Điều 4 để quy định đảng là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”.

Một bản dự thảo hiến pháp sửa đổi công bố mấy tuần trước đã khiến những người phản đối tức giận.

Các nhà vận động dân chủ khác đã gia nhập nhóm 72 người ban đầu và 165 người trong số họ, kể cả các cựu quan chức chính quyền, đã đăng một bản tuyên bố trên Internet hai tuần trước, với nội dung khuyến cáo các Đại biểu Quốc hội bác bỏ dự thảo hiến pháp sửa đổi.

Bản tuyên bố nêu rõ, nếu các ĐBQH thông qua hiến pháp sửa đổi thì họ đã nhúng tay vào một “tội ác chống lại Tổ quốc và nhân dân” và sẽ “chỉ càng đẩy đất nước lún sâu hơn và khủng hoảng và bế tắc”.

“VAI TRÒ CẦU NỐI”

Nhiều trong số những người chỉ trích đảng công khai từng tham gia vào các cuộc chiến tranh giải phóng Việt Nam khỏi các cường quốc phương Tây trong những năm 1950 cho đến những năm 1970 và nay đã trở thành những nhà cách mới theo hình thức này hay hình thức khác, họ đối mặt với những chủ đề mà phần lớn người Việt Nam tỏ ra e sợ khi bàn tới.

Nguyễn Quang A từng một thời là thành viên của một viện tư vấn vốn đã tự giải thể sau khi chính phủ ban hành một nghị định hạn chế phạm vi hoạt động của nó 5 năm trước.

Thành viên của viện bao gồm những người từng là đảng viên, quan chức ngoại giao, doanh nhân và học giả. Họ giữ mối liên hệ với nhau qua các cuộc gặp hàng tháng để thảo luận về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội; một số vấn đề được họ xử lý dưới hình thức những bài bình luận đăng trên mạng.

“Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường để tạo điều kiện cho sự ra đời của các lực lượng chính trị khác và đề xuất một quá trình chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ”, ông nói với Reuters.

“Chúng tôi hy vọng một số những thành viên của chúng tôi có thể đóng vai trò cầu nối để giúp đảng lắng nghe chúng tôi. Chuyện này sẽ mất thời gian, nhưng chúng tôi phải gây sức ép để họ thay đổi và thuyết phục mọi người không sợ hãi.”

Lê Hiếu Đằng và các đồng minh trong ĐCSVN của mình đang tiến một bước xa hơn. Họ lập kế hoạch vẫn ở trong đảng để có thể thu hút được sự ủng hộ từ những đảng viên đã “sáng mắt sáng lòng” nhằm thành lập một đảng đối lập với mục đích giám sát các chính sách của ĐCSVN và kiểm soát nó.

Bất chấp ngôn từ mạnh mẽ, họ nhấn mạnh rằng kế hoạch thành lập Đảng Dân chủ Xã hội không phải là âm mưu lật đổ đảng cầm quyền mà là một nỗ lực nhằm tạo ra sự chung sống tự do hơn giữa những đảng phái đem lại lợi ích cho đất nước.

Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, một tổ chức bao trùm của ĐCSVN quản lý những tổ chức lớn hoạt động theo các nguyên lý của chủ nghĩa Marx-Lenin, nhận xét rằng chiến dịch lấy ý kiến nhân dân và bản hiến pháp sửa đổi là một “tấn bi hài kịch”, nó cho thấy đảng không còn liên hệ với nhân dân nữa.

Theo ông, đây là thời điểm phải sắp xếp lại hệ thống chính trị ở Việt Nam.

“Chúng tôi phải đối mặt với nhiều vấn đề ở Việt Nam, những cuộc khủng hoảng lớn, vậy thì làm sao chúng tôi có thể giải quyết chúng với một đảng toàn quyền? Chúng tôi phải thu hút sự chú ý của họ, vì thế chúng tôi đang kêu gọi các đồng chí trong đảng tham gia cùng chúng tôi để có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này”, Hồ Ngọc Nhuận nói; ông cũng thừa nhận mọi chuyện đang cho thấy là khó mà thuyết phục được họ.

“Thế hệ mới không thể giảng giải về chủ nghĩa xã hội cho chúng tôi được nữa. Tuy được gọi là Đảng Cộng sản nhưng bản thân họ cũng không còn tin vào hệ tư tưởng của mình nữa rồi.”

Tác giả MARTIN PETTY – Reuters. Biên tập: Robert Birsel

25 Phản hồi cho “Những đảng viên đã “sáng mắt, sáng lòng” đang tiến hành một cuộc cách mạng thầm lặng ở Việt Nam”

  1. TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
    TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA – GIẾT NGƯỜI.
    Nay đã có 3279 số lần xem trang.

  2. Hòa says:

    Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là những tên LÍNH ĐÁNH THUÊ CỦA MỸ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM do OSS của Mỹ đảm nhiệm huấn luyện.
    Link ở đây:

    Henry A. Prunier, 91, U.S. Soldier Who Trained Vietnamese Troops, Dies
    Henry A. Prunier taught Vo Nguyen Giap, the Vietnamese general who withstood the armies of France and the United States, how to throw a grenade.
    The lesson came in July 1945, after Mr. Prunier and six other Americans had parachuted into a village 75 miles northwest of Hanoi on a clandestine mission to teach an elite force of 200 Viet Minh guerrillas how to use modern American weapons at their jungle camp.

    http://www.nytimes.com/2013/04/18/world/asia/henry-a-prunier-army-operative-who-helped-trained-vietnamese-troops-dies-at-91.html?_r=1&

    http://graphics8.nytimes.com/images/2013/04/18/world/PRUNIER1-obit/PRUNIER1-obit-articleLarge.jpg

    http://dcvonline.net/2013/11/18/henry-a-prunier-nguoi-day-vo-nguyen-giap-da-qua-doi/

    .

  3. Trần Ngọc says:

    …“Ở với ai? Với bà. Bà gì? Bà ngoại. Ngoại gì? Ngoại xâm. Xâm gì? Xâm lăng. Lăng gì? Lăng bác. Bác gì? Bác Hồ. Hồ gì? Hồ ao. Ao gì? Ao cá. Cá gì? Cá quả. Quả gì? Quả đấm.”
    Ðây không phải là những câu đồng dao vớ vẩn trẻ con hát nghêu ngao ngoài đường nữa mà đã được đưa vào cuốn “Ðồng dao dành cho trẻ mầm non” tập 6, do nhà xuất bản Mỹ Thuật và công ty Văn Hóa Ðình Tị phát hành.
    Còn nữa, một bài khác:
    “Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng/Ðẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi/ Ông Nhăng bảo để mà nuôi/ Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro/Ông Nhăng bảo để mà kho/ Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng/ Có kho thì kho với riềng/Ðừng kho với ớt tốn tiền uổng công.”
    Có những cái sai ngô nghê, phi lý, làm ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của trẻ như bài toán mà theo báo Tuổi Trẻ, vẫn chưa xác minh được nguồn gốc: “Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của bố gấp 4 lần tuổi Nam. Tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi: Bố Nam bao nhiêu tuổi? Mẹ Nam bao nhiêu tuổi?”
    Hoặc bài toán rợn người trong cuốn “Phép cộng trừ phạm vi 100”:
    “Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao, nên bị cụt mất đi 2 ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay?” Thậm chí còn có cả hình vẽ minh họa!…

    Song Chi.

Leave a Reply to Trần Ngọc