WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nelson Mandela, quyền lực của sự tha thứ

Nelson Mandela. Ảnh AFP

Nelson Mandela. Ảnh AFP

Sau một cơn bệnh kéo dài, Nelson Mandela, cựu Tổng thống Nam Phi, đã qua đời ngày 5 tháng 12, 2013.

Cái chết của ông, một người 95 tuổi, không làm ai ngạc nhiên. Nhưng người ta vẫn xúc động.

Có thể nói, trong các chính khách thuộc thế giới thứ ba, không có ai bị ở tù lâu như Nelson Mandela, không ai được yêu mến và kính trọng như Nelson Mandela: Ông được xem như một biểu tượng của trí tuệ, của tinh thần dân chủ, lòng nhân đạo và của sự khoan dung không chỉ ở nước ông hay ở châu Phi mà ở khắp thế giới. Ông trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho rất nhiều người, từ giới làm chính trị đến giới nghệ sĩ khắp nơi. Với mọi người, được gặp Mandela, ngay cả khi ông đã về hưu, không còn nắm giữ chút quyền lực nào cả, cũng là một niềm vui và là một vinh dự nhớ đời.

Khi được hỏi ai là người ông ngưỡng mộ nhất, Tổng thống Barack Obama không hề ngần ngại trả lời ngay: Nelson Mandela! Từ lúc còn trẻ, ông đã muốn noi theo gương của Mandela. Năm 2005, lúc mới bước chân vào Thượng viện, một ngày, đang lái xe đi họp, Obama nhận được điện thoại, có người báo tin là Mandela muốn gặp ở khách sạn Four Season, Georgetown, ông vội vã quay xe lại ngay. Cuộc gặp gỡ chỉ kéo dài có năm phút. Bức hình chụp chung lần ấy được Obama đặt ngay trên bàn làm việc ở phòng Bầu Dục khi ông lên làm Tổng thống. Năm 2009, trong bài diễn văn nhận giải Nobel Hòa Bình, Obama thú nhận là so với những đóng góp của những con người vĩ đại như Albert Schweitzer, Martin Luther King, George Marshall và Nelson Mandela, thành tích của ông còn rất ư khiêm tốn.

Cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Chỉ riêng sức chịu đựng và sự kiên nhẫn của Mandela đã vượt ra ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Sinh năm 1918, tốt nghiệp luật tại đại học Witwatersrand, tham gia các phong trào chống thực dân một cách bất bạo động từ thời còn trẻ, Mandela bị bắt và bị giam trong nhà tù tổng cộng đến 27 năm. Trong lúc ông ở tù, vợ ông, bà Winnie Mandela cũng bị bắt ở ở tù nhiều lần, trong nhiều năm, do các hoạt động chống lại chế độ thực dân và kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi. Con cái của ông không có ai chăm sóc. Người con trai cả với người vợ đầu, Thembi, bị chết vì tai nạn xe cộ năm 1969, ông cũng không thể dự được đám tang. Ngoài ra, ông cũng biết được vợ của ông, Winnie, cũng không hoàn toàn chung thủy với ông.

Tất cả những bi kịch ấy không làm nao núng nghị lực của ông. Ngay trong nhà tù, với những điều kiện quản thúc và áp chế vô cùng khắc nghiệt, Mandela vẫn tiếp tục học, hết học luật (hàm thụ từ một trường đại học ở London) đến học về Hồi giáo và tiếng Afrikaans, một phương ngữ có khoảng bảy triệu người nói ở Nam Phi.

Và ông tiếp tục tranh đấu.

Những năm đầu, việc tranh đấu bị hạn chế do Mandela thường xuyên bị biệt giam và không được liên lạc với bên ngoài. Nhưng từ năm 1975 trở đi, tự do hơn, ông được tiếp một số bạn bè, đồng chí cũng như khách khứa quốc tế đến thăm trong nhà tù, đặc biệt, ông có thể gửi thư từ ra ngoài khá đều đặn – mỗi tháng ba bức (dù tất cả đều bị kiểm duyệt, dĩ nhiên). Ông gửi thư cho vợ, cho con, cho bạn bè. Ông gửi thư cho các đồng chí trong đảng của ông. Ông gửi thư cho các chính khách quốc nội cũng như quốc tế để kêu gọi sự ủng hộ. Ông gửi thư cho cả những người có những quan điểm chính trị khác hẳn với ông để tranh thủ sự đồng tình hoặc ít nhất để nuôi dưỡng quan hệ hữu nghị trong chừng mực có thể.

Qua những bức thư ấy, ông không những củng cố lực lượng mà còn mở rộng những liên minh chính trị cần thiết cho cuộc đấu tranh cho độc lập, dân chủ và bình đẳng ở Nam Phi. Những bức thư thường xuyên ấy khiến Mandela, dù bị ở tù, thậm chí, ở tù biệt giam, vẫn luôn luôn hiện diện trong sinh hoạt chính trị ở Nam Phi cũng như trên thế giới. Các cơ quan truyền thông khắp nơi hầu như không bao giờ quên ông. Dư luận không ngừng bàn tán về ông. Các tổ chức nhân quyền không ngừng lên tiếng đòi hỏi chính phủ thiểu số người da trắng ở Nam Phi trả tự do cho ông. Ông trở thành đại diện duy nhất của người Nam Phi mà chính quyền da trắng cần phải thương lượng nếu muốn cải thiện tình hình chính trị trong nước, danh tiếng trên thế giới và quan hệ quốc tế hầu tránh tình trạng bị tẩy chay và cô lập do các chính sách kỳ thị chủng tộc của họ.

Điều người ta thán phục nhất, là qua những bức thư ấy, người ta thấy rất rõ, mặc dù bị cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài trong một thời gian rất dài, kiến thức về chính trị của Mandela không ngừng được cập nhật, tư duy chiến lược của ông vẫn vô cùng sắc sảo, và đặc biệt, tấm lòng của ông vẫn đầy khoan dung. Bị kỳ thị và đày đọa đến tận cùng, Mandela vẫn không chút oán thù. Ông vẫn muốn giải quyết những mâu thuẫn và xung đột trầm trọng ở Nam Phi qua con đường hòa giải. Chính vì vậy không phải chỉ những người da đen ủng hộ ông mà cả những người da trắng cấp tiến cũng ngưỡng mộ ông. Người ta xem ông không những chỉ là một chính khách lỗi lạc mà còn là một biểu tượng của đạo đức; và với tư cách một biểu tượng đạo đức, ông không những giải phóng dân chúng người da đen ở nước ông mà còn giải phóng bất cứ người cùng khổ và bị áp bức nào khác.

Cuối cùng, dưới áp lực càng lúc càng nặng nề của quốc tế và tình hình rối ren không thể giải quyết được trong nước, chính phủ người thiểu số người da trắng ở Nam Phi quyết định trả tự do cho Mandela vào ngày 2 tháng 2, 1990. Dân chúng Nam Phi đổ nhau reo mừng chào đón người anh hùng của họ sau 27 năm bị giam cầm. Bài diễn văn đầu tiên Mandela đọc trước dân chúng là kêu gọi mọi người tranh đấu một cách hòa bình và trong tinh thần hoà giải.

Được tự do hoạt động, uy tín và uy thế của Mandela càng ngày càng lớn mạnh. Ông được nguyên thủ của nhiều quốc gia, kể cả cường quốc, trên thế giới, từ Đức giáo hoàng John Paul II đến Tổng thống Mỹ, George H.W. Bush, Tổng thống Pháp, Francois Mitterand, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher… tiếp đón và ủng hộ. Năm 1993, ông được trao giải Nobel hòa bình.

Trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở Nam Phi vào năm 1994, Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên của nước này. Một trong những mục tiêu lớn nhất Mandela đặt ra trong nhiệm kỳ tổng thống của mình là tạo nên sự hòa giải giữa người da đen và da trắng, giữa tầng lớp giàu có và đại đa số dân chúng nghèo khổ trong nước. Chính sách của Mandela khác hẳn nhiều nước châu Phi khác, sau khi độc lập, đâm ra kỳ thị ngược lại với người da trắng, cuối cùng, đẩy đất nước của họ vào cảnh lạc hậu, khốn quẫn, loạn lạc và độc tài (như Zimbabwe, Uganda và Rwanda). Với chính sách hoà giải của Mandela, kinh kế của Nam Phi vẫn phát triển tốt đẹp trong khi tình hình chính trị vẫn ổn định. Tuy nhiên, ông đối diện với không ít chỉ trích và chống đối từ các tổ chức chính trị của người da đen cực đoan, trong đó có cả tổ chức của vợ ông, bà Winnie, cuối cùng, hai người phải ly dị.

Năm 1999, Mandela, khi hết nhiệm kỳ thứ nhất, từ giã chính trị. Ông sống với người vợ thứ ba, Graca Machel, cưới năm 1998, lúc ông 80 tuổi. Nhưng ông vẫn tiếp tục bận bịu với vô số công việc, hết gặp gỡ người này lại hội họp với người khác, hầu như ai cũng muốn gặp ông. Ông lại hay đi diễn thuyết và tổ chức nhiều hội từ thiện, nhiều chương trình học bổng nổi tiếng. Đến năm 2004, đã già và yếu, lại thêm nhiều bệnh, ông mới thực sự về hưu hẳn: Ông gọi là “về hưu từ hưu trí” (retiring from retirement), và dặn dò: “Đừng gọi tôi, tôi sẽ gọi bạn” (khi cần). Nhưng thật ra, ông cũng không rút lui khỏi sân khấu chính trị thế giới hoàn toàn. Thỉnh thoảng ông vẫn lên tiếng, và tiếng nói của ông vẫn gây rất nhiều ảnh hưởng trên dư luận, như, năm 2007, ông kêu gọi Robert Mugabe, tổng thống Zimbabwe nên từ chức. Sinh nhật thứ 90 của ông năm 2008 được tổ chức long trọng trong cả nước.

Ở Nam Phi, người ta xem Mandela như một vị cha già của dân tộc. Nhưng vị cha già này khác hẳn một đấng cha già khác ở đâu đó vốn chỉ giỏi gây ra chiến tranh và áp bức, Mandela, ngược lại, mang lại hòa bình, tự do, bình đẳng và thịnh vượng cho đất nước ông. Nhiều người ví ông với Tổng thống Abraham Lincoln, người đã có công gàn gắn sự chia rẽ của nước Mỹ sau một cuộc nội chiến đẫm máu và giải phóng nô lệ. Nhưng có lẽ, về một phương diện nào đó, công việc của Mandela còn khó khăn ở Lincoln: khác với Lincoln, Mandela từng bị kẻ thù đày ải cả hơn nửa thế kỷ. Cái gọi là sự tha thứ của Mandela, do đó, cao cả hơn hẳn những người có đời sống bình thường khác.

Có thể nói, ở Mandela có nhiều sự vĩ đại, nhưng sự vĩ đại lớn nhất khiến mọi người đều ngưỡng mộ ông, thậm chí, tôn thờ ông, chính là sự tha thứ của ông đối với những kẻ đã hành hạ ông và dân tộc của ông.

Nhiều người tưởng sự tha thứ làm cho người ta yếu đi. Mandela chứng minh ngược lại: Tha thứ làm cho người ta mạnh. Một số nhà bình luận chính trị cho quyền lực của Mandela, trước hết, là quyền lực của sự tha thứ (power of forgiveness).

Và một số nhà tâm lý học cho đó là bài học quan trọng nhất mà Mandela để lại cho nhân loại.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

11 Phản hồi cho “Nelson Mandela, quyền lực của sự tha thứ”

  1. Vũ duy Giang says:

    “Nelson Mandela,quyền lực của sự tha thứ”(power of forgiveness),vì ông đã bị cầm tù trong 27 năm bởi chế độ”da trắng”Boers(=dân quê,theo tiếng Hòa Lan?)là đa số những người thừa kế Tổ tiên di dân từ nước Hòa Lan qua đây,sau khi nước này chinh phục Nam Phi.Vì họ sinh sống ở đây trong nhiều thế hệ,nên họ nói tiếng Afrikaaner(hơi khác tiếng Hòa Lan).

    Hình như ở VN cũng có 1 sĩ quan biệt kích VNCH được bí mật nhẩy dù ra miền Bắc(trong những năm 1960),thì bị CS bắt,và giam cầm lâu nhất,và mới được thả ra trong năm gần đây,và ông này cũng chỉ kêu gọi bảo vệ đất nước chống ngoại xâm,thì có lẽ ông cũng có”quyền lực của sự tha thứ”, mà những người quá khích CS, hay”chống cộng chết bỏ” vẫn chưa có được.

    Nói chi đến chuyện”Yêu kẻ thù,biến kẻ thù thành bạn”,như Mục sư Martin Luther King đã nói(qua phản hồi của nguyenha):”Love is only force capable of transforming an enemy into a friend”.Linh mục Lễ (VT,Úc) nghĩ sao?!

    Trở lại với Nelson Mandela: ông đã được xếp hạng thứ 5,trong danh sách 100 người tài trên Thế giới,bởi tổ chức Creator Synetics(chuyên tư vấn,hỗ trợ cho các công ty,tổ chức liên quan đến phát minh,sáng tạo,và các tư tưởng đột phá),đạ tính điểm các ứng viên theo 5 tiêu chuẩn:tạo ra những thay đổi lớn,được nhiều người biết đến,quyền lực trí thức,thành tựu và tầm quan trọng về văn hóa.
    Creator Synetics đã gửi mails đến 4000 nhân vật nước Anh có hiểu biết,và yêu cầu họ đề cử những ứng viên mà họ cho là thiên tài.

    Kết quả: Creator Synetics nhận được để cử 1.100 ứng viên,nhưng chỉ có 60% còn sống!Rồi một hội đồng(gồm các chuyên gia trong lĩnh vực phát minh,sáng tạo)cho điểm(đến10 là lớn nhất)trên 5 tiêu chuẩn kể trên),để chọn lọc ra”100 thiên tài đương đại”, mà người được xếp hàng đầu là nhà hóa học
    Thụy Sỉ Albert Hoffman(khi đó 101 tuổi,người thành lập hãng dược phẩm TS.Hoffman la”Roche”,và phát minh ra LCD).Thứ 2 là chuyên gia Anh Tim Berners-Lee,là 1 trong 2 người sáng tạo ra mạng Internet,khi làm việc tại Tổ chức CERN(Centre Europeen de Recherche Nucléaire) ở Genève,Thụy Sĩ.
    Thứ 3,là chuyên gia ngân hàng và tài chính Mỹ George Soros(dòng dõi Hung Gia Lợi).Thứ 4 là Matt Groening(làm phim hoạt hình,châm biếm ở Mỹ),và thứ năm là Nelson Mandela.

    Người dòng dõi Việt nam duy nhất(được xếp hạng thứ 43) trong danh sách”100 thiên tài Thế giới”là ông Võ đình Tuấn,Viện trưởng Viện Vật Lý lượng tử Fitzpatrick của Đại học Duke,Bắc Caroline.

  2. Tudo.com says:

    Thấy cuộc đời gian khổ và đầy đạo hạnh của Người, ” Ở Nam Phi, người ta xem Mandela như một vị cha già của dân tộc. Nhưng vị cha già này khác hẳn một đấng cha già khác ở đâu đó vốn chỉ giỏi gây ra chiến tranh và áp bức ” mà tủi hổ. Tủi hổ hơn là sự bình phẩm,mỉa may, sỉ vã của Thiên Hạ Luận bên trên!
    Mấy đứa… Cháo Ngon quàng khăn Đỏ của “một đấng cha già khác ở đâu đó ” đâu hết rồi ? Sao không vào đây khoe tài giết người và chơi gái của Cha mình ?

    ” một đấng cha già khác ở đâu đó vốn chỉ giỏi gây ra chiến tranh và áp bức ” ai có biết ai là ai đâu?

    Vậy mà Vietnamese biết rành rọt. . . .him is whom.

    Phải công nhận Vietnamese quá. . .xì mát !

  3. DÂN ĐEN says:

    “Nelson Mandela, quyền lực của sự tha thứ ” : Bác và Đảng hãy sang sách dép cho ông Mandela đi . Người ta quyền khuynh thiên hạ như vậy còn tha thứ cho những kẻ dưới ngựa : kẻ bắt nhốt xử tù Mandela, nhất là mấy thằng quản giáo hành hạ ông trong tù – Còn ở Việt Nam ” Bác và đảng cho quân dân Miền Nam vào tù cải tạo hết để trả thù ! Đánh người ngã ngựa, trả thù rõ thật là đồ hèn, tiểu nhân, vô liêm xỉ không biết xấu hổ, ngày nay vì thấy hơi đô-la lại mở mồm xưng tụng ” khúc ruột thương yêu ngàn dặm ” , đúng là đồ cộng sản ” sớm đầu tối đánh ” ?

  4. Huong Nguyen says:

    Quyền lực của sự tha thức? Có tin vịt giải trí cuối tuần: nguồn tin không chính thức cho hay tuần qua 1 số nhân sĩ trí thức gần 72 người đã đến tư gia của ông Nguyễn Phú Trọng để chính thức cho ông hay họ và nhân dân Việt-Nam đã tha thứ cho ông và lãnh đạo đảng… Không biết họ thảo luận gì, nhưng khoãng nữa tiếng đồng hồ sau người ghi nhận 2 sự kiện:

    1. Một xe cứu thương đã khẩn cấp đưa ông Trọng vào bệnh viện
    2. Sau đó 1 biệt đội cảnh sát cơ động 113 đã bao vây tư dinh ông Trọng để bắt khẩn cấp hết số nhân sĩ này….

    Mãi đến 2 ngày sau Viện Kiểm Soát Tối Cao Nhân Dân mới cho hay đám nhân sĩ này đã chính thức bị khởi tố tội “Cố ý chọc cười lãnh đạo đảng … đến chết”.

    • DâM TiêN says:

      Thưa Hương Nguyễn :

      Mềnh chộp được tên Trọng LÚ, là mừng lắm zồi. Nó lú nhưng
      có nhiều thằng…bú nó khôn, ranh, lưu manh hơn nó.

      Thằng Trọng mà xuống…giường, thì mấy thằng Nghệ Tĩnh như
      Cù Vũ…ông Độ…nhảy lên, là lại mất thì giờ nữa a. Hay là mấy
      thằng rau muống chúng bò lên, như thằng Thảo thằng Nghị Hà
      Lội…thì cũng phiền hà ra.

      Vậy, xin cứ để cho thằng LÚ nó trị vì thêm chút xíu nữa, rồi
      vì LÚ, nó bỗng lên cơn mê, nó hô lớn : Đỏa đỏao Cộng Phỉ, dẹp
      búa liềm xuống để thành Phật… thì ô hô,ai tai cho Cộng phỉ a.
      LÚ mà không hô to, ắt có K.59 dí vô gáy của LÚ — yên chí đi..

      Giữa bầy Cộng phỉ với nhau, chúng nó còn có biết ai là bạn ai
      là thù, ai tiến ai lùi …nữa đâu… bạn và thù vây quanh lẫn nhau…

      Bù lại, DâM ký sẵn một cái check cho LÚ, gưởi sẵn tại nhà băng
      Thụy sĩ zồi…Thằng Trọng có là…Tiên được đâu mà… hà hà…

  5. Hòa says:

    Người ta nói bản chất chính trị của ông NELSON MANDELA gồm 3 tính chất chính trị lãnh đạo quốc gia nổi tiếng của Mỹ như là:
    - CHA GIÀ DÂN TỘC của Nam Phi giống như vị TT đầu tiên lập quốc George Washington của Mỹ
    - lãnh đạo cuộc chiến “chống kỳ thị chũng tộc” như TT Abraham Lincoln trong Civil War của Mỹ
    - và tranh đấu đòi hỏi quyền lợi cho dân da đen như nhân quyền, tự do, bình đẳng bằng hình thức bất bạo động của ông Martin Luther King ‘I Have a Dream” .

  6. Trong thế kỷ thứ 20, xã hội loài người có nhiều nhân vật nổi bật, ở đây chỉ xin kể hai người:
    – Đầu thế kỷ, Lê-nin ở nước Nga du nhập chủ nghĩa phân biệt, kỳ thị vào xã hội loài người bằng bạo lực: Phân biệt có đảng và không có đảng. Về sau Xít-ta-lin mở rộng hơn sự phân biệt đến độ kỳ thị: có tính đảng và không có tính đảng. Ngày nay ở Việt Nam, bất cứ ai không có tính đảng thì bị miệt thị là “suy thoái đạo đức”.
    – Cuối thế kỷ, ở Nam Phi, Ông Nelson Mandela đã cất đi được chủ nghĩa phân biệt da trắng, da màu một cách hòa bình. Toàn thể loài người (kể cả những người cộng sản) đều vinh danh ông Nelson Mandela là người đạo đức.
    – Người Việt Nam nên đi theo đường lối của ông nào ?

  7. Nhiều chính khách VN khuyên VC nên học hỏi Mandala. Những chính khách này còn non kém chính trị, nên khuyên VC nên tỏ lòng thương yêu với những người mà chúng cho là thù địch. VC luôn luôn mang đầu óc ấu trỉ, thích chơi trò trả thù cho hả dạ, ngay đồng chí từng vào sinh ra tử với chúng, chúng cũng không tha. Trường hợp bé Uyên, một tâm hồ còn non trẻ, xin đi học trở lại khi ra khỏi tù, thế mà bọn chúng cũng chơi trò trả thù đối với trẻ thơ vô tội, không chấp nhận và cứ khăng khăng đuổi học, muốn vùi dập tương lai cô nử sinh đang muốn kiến tạo một tương lai tươi sáng. Người ta ca tụng Lê Duẩn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, nhưng thực mà nói, những người này trí tuệ còn hạn hẹp, chưa biết đoán tương lai, vẫn sống trong vòng vây ý thức hệ.

    Nhìn bọn VC thù hận tướng Trần Độ, LS Cù Huy Hà Vũ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, thầy Nhất Hạnh, anh Trần Trường, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, là chúng ta thấy rõ và biết bao nhiêu nhà cách mạng lão thành khác chúntg đang thù hận. Nhìn qua một lãnh vực khác, như luật đất đai là chứng minh rõ ràng VC là tên tham lam vô độ, muốn ăn một mình mà không dám chia xẻ với người khác. VC đã tạo ra một bức tranh người Việt thờ ơ với người Việt. Trong trận bảo vừa rồi ở Phi Luật Tân, người Việt khắp năm châu ra sức góp công góp của để cứu trợ cho nạn nhân Phi, trong khi đó mỗi lần muốn cứu trợ cho nạn nhân bảo lụt ở VN thì người dân VN bỉu môi cười và cho đó là một chuyện làm vô bổ, mọi người trả lời việc ấy có nhà nước lo, mắc mớ gì chúng ta lo. Hình ảnh thầy Không Tánh đi cứu trợ nạn nhân bảo lụt, bị VC gây khó khăn, không ít thì nhiều ,những hình hảnh đó ghi khắc trong lòng người Việt xa xứ, Vì thế dù có những tổ chức thiện nguyện làm một cử chỉ cho người dân đang đói khổ tại VN cũng bị người ta nghi ngờ. Hôm qua trước siêu thị, có một tổ chức xin thực phẩm cho nước Phi bị bảo, tôi thấy mọi người hớn hở đem tới rất tập nập những món đồ cho nạn nhân khốn khó với niềm vui hoan hỷ, trong khi đó hể cứu trợ cho nạn nhân bảo lụt VN thì người ta nghĩ ngay tới bọn lợi ích, lợi dụng lòng thương của nhân loại để bỏ túi.

  8. T. says:

    … “Ở Nam Phi, người ta xem Mandela như một vị cha già của dân tộc. Nhưng vị cha già này khác hẳn một đấng cha già khác ở đâu đó vốn chỉ giỏi gây ra chiến tranh và áp bức, Mandela, ngược lại, mang lại hòa bình, tự do, bình đẳng và thịnh vượng cho đất nước ông.”
    Nelson Mandala được dân Nam Phi gọi là “cha già dân tộc” theo đúng nghĩa của nó còn Hồ Chí Minh, người tự phong cho mình là cha già dân tộc đúng là một kẻ hợm hĩnh !

    • Le Van 9 says:

      So sánh Mandela với thằng bác mình thì thật là tội nghiệp cho cả hai. Đồ thật so với đồ giả. Mandela học hành tử tế, hy sinh đời sống vợ đẹp con khôn đi tù vì lý tưởng, nói đánh là đánh, hoà là hoà, trọng lời hứa, làm tổng thống một nhiệm kỳ rồi nghỉ… Mandela là viên kim cương Phi Châu, còn thằng bác mình Trần Dân Tiên aka. Hồ Bất Quần chỉ là a piece of sh*t!

  9. nguenha says:

    Hơn nửa thế kỷ trước.Mục Sư Martin Luther King đả nói ” Love is the only force capable of transforming an enemy into a friend”( Tình yêu là sức mạnh duy nhất có thể biến kẻ thù thành người bạn).Không bao lâu sau đó,nước Mỹ đả chấm dứt kỳ thị màu da.Mọi người khác chủng tộc, đoàn kết để đưa nước Mỹ tiến xa về tương lai.Mandela đả dùng sức mạnh của sự Tha-thứ (power of forgiveness),để đoàn kết Dân-tôc,đưa Nam Phi trở thành Quốc gia phú cường. Luther-King và Mandela đều là Da đen.Không nói cũng biết họ đứng về
    giai cấp của người bị trị. Nhưng khi giành được Thắng lợi rồi,họ trang trải Hạnh-phúc đến muôn dân!!
    HCM cũng kêu gọi toàn dân Đoàn kế-đoàn-kết-Đại đoàn-kết !! HCM cũng nhân danh “những người cùng khổ”,kêu gọi tranh đấu chống thực dân-phong kiến! Nhưng khi thắng lợi rồi,HCM cùng Đảng của Ông ta
    hưởng cả,còn Dân chỉ có “cái tơi rách”! Lộ liểu hơn,lại đổi tên Đảng lao Động thành DCS! Thò cái đuôi (chồn-cáo)!. Mandela được dân Nam phi gọi là cha-già Dân tộc! HCM cũng được Đảng nom-mê (nominate) là” cha-già Dân tộc”.Thế nhưng , “đồ nội” xách dép” đồ-ngoại”cũng không xúng!!

Leave a Reply to DâM TiêN