WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối tuần với hải quân Việt Nam Cộng Hòa

haiquan-vnch-SinhVienSiQuanHaiQuanNhaTrang-1Dẫn giải

Thứ bẩy cuối tháng 11 và chủ nhật 1 tháng 12-2013 là 2 ngày hải quân VNCH về San Jose họp mặt để tham dự vào việc hoàn tất bộ phim: “Chuyến hải hành cuối cùng”. Đây là chuyện ra khơi 38 năm xưa kể lại bằng phim ảnh. Chương trình do Dân Sinh Media và hội hải quân Bạch Đằng phối hợp. Chúng tôi tham dự cả 2 ngày và xin kể lại mối duyên tao ngộ với hải quân từ 38 năm xưa cho đến ngày nay. Trước hết xin góp ý về phần tổ chức và thành phần tham dự. Rất đáng ca ngợi về sự vận động và tham dự đông đảo của các thành viên từ bốn phương về Bắc Cali giữa mùa lễ Tạ ơn, di chuyển hết sức tốn kém. Thêm vào đó không vị tướng lãnh nào tham dự vì đa số tuổi già sức yếu, ngoại trừ đô đốc Trần văn Chơn cư ngụ ngay tại San Jose. Điều này ghi nhận rằng yếu thời gian ảnh hưởng hết sức quan trọng. Dần dần trong tương lai, sẽ chỉ còn các sỹ quan và chiến binh trẻ tuổi ở lớp tuổi 70 họp mặt ghi dấu 40 năm và 50 năm đất khách quê người. Vì vậy về được với nhau bây giờ là điều quý giá hơn tất cả mọi hình thức trình bầy dù nghi lễ nghiêm trang, diễn văn dài dòng hay văn nghệ hấp dẫn. Trong tình nghĩa bao dung và tấm lòng rộng mở, tôi xin kể lại các tin tức và mối liên hệ với hải quân trong dịp trùng dương hội ngộ.

Chuyện làm phim                                                                     

Chiều thứ bẩy ban tổ chức HQ Bạch Đằng và Dân Sinh Media đã mời quan khách duyệt qua bản thảo của phim lịch sử Chuyến Hải Hành Cuối Cùng. Quý vị đã đóng góp thêm các ý kiến và tin tức hết sức quý giá. Qua ngày chủ nhật quan khách lại tiếp tục tham dự vào côngviệc làm phim dù là khán giả giữa hội trường hay các nhân vật trên sân khấu. Tất cả đều là nhân chứng cho việc ghi lại lịch sử của 1 lần hạm đội ra khơi. Trong việc làm phin ông Phạm Phú Nam đã sưu tầm rất nhiều nguồn tư liệu, và không quên các nguồn tin từ các tác giả như đại tá Đỗ Kiểm viết bằng Anh ngữ, nữ tác giả Điệp Mỹ Linh viết bằng Việt ngữ, nhà văn Phan Lạc Tiếp và rất nhiều tác giả đóng góp trong hải sử. Tất cả quý vị tác giả đều có mặt hôm nay. Đó là về phần tài liệu, và tài liệu sẽ còn tiếp tục ghi nhận thêm.  Ngày thứ bẩy riêng tôi có dịp đóng góp ý kiến là cuốn phim sẽ là một một di sản dành cho thế hệ tương lai. Một sản phẩm của Viện Bảo tàng Việt Nam. Trên mặt đất chúng ta có phim về trận phòng thủ Bình Long, An Lộc. Có phim về trận phản công Quảng trị. Bây giờ phải có một tác phẩm trên đại dương nói lên ý nghĩa của hải quân Việt Nam trong những giờ phút sau cùng của cuộc chiến. Tinh thần kỷ luật, tình nhân đạo đồng hương, khả năng kỹ thuật. Cuốn phim phải nói lên những hoàn cảnh của những người có phương tiện , nhưng không đi. Lý do: Gia đình. Những người liều chết ra đi. Vì tự do. Những người ra đi rồi lại trở về, vì tình yêu vợ con. Khi trở về, ân hận vì tù đầy nhưng chứng tỏ là quyết định dù nhầm lẫn vẫn chứng minh vì tình nghĩa gia đình. Trong chút duyên văn tự, chúng tôi hết sức vui mừng nhìn thấy sự hiện diện của những cây bút viết về những ngày sau cùng của hải quân. Cả 3 vị đều có cơ hội lên tiếng  trong buổi luận bàn cũng như thu hình phỏng vấn cho cuốn phim. Tác giả Điệp Mỹ Linh bổ túc về thành phần tổ chức hải quân và khen ngợi phần nhạc đệm. Thiếu tá Phan Lạc Tiếp lưu úy về thành quả của  chiến hạm ông phục vụ và hoạt động tích cực của tướng Hoàng cơ Minh trong chuyến hải hành cuối cùng. Đại tá Đỗ Kiểm, nguyên tham mưu phó hành quân, người trực tiếp liên lạc với hải quân Hoa Kỳ đã có nhiều bình luận đặc biệt. Ông giải thích về vai trò của nhân vật trung gian giữa hai bên và ông ca ngợi tinh thần kỷ luật của đoàn viên và thủy thủ. Tinh thần này được xây dựng giữa sĩ quan và binh sĩ, giữa hạm trưởng và nhân viên. Đó chính là yếu tố thành công của chuyến hải hành.

Mối liên hệ                                                                                      

Chiều chủ nhật, tôi có dịp lên sân khấu với tư cách là người cảm ơn hải quân và cũng là nhân chứng của chuyến ra khơi. Tháng 3-1975 tôi là phó trưởng đoàn bộ tham mưu tiền phương của Bộ tổng tham mưu ra Cam Ranh yểm trợ cho việc rút quân của QĐ I và QĐ II. Chúng tôi lập cơ sở tại bộ chỉ huy 5 tiếp vận. Nhưng chỉ được 3 ngày thì công tác hoàn toàn thất bại. Tiếp theo cao nguyên và miền Trung, mặt trận duyên hải tan rã. Cá nhân tôi di tản từ bán đảo vào căn cứ hải quân. Tại đây gặp đề đốc Hoàng Cơ Minh. Lúc đó toàn thể bộ tư lệnh tiền phương của tổng tham mưu chỉ còn tôi với môt số sĩ quan. Thiếu tướng Nguyễn xuân Trang là trưởng đoàn đã bay vào Phan Rang. Đề đốc Minh nói rằng, các chiến hạm còn ngoài biển. Anh muốn đi chiếc nào thì đi. Tôi xuống 1 chiến hạm mà không còn nhớ tên con tàu. Chỉ nhớ rằng khi tàu vào bến Phú Quốc, cô con gái của vị tư lệnh hải quân đầu tiên là đại tá Lê Quang Mỹ, lúc đó cô là thiếu úy cán sự xã hội hải quân. Cô đã té ở cầu tàu và chết.

Hải quân ghi nhận rằng đã chuyên chở cả ngàn người di tản từ miền Trung về miền Nam vào cái tháng 4 đau thương đó. Trong đó có tôi . Tôi xin gửi lời cảm ơn  muộn màng 38 năm sau đến ông hạm trưởng con tàu đã chở tôi chạy từ Cam Ranh về đến Phú Quốc. Khi tôi nói chuyện này thì dưới khán giả có người giơ 5 ngón tay nói đến HQ 5 của thiếu tá Lập. Sau này tôi mới biết. Cảm ơn ông Lập. Còn ghi thêm là ông Ngọc Bùi, người tình nguyện phụ trách chương trình nuôi ăn Homeless San Jose 20 năm qua cũng hoan hô hải quân đã đưa gia đình ông đi vào 30 tháng tư -1975.

Nhân chứng                                                                    

Chuyện thứ hai là trong khi hải quân chuẩn bị ra khơi vào ngày 29/4/75 thì đơn vị tiếp vận của chúng tôi cũng có tàu. Đoàn tàu cận duyên của lục quân di chuyển từ Đà Nẵng về đậu ở bến Khánh Hội. Chúng tôi cũng chuẩn bị và vào đêm 29 sáng 30 tháng 4 đứng trên buồng lái của giang đoàn tôi có dịp thấy các chiến hạm từ bến Bạch Đằng ra đi. Sau khi hải quân ra biển thì tàu quân vận của chúng tôi cũng đi theo. Và chúng tôi cũng vớt đồng bào lên đầy tàu. Con số trên 30 ngàn đồng bào được hải quân vớt, xin cho tôi được ghi công muộn màng là cũng có cả ngàn người lên đoàn tàu quân vận mà sau cùng đã qua Mỹ.

Hạm đội của hải quân VNCH ra khơi đến Subic Bay khá đầy đủ chỉ có riêng vài chiếc bị thương nặng nên phải đánh chìm dưới biển.

Phần chúng tôi, tàu quân vận cận duyên không đủ sức đi xa ra biển lớn, sau khi chuyển qua tàu viễn dương của Hoa Kỳ, tất cả đều bị đánh chìm hay thả trôi dù chẳng hề thương tích. Chỉ vì sức yếu mà phải chết thôi.

Giấy tờ chứng minh

Trong đợi di tản 1975 Hoa Kỳ tổng kết tiếp nhận 130 ngàn người, nhưng trên giấy tờ của tổng thống Ford, nước Mỹ trước đó dự trù chỉ nhận tối đa 50 ngàn người. Điều kiện chấp nhận cho di tản bằng phi cơ là phải có liên hệ gia đình với người Mỹ. Có khế ước làm việc với chính phủ Mỹ, nhân viên tình báo và các giới chức cao cấp trong chính quyền mà sự ở lại sẽ nguy đến tính mạng. Như vậy, phần lớn quân nhân kể cả các sĩ quan và dân chúng đều không đủ điều kiện.  Năm 1954 có 1 gia đình chài lưới di cư từ Đồ Sơn vào Phan Thiết. Tháng 3- 75 chạy từ Phan Thiết vào Phước Tỉnh. Tháng tư chạy ra biển.

Khi gia đình này gồm 38 người đến Springfield, Illinois báo chí TV phỏng vấn. Tôi là thông dịch viên. Báo Mỹ hỏi ông già trưởng tộc là không phải là gia đình có đủ điều kiện để bốc đi Mỹ. Ông không nằm trong danh sách của tổng thống Ford làm sao ông lại đi được. Ông già nói là tôi cũng có giấy cho đi nhưng ở ngoài biển khi leo lên tàu hải quân Việt Nam không ai hỏi giấy.

Báo chí hỏi rằng thế giấy tờ ông còn giữ đó không. Ông cụ móc bóp đưa giấy cho thông dịch viên. Tôi cầm tờ giấy thấy có những vạch kẻ vuông và chữ viết lăng nhăng. Phía trên có hàng chữ Lá Số Tử Vi của họ Bất. Thưa quý vị, chữ nghĩa tôi có bao nhiêu mà giải thích cho báo chí Hoa Kỳ biết rằng gia đình này đi được không phải là do điều kiện của ông Ford. Đi được là do số tử vi ấn định bởi các vì sao. Giấy do ông Trời cấp. Mỹ dự trù chỉ nhận có 50 ngàn người di tản. Xem ra đã có cả hàng chục ngàn người đi theo số tử vi, trong đó đa số là do tàu hải quân Việt Nam vớt.

38 năm trước chúng ta đã sống trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Ai cũng muốn chạy trốn cộng sản. Một lần nữa tôi lại nhắc lại câu chuyện hôm thứ bẩy. Nhân dịp viết về chuyến hải hành của Hải quân. Nhưng người đi được đã quyết định ở lại. Đô đốc Chơn ở lại vì thân phụ đã già. Con trai ông là hạm trưởng cũng ở lại cũng vì thân phụ. Cả cha con đều vào tù. Và biết bao người tìm cách ra đi. Có người đi được lại tìm đường trở về. Tại sao lại ra đi. Tại sao lại ở lại. Tại sao ra đi rồi còn trở về. Đi là tìm tự do. Ở lại vì nghĩ đến gia đình. Đã đi rồi lại tìm cách trở về. Vì tình yêu. Tình yêu vợ con. Nhưng trở về nào đâu có đoàn tụ được với gia đình. Khi vào tù dù ân hận nhưng đã chứng tỏ được tình yêu. Có các thủy thủ, sĩ quan và cả hạm trưởng quay về rồi vào tù chín, mười năm. Dù đau thương nhưng đã chứng tỏ được tình yêu. Vì yêu em nên anh vất vả.

Sau cùng, chúng ta đều có mặt ở đây. Đã 38 năm qua, chúng ta cùng nhau trả lời câu hỏi đi để làm gì. Khi ra đi đã ở tuổi trung niên. Đã trải qua nửa đời người. Lúc đó có nhà thơ tự hỏi rằng. Ta biết làm gì cho hết nửa đời sau. Bây giờ nửa đời sau cũng đã hết rồi.  Vậy ta đã làm được những gì?

Thưa quý vị cuốn phim Chuyến hải hành cuối cùng với toàn thể quý vị hải quân tham dự tại San Jose vào năm 2013 sẽ là 1 thông điệp cho tương lai. Cho con cháu thế hệ mai sau cần biết là ông cha ngày xưa đã ra đi như thế nào. Nước mất nhà tan nhưng hải quân Việt Nam đã ra đi có trật tự, đã trả nợ những con tàu cho nước Mỹ, không để lọt vào tay địch. Và giữa trùng dương bao la, 32 chiến hạm đã hạ cờ vàng trong nước mắt.

Cuốn phim như thế sẽ có hình ảnh của quý vị tham dự, và quý vị sẽ đón chờ, quảng bá cho toàn thể bà con trên toàn thế giới. Trên đất liền đã có Bình Long Anh Dũng, đã có Kontum Kiêu Hùng, đã có Trị Thiên Vùng Dậy thì ngoài biển cả phải có Chuyến Hải Hành Cuối Cùng của hải quân VNCH.

© Giao Chỉ, San Jose

© Đàn Chim Việt

***********************                                                     

Chi phiếu $20 đặt mua gửi cho Dân Sinh Media: 1445 Koll Circle #113 San Jose CA 95112.

 

 

22 Phản hồi cho “Cuối tuần với hải quân Việt Nam Cộng Hòa”

  1. Trần Ngọc says:

    Ngày nhân quyền thế giới 10-12 năm nay đã đến cùng với hai biến cố được dư luận thế giới chú ý nhất: tang lễ của Nelson Mandela và những cuộc xuống đường biểu tình rầm rộ tại Ukraine. Cả hai biến cố rất xa nhau này tuy vậy đều có cùng một ý nghĩa đáng để người Việt Nam suy nghĩ.
    Mandela đã là người đoàn kết cả thế giới trong một tình cảm thương nhớ khi ông qua đời. Mọi nước và mọi người đều kính mến ông. Trong lịch sử thế giới ít có nhân vật nào được trân trọng như thế. Dầu vậy Mandela không phải là một người thánh thiện. Ông đã là người đứng đầu khuynh hướng bạo động trong liên minh Đại Hội Quốc Dân Châu Phi (ANC) cho đến khi bị bắt và bị xử án tù chung thân về tội khủng bố. Ông lên cầm quyền không phải vì đã đấu tranh thắng lợi mà vì một sự chuyển hướng của chính quyền da trắng. Trở thành tổng thống và được giải Nobel về hòa bình ông cũng không có một đời sống gia đình mẫu mực. Dầu vậy Mandela đã là người được thế giới tôn vinh nhất trong hơn hai thập niên qua. Lý do là vì ông đã đủ sáng suốt để nhìn ra sai lầm của mình và, quan trọng hơn, đã có đủ dũng cảm để đổi hướng một cách quả quyết. Cho tới cuối thập niên 1980 liên minh ANC chủ yếu là một liên minh cộng sản, cụ thể là trong đại hội 1985 quá phân nửa ban chấp hành trung ương là những người cộng sản. Mandela đã lấy quyết định đoạn tuyệt với bạo lực và chủ nghĩa Mác-Lênin bất chấp mọi trở ngại vì tin rằng đó là chọn lựa đúng. Ông đã cứu được cả dân tộc ông lẫn những đồng minh cộng sản của ông. Nhìn ra sai lầm của mình và thay đổi là một sự cao cả.
    Ukraine là chứng minh hùng hồn của sự độc hại của chủ nghĩa Mac-Lênin và cho chúng ta một bài học khác. Nước Nga đã hình thành tại đây, Kiev là thủ đô đầu tiên của Nga. Chủ nghĩa Mác-Lênin
    cuối cùng đã đưa đến hậu quả là Ukraine tách khỏi Nga để thành một quốc gia riêng sau khi chế độ Xô Viết sụp đổ vì những vết thương không thể hàn gắn. Mất Ukraine đối với Nga cũng như Việt Nam mất châu thổ sông Hồng. Nhưng thảm kịch của Nga và Ukraine không phải chỉ có thế. Sự tàn phá của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khiến cả hai nuớc này không thể gượng dậy được sau khi đã tách rời. Tại Nga chế độ Mác-Lênin đã nhường chỗ cho một chế độ mafia. Tại Ukraine nó đã để lại một khoảng trống chính trị bi đát với sự vắng mặt gần như hoàn toàn của những trí thức chính trị, họ đã bị chế độ cộng sản xoá bỏ. Ukraine đã có dân chủ sau cuộc Cách Mạng Mầu Cam năm 2004, nhưng sau đó đã không quản lý nổi dân chủ vì không có văn hóa chính trị. Tổng thống Viktor Yushchenko và thủ tướng Yulia Tymoshenko đánh phá lẫn nhau thay vì hợp tác với nhau. Chính quyền thất bại và tan nát, đất nước điêu đứng, để rồi dư đảng cộng sản đội lốt dân chủ, đứng đầu là Viktor Yanukovych, với tiền án trộm cắp, trở lại cầm quyền. Người Ukraine lại phải xuống đường đấu tranh một lần nữa khi Yanukovych công khai quay mặt với Châu Âu dân chủ để liên kết với Nga. Họ sẽ thắng, nhưng tương lai Ukraine vẫn còn là một dấu hỏi. Ukraine vẫn chưa gượng dậy được sau những thương tích quá lớn.
    Cả hai biến cố đều chứng tỏ một điều: sự đào thải của chủ nghĩa độc hại Mác-Lênin đã đến giai đoạn chót, ngoan cố duy trì nó là một sự dại dột trước khi là một tội phản quốc. Một báo động khác từ Ukraine là Việt Nam cần khẩn cấp một đội ngũ trí thức dân chủ nếu trong tương lai không muốn
    lặp lại một thảm kịch tương tự.

    Ban biên tập Tổ Quốc.

Phản hồi