WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘VN nên thừa nhận xã hội dân sự’

xhds

Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói nên thừa nhận xã hội dân sự và coi đó là sản phẩm của sự phát triển dân chủ.

Bình luận của ông được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai với nội dung chính là bàn thảo về cải cách thể chế trong khuôn khổ một diễn đàn về kinh tế tại Hạ Long.

Đã tới lúc dân VN giành quyền giám sát?

“Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.

Ông Tuyển, người được biết đến nhiều với vai trò nhà đàm phán chính của Việt Nam khi gia nhập WTO, được Thời báo Kinh tế Việt Nam (Bấm Vneconomy) trích dẫn nhắc lại thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đó “ông Dũng cũng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người”.

“Mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự”, ông Tuyển nói trong bài phát biểu được mô tả là ngắn gọn nhưng nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng.

“Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”, ông Tuyển nói thêm.

Theo VnEconomy, một số ý kiến cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của ông Trương Đình Tuyển tuy cũng có ý kiến cho rằng, một xã hội kém phát triển như Việt Nam thì sự tham gia của xã hội dân sự vào cải cách thể chế là chưa thực sự phù hợp.

‘Tránh hiểu lầm’

Trong bài viết Bấm ‘VN cần cộng đồng dân sự’, luật sư Lê Công Định cho rằng việc “chuyển ngữ cụm từ ‘civil society’ thành ‘xã hội dân sự’ vừa không chính xác, vừa khiến chính quyền hiện tại phải lo ngại và đề phòng không cần thiết” và “để tránh hiểu lầm và lo ngại, không nên gọi là tổ chức xã hội dân sự, mà chỉ giản dị là tổ chức hay hội đoàn dân sự.

“Khi bầu không khí chính trị-xã hội dần thông thoáng, các nhóm dân sự nhỏ hình thành để bảo vệ lợi ích chung và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong những vấn đề mà họ không được chính quyền giúp đỡ.

“Các hội dân sự như vậy không đối trọng với quyền lực nhà nước, do vậy không nên sử dụng hoặc nhìn chúng như những công cụ đối kháng với nhà nước.

“Ngược lại, chúng chính là những ‘van’ xả áp lực, giúp xoa dịu sự bất bình của người dân đối với nhà nước và chế độ”, luật sư Lê Công Định, người đang bị quản chế sau khi ra tù, nhận định.

Xã hội Dân sự

Xã hội dân sự là một mạng lưới các nhóm, cộng đồng và quan hệ kết nối nằm giữa một bên là cá nhân và một bên là Nhà nước hiện đại.

Sau khi đã phát triển qua nhiều giai đoạn và có nhiều lý thuyết diễn giải, nay, xã hội dân sự được cho là “trở thành mục trung tâm của cuộc tranh luận chính trị ở Phương Tây”.

Cuộc thảo luận về xã hội dân sự “được cho là có tính chất giúp dự báo và tìm giải pháp cho một loạt căn bệnh xã hội Phương Tây hiện đại, từ tính cá nhân ích kỷ quá mức, nạn tội phạm gia tăng, làn sóng tiêu dùng và sự suy thoái của cộng đồng”.
Nguồn: Báck khoa toàn thư Anh Britanica

Trả lời Bấm phỏng vấn với BBC, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia và nhà Việt Nam học từ Đại học Maine Hoa Kỳ, mô tả điều ông gọi là “Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đang rất quan ngại các phong trào vận động cải cách xã hội ôn hòa, mà đặc biệt là phong trào của các tổ chức dân sự”.

Giáo sư Long cho rằng việc có thực tế này là “vì chính quyền sợ rằng thiết chế chính trị – xã hội này sẽ ‘tranh giành quần chúng’ và ‘ảnh hưởng’ của Đảng”.

“Để chuẩn bị cho quá trình thay đổi thì ngay bây giờ phải bắt đầu nuôi dưỡng một xã hội dân sự, qua đó các thành phần trong xã hội có thời gian và điều kiện tranh đấu và bảo vệ quyền lợi của họ vì lợi ích chung của dân tộc và đất nước”, Giáo sư Long nói.

Trong khi đó nhà báo tự do Phạm Chí Dũng từ Tp HCM trong bài viết Bấm ‘Thách thức của xã hội dân sự VN’ bình luận rằng “Thực ra, những tiền lệ trứng nước về hội nhóm dân sự độc lập đã hình thành từ năm 2009 với sự ra đời của trang mạng Bauxite Vietnam”.

Theo ông Dũng, người đang bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh, thì đến năm 2013, nhóm Kiến nghị 72 là một bước chuyển tiếp chưa từng thấy về những đề nghị cải cách Hiến pháp và chế độ một đảng – hiện tượng có thể so sánh với phong trào Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc năm 1977 và phong trào dân chủ đối lập của Viện sĩ Sakharov ở Liên Xô vào năm 1986.

Tuy thế, trên thế giới hiện có nhiều cách giải thích ‘xã hội dân sự’.

Theo Bách khoa Toàn thư Anh, Britannica, thì “xã hội dân sự là một mạng lưới các nhóm, cộng đồng và quan hệ kết nối nằm giữa một bên là cá nhân và một bên là Nhà nước hiện đại…giúp chữa trị các căn bệnh xã hội từ tính cá nhân ích kỷ, nạn tội phạm, làn sóng tiêu dùng và sự suy thoái của cộng đồng”.

Nguồn: BBC

4 Phản hồi cho “‘VN nên thừa nhận xã hội dân sự’”

  1. Nguyễn Thế Viên says:

    Nói chuyện XHDS với CSVN thì thà nói chuyện “với đầu gối” còn có lý hơn.
    Nếu có XHDS thì làm gì còn chế độ CS? Đôi khi vì nhu, CSVN có thể giả bộ nói lung tung về XHDC để loè bịp mà thôi!
    Nguyễn Thế Viên

  2. Hình như thành tục lệ, VN mình thường có những câu nói bất hủ nhưng không dám hành động vì sợ sệt, như thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố ” ngày 30 tháng tư có một triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn” dù nặng lòng với đất nước, nhưng ông Kiệt cũng không làm gì được, cúi cùng chết trong tủi nhục, đất nước VN đân oan càng ngày càng bị mất đất, bị hành hạ, nay đến lượt người giàu như tiệm vàng Hoàng Mai đang nằm trong tầm nhắm của bọn cướp công an VC, mà đứng đầu ngành tham nhũng này là ông đại tướng đại tham nhũng. Những người giỏi như tướng Giáp cũng bị đảng cướp cho đội quần đàn bà, nhưng đảng ta vẫn ca tụng bài ca kéo pháo, cho đó là ca khúc hào hùng của dân tộc. Trái lạ tại Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình vừa nói vừa làm, thẳng tay với bọn tôn thờ chủ nghĩa Mao, nhờ thế Trung Hoa ngày nay mới có sức mạnh, làm bọn VC sợ hải, quỳ lạy tha tội chết vì ptội phản.

    Nói thì dễ mà làm thì khó, Trung Hoa dám đem bọn đầu sỏ công an tay chân Khang ra đấu tố vì tội tham nhũng, nhưng VC có dám đem Trần Đại Quang ra tố cáo không?Quan Liêu là căn bệnh trầm kha của VC, nên khuyến khích cho bọn chúng tiếp tục cơn bệnh ấy, nhờ đó, sự thay đổi sẽ có ngày bùng dậy. Người giàu cũng như người nghèo phải liên minh với nhau, vì bọn công an hết thời cướp của nguời nghèo, chúng đang thay đổi chiến lược, ăn cướp người giàu, vụ tiệm vàng Hoàng Mai là một bằng chứng. Nhớ rằng làm ăn ở VN là nghĩ ngắn hạn, nếu chơi trò dài hạn sẽ có ngày bị bẩy như tiệm vàng Hoàng Mai.

  3. THƯỢNG NGÀN says:

    XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ

    Xã hội dân sự thực chất là xã hội toàn dân, xã hội của mọi công dân. Nói cách khác, xã hội đúng nghĩa cơ bản và đầu tiên nhất chính là xã hội dân sự. Xã hội dân sự là xã hội nói chung, mỗi công dân, mỗi con người hay cá nhân trong xã hội đó đều là đơn vị khách quan, tất yếu, tự nhiên của xã hội đó.
    Nhà nước là bộ khung sườn nào đó được thiết lập lên chính trên nền của xã hội dân sự. Ý nghĩa của nhà nước chính là để trông coi, để giám sát xã hội dân sự. Như thế nhà nước dân chủ và lợi ích chung thực chất thì không mâu thuẫn mà còn hỗ trợ và gắn chặt với xã hội dân sự. Chỉ có những loại nhà nước vì lợi ích riêng, nhà nước độc đoán mới tách biệt, đi ngược lại, chế ngự ngang trái hay khống chế phản tự nhiên xã hội dân sự.
    Có nghĩa hoạt động của xã hội dân sự khách quan là hoạt động phi nhà nước, nhưng nằm trong khuôn khổ luật pháp của nhà nước, không đi ngược với luật pháp này nhưng cũng không phải bị nô lệ, lệ thuộc, bị chi phối tùy tiện, chủ quan hoặc quá đáng bởi luật pháp này.
    Nói cách khác, luật pháp của nhà nước mà phù hợp theo các nguyên lý và nền tảng của xã hội dân sự, đó là luật pháp khách quan, tự do dân chủ đúng nghĩa. Trái lại luật pháp chỉ nhằm o ép, bóp ngặt xã hội dân sự là luật pháp đi ngược lại, tách rời, phản động lại ý nghĩa cao nhất và tự nhiên nhất của xã hội dân sự.
    Nói khác đi, nhà nước dân chủ tự do đúng nghĩa cũng chỉ là một bộ phận, một thành phần của xã hội dân sự đúng nghĩa tốt đẹp. Trái lại nhà nước phi tự do phi dân chủ thì thôn tính xã hội dân sự vào chính nó, bắt xã hội dân sự làm con tin của nó, biến xã hội dân sự trở nền thành phần khống chế của nó, trở nên tôi đòi của nó, tức nó vô hiệu hóa hay xõa bỏ mọi mặt ý nghĩa và giá trị của xã hội dân sự thật sự.
    Sau cùng phải nói mọi thành phần của xã hội nhà nước cũng là những thành phần của xã hội dân sự. Nên nếu những thành phần này đều có tinh thần độc lập, tự do, dân chủ, ý thức xã hội lành mạnh và đúng nghĩa, nó chính là gạch nối tự nhiên giữa nhà nước hữu ích và xã hội dân sự lành mạnh.
    Trái lại nếu những thành phần hay thành viên của nhà nước đều mang tính cách ngược lại, tức mang đầu óc thiếu tự chủ, đầu óc độc tài độc đoán, đầu óc phi tính thần xã hội đúng nghĩa, đầu óc riêng tư và lệ thuộc vào những cái gì đó giả tạo, nói chung là mọi đầu óc không có ý thức, tình thần tự chủ thật sự lành mạnh, sáng suốt, sáng tỏ nào đó, nó không còn là gạch nối nữa, nó trở thành công cụ thuần túy của nhà nước sai trái tức đi ngược xã hội dân sự chính đáng, khách quan hay tự nhiên nhất.
    Vậy tóm lại, xã hội dân sự lành mạnh, hiệu quả, luôn luôn đi đôi với nhà nước tự do dân chủ đúng nghĩa và hiệu quả. Nếu không là hoàn toàn ngược lại. Hoặc là xã hội dân sự suy thoái. Hoặc là nhà nước suy thoái và phản lại xã hội dân sự.
    Chính các công dân viên chức của nhà nước, hay nói chung chỉ có những người lãnh đạo đúng nghĩa, đúng thực chất trong nhà nước dân chủ mới là những gạch nối, những khớp kết, những yếu tố thông thương giữa nhà nước dân chủ và xã hội dân sự đúng nghĩa. Nói tóm, ý nghĩa của xã hội dân sự chỉ là ý nghĩa nền tảng, ý nghĩa môi trường, ý nghĩa mục đích. Trong khi đó ý nghĩa của nhà nước thực sự chỉ là ý nghĩa phương tiện, ý nghĩa công cụ phục vụ, ý nghĩa trung gian. Chính sự khác nhau giữa nhà nước dân chủ và nhà nươc độc tài là ở chỗ này. Nhà nước dân chủ đúng nghĩa luôn coi xã hội dân sự tốt đẹp là mục tiêu, là ý thướng, là đích điểm của mình. Trái lại nhà nước chuyên chế, độc đoán thì hoàn toàn ngược lại. Chỉ coi mình là chủ yếu, thậm chí là mục đích tối hậu, còn coi xã
    hội dân sự chỉ là công cụ phục vụ, là phương tiện bao quát nhất cho những lợi ích, riêng tư và chủ quan nào đó của mình.

    ĐẠI NGÀN
    (30/4/14)

  4. Vụ Dương chí Dũng,
    Các luật sư nghi ngờ tài liệu phát sinh từ Nga.
    Có phải đó là tài liệu do “thế lực nào đó” chỉ đạo không?
    http://chemgiocatuan.blogspot.com/2014/04/vu-duong-chi-dung-luat-su-nghi-ngo-tinh.html

Leave a Reply to THƯỢNG NGÀN