Hội nghị 2 và phương án nhân sự cấp cao
Hội nghị 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc hôm Chủ nhật 10/07 sau một tuần họp với phương án nhân sự cao cấp để trình kỳ họp Quốc hội sắp tới.
Trong bài phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan Nhà nước, BCH Trung ương đã xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép và đã đạt được sự nhất trí cao”.
Theo ông Trọng, “việc lựa chọn này được thực hiện trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về cơ cấu tổ chức bộ máy của QH, Chính phủ, các cơ quan tư pháp nhiệm kỳ XIII; kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, kết hợp tính kế thừa và phát triển”.
Các nhà quan sát gần đây đã đề cập đến điều mà họ gọi là “thiếu vắng người làm lãnh đạo” trong cơ chế Đảng Cộng sản bị ràng buộc bởi nhiều luật lệ, trong có cả các luật lệ bất thành văn.
Ngoài ra, ông Trọng cũng phải nói đến nhu cầu từ nhiều giới trong và ngoài nước nêu ra, liên quan đến cải tổ Hiến pháp 1992.
Thế nhưng vấn đề này sẽ chỉ được bàn đến dần dần và ngôn ngữ của các văn kiện, thông báo của Đảng dịp này nói đến nhu cầu “bổ sung”, “sửa đổi” chứ né tránh hoàn toàn cải tổ chính trị toàn diện.
Quốc hội Việt Nam khóa XIII sẽ bắt đầu họp phiên đầu tiên ngày 21/07 và trong thời gian 23/07- 27/07 sẽ bỏ phiếu bầu lãnh đạo Nhà nước.
Một số nhân sự mới
Vũ Văn Ninh: Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh: Bộ trưởng Ngoại giao
Trần Đại Quang: Bộ trưởng Công an
Nguyễn Thị Kim Tiến: Bộ trưởng Y tế
Nguyễn Văn Bình: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Lãnh đạo Chính phủ sẽ được bầu vào ngày 02/08.
Một chi tiết đáng chú ý mà chuyên gia có uy tín về Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer từ Australia, đề cập tới với BBC là đang có các chỉ dấu cho thấy nội bộ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam “đang chia rẽ sâu sắc về vấn đề quan hệ với Trung Quốc”.
Dàn nhân sự lãnh đạo các bộ ngành trong chính phủ và tại Quốc hội hiện đang là chủ đề bàn tán trong nhiều diễn đàn mạng.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang cho rằng TBT Nguyễn Phú Trọng “khó có bản lĩnh để đương đầu với thực tiễn đang đầy cam go” của tình hình hiện nay.
Lãnh đạo chính phủ
Tuy không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì, nhưng giới thạo tin gần như đồng thuận về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tại vị.
Theo Giáo sư Thayer, các sự cân nhắc trong “phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép” có nghĩa Hội nghị Trung ương 2 đã đưa ra các quyết định có tính “an toàn”, khi nhiều nhân vật được chọn đã có “quá trình” tiến tới các vị trí được bổ nhiệm.
Một nguồn tin trong Đảng cho hãng Dow Jones biết hội nghị lần này đã thống nhất chọn ông Nguyễn Văn Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào chức Thống đốc, thay cho ông Nguyễn Văn Giàu nay nhận vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội.
TBT Nguyễn Phú Trọng (phải) bị phê phán là ‘khó có bản lĩnh để đương đầu với thực tiễn đang đầy cam go’
Ông Bình mới vào Trung ương Đảng tại Đại hội XI hồi tháng Một.
Hãng Dow Jones cũng nói nguồn tin của họ cho hay Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh được thăng chức Phó Thủ tướng.
Theo dự đoán của hãng này, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, sẽ nhận chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao.
Cũng giống như Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nhiều năm nay là nhân vật không có chân trong Bộ Chính trị Đảng CS.
Một số bộ trưởng mới khác, cũng là “lựa chọn an toàn” bao gồm bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ Thứ trưởng nay lên Bộ trưởng Y tế, và ông Trần Đại Quang cũng từ Thứ trưởng lên Bộ trưởng Công an.
Di chuyển bàn cờ?
Một câu hỏi giới quan sát đặt ra là một khi ông Trần Đại Quang, người vừa được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội XI, làm bộ trưởng, thì ông Lê Hồng Anh, bộ trưởng đương nhiệm, sẽ được chuyển dịch đi vị trí nào.
Giới thạo tin đồn đoán việc ông có thể trở thành Thường trực Ban Bí thư Trung ương, thay cho ông Trương Tấn Sang, người sẽ giữ chức Chủ tịch nước.
Ông Trương Tấn Sang được cho là gương mặt đầy quyền lực, nhất là trước Đại hội XI, khi nhiều người cho rằng ông có khả năng “vượt qua” ông Nguyễn Tấn Dũng để trở thành thủ tướng.
Thực tế trong cuộc bầu chọn Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, ông Sang đã giành nhiều phiếu hơn ông Dũng.
Theo Giáo sư Thayer, ông Trương Tấn Sang tuy không thành thủ tướng nhưng được ủng hộ của nhiều người trong Đảng và có thể là nhân vật có khả năng đối trọng lại các quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
“Trong kịch bản ông Lê Hồng Anh thay thế ông Trương Tấn Sang giữ chức Thường trực Ban Bí thư, ông Sang có thể mất đi một chút quyền lực nhưng với vị trí Chủ tịch nước, ông vẫn còn ủng hộ của Đảng và vai trò đã được ghi trong Hiến pháp.”
Trong các bản hiện lưu truyền trên mạng gọi là “phương án nhân sự” của Ban lãnh đạo tới hiện vẫn nêu tên hai ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân ở các vị trí Phó Thủ tướng dù có những chỉ trích từ dư luận về cách điều hành mảng công việc của họ.
Ông Nguyễn Thiện Nhân nay đã rời mảng giáo dục để có thể nắm luôn cả Văn hóa – Xã hội – Giáo dục trong khi ông Hải có cơ hội thành Phó Thủ tướng thường trực.
Nguồn: BBC
LÃNH ĐẠO VÀ CẦM QUYỀN
Lãnh đạo thì phải có tài xuất sắc, trội vượt, được mọi người bầu ra một cách dân chủ, tự do, bình đẳng, tự nhiên, tự nguyện, không bị o ép, và một cách trực tiếp, không qua bất kỳ sự ức chế trung gian nào.
Cầm quyền có nghĩa được người khác giao quyền. Người giao quyền là người vốn vì cơ hội hay hoàn cảnh nào đó đã thực sự nắm quyền. Nhiều người hiểu rằng sự giao quyền, hay sự chuyền nhau quyền trong vòng thiểu số như vậy là sự ổn định, sự chắc chắn, sự hiệu quả. Hiểu như vậy cũng là nhầm lẫn hay đánh đồng giữa quyền chính trị và quyền hành chánh. Thật ra, quyền chính trị là yêu cầu phát huy, sáng tạo, linh hoạt và ứng phó. Đó phải là quyền đắn do và được giao của toàn dân. Trong khi đó quyền hành chánh chỉ hoàn toàn là quyền thụ động. Cờ đến tay ai nấy phất. Quyền hành chánh chỉ có sự phụ thuộc, sự sống lâu lên lão, là quyền của kinh nghiệm thực tế, của sự quản trị nội bộ, không phải quyền cao cả và định hướng của nguyên tắc chính trị dân chủ và tự do. Nói tóm lại, quyền chính trị là quyền trách nhiệm bởi toàn dân. Đó đích thực là quyền lãnh đạo. Quyền hành chánh chỉ thực chất là quyền trao tay, người nào được trao thay thảy đều nắm quyền được. Quyền trao tay cũng có nghĩa là ý muốn chủ quan, theo cơ chế đã dựng sẳn, vạch sẳn. Trong khi đó quyền chính trị lại vẫn luôn chính là chủ quyền, và là chủ quyền của toàn dân, không phải chỉ quyền riêng của cá nhân, nhóm cá nhân, hay tập thể các cá nhân nào vốn đã do nguyên cớ nào đó mà có được, rồi cứ thế mà chuyền giao liên tiếp cho nhau theo kiểu nội bộ, bằng toàn thể các kiểu cách, hay những biện pháp phù hợp riêng nào đó, trong phạm vi hạn hẹp nào đó, và chỉ cục bộ như thế nào đó cho riêng mình.
NGÀN KHƠI
Cả một bọn ăn cướp kéo nhau về sào huyệt để chia chác phần riêng của mỗi thằng, có gì quan trọng mà phải gọi là “phương án”?
Dù có là đứa nào, tên gì đi nữa, có mù cũng biết đích thị thằng nào cũng là thằng ăn cướp, lên danh sách tên từng thằng chi cho mất công !
không biết cái đảng này đang tính tới chuyện gì??? trong lúc trung cộng đang đưa tàu ngư chính hiện đại to tướng đến quần thảo ở trường sa nhưng không thấy cộng sản vn tỏ thái độ gì đối với chúng ngược lại còn lo cũng cố quyền lực trong lúc đất nước bị xâm chiếm.thật là hèn nhục không diễn tả nổi.trời ơi sao trơi lại để mấy thằng đó sống
Đảng ta sắp sửa làm lễ chào mừng các tàu Ngư chính từ trung quốc vĩ đại đến tiếp thu Biển đông, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ và Bác Đồng từ năm 1958. Bác Ky bớt giận
Đãng ta là đỉnh cao trí tệ.
Thà mất nuớc chớ không thể mất Đảng và
Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lựơng Công an cùng nhất trí:
“còn đảng còn mình”.
Sống chết mặc bây.
Chừng nào cái đảng khốn nạn lưu manh mạt hạng, bọn Du Đãng CSVN còn cầm quyền, thì chúng ta và nhân dân VN chỉ có….CẦM QUẦN và ĐỘI QUẦN và chịu cái nhục Vong Quốc!!!!
Ai đã bầu bọn cướp CSVN lên cầm quyền hồi nào???? Nhân dân VN hãy đứng lên đạp đổ cái đảng cướp này và bầu ra một chính quyền mới,