WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Lạ” và quen tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014

pham chi lanPhần thảo luận dừng lại vào lúc 11h15 ngày 29/4, khi vẫn còn tới 15 vị đại biểu đã đăng ký, nhưng không còn thời gian để đăng đàn.

Đó có thể là điều lạ với nhiều cuộc hội họp khác, song lại rất quen với các diễn đàn kinh tế do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, và Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 không phải là ngoại lệ.

Nhưng, điều làm nên “thương hiệu” của các diễn đàn được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa xuân và mùa thu của Ủy ban Kinh tế lại chính là sự quen và sự lạ ngay trong chính diễn biến của nó.

Rất quen, đó là nơi tổ chức diễn đàn luôn xa Hà Nội.

Năm nay, Hạ Long có lẽ là địa danh gần nhất được chọn. Và đây có thể là lý do ít thấy ghế trống, cho dù đến tận phiên cuối.
Mỗi lần đều có thay đổi nhỏ về danh sách khách mời, song Trương Đình Tuyển, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Võ Đại Lược, Trần Đình Thiên, Nguyễn Đình Cung, Trần Du Lịch… luôn là những tên tuổi được chờ đợi với chính người tham dự.

Và, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên luôn là người đăng đàn đầu tiên với bài tổng quan về tình hình kinh tế – xã hội.
“Anh Thiên vốn là người quyết liệt, nhưng lần này quá dịu dàng, nên làm cho không khí cả ngày đầu tiên cũng dịu dàng quá”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói vui lúc được mời đăng đàn khi diễn đàn đã bước sang ngày thứ hai.

Lời nhận xét này cũng đã khái quát khá đầy đủ cả sự lạ và quen ở ngày đầu tiên.

Thường ở các diễn đàn trước, bài tổng quan của TS. Trần Đình Thiên khá gai góc và luôn khởi đầu cho những tranh luận trái chiều ngay sau đó. Và không khí diễn đàn sôi nổi từ phiên đầu tiên. Đó là điều đã quen thuộc với cả chủ tọa và khách mời của Diễn đàn.
Lần này, phiên thứ nhất đã “dịu dàng” như thế. Đến phiên thứ hai – bàn sâu về cải cách thể chế – đề dẫn của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng đã chạm đến tinh thần phản biện của một số diễn giả khác.

Tuy nhiên, sự sắp xếp chưa thật hợp lý cho một tham luận khá mênh mang ngay sau đó đã lại làm chùng không khí tranh luận.
Nhưng, chút bất ngờ đã đến vào sáng hôm sau, khi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu từ bàn chủ tọa giới thiệu sự có mặt của “ông WTO” Trương Đình Tuyển.

Ông Tuyển nói, dù là trong thành phần được mời dự cuộc họp Chính phủ đang diễn ra tại Hà Nội, song ông vẫn xuống với Diễn đàn, vì Diễn đàn rất thú vị, và còn vì nếu bỏ nhiều thì “rất sợ bị khai trừ ra khỏi nhóm cộng tác viên của Ủy ban Kinh tế”.

Rồi chính vị nguyên Bộ trưởng Thương mại đã là người đem đến sự thú vị cho Diễn đàn, khi rất bình thản nói về một điều “cấm kỵ”: thừa nhận xã hội dân sự, khi xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại.

Ông Tuyển kể, ông nghe nói một vị quan chức cao cấp của Quốc hội đã có sáng kiến đưa ra khái niệm xã hội công dân định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo ông, xã hội công dân thì người ta nói rất nhiều, không chỉ ở Việt Nam nhưng thêm định hướng xã hội chủ nghĩa có lẽ là sáng kiến của vị quan chức đó.

Các gương mặt trong hội trường biểu lộ cảm xúc khác nhau, nhiều tiếng xì xầm nổi lên. Bởi, đối với cải cách thể chế, hàng chục ý kiến trước ông Tuyển đã mổ xẻ và lật đi lật lại, cũng không ít đề xuất, kiến nghị được đưa ra. Nhưng chưa ai đề cập đến “trụ cột” xã hội dân sự. Bởi vậy, với nhiều người nghe thì đây là vấn đề vẫn còn xa lạ.

Giờ giải lao, quanh bàn trà các chuyên gia rôm rả bàn luận. Các ý kiến đồng tình với nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển không ít. Và chưa hoàn toàn tán đồng cũng có.

Tuy nhiên, khi lắng nghe thêm, chia sẻ thêm, ông Tuyển nói, ông có niềm tin là vai trò của xã hội dân sự sẽ được chấp nhận.

“Xã hội dân sự ở Việt Nam dù chưa được thừa nhận nhưng đang ở giai đoạn phát triển”, TS. Lê Đăng Doanh bình luận. Ông Doanh cũng tỏ ý tiếc, khi Luật Về hội đã soạn thảo 12 lần vẫn chưa ra được Quốc hội. Bởi các tổ chức trong xã hội rất cần một khung khổ pháp lý để hoạt động nghiêm túc.

Câu chuyện bên ly cà phê trong giờ nghỉ còn rôm rả bởi sự khác nhau trong quan điểm về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Trong phát biểu ngắn của mình, ông Tuyển nói có khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giống như có khái niệm nền kinh tế thị trường xã hội của Bắc Âu. Nhưng mà vấn đề thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì lại chưa rõ ràng.
“Không rõ là không rõ tất, chứ không có chuyện thằng rõ thằng không”, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá không đồng tình với quan điểm của ông Tuyển.

Chính các ý kiến khác nhau này đã làm cho các chuyên gia dành nhiều tâm huyết với Diễn đàn thấy nhẹ nhõm hơn, vì không khí sôi động – vốn được xem là đặc sản của Diễn đàn – đã quay trở lại.

Nhìn tổng thể các phiên thảo luận, có thể từ ban tổ chức đến khách mời cũng sẽ hơi buồn một chút bởi tính hấp dẫn dường như đã giảm. Một số bản tham luận bớt “cá tính”, mức độ tập trung của các vấn đề được bàn thảo cũng chưa được như mong muốn. Sự thiếu vắng tiếng nói của các chuyên gia trẻ tuổi, chủ tọa điều hành đôi khi hơi “cứng” cũng nằm trong nhận xét của nhiều người trong cuộc.

Nhưng, một chủ đề rất khó – cải cách thể chế – cũng đã được mổ xẻ nhiều chiều. Một số vấn đề vốn dĩ vẫn được cho là “nhạy cảm” đã được nói thành lời. Và sự hưởng ứng được biểu lộ rất rõ ràng. Và dư âm của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 này, chắc chắn còn đọng lại rất, rất lâu.

© Nguyên Thảo
********
Nguồn:

http://vneconomy.vn/2014043002149392P0C9920/la-va-quen-tai-dien-dan-kinh-te-mua-xuan-2014.htm

5 Phản hồi cho ““Lạ” và quen tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014”

  1. triết lý gia 0001 says:

    ….:))…..Hiện tại đám con ông cháu cha….nắm hết huyết mạch kinh-tế chia nhau ăn.Rồi CSVN bầy ra cái trò diễn đàn này nọ để đám con rối mua may quay cuồng,có nhiều khi họ còn muốn mời hay thuê mướn chuyên gia kinh-tế thế giới về phụ họa cho ra trò,cho đông vui,rồi đổi thừa là họ có tầm cao.Bầy ra cái chuyện xã-hội-dân-sự để có vẽ dân chủ…cuội.Ai còn ngù ngờ không biết tưởng thiệt nhào vô,coi chừng bị trùm…bao cao-su như Ts họ Cù.Ngân khố thì trống rổng,nợ công hơn 100%,tiền đâu còn mà ngồi nói dóc,đi mượn tiền tổ chức thế vận hội Á-châu mà người ta còn không cho.Tiền thật bây giờ tổ chức tiệm bán bún..cá còn không có,toàn là tiền vay mượn.Mượn nợ này đắp vào nợ kia,kinh-tế thị trường định hướng XHCN là gì?….nói thẳng ra là đưa tiền cho con cháu đãng làm ăn,vì họ giữ nước giữ đãng,đãng có tin cái đám tư bản ngoài đãng bao giờ đâu,rồi vẽ ra chữ với nghĩa là định hướng XHCN,rồi đưa một đám con rối lên bàn cải rồi sau đó ăn nhậu là chính.Dàn khoan trung-cộng đang đặt ở ngay lổ mủi Đà-nẳng và có thể có đụng chạm chết người…nhưng báo-chí VN im ru,lại đem chuyện diễn dàn kinh tế ra,VN hồi giờ chỉ biết phần trăm dự ăn chia tham ô tham nhũng,có biết gì kinh-tế đâu mà bàn với cải…..toàn là chuyên gia nói dóc hay nói chuyện trên trời thì có,sau đó chia tiền tham nhũng thôi…..nay kính.

  2. NGÀN KHƠI says:

    CHUYỆN MÚA GẬY VƯỜN HOANG CỦA CÁC “CHUYÊN VIÊN” KINH TẾ

    Chuyện múa gậy vườn hoang là chuyện còn mãi không thôi của mọi ông bà “chuyên gia, chuyên viên” kinh tế VN từ hồi nguyên thủy 1975 cho đến nay. Múa gậy vườn hoang có nghĩa mỗi người một cây gậy tha hồ múa, và múa ở cái vườn hoang, ngoài mình ra chỉ có cây cỏ mà không ai vào đó.
    Đây cũng nói được là chuyện gã mù sờ voi, hay kể cả lấy thúng úp voi cũng thế. Mù sờ voi là mù tịt, chẳng thấy con voi rồi cứ nói tướng con voi là thế này thế khác. Lấy thúng úp voi là lấy cái ngốc nghếch của mình rồi trùm lên cái khách quan mà mình chẳng hiểu ất giáp mô tê gì hết.
    Hay nói chung lại, cái gọi là các chuyên viên kinh tế chẳng qua cũng chỉ là một đám chuyên viên thuội. Có nghĩa là ở trên bảo nói thế nào là nói vậy, bảo nói theo chiều nào thì nói theo chiều ấy, bảo nói nhiều vào thì nói nhiều vào, bảo nói ít thôi lại nói ít thôi. Nó chẳng khác cái vòi nước mà người có quyền hay ông chủ của cái vòi vặn to thì nước to, vặn nhỏ thì nước nhỏ, tắt cái phụp thì tất cả chỉ im thin thít.
    Nói như vậy không ngoa. Bởi vì họ chẳng bao giờ là ý thức hay sự hiểu biết tự do hoặc tự chủ. Họ chỉ là những anh thầy đồ. Tức chỉ đồ lại các chủ trương chính sách của bề trên sao cho phù hợp. Thầy đồ thì có gì là sáng tạo, là chủ đích, có gì là tài năng, cũng chẳng qua là viết thuê nói mướn thế thôi. Tức chẳng khác gì một phường làm trò, được trao phương tiện, áo mão, được nuôi ăn mọi điều, thế là tha hồ cùng nhau múa gậy vườn hoang, múa rìu qua mắt thợ, vì chẳng còn ai dám đả động hay muốn đá động vào.
    Lý do tại sao, họ phần lớn đều là những người được đào tạo từ các nền bao cấp của Liên Xô, TQ hay phe XHCN trước đây mang về. Thậm chí có khi họ chỉ là kiểu du kích học tập đưa lên. Rồi họ lại quay vòng đào tạo lẫn nhau. Cái đèn cù kiểu ấy dù quay cả vài lần một giây hay có quay mãi không ngừng thì vẫn chỉ là cái đèn cù mà không là gì khác. Tức nói kinh tế là phải tuyệt đối nói theo đường lối, không được trật đường lối, tức là phải nói theo chính trị và khả năng thật sự của loại chuyên viên này cũng chỉ có thế, thì làm gì có sáng kiến kinh tế, có quyết sách kinh tế, có sách lược kinh tế ? Đã thiếu khả năng mà còn làm theo lệnh lạc, các loại “chuyên gia” kinh tế kiểu ấy thật sự chỉ là trò cười không khác.
    Bởi vì khi đã vào kinh tế thị trường rồi, lại đem các chuyên viên bài bản xưa xưa của kinh tế tập thể, kinh tế bao cấp, của các thứ du kích học thuật, du kích khoa học làm kinh tế, có họa là biến nền kinh tế thành một thứ trò chơi tùy thích, chỉ cố thích ứng theo hoàn cảnh một cách hoàn toàn thụ động, bị động mà không là gì khác. Bởi thế nếu trước năm 1975 kinh tế miền Nam không thua gì kinh tế Singapore mấy, thì ngày nay kinh tế VN thua xa cả Hàn Quốc cũng nhiều nước Đông Nam Á khác, thu nhập đầu người hiện thời còn thua cả Kampuchia, và so với kinh tế các nước tiên tiến trên thế giới thì thấp đến vài ba bốn chục lần. Đấy thật sự chỉ là do chính sách kinh tế và các chuyên viên nộm kinh tế mà ra cả.
    Bởi kinh tế là phải đi đúng nguyên lý. Giống như không ai có thể lên núi mà bắt cá, xuống biển mà săn thú rừng, lấy mây tre mà làm thành bộ máy cơ giới, lấy sắt thép thuần túy mà làm nên được một máy phát điện hay một máy điện toán. Bởi vậy một nền kinh tế tập thể là sai nguyên tắc, một nền kinh tế bao cấp là sai nguyên tắc, một nền kinh tế kiểu ý thức hệ thuần túy, kiểu chính trị hóa thuần túy là sai nguyên tắc. Bởi vậy hậu quả chỉ là nhãn tiền, giống như trèo cây bắt cá mà toàn thể đám chuyên viên kinh tế thực chất từ đầu đến cuối cũng chỉ là đám nói tầm vơ, vỗ ngực xưng tên trước báo chí một chiều, trước truyền hình một chiều mà ai cũng biết, ai cũng thấy thế thôi.
    Đó cũng là lý do tại sao người xưa nói “kinh bang tế thế”. Có nghĩa kinh tế phải gắn với đầu óc chiến lược, đầu óc sách lược hoàn toàn sáng tạo, tự chủ, độc lập, tự mình có quyết sách phù hợp riêng với hoàn cảnh của đất nước, xã hội và tài năng riêng của mình. Không có tài mà chỉ làm theo giáo điều, theo sách vở sai trái, làm theo người khác theo kiểu nô lệ, vậy cũng gọi là làm kinh tế chính là như thế đó. Thấy Liên Xô làm sao mình cũng bắt chước làm y như vậy, thấy TQ làm sao thì mình cũng làm y như thế. Rồi tới khi đã đổi mới cũng lại chỉ biết sử dụng toàn đám chuyên viên gà mờ của thời kỳ đã bị phế thải, không mở rộng ra mọi tài năng, mọi đầu óc của toàn xã hội, thật quả chỉ là một sân khấu tuồng lý tưởng. Và cũng cứ vỡ nghêu sò ốc hến ấy diễn lại mút mùa, chẳng trách nền kinh tế đất nước thực sự chẳng là gì hết so với các nước khác, chẳng trách luôn dậm chân tại chỗ và hẳn nhiên cả tương lai dài hay ngắn cũng chỉ thế thôi. Luôn cứ lấy bước chân đi của rùa làm thỏa mãn, làm hãnh diện, làm thành công, làm kết quả, trong khi bước chân đi của các nước khác là bược chân của thỏ, của cọp hay của voi. Đấy thật là cái trớ trêu của lịch sử nước ta là như thế. Nền kinh tế từ đầu đến cuối chỉ cố gò vào ý thức hệ, gò vào quan điểm tập thể, gò vào ý niệm giai cấp, vào vào giáo điều bất di bất dịch, gò vào chủ quan và mọi sự hạn chế của lãnh đạo. Rồi đám “chuyên gia” cứ tung hô là sáng suốt, là đỉnh cao của trí tuệ, là chân lý bách chiến bách thắng, vô địch muôn năm v.v… và v.v… Thế tự hỏi đây là do lỗi của lãnh đạo hay là do lỗi của đám chuyên viên. Thật thì tại anh tại ả tại cả đôi đường. Anh mà hay ho thì anh đâu có theo ả. Ả mà hay ho ả đâu có theo anh. Cho nên cả hai đều cùng dựa vào nhau mà sống, chỉ có xã hội, mọi người, chỉ có đất nước mới hoàn toàn lãnh đủ.
    Nói tóm lại, kinh tế là một khoa học, một khoa học khách quan. Một khoa học như thế phải cần có những kinh tế gia đúng nghĩa thật sự. Tức người có năng lực khoa học, có đầu óc khoa học, có tư duy, hiểu biết độc lập, có ý thức và ước vọng công ích thật sự. Trái lại nếu kinh tế chỉ là phó phẩm của chính trị, kinh tế bị giáo điều hóa, bị chính trị hóa, bị ý hệ sai lầm hóa, hỏi còn đâu là khoa học kinh tế, còn đâu là triển vọng kinh tế, còn đâu là thực lực hay thực chất kinh tế, còn đâu là chân lý khách quan của kinh tế.
    Kinh tế như vậy thực chất chỉ là con đòi, là ô sin của chính trị, thay vì nó là cánh tay mặt của chính trị. Nhưng kinh tế khoa học chỉ luôn luôn là cánh tay mặt của chính trị khách quan, khoa học. Trái lại chỉ là kiểu chính trị ý thức hệ vết mòn, bài bản hủ lậu, chính trị kiểu chỉ hoàn toàn chủ quan, độc quyền, độc đoán, thì kinh tế cũng chỉ là thứ kinh tế gà mờ kiểu như thế mới hoàn toàn tương thích. Bởi vì nó thực chất cũng chỉ là cái rờ moóc kéo theo nào có gì khác. Và chuyên viên kinh tế thật sự cũng chỉ là một tập thể cùng nhau chen chật và huyên thuyên mọi điều trong chính cái rờ moóc ấy thôi. Đấy chuyện muá gậy vườn hoang của kinh tế lẫn của chính trị, thì cuối cùng và muôn năm nó cũng chỉ là như vậy.

    ĐẠI NGÀN
    (05/5/14)

    • Văn Minh says:

      Đại Ngàn phân tích vấn đề kiểu rất “đại ngàn”, đại khái, cũng là một dạng múa gậy vườn hoang, chém gió ngoài đường.

      Vấn đề của VN là bộ máy lãnh đạo được xây dựng từ thời chiến tranh, trong đó coi trọng sự trung thành, tính kết thừa và kinh nghiệm công tác. Bộ máy lãnh đạo nhà nước VN không phải là công cụ của dân, được sai khiến theo ý chí của dân – mà dùng dân như nguồn lực để đạt các mục tiêu phát triển.

      Thế nhưng bộ máy này không hẳn là phản động hay không thể trở nên có hiệu quả. Thứ nhất trên danh nghĩa, bộ máy này đề cao và hướng đến các mục tiêu phát triển thực sự tiến bộ; thứ hai sự thống nhất nội bộ giúp nó có khả năng vượt trội trong việc huy động và triển khai những nguồn lực nhà nước, hay các dự án quy mô mà thường không thể thực hiện được ở những môi trường chính trị khác, vốn bị chi phối bởi các ý kiến trái ngược.

      Điểm yếu của hệ thống này là chất lượng đường lối phát triển. Thực tế là VN thường có đường lối phát triển sai và gây ra các tác hại khủng khiếp cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng ngoại trừ giúp hình thành các chính sách phát triển đúng đắn – gần như không còn cách nào khác để giúp đất nước phát triển.

      Nhằm giúp hình thành các đường lối phát triển đúng đắn, báo chí đang hoạt động rất tích cực nhằm phản ánh các sai phạm, vấn đề trong phát triển để dần xây dựng ý thức chung về các vấn đề trong xã hội. Chuyên gia và công chức tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm để phản ánh các quan điểm chuyên môn có thể sẽ có ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách chung.

      Trong nhiều trường hợp, điều quan trọng nhất đó là các kiến nghị phải mang tính cụ thể và phải đáp ứng các vấn đề đang còn vướng mắc trong thực tế thì mới có khả năng tiếp thu cao.

      Những chỉ trích kiểu đổ lỗi cho toàn bộ hệ thống, công kích, truy cứu trách nhiệm, hay tỏ thái độ bất mãn, yêu cầu thay đổi chế độ (tóm lại là những yêu cầu không thực tế, không cụ thể, không thể thực hiện được) – về cơ bản không được bộ máy nhà nước tiếp thu và sẽ không thể có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước.

      Sự thật đó là điều rất nhiều tay viết hải ngoại, dân chủ không hiểu. Một phần có lẽ do họ không thực sự hiểu các vấn đề phát triển mà VN đang phải đối mặt trên các lĩnh vực; một phần do họ chỉ có khả năng so sánh sự khác biệt giữa VN (một nước đang phát triển) với những nước đã phát triển; một phần do họ hay có quan niệm rất ngây thơ, amateur rằng: chỉ cần thay đổi mọi thứ ở VN giống như các nước phát triển là VN sẽ phát triển.

      Đại Ngàn là một trong vô vàn cây viết kiểu như vậy.

      Hãy chỉ ra những vấn đề cụ thể, quan chức trong nước sẽ nghe ngay.

    • Lu Quá Sắc says:

      Úi giời ơi… Cha nội hay mụ nội NGÀN KHƠI này làm gì mà chơi một cú quá đẹp như võ Nhật zậy? Để mấy giả kia múa võ Tàu qua ngày, nghề của các chàng với các chị mà.

  3. hoàng says:

    Chỉ cần dẹp hết cái đám v.c từ bắc chí nam thì hoạ may đất nước VN mới thật sự bước đến sự phát triển về mọi mặc.Cái đám việt cộng già nua còn ngồi bàn cải ngày nào thì còn kéo dài thêm đến thời bán khai của nhân loại.
    Những tên già nua việt cộng chắc chắn kiến thức học hành không được cao-rộng thì không thể trông xa thấy rộng được…thì không thể dẩn dắt một đất nước tiến tới trước một cách nhanh chống.
    Phải diệt hết mấy thằng việt cộng thì mới có thể xây-vựng đất nước được phú-cường.

Leave a Reply to NGÀN KHƠI