WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chữ ký của người Cộng sản

Có Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 rồi mới có ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hai ngày lịch sử ấy liên quan đến nhau rất chặt chẽ, tác động đến số phận của cả dân tộc, đến số phận của mỗi một gia đình người Việt, đến số phận mỗi một con người Việt Nam, cho đến tận hôm nay.

Nghĩ lại để mà xót xa, luyến tiếc, để tủi hận và thức tỉnh, làm bài học cho mỗi người Việt mình.

Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.

Ngày 23 tháng 1 tôi được chỉ định sẽ tham gia Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ VN DCCH trong Ban Liên hợp Quân sự 4 bên, làm việc tại Sài Gòn trong 60 ngày. Đoàn do thiếu tướng Lê Quang Hòa làm trưởng đoàn, ông Lưu Văn Lợi vụ trưởng bộ ngoại giao làm phó đoàn, mang quân hàm đại tá, một phó đoàn là đại tá Hoàng Hoa (tên thật là Hồ Quang Hóa). Tôi được giao nhiệm vụ làm Người phát ngôn của đoàn, trong quan hệ với giới thông tin báo chí trong và ngoài nước.

Ngay đêm đó tôi được đọc trước bản Hiệp Định đã được ký tắt, sẽ được ký chính thức vào ngày 27/1 ở Paris. Ngay sau đó đoàn miền Bắc sẽ được máy bay Mỹ ra đón vào Sài Gòn.

Những ngày bận rộn, hối hả. Tôi phải vào bộ tổng tham mưu, Cục tác chiến, theo dõi kỹ tình hình chiến sự mới nhất từng khu vực trên hàng loạt bản đồ. Tôi nghiên cứu hầu như thuộc lòng bản Hiệp định Paris gồm 4 chương và 14 điều. Chương I: Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN. Chương II: Chấm dứt chiến sự- Rút quân. Chương III: Trao trả tù binh . Chương IV : Thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN.

60 ngày sống ở Sài gòn thật sôi nổi, mới lạ, thú vị. Máy bay Hoa Kỳ C-130 ra Hà Nội đón chúng tôi vào Sài Gòn, ở trong trại Davis – trại cũ của bộ đội truyền tin Mỹ, nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi ra phòng họp của Ban Liên Hợp Quân sự 4 bên hàng ngày.

Tôi có hàng chục lượt xuống trung tâm Sài Gòn gặp Ủy ban Quốc tế (Ấn Ðộ, Canada, Inđonésia, Hungari, Balan), dự chiêu đãi, văn nghệ ở Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc trong sân bay. Tôi cũng đi Biên Hòa, Cần Thơ, Bình Định, Lộc Ninh, gặp các Tổ LHQS 4 bên tại đó, đặc biệt là dự cuộc rút toán quân nhân Hoa Kỳ cuối cùng ngày 29/3/1973 tại sân bay, tôi trao tặng quân nhân Max Bielke bức tranh kỷ niệm bằng tre vẽ tháp Rùa Hà Nội (sau này anh M. Bielke bị chết trong cuộc máy bay bọn khủng bố tiến công Lầu Năm Góc tháng 9/2001 trong khi anh đang làm công tác xã hội thiện nguyện tại đây). Trong 60 ngày ở Sài Gòn, tôi có 5 cuộc họp báo quốc tế hằng tuần và 11 cuộc trả lời phỏng vấn riêng của báo chí miền Nam và quốc tế.

Nhớ lại cả thời gian ấy, rồi trong cả 2 năm 1973 và 1974, chúng tôi vẫn cho rằng việc thống nhất đất nước sẽ còn gay go và lâu dài, cho tận cuối năm 1974 khi trận Bình Long đang diễn ra không một ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ ngả ngũ trong năm 1975, thậm chí trong năm 1976. Tôi nhớ cuối năm 1974 khi nhìn vào tấm bản đồ lớn trong Sở chỉ huy, chỉ mới có 3 quận được ‘’giải phóng’’ là Lộc Ninh, Đắc Tô và Cam Lộ, 3 điểm nhỏ xiú trên bản đồ mênh mông. Năm 1972 ý đồ chiến lược là mở rộng một vùng giải phóng rộng ‘’vài ba tỉnh để đặt trụ sở Chính phủ Cách Mạng Lâm thời miền Nam VN’’ vẫn còn trong mơ tưởng.

Cũng trong 60 ngày ở Sài Gòn và đi gần khắp miền Nam, nhiều anh em thân quen với tôi đều cho rằng cuộc đọ sức quân sự khó ngả ngũ trong thời gian ngắn, vì đối phương còn sức mạnh trong thế và lực với ta. Chúng tôi thấy rõ không quân VN Cộng hòa lớn mạnh. Bộ binh VNCH đông, thiện chiến, chỉ huy dày dạn. Con đường chiến đấu còn dài, gian nan.

Trong quân đội nhân dân và trong đảng CS sau Hiệp định Paris đã có lúc có luồng suy nghĩ rằng nên chăng chuyển sang hẳn cuộc đấu tranh chính trị. Tôi nhớ đó cũng là ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với đoàn LHQS chúng tôi trước khi lên đường. Câu ‘’thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, qua thi đua kinh tế giữa 2 miền là một khả năng” cũng được ghi trong nghị quyết trung ương đầu năm 1973.

Tư tưởng muốn nghỉ ngơi ít lâu sau cuộc chiến đấu lâu dài gần 30 năm là dễ hiểu. Chính tướng Đinh Đức Thiện, em ruột ông Sáu Búa Lê Đức Thọ gặp chúng tôi ở Câu lạc bộ quân nhân, nói bỗ bã rằng :’’ Hăng máu vịt, nhưng con cái các ông lớn có ai vào chiến truờng đâu. Sinh Bắc tử Nam toàn là con cháu nông dân thấp cổ bé họng ’’, tôi nhớ mãi câu ông nói thêm : ‘’ Mỹ nó rút hết càng là lý do để ta hạ súng nói chuyện anh em với nhau, nếu không sẽ còn giết nhau bao lâu nữa, bao nhiêu ngàn, vạn bao tải (đựng xác chết) đều là con em nông dân nhà ta cả ‘’. Công bằng mà nói ông Thiện có quan điểm khác với Sáu Búa, ông từng tham gia đoàn trung ương, cùng các ông Tố Hữu và Nguyễn Thọ Chân bộ trưởng Lao động vào Nam phổ biến nghị quyết TW ngay sau khi ký Hiệp Định Paris, nói rõ ta cũng thực hiện ngừng bắn, có thời gian nghỉ ngơi, củng cố hàng ngũ, chuyển sang đấu tranh chính trị . Tố Hữu vui miệng gọi đây là thới kỳ ‘’ gò cương, vỗ béo ‘’, nhưng chỉ kéo dài được vài ba tháng. Tôi nhớ từ tháng 7 tháng 8 năm 1973 chiến sự lại rộ lên, nhất là ở quân khu IX.

Dầu sao lúc ấy với tôi, ý định chuyển sang đấu tranh chính trị cũng rất hấp dẫn. Tôi thật sự chán ngán cuộc chiến. Tôi nhớ đến bà chị ruột tôi, em gái út tôi đang ở cùng gia đình trong Sài Gòn, còn không ít anh họ tôi, em họ tôi, cháu họ tôi, bè bạn tôi sống trong đó.

Nay đọc lại bản Hiệp Định Paris tôi vẫn còn đau xót, coi như chính bản thân mình bị lừa, bị móc túi. Ngay trong Phần mở đầu đã có câu ‘’Các bên cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN’’, xin nhớ: ‘’quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam‘’, điều mà đảng CS lập tức phớt lờ một cách cố tình, tận tình, triệt để.

Ở Điều 2 Chương 2, ghi rõ ‘’Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện khắp miền Nam VN kể từ 24 giờ GMT 27/1/1973. Việc chấm dứt chiến sự nói trong điều này ‘’là vững chắc, không thời hạn’’. Các lực lượng mỗi bên sẽ ở nguyên vị trí, sẽ quy định vùng mỗi bên và thể thức trú quân, phải ngừng mọi hoạt động tiến công nhau, và triệt để tuân theo quy định ngăn cấm mọi hành động vũ lực và ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố, trả thù.

Có cả một chương IV nói về ‘’ Thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN‘’, ghi rõ‘’ Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ VNDCCH cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết thông qua tổng tuyển cử tự do dân chủ, có giám sát quốc tế, các nước ngoài không được áp đặt ; Ngay sau khi ngừng bắn 2 bên Nam VN sẽ thực hiện hòa giải hòa hợp, xóa bỏ hận thù, Hiệp thương để thành lập Hội Đồng Hoà giải hòa hợp dân tộc, với 3 thành phần ngang nhau.’’

Sau 60 ngày đầu tiên sau Hiệp Định Ban Liên Hợp QS 4 bên được thay bằng Ban LHQS 2 bên ở miền Nam VN, nhưng thực tế là của 2 bên VNDCCH và Cộng Hòa VN.

Có thể nói sang năm 1974 vụ án chính trị ở Hoa Kỳ Watergate đã có tác dụng quyết định đến tình hình VN, với tổng thống Nixon rất kiên định bị mất chức, một tổng thống không được dân bầu lên là G. Ford thay thế, với một quốc hội chán chường, mệt mỏi, bẳn tính, đến độ keo kiệt, thắt chặt hầu bao đến độ vô cảm nhẫn tâm. Xin nhớ trong 10 năm tham chiến từ 1963 – 1973 Hoa Kỳ bỏ ra hàng 670 tỷ đô la (theo thống kê của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ) vào cuộc chiến xa xôi, đến năm 1973 còn chi 3,2 tỷ, năm 1974 cắt xuống còn 700 triệu, rồi thiến bớt chỉ còn 300 triệu kiểu nhỏ giọt, trong khi VNCH chỉ cần vài tỷ US$ để tồn tại và cầm cự, nghĩa là chỉ yêu cầu không đầy 1% chi phí thời gian trước đó. Thật là cạn tàu, ráo máng. Tham gia bức tử người bạn của mình.

Không phải chỉ là bỏ rơi một đồng minh, phản bội một tình bạn, nuốt chửng lời cam kết danh dự, còn là tê bạc với vong linh hơn 60 ngàn quân nhân bỏ mình trên chiến trường xa, phản bội ý nghĩa cao quý của sự hy sinh tham chiến của hàng triệu lượt con em mình cho lý tưởng dân chủ, nền tảng tinh thần vô giá của Hoa Kỳ.

Sau hơn 40 năm nhìn lại, các phía đều có phần chua chát đắng cay của mình. Nhân dân Việt Nam nói chung bị chia rẽ, bị phản bội từ nhiều phía, nhưng sâu cay nhất là từ đảng CS đã bội thực một chiến thắng bất xứng, không tiêu hóa nổi một món quà ngẫu nhiên từ trời rơi xuống quá nhanh, bị nghẹn đến tắc thở, trở thành một tầng lớp tư bản đỏ cực kỳ gian tham hung bạo, bị nhân dân xa rời khinh bỉ, bị cả thế giới văn minh chỉ trích chê trách và nay đứng trước nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt. (Người đứng giữa, phía sau là Thư ký đoàn VNDHCH Lưu Văn Lợi)

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt. (Người đứng giữa, phía sau là Thư ký đoàn VNDHCH Lưu Văn Lợi)

Với thời gian mọi người có dịp nhìn rõ hơn tâm địa CS khi họ cam kết và hạ bút ký các văn kiện ngoại giao, đó là ký mà biết trước là sẽ không tôn trọng chữ ký của mình, ngay từ khi chữ ký chưa ráo mực.

Tuy trong Hiệp định không có điều khoản nào về QĐND miền Bắc rút ra khỏi miền Nam, nhưng điều 13 nói rõ :’’Hai bên miền Nam VN sẽ giải quyết vấn đề các lực lượng vũ trang của mình trên tinh thần hòa giải, hòa hợp, bình đẳng và tương kính không có sự can thiệp ở bên ngoài. Hai bên miền Nam VN sẽ bàn việc giảm quân và giải ngũ số quân ấy càng sớm càng tốt‘’. Ông Nguyễn Duy Trinh và bà Nguyễn Thị Bình có bao nhiêu thành tâm đối với điều 13 này khi đặt bút ký trên văn bản ngày 27/1/1973?

Năm nay nhắc lại việc ký kết năm xưa để ghi nhớ rằng thương lượng với CS, ký kết với CS phải hết sức dè chừng, sự tráo trở, cạm bẫy của họ rất nguy hiểm, tệ hại, hiển nhiên.

Cam kết để được vào làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cam kết thay đổi luật lệ để được vào khối Xuyên Thái Bình Dương TPP, cam kết cải cách thể chế kinh tế- chính trị để được nhận tiếp 2 vòi hỗ trợ và đầu tư ODA và FDI có ý nghĩa sống còn, cam kết sẽ chống tham nhũng quyết …liệt, diệt sâu từ nhỏ đến lớn, cam kết công khai hóa minh bạch hóa tài sản, thu nhập của cán bộ cấp cao …

Để chứng minh tài ba thiện nghệ tuyệt đỉnh của lừa dối, phải nói là của bịp bợm, xin trích ra một câu ít ai để ý trong bản Hiệp Định Paris, đó là Trong Chương IV, Điều 9, mục a) ghi rõ: ‘’Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi quyền tự quyết của nhân dân Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm ‘’(…the South Vietnamese people‘s right to self determination is sacred, inaleable).

Thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Vâng, họ từng cam kết trên giấy trắng mực đen như vậy đó.

Blog Bùi Tín (VOA)

18 Phản hồi cho “Chữ ký của người Cộng sản”

  1. cây cỏ says:

    Ông Thiệu biết thừa bác ơi…

  2. Lý Sinh Sử says:

    Chính người vi phạm Hiệp định là chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu, “đàn chim Việt” a. Là “đàn chim Việt” yêu hòa bình, trung thực, không nên để những con “quạ đen” hay những con chim “ác là đen” như lão Bùi Tín và mấy commen sủa bậy.

  3. Bui Pham says:

    Hôm nay đã gần 40 năm sau kể từ tháng 4/75 , hầu như mọi người Việt hai bên chiến tuyến đa số đã nhìn thấu rõ bản chất của cuộc chiến , một cuộc chiến kéo dài , dai dẵng , rồi kết thúc chỉ trong 55 ngayf với hai tiếng ” không ngờ ” . Không ngờ cũng chẳng khác gì vượt quá khả năng tưởng tượng và mong ước .

    Chiến thắng 30/4/75 là chiến thắng trước một cuộc rút lui và di tản , nó không giống như những cuộc chiến trước đó vào năm 1972 xảy ra tại Bình Long An lộc , Quảng Trị hay Hạ Lào .

    Tại sao ? Xin thưa rằng do hiệp định ngưng bắn 73 , người dân và người lính VNCH không muốn phải hy sinh một cách oan uổng nữa , vì hoà bình đã đến trong tầm tay , dầu hoà bình đến bằng cách thoả thuận bầu cử hay giải phóng MIỀN NAM . Giá trị mạng sống con người giờ đây đã quý như hạt gạo trên sàng .

    Nói như thế để thấy rõ một khía cạnh khác của ngày 30/4/1975 . Một khía cạnh quan trọng nhất mà cả hai bên chiến thắng và chiến bại vẫn chưa hề dám nhắc đến .

    Chính yếu tố yêu chuộng hoà bình , chán ghét chiến tranh của người Miền Nam sau ngày 27/1/1973 là nguyên nhân quan trọng nhất đã kết thúc cuộc nội chiến trên hai mươi năm một cách nhanh chóng . Chứ không phải do Mỹ rút , do QLVNCH yếu hay QĐND miền Bắc mạnh như mọi người đã từng suy nghĩ , hoặc vì mặc cảm mà các lãnh đạo cả hai bên CS và Quốc Gia đến hôm nay vẫn không dám thừa nhận .

    Một bên vi phạm hiệp định Paris 73 quyết chiến , một bên ngóng trông thoả hiệp , hoà hợp hoà giải , yêu quý sinh mạng bản thân sẵn sàng di tản . Như thế kết thúc chiến tranh 30/4/ 1975 có xứng đáng được mang danh ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 75 ?

    Bipam .

  4. vu trung says:

    Biết là đến cái chữ ký của vc có bàn dân thiên hạ chứng giám mà nó còn chưa có giá trị bằng miếng giấy rách. Vậy mà mỗi lần mấy cái mẹt mo ở Ba Đình phát ngôn thối vài tiếng láo là t/g Bùi Tín lại hồ hởi hẳn lên. Cũng lạ đấy.

  5. Mèo mù vớ được cá rán says:

    “…không một ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ ngả ngũ trong năm 1975, thậm chí trong năm 1976… Năm 1972 ý đồ chiến lược là mở rộng một vùng giải phóng rộng ‘’vài ba tỉnh để đặt trụ sở Chính phủ Cách Mạng Lâm thời miền Nam VN’’ vẫn còn trong mơ tưởng…. nhiều anh em thân quen với tôi đều cho rằng cuộc đọ sức quân sự khó ngả ngũ trong thời gian ngắn, vì đối phương còn sức mạnh trong thế và lực với ta.“ Tác giả: Bùi Tín

    Hèn chi tổng thống Nixon trong cuốn sách No More Vietnams đã viết: “Quốc Hội (Mỹ) đã biến thắng lợi thành thảm bại … Sự cắt giảm viện trợ quân sự làm tiêu tan khả năng tự vệ của Miền Nam. Quân Bắc Việt sửa soạn trận tấn công chót đúng vào lúc quân Miền Nam đang ở vào vị thế suy yếu nhất chưa hề có trong năm năm cuối cùng cuộc chiến: Họ bị trói tay vì không đủ săng dầu, đạn dược, do việc Quốc Hội bác bỏ các ngân khoản viện trợ.”

    “Mèo mù vớ được cá rán ” hay “chuột sa chĩnh gạo” để nói về “cái chiến thắng khoác lác thần thánh” của bọn Việt cộng là từ trên trời rơi xuống .

  6. DâM TiêN says:

    Lại…khoe chơi…
    DâM tui cũng có mặt trong Ban Liên Hẹp Pốn Pên, phái đoàn VNCH mình.
    Thiếu tá Tạ Văn Thái cùng sang Ban LH mí…Trung sĩ Dâm tui; ông làm
    thông dịch viên hay lắm cơ. Còn Trung sĩ Dâm tui chạy vòng vòng, hết xem
    mấy ông thông dịch viên thu băng magnétophone, lại rà rà vô trong Phòng
    họp ngó chơi…, lại ra ngoài phòng VNCH xơi cái paté chaud,,chiêu ngụm café
    Givral… , xem có gì không…lại rà rà xuống phòng Réception có mấy cô gái
    VN da vàng xinh lắm à ơi,,, ( Thiên Nga mà không xinh hả?), nơi có hai máy
    Photocopiers..

    Bên Nón Cối cũng có mấy cu xuống xài máy photocopy tài liệu. Gặp Dâm
    có anh giơ tay hì hì ( Dâm lờ tịt…ngại các cu chop ảnh bắt tay đăng báo
    khoe …hòa giải ! ) Mấy anh hỏi Dâm, sao các anh bên Saigon…trông trẻ thế ?

    Cô tiếp viên cười cười: không những trẻ, mà còn đẹp giai hết biết, chứ đâu
    có như…hì hì..

    Mấy Nón Cồi làm duyên nông nô : Ấy ấy cái cô trước ở Hà Lội, phố lào ?
    – Thưa eeemm ỡ Hàng Đào ạ…
    – Úi giới ! Hàng Đào bi jở to nớn nhộn nhịp nắm cô…nầm nập buôn bán…

    Cô tiếp viên nói mát mẻ : Ối chời à… tui sợ cái nầm nập ý nên vô Nam
    mà sống đó mấy ôn ui… ( Nói rồi, mắt cô đong đưa, dúi vô tay Dâm một
    chiếc kẹo thơm thơm… tình luyến ái, chọc quê chàng Búi Tín cái, chơi !)

    ( Mấy tháng sau, Trung sĩ Dâm ra Sư đoàn làm lính bóp cò, thực tế hơn!)

  7. DâM TiêN says:

    Sau khi cùng ký vô Hẹp Định Ba Lé, cu Thọ mang tặng anh cu Kissinger

    cái gì…cái gí nhỉ… à …

    thì ra một giò ” phong lan” bự, đẹp. — Kissinger hiểu ý. Ấy a, phong lan là
    một loại tầm gửi. Vậy ” mày” xỏ lá ông là Do Thái tầm gửi đất Mỹ à ?

    Khoan thai mà đĩnh đạc, ” thằng ” Kissinger liền rút ra cái bút …hình như
    là Parker 75 thì phải, khúm núm… tặng lại Thọ Ác ôn…

    Cái bút là cái gì thế ru? Hình như ” thằng” ” Kiss ngụ ý ” Bút sa là ( gà ) chết?.

    ( Mỹ nó dội bom 12 ngày đêm, cũng vì cần cái chữ ký của ” mày ” làm tin đấy!)

  8. Sigma says:

    Rất cảm ơn Bác Bùi Tín
    Có thể Ông Thiệu nói dở, nhửng Ông Thiệu đã nói đúng…

    ***********
    Cứ Đọc về Hòa hội Paris càng thấy YÊU Đại-úy Nhảy Dù VNCH Phan Nhật Nạm

    Đại úy Dù Phan Nhật Nam có cha là ông Phan Văn Trình, vốn là một sỹ quan tình báo được Việt Minh đánh vào Sở Mật thám Liên bang Đông Pháp. Ngày 2-9-1950, ông Trình đã lập công bằng cách lấy hồ sơ của Sở Mật thám mang ra Việt Bắc. Nhưng, như số phận của nhiều nhà tình báo khác, ông Phan Văn Trình đã không được tin dùng. Ông chỉ là một cán bộ nhỏ công tác ở Hải Phòng và sau năm 1975 về Nam chỉ nhận được chức phó chủ tịch một phường ở Sài Gòn. Đại úy Phan Nhật Nam biết trước là không thể nhờ vả được gì vào bố mình. Bởi chính ông, năm 1973, đã từng gây khó khăn cho bố.

    ***
    Sau Hiệp định Paris năm 1973, Đại úy Phan Nhật Nam là trưởng Ban Hoạt vụ của Ban Trao trả Tù binh thuộc phía Việt Nam Cộng hòa trong Ủy ban liên hiệp bốn bên thi hành Hiệp định Paris. Ông Nam kể: “Hàng tuần, vào ngày thứ Sáu, tôi lại bay ra Hà Nội để nhận tù binh. Thứ Sáu, ngày 4-3-1973, khi tôi ra Hà Nội, Thiếu tá Bùi Tín, lúc ấy là sỹ quan báo chí của Tướng Lê Quang Hòa, gặp và vận động tôi ở lại miền Bắc. Tôi nhận lời. Ông Phạm Văn Đồng viết tư văn gửi xuống Hải Phòng mời ba tôi lên. Bùi Tín cho tổ chức một cuộc họp báo tại sân bay Gia Lâm. Khi mọi người đã an tọa, ước có khoảng hơn hai mươi nhà báo trong đó có các nhà báo Đông Âu và có cả một nhà báo Pháp. Tôi mở cặp, lấy cuốn Mùa Hè Đỏ Lửa và một tập nhạc, rồi nói: Tôi sinh ra ở Huế, nơi năm Mậu Thân, các ông cộng sản đã thảm sát hơn 3.000 người. Còn đây là cuốn Mùa Hè Đỏ Lửa, viết về Quảng Trị, nơi, vào ngày 29-4-1972, tôi đã chụp những hình ảnh chết chóc trên Đại lộ Kinh hoàng. Đây là mười hai nhạc sỹ du ca, không có ai trong họ ca ngợi chiến tranh. Chúng tôi không gây chiến tranh… Tới đó, ông Bùi Tín bảo tôi: Thôi Nam, về”. Về Sài Gòn, theo Đại úy Phan Nhật Nam: “Tôi viết cuốn Tù binh và Hòa bình, xuất bản năm 1974 bởi nhà xuất bản Hiện Đại, tại trang 174, tôi cho rằng: Rồi đây, chúng ta sẽ là tù binh trong một nền hòa bình ngụy danh. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ lần lượt đóng hết vai trò đoản kỳ của nó. Và trận cuối cùng vẫn là giữa chúng ta với những sư đoàn chính quy chủ lực Bắc Việt qua tấm đệm ba mầu, lá cờ Mặt trận – thứ phế phẩm sẽ nhanh chóng bị vất bỏ khi trận chiến tàn cuộc”.

    ***
    Ông Phan Nhật Nam phủ nhận các nguồn tin nói rằng ông cự tuyệt gặp người cha cộng sản.

    “Năm 1981, ở Mỹ, khi Mặt trận Hoàng Cơ Minh trao giải cho cuốn sách của tôi, Tù binh và Hòa bình, ở trại Lam Sơn, Thanh Hóa, từ ngày 7-9-1981, tôi bắt đầu bị cùm trong phòng biệt giam. Trong hoàn cảnh đó, ngày 8-5-1985, khi ba tôi lên thăm, ông vất vả ra Hà Nội chờ xin giấy thăm nuôi tôi ở Cục Quản lý trại giam, thay vì có thể xin ở trại như các tù nhân khác. Cuộc thăm nuôi lại chỉ được diễn ra trong vòng mười lăm phút. Cho dù đó là lần đầu tiên gặp nhau sau hơn ba mươi năm, tôi vẫn nói với ông: Ba vất vả quá, thôi đừng thăm nuôi nữa, đợi khi ra tù, con về”

    HĐức

  9. Chó VC cắn nát Hiệp Định Ba Lê says:

    Pierre Asselin – giáo sư lịch sử ở Đại học Hawaii Pacific, Honolulu : Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản của mình, là thắng một cách vô điều kiện.

    Chiến thắng của Hà Nội là một chiến thắng trả bằng cái giá đắt, không phải là một chiến thắng vẹn toàn mà những lãnh đạo của CS, đặc biệt là Lê Duẩn, đã mường tượng khi cuộc chiến bắt đầu.

    Để đạt được sự “giải phóng” hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước dưới một quốc kỳ, Hà Nội đã phải vi phạm Hiệp định Paris . Việc vi phạm Hiệp định Paris đã phá vỡ phá vỡ đi hình ảnh nạn nhân của một cuộc chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua.

  10. Củ Chuối chắm muối says:

    Bác viết hay quá như móc ruột từ trong ra ngoài.. Thay vì phải sặc sụa ói ra..Nhưng chúng vẫn nhe răng cười , những nụ cười ngây dại của giống loài đười ươi bác ơi.

Phản hồi