WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lần cuối Trung Quốc đánh Việt Nam, một thảm họa

Vietnam China AngerCuộc đối đầu hiện tại giữa Trung Quốc và Việt Nam là kết quả của một mối quan hệ đắng cay lâu dài giữa hai quốc gia. Lần cuối cùng Hà Nội và Bắc Kinh đã vận lộn nhau trong cuộc chiến mà con số thương vong lên đến cả chục ngàn.

Cơn giận dữ âm ỉ từ lâu trong lòng người Việt nay bùng lên cuồng nộ khắp các vùng xung quanh thành phố Hồ Chí Minh. Hàng ngàn người tràn vào các khu công nghiệp, phá bất cứ nhà máy nào mà họ nghi là do người Trung Quốc làm chủ.

Sau hơn hai thập kỷ của hòa thuận, giờ đây Bắc Kinh và Hà Nội lại trở nên hận thù.

Đầu tháng này, Trung Quốc quyết định đưa giàn khoan khổng lồ của công ty quốc gia vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt, chứng tỏ Trung Quốc chẳng còn mặn mà tha thiết gì với mối quan hệ giữa hai nước nữa.

Tuần trước, những tờ báo lớn của Trung Quốc đã lớn tiếng sỉ vả một cách công khai người láng giềng phương nam rằng Việt Nam xứng đáng được dạy một bài học thứ hai. Ngôn ngữ gần giống như Đặng Tiểu Bình đã thề vào năm 1978 là dạy cho Việt Nam một bài học. Nhưng hồi âm thì vô cùng bất hạnh, bởi vì hàng chục ngàn binh sĩ bỏ mạng.

Cũng giống như bao nhiêu người Việt thuộc thế hệ của bà Dim 75 tuổi, vẫn còn nhớ rõ. Mờ sáng ngày 17 tháng Hai năm 1979, bà còn đang yên giấc với chồng và các con trong căn nhà nhỏ ở một làng phía bắc thị xã Cao Bằng thì bầu trời như muốn xé rách bởi tiếng đại bác.

“Chúng tôi không còn thời gian để mang đồ đạc. Tôi chỉ còn biết chạy,” bà Dim kể lại.

Thế là bắt đầu một cuộc sống vô gia cư kéo dài hai năm. Cả gia đình đói khổ lang thang quanh những ngọn núi ăn xin, và tìm nơi trú ngụ. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc hàng thập kỷ, bà vẫn rùng mình căm ghét Trung Quốc.

“Tôi vẫn còn căm thù chúng nó,” bà Dim nói. “Tôi vẫn còn sợ bọn Trung Quốc, thậm chí ngay cả bây giờ. Tôi không biết khi nào tôi sẽ phải chạy nữa”.

Những kỷ niệm chính thức ở Việt Nam được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Trong khi cả nước rềnh rang tự hào ăn mừng chiến thắng đánh Pháp và Mỹ, thì Hà Nội giữ im lặng về cuộc chiến Việt – Trung. Báo chí của Trung Quốc còn im lặng hơn. Song, không thể bịt miệng đươc người Việt đang trong cơn sục sôi với kẻ thù lịch sử.

Những năm sau khi Mỹ rút ra khỏi Đông Dương, mối quan hệ giữa các quốc gia láng giềng xã hội chủ nghĩa trong vùng trở nên đắng chát. Campuchia, một đồng minh thân cận của Bắc Kinh, đã mở những cuộc tàn sát đẫm máu nhằm vào cộng đồng người Việt ở dọc đường biên hai nước, buộc quân đội Việt Nam lật đổ chế độ Pol Pot, đoạn tuyệt với Bắc Kinh, đến gần hơn với Liên Xô.

Mùa đông năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình quyết định dạy “bài học”, hơn 80 ngàn quân Trung Quốc đã vượt biên giới vào Việt Nam. Thứ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Su Yu huênh hoang rằng sẽ vào Hà Nội trong tuần lễ. Nhưng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, trang bị thô sơ và thiếu kinh nghiệm trận mạc, đã gặp phải một sự chống cự ác liệt, cùng với một địa hình hiểm trở. Trung Quốc đã bị xơi tái bởi những lực lượng bán quân sự địa phương, từ những vị trí truyền thống hàng thế kỷ chống kẻ thù xâm lược phương Bắc.

“Nhiều lính Trung Quốc chết bởi vì cách tác chiến rất lạc hậu,” cựu quân nhân Việt Nam Nguyễn Hữu Hùng, người đã chứng kiến cảnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung hoa dùng chiến thuật biển người đã bị thiêu rụi ở Lạng Sơn. “Họ chỉ biết dàn thành hàng rồi xông lên … không thể lùi.

Cuộc chiến kéo dài sáu tuần lễ, Bắc Kinh gọi đó là “cuộc đánh trả tự vệ”, “dạy cho Việt Nam một bài học”, thật ra đã trở thành bài học đắt giá cho cả Trung Quốc. Những thống kê về thương vong chưa bao giờ được tiết lộ ở cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc. Những nhà phân tích đoán rằng phía Trung Quốc có khoảng 50 ngàn chết trong cuộc đụng độ này.

“Tôi nghe Trung Quốc muốn dạy cho Việt Nam một bài học, nhưng tôi không thấy bài học gì cả,” ông Hùng nói. “Công việc của chúng tôi là chiến đấu chống họ. Thương tổn mà họ phải chịu là rất khủng khiếp.”

Khi Trung Quốc bắt đầu cuộc rút quân vào đầu tháng Ba, họ áp dụng một chính sách tàn phá vô cùng man rợ. Tất cả những gì còn đứng thẳng đều bị đánh gục, mọi vật thể còn sống đều bị giết. Họ gieo rắc những tội lỗi, đắng cay khôn cùng.

Giống như bà Dim, bà Nhung (59 tuổi) sợ rằng một ngày nào đó Trung Quốc quay lại. Mù chữ và đói nghèo, những người dân tộc Tày vẫn còn nhớ rõ quân Trung Quốc đã thu gom tất cả lương thực từ những làng xung quanh rồi đốt ngay trước mắt họ. “Lửa cứ cháy rừng rực, mười ngày sau vẫn chưa tắt,” bà Nhung còn nhớ.

Khi cuộc chiến bắt đầu, bà Nhung đã ẩn nấp trong hang đá, cách biên giới chỉ vài dặm. Có 14 người làng sống sót ở đây. Thỉnh thoảng họ lẻn ra ngoài tìm kiếm chút thức ăn.

“Nếu Trung Quốc thấy ai trên đường là bắn ngay,” bà Nhung kể. Hiện giờ bà đang bán khoai lang nướng và nuớc trà cho khách đến thăm cái hang đá nơi bà đã từng trú ẩn.

Đến năm 1991, Việt Nam đã bước vào năm thứ năm sau đổi mới, nên cần bạn. Khối Liên Xô sụp đổ tan tành, còn Mỹ vẫn đang cấm vận, Trung Quốc đang lên. Hà Nội hàn gắn lại với Bắc Kinh. Hai thập kỷ đã qua đi, hai đất nước cùng độc Đảng Cộng sản lãnh đạo gìn giữ mối quan hệ “như môi với răng,” như họ đã từng tuyên bố.

“Cả hai giờ đây cùng một thử thách,” Tim Huxley, giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói với phóng viên của Time. “Tôi nghĩ, họ (Việt Nam và Trung Quốc) có một sự thông cảm với nhau. Họ cùng tìm cách để cải tổ nền kinh tế và xã hội.”

Tuy vậy, mối quan hệ cứ tiếp tục xấu đi – Bắc Kinh tham vọng chiếm phần lớn biển Đông.

Khoảng 24.7 ngàn tỷ feet khối khí thiên nhiên và 4.4 ngàn tỷ thùng dầu thô đang chờ người mở nắp. Kinh tế tương lai Việt Nam lệ thuộc vào khoản tài nguyên này.

“Đảng được cái gì? Không có bầu cử tự do. Người lãnh đạo cũng không mang bóng dáng của Hồ Chí Minh,” Carlyle A. Thayer, một giáo sư thuộc Đại học New South Wales và là một chuyên gia về Việt Nam nói. “Nó mang một chút vết tích của chủ nghĩa dân tộc, của sự vùng lên chống xâm lược và cả sự phát triển kinh tế.”

Thảng hoặc, có những cuộc phản đối Trung Quốc trong vài năm gần đây. Những làn sóng phản đối, chỉ trích Đảng quá yếu kém và nhu nhược trước một sự lớn mạnh và ngang ngược của Trung Quốc.

“Nếu lãnh đạo đã hy sinh sự toàn vẹn lãnh thổ để đổi lấy tình đoàn kết cùng lý tưởng với Trung Quốc, đó là hành vi đáng chê trách của đảng,” Nayan Chanda, trưởng ban biên tập của tạp chí online Yale Global đã nói.

Năm 2013, Chính phủ Việt Nam bắt 40 bloggers và những nhà hoạt động khác chỉ vì họ phê phán thái độ nói trên. Cho đến nay hơn 30 người vẫn còn bị giam giữ, theo thống kê của Tổ chức Báo chí không Biên giới.

Nhưng tuần trước sự va chạm xung quanh vụ giàn khoan, chính phủ Việt Nam đã chọn một phương pháp cứng rắn với Bắc Kinh. Trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Burma, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên án Trung Quốc là “vu cáo Việt Nam và làm leo thang những căng thẳng trong vùng.”

“Lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng,” thủ tướng nói với nguyên thủ khác. “Việt Nam kịch liệt phản đối những hành vi xâm phạm và sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia, cùng những quyền lợi tuân theo luật pháp quốc tế.”

Những cuộc biểu tình rộng lớn đã được phép trên toàn quốc, và những tờ báo, lần đầu tiên trong những năm gần đây, được phép tường thuật. Trên trang mạng xã hội, người sử dụng đã gọi “Tàu kiêu ngạo” và sẵn sàng đổ máu với Trung Quốc.

Cựu chiến binh Hùng bộc lộ sự cẩn trọng hơn. Ông ta hiểu cái gì sẽ xảy ra khi cả hai phía cùng đẩy nhau tới bờ vực của chiến tranh. “Tôi không nghĩ thế hệ trẻ hiểu rõ về chiến tranh,” ông Hùng nói.

Nhưng ngay cả với ông Hùng, người đang làm ăn ở miền Nam Trung Quốc, người chẳng bao giờ quan tâm đến chính trị, nhưng ông sẽ khoác áo lính không chút do dự nếu Trung Quốc đến một lần nữa.

“Tất nhiên,” ông Hùng nói với giọng đanh thép. “Bởi vì tôi là người Việt Nam”

(Phỏng dịch từ bài viết của David Stout, Time magazine, May 15, 2014)

© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Lần cuối Trung Quốc đánh Việt Nam, một thảm họa”

  1. hậu duệ says:

    Xin phổ biến tin khan cấp cho toàn dân Việt Nam biết là Trung Quốc đang điều binh tại biên giới Lạng Sơn và chuẩn bị đánh chiếm Việt Nam một lần nữa : Quân Đội, côn an xin hảy ngưng trấn áp dân biểu tình hảy lo phòng bị chống quân Tàu xâm lăng .
    Xin xem tin qua trang mạng dưới đây :

    Tốt nhất chính phủ VN nên cho di tản dân thuộc các tỉnh biên giới giáp Trung quốc, nếu không làm ngay dân sẽ bị chúng tàn sát . Quân Đội hay bảo vệ dân , lũ côn an hèn chỉ lo hiếp dân lần này Trung quốc đánh mất nước để xem chúng bay còn ai để hiếp đáp .
    http://mautam.net/forum/viewtopic.php?t=175979&sid=8b238f7fd0f9eda5fb0447b2cc6a3d54

  2. Kiến Càng says:

    Đọc đàn “chim” Việt thấy buồn cười quá. Toàn những chú đời ông, cha rước giặc Pháp vào cướp nước, bắn giết đồng bào. Đời các chú rước giặc Mỹ vào cũng giống như ông cha các chú. Xem bình luận của các chú thấy là hạng lưu manh đâm thuê chém mướn. Ai trả tiền các chú, sai các chú giết người là các chú bắn liền không cần biết đúng sai. Nếu các chú cố cãi cùn thì anh nhắc lại cho các chú:
    1. Ngô Đình Diệm phạm bao nhiêu tội ác với dân nên phải họa diệt tộc. Hắn quá tàn ác đến người Mý cũng không thể dung thứ, vì vậy nên chủ Mỹ cho xuống âm phủ.
    2. Nguyễn Văn Thiệu định không ký Hiệp định Paris, Nixon đã phán: “Không thể để đuôi con chó không theo cái đầu con chó”. Và quyết định nếu Thiệu không ký thì cho xuống âm phủ. Có quốc gia nào trên thế gian này như thế không ? Rõ ràng phận tay sai bán nước thì phải tuân theo chủ như con chó vậy, vinh hạnh nỗi gì ?
    Hiện nay Tàu âm mưu đánh Việt Nam, các chú mừng rơn hò la để làm loạn. Các chú lại định bán nước một lần nữa. Nhưng các chú già rồi làm được gì nữa ? Vả lại, Tàu nó cũng chỉ nhờ các chú làm loạn thôi chứ ai nó dùng các chú ! Hạng người phản quốc, thì ai dám tin cậy mà dùng ! Cùng lắm chúng nó cho các chú vài đồng để chúng đạt được mục đích mà thôi. Xong việc có thể chúng sẽ treo cổ các chú lên để làm gương, giống như Tào Tháo chém Dương Tùng ngày trước.
    Chúc các chú khỏe, cố gắng làm tay sai cho Tàu lần nữa để gia tộc các chú được tiếng thơm ba lần rước voi giầy mả tổ.

    • Việt cộng tay sai ngoại bang says:

      Hãy đọc những tài liệu do chính đảng cộng sản viết để biết đứa nào đội ngoại bang lên đầu để thờ , đứa nào là tay sai ngoại bang, đứa nào gây chiến tranh, đứa nào gây tang tóc đau khổ cho dân tộc, gây tang hoang cho đất nước :

      Tổng bí thư Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” .

      Trong thư đề ngày 06-6-1938, Hồ chí Minh gửi Lenin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích” . (Trích Hồ Chí Minh Toàn Tập . Sách của đảng cộng sản Việt Nam)

      Hồ chí Minh viết :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.( Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26 ).

      Khi Lenin qua đời, Hồ chí Minh viết trên tờ báo Pravda của đảng CS Liên Xô, số ra ngày 27/1/1924 , như sau :

      “Khi còn sống, Người là cha, là thày, là đồng chí và cố vấn của chúng ta. Nay Người là ngôi sao dẫn đường đưa tới cách mạng xã hội. Lênin sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Người bất tử . ”

      Rồi khi Stalin qua đời, phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng sản Tố Hữu làm thơ :

      Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
      Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
      Thương cha, thương mẹ, thương chồng
      Thương mình thương một, thương Ông thương mười

      ***Cựu đại tá Cộng sản Bùi Tín tại San Jose ngày 23/6/2013 phát biểu: Ông ấy (HCM) theo đường lối quốc tế III Cộng sản để nhuộm đỏ Đông Dương. Nếu mà ông ấy không theo chủ nghĩa cộng sản thì phương Tây nó không cần cuộc chiến tranh để dẹp chủ nghĩa cộng sản .
      ***Nhà văn Miền Bắc Việt Dương Thu Hương: “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”-

      ***Nhà văn Tô Hải ở Việt nam viết: “Không có ông Hồ, không có cái Đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt” .

      • DâM TiêN says:

        ‘ Tui có một giấc mơ.”– Luther King.

        “Tui có một nỗi buồn,” bởi đã luôn cùng Toubib Cường chăm sóc cho thương binh đối phương, như lính nhà..’ để ngày hôm nay có ” ông nông dân” ông ý
        ‘”cà kê dê ngỗng , rất là bượtch kười … == Và, xin suy gẫm tí chút ai ơi :

        SÁU ĐIỀU TÂM NIỆM
        Của
        Người Chiến Sĩ QLVNCH

        Là Chiến Sĩ VNCH :

        Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

        Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

        Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

        Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

        Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

        Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào. ( Trung sĩ Dâm TiêN kính ghi)

  3. Đả kinh nghiệm thắng Thực dân,đế quốc…..thì không …cương quyết không chịu nhục trước chế độ bành trướng của TC . Giàn khoan HD – 981 và nhửng tàu bảo vệ nhất định là : TẤM BIA để cho VN tập tác xạ……kế đến tàu sân bay Liêu Ninh,đập thủy điện Tam Hiệp , khu vực Hải Nam nơi tàu ngầm dùng để trú ẫn….. . Nhửng nơi kể trên nếu ! nếu ! nếu !…..

    • BUILAN says:

      Chaò bạn!
      Tôi trôm nghỉ là bạn viết giúp cho một đấng trưởng thương nào đó phaỉ không ?
      Tôi vô cùng trân trọng !
      Nếu ĐÚNG Xin bạn làm ơn nhắn lời !

      ” Thưa đại huynh T. Tá VVH
      Tôi không dám nghĩ đến PT ( có tài bay vaò vu tru- nấp trên mây lu lu phục kích)
      Tôi không dám nghĩ đến NTT (kẻ phản bôị)…. nhưng
      Tôi dám tin ở LT.. tin BPĐVA.. nhiều nữa… vì nghiã lớn ” TỔ QUỐC TRÊN HẾT” sẴn sàng CẢM TỬ đâm máy bay BOM vào MT- HD 981 _ Tôi không có khả năng lái máy bay! Bằng DANH DỰ, tôi sẽ tự ngyện xin theo hầu cho tròn phận cuả một công dân YÊU NƯỚCi ! Trọn lời thề xưa (quên hết hận thù) “TỔ QUỐC DANH DỰ TRACH NHIỆM ”

      Tôi tin ở những PHI CÔNG trẻ cuả “quân đội ND” (dù chọ họ có bị bon sai nha CS thuần hoá thành CC tay sai baỏ vê TAY SAI chứ không phaỉ baỏ vệ TỔ QUỐC) hẳn cũng không thiếu người có ý thức dân tôc ! Không thiếu người tự nguyện HY SINH VINH QUANG thay !

      Sau cùng dù cho giặc TÀU có có liều lĩnh đanh chiếm VN với sự tiếp tay cuả băng đảng CS/HCM !!!! Rôì thí chúng cũng sẽ NẾM MUÌ trừng trị cuả nhân dân VN yêu nước ! Chúng sẽ bị tận diệt _ chết theo lũ SAI NHA / VC phản quốc !

      Đaị huynh T.T VVH có tin không ?
      Toàn dân VN yêu nước vững tin như vậy !
      Kính

      • Chân thành cám ơn ….BUILAN . Xin thưa không dám nhận lời ưu-ái của Ông dành cho. Thú thật tui thích câu nói của….. Ngài T.Tá VVH thốt ra trước Bà TÂN và con của Bà…..! tudo cái ……? ! được Ngài nói tại thành phố có tên Bác HỒ-CHÍ-MINH là Cha Già của dân …mà củng là niềm hảnh diện nên ghi vào sử sách lưu truyền lại cho thế hệ mai nầy….. . Lại nửa … người công dân VN nhứt là : thế hệ tuổi trẻ VN hiện nay nhất định không thua nhửng cảm tử KAMIKAZE của xứ Nhựt Bản đâu…….thưa Ông.

  4. VC thua thảm hại says:

    “Lần cuối TQ đánh VN ” đây này :

    Tàu cộng tung cú đấm thép thứ hai , Việt cộng đại bai. Việt nam mất Lão Sơn (Núi Đất ) :

    ( Trích ) Chiến Tranh Biên Giới Trung-Việt Lần Thứ Hai –: Cuộc chiến Việt – Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979 đã không dừng lại vào ngày 5 tháng 3 năm 1979 như TC đã tuyên bố với dư luận thế giới là đã rút quân ra khỏi Việt Nam sau khi đã “dạy cho Việt Nam một bài học “.

    Thật sự cuộc chiến Việt – Trung vẫn kéo dài cho mãi đến ngày 13 tháng 2 năm 1991 mới chấm dứt.

    Trận Lão Sơn : Khởi đầu ngày 2 tháng năm 1984, và kết thúc ngày 14 tháng 7 năm 1984 . Tương quan lực lượng tham chiến :

    Phía Trung Quốc: Tướng chỉ huy: Dương Đắc Chí . Lực lượng tham chiến: Quân đoàn 14, Quân đoàn 11, Quân đoàn 1, Tập đoàn quân 67, Tập đoàn quân 27, Tập đoàn quân 13 .

    Phía Việt Nam: Tướng Chỉ huy: Tướng Văn Tiến Dũng . Lực lượng tham chiến: Sư đoàn 313, Sư đoàn 316, Sư đoàn 356 chính quy, địa phương quân và dân binh.

    Số binh sĩ thương vong: Không được biết (theo nguồn tin Trung Quốc thì có 3700 binh sĩ Việt Nam tử trận còn lại trên chiến trường) .

    Với số thương vong quá lớn, quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng Núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó. Sau hiệp định hoạch định biên giới Việt Trung thì vùng núi này chính thức trở thành lãnh thổ của Trung Quốc.

    Cả Tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội.

    Cựu đại tá Bùi Tín kể lại trận chiến Việt – Trung đẫm máu hồi 1984 và xác nhận con số ‘hàng nghìn’ liệt sĩ Việt Nam hy sinh trong trận đánh .

    Khi đó làm việc tại báo Nhân Dân, ông Bùi Tín cho hay “Đánh rất lớn nhưng báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân không nói đến việc Trung Quốc mở ra trận chiến lớn ở Hà Tuyên, ở vùng Núi Đất”.
    Ông nói lúc đó phía Việt Nam cũng biết Trung Quốc làm rùm beng về trận chiến và các tướng chỉ huy Trung Quốc đến cả trận địa, vào hầm chụp ảnh để khích lệ quân Trung Quốc mà con số tập trung toàn vùng lên tới ba quân đoàn.

    “Tôi thường ra vào Bộ Tổng Tham mưu, tôi có quyền vào Cục Tác chiến để lấy tin cho báo Nhân Dân, nhưng anh em ở đấy cho biết cả Quân khu 1 và Quân khu Việt Bắc đều tập trung để đối phó. Phía Việt Nam có tướng Vũ Lập là chỉ huy Quân khu 1. Họ được lệnh giữ nhưng thương vong nhiều vì Trung Quốc dùng pháo binh không hạn chế. Lực lượng của nó là 6 sư đoàn thiện chiến, chủ yếu đánh các cứ điểm”.

    Trước câu hỏi vì sao Trung Quốc lại mở đợt tấn công lớn như vậy, ông Bùi Tín, một nhà báo quân đội kỳ cựu giải thích:

    “Vì họ cho rằng đó là vùng cao điểm, có nhiều cao điểm, chiếm rồi sẽ khống chế được cả một vùng rất lớn. Ở Bộ Tổng Tham mưu của Việt Nam người ta cũng cho biết đó là vùng có nhiều tài nguyên, quặng mỏ quý, vì thế cả về mặt chiến lược quân sự, địa hình quân sự thì đây là vùng có lợi thế.”
    “Chiến thuật của Việt Nam là cố thủ, và đột kích nhỏ nhưng khó lắm.”

    “Phía Trung Quốc nó có trận nã 3000 quả pháo nên bên này không chịu nổi vì thương vong rất lớn và phải rút. [Sau đó] bọn nó đẩy các cột mốc biên giới về phía ta.”

    Ông cho hay số thương vong của bộ đội Việt Nam lên tới hàng nghìn.

    Ông Bùi Tín cho biết những gì ông còn nhớ về số phận của vùng đất và di sản chiến tranh:
    “Cả vùng Lão Sơn dân đã đi hết, bên này cũng lập luận rằng thương vong quá nhiều nên phải rút. Tôi nghe nói là phải rút khỏi trận địa 5 km, cả dải đất dài 20 cây số.”

    Nhìn lại lịch sử, vẫn theo ông Tín, “trong lịch sử quân đội Việt Nam không nói rõ về trận đánh, chỉ nói có căng thẳng biên giới. Tôi có lên Cao Bằng, Thái Nguyên (sau đó), và gặp các anh em ở Quân khu Việt Bắc và Quân khu 1 thì họ cho rằng mình không đủ sức giữ đất và dân thì sơ tán rồi, trữ lượng tài nguyên thì trong lòng đất, chưa khai thác nên đành rút.”

    Hiện các trang mạng Trung Quốc vẫn có nhiều bài tiếng Trung và tiếng Anh ca ngợi “công trạng” của quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

  5. Quan Nguyen says:

    Trận chiến 1979 tụi tàu đánh VN là để chiếm một phần lãnh thổ phía bắc và chúng đã thành công như vậy thì thảm họa ở phía nào ? Đứng ru ngủ dân chúng như tụi CSVN.

  6. Hậu Duệ says:

    Bà con cô bác anh chị em ơi, sắp mất nước đến nơi rồi , Trung quốc sẽ tiến công đánh và chiếm giữ luôn không còn dạy một bài học như năm 1979 nữa:

    https://www.youtube.com/watch?v=IDjm7lwnl14&feature=player_detailpage

    Đăng trên một số blog bên Trung Quốc.
    Bản dịch này được tìm thấy trên vài blog Việt Nam.
    Cần kiểm chứng độ chính xác
    (Lưu ý: Chữ “ta” trong bài là của dân Tàu nói với nhau)

    “Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A:
    đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”

    Điều nghiên chiến lược

    Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau.

    Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam.

    Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.

    Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam. Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông – Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên.

    Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.

    Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn.

    Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.

    Làm thế nào chế phục được Việt Nam “con rắn kỳ quái này?” Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”.

    Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau.

    Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc – Nam đều đi qua Thanh Hoá — mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam. Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.

    Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bộ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.

    Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:

    1- Bố trí binh lực:

    Việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vào phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam.

    Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.

    Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.

    Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam. Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.

    Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.

    Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.

    2 – Thực hiện tác chiến:

    Dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày:

    a – Giai đoạn tiến công chiến lược:

    * Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạc chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.

    * Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.

    * Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam. Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.

    b – Giai đoạn tiến công chiến thuật:

    * Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Katusha tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.

    * Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.

    c – Giai đoạn tác chiến trên mặt đất:

    * Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam. Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.

    * Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địa trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.

    * Ngày thứ chín và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.

    * Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.

    * Ngày thứ mười hai và mười ba: sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.

    * Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .

    * Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.

    * Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.

    * Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam

    * Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .

    Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:

    Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào?

    Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau.

    Trước hết tính chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn.

    Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định.

    Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam. Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.

    Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”

    Trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vì vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.

    Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng.

    Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.

  7. Thục Quyên says:

    Tin nóng : Trung Quốc sẽ dạy Việt Nam một bài học nữa : Mời các công dân của nước Việt Nam XHCN nghe đài phát thanh của Trung Quốc :

    https://www.youtube.com/watch?v=IDjm7lwnl14&feature=player_detailpage

  8. Tôi rời quê hương sau 75, chứng kiến tất cả những tàn bạo giáng lên đầu người dân miền nam. Ra đi mang mối hận mất nước và ước mong một ngày nào đó VC không còn hiện hữu trên quê hương VN. 30/04/75 đối với tôi là ngày mất nước nhưng con người VN vẫn thờ ơ, gây chia rẽ không muốn đoàn kết để phục hoạt quê hương từ tay VC. Chuyện nhà mình đầy bụi bặm, không lo quét nhưng muốn đem chổi quét nhà người khác. Chuyện ác của VC thì không nêu hết, nhưng tội ác Tàu thì chơi trò thêm bớt, làm xấu xa hình ảnh người dân Trung Hoa đang cho VC một bài học thứ hai mà nhân dân VN bị mê mờ vì sự tuyên truyền lường gạt của VC nên không thấy đâu là chân lý, đâu là dồi trá.

    Nhưng lần này chiến trận nỗ ra không như năm 79, VC để cho phóng viên tự do đi trên tàu CS biển, quay phim nên biết rõ những diễn biến xảy ra, có như thế mới biết ai ác và ai không ác. Nhưng năm 79, VC cấm phóng viên đi theo quây phim, chụp ảnh tường trình tại chỗ, làm sao biết ai ác và ai không ác?. Tôi hỏi mọi người biến cố mậu thân 68, VC giết dân Huế, chôn sống dân Huế, làm cho Huế điêu linh thống khổ. So với những hảnh vi của lính Tàu năm 79, ai ác hơn ai?.

    Một số người VN chưa hiểu VC, nên còn mê ngũ, muốn khoác chiến y ra trận làm bia đổ đạn cho VC, rốt cuộc phơi thây trên chiến trường một cách oan uổng. Khi thua, muốn tháo chạy, chắc chắn bọn to đầu chạy trước, để lại đám tàn quân ngơ ngác nhìn mà chẳng biết chạy về đâu. Một đời lở dại làm mồi lửa cho VC với hứa hẹn tự do, hạnh phúc hòa bình độc lập, hứa hẹn một thiên đàng VC nơi đó không có người bọc lột người. Nay trên đất nước VN, bọn tư bản mang rợ đã thiết lập những nhà máy bóc lột công nhân cùng tận, con người làm việc ngày đêm nhưng vẫn thiếu ăn thiếu mặc. Công đoàn độc lập thì không có, toàn là thứ công đoàn ác ôn nhà nước, dùng sức mạnh công an để đàn áp những đòi hỏi chính đáng của giới lao động. Người nông dân thì mất hềt ruộng đồng, một sào đất cũng bị bạo công an cưởng chế, rốt cuộc ở bờ, ở bụi. Trẻ con cấp sách đến trường thì phải lội qua sông qua suối. Người VC đối xử dân như thế, sao lại có người lại tự nguyện cầm súng lần thứ hai cho bọn chúng.

    Chúng ta phải cám ơn Trung Quốc, nhờ Trung Hoa mà chúng ta có tiếng nói đã kích bọn VC, nếu Trung hoa không đặt giàn khoan, thì quý vị đâu dám viết bài lên án bọn cường hào ác bá. Khi đi biểu tình ở ngoại quốc, tốt nhất là tập trung trước sứ quán VC, đòi hỏi chúng phải chuộc lại Hoàng Sa và Trường Sa mà chúng đã ký bán cho Tàu.

    • triết lý gia 0001 says:

      ….CSVN đã lừa dối dân Việt qua nhiều,sau khi độc lập dân giàu nước mạnh?Sự thật chỉ có con cháu đãng CSVN và chính đãng viên lãnh đạo là giàu có,con số nợ cả 100 tỉ đô-la là do đãng cầm quyền CSVN và đám con cháu họ ăn phá.Hãy nhìn vào thiệt hại ở những công-ty đo đãng làm Vinashine hay Vinalines…….hàng tỉ đô la bị tham ô,biển thủ đầu tư sai phạm rồi sau đó bắt đân đen phải oằn lưng trả nợ,trong khi lãnh đạo đãng viên ở nhà lầu xe hơi đất đai bạt ngàn cả trăm hec-ta,còn dân đen khiếu kiện đất đai cũa chính họ một mãnh đất nhỏ cũng bị tước đoạt với giá đền bù rẻ mạt,có nhiều người phẩn uất phải tự tử.Đúng chỉ có trung-cộng mới hạ nhục được CSVN,chỉ có trung-cộng mới làm cho CSVN biết thế nào là nhục nhã,hèn với giặc mà ác với dân.Một mặc CSVN kêu dân biểu tình một mặc họ vẩn còn nhốt những người biểu tình chống trung-quốc trước đây trong tù,thật là sự dối trá,đúng thay vì phải giăng biểu ngữ chống trung-cộng xăm lược,người dân hải ngoại phải dùng biểu ngữ mà dân trong nước không dám dùng đó là: CSVN phải chống trung-cộng xâm lược,không thông đồng với trung-cộng bán nước cho trung-cộng,không được lợi dụng dân Việt đi biểu tình làm mặt rồi kín đáo thông đồng với trung-cộng trong bóng tối ăn chia,bán nước….không được ném đá dấu tay,xúi dân biểu tình rồi dùng tụi đầu gấu đập phá rồi đổi thừa dân đen hay phản động làm.Một doanh nhân Đài-loan đã chủi CSVN là ăn chén đá bát,ăn xong rồi phủi mỏ,dùng côn đồ đập phá hãng xưởng cũa họ,khi dựa vào biểu tình và họ đòi bồi thường thiệt hại,chống trung-cộng thì ít mà đập phá doanh nghiệp đài-loan thì nhiều,phải có khẩu hiệu CSVN không được chống trung-cộng bằng cái miệng,mà phải đòi lại cho được Hoàng-sa và trường-sa,CSVN không được tham nhũng,CSVN không được thông đồng bán nước…nay kính.

  9. Thanh Pham says:

    DI CHÚC CỦA TIỀN NHÂN

    VUA TRẦN NHÂN TÔNG (1258-1309)

    Các Người chớ quên!
    Nghe lời Ta dạy
    Chính nước lớn
    Làm những điều bậy bạ
    TRÁI ĐẠO LÀM NGƯỜI
    Bất nghĩa bất nhân
    Ỷ nước lớn
    Tự cho mình cái quyền ăn nói!
    Nói một đường làm một nẻo! Vô luân!
    Chớ xem thường chuyện nhỏ ngoài biên ải.
    Chuyện vụn vặt thành lớn chuyện: NGOẠI XÂM!
    Họa Trung Hoa!
    Tự lâu đời truyền kiếp!
    Kiếm cớ này bày chuyện nọ! TÀ MA!
    Không tôn trọng biên cương theo quy ước
    Tranh chấp hoài! Không thôn tính được ta
    Chúng gậm nhấm Sơn Hà và Hải Đảo
    Chớ xem thường chuyện vụn vặt Chí Nguy!
    Gặm nhấm dần
    Giang Sơn ta nhỏ lại
    Tổ ĐẠI BÀNG thành cái tổ chim di
    Các việc trên khiến Ta đây nghĩ tới
    Canh cánh bên lòng “ĐẠI SỰ QUỐC GIA”!
    Chúng kiếm cớ xua quân qua ĐẠI VIỆT
    Biến nước ta thành quận huyện Trung Hoa!
    VẬY NÊN
    CÁC NGƯỜI PHẢI NHỚ LỜI TA DẶN
    KHÔNG ĐỂ MẤT
    MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI
    HÃY ĐỀ PHÒNG
    QUÂN ĐẠI HÁN TRUNG HOA!
    LỜI NHẮN NHỦ
    CŨNG LÀ LỜI DI CHÚC
    CHO MUÔN ĐỜI CON CHÁU NƯỚC NAM TA.

    VUA LÊ THÁNH TÔNG (1442-1497)

    “Nếu các ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ
    làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
    ***********************************************************************

    Hồ già và đồng bọn
    Làm mất nửa Nam Quan
    Hoàng Trường Sa Bản Giốc
    Cả núi rừng Việt Bắc
    Đào xới nát Tây Nguyên
    Bao trăm ngàn gái Việt
    Quằn quại dưới bàn tay
    Thô bạo và bẩn thiủ
    Của kẻ thù truyền kiếp
    Xử tội chúng ra sao
    Nếu không phải đào mồ?
    Phạm Văn Đồng Trường Chinh
    Lê Duẩn Lê Đức Thọ
    Đại tướng không ngày lính
    Xác thối Hồ Chí Minh?

    T.Phạm

    http://phaxiengnole.wordpress.com/
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  10. Thanh Pham says:

    Văn Minh Đại Hán?

    Một phần tư nhân loại!
    Giúp ích gì cho đời?
    Trung Hoa, nước vĩ đại!
    Cái rốn của con người?

    Nếu tôi là người Hoa
    Tôi cảm thấy hổ thẹn
    Một dân tộc lâu đời
    Có gì đâu hảnh diện!

    T.Phạm

    http://phaxiengnole.wordpress.com/
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

Leave a Reply to triết lý gia 0001