Lần cuối Trung Quốc đánh Việt Nam, một thảm họa
Cuộc đối đầu hiện tại giữa Trung Quốc và Việt Nam là kết quả của một mối quan hệ đắng cay lâu dài giữa hai quốc gia. Lần cuối cùng Hà Nội và Bắc Kinh đã vận lộn nhau trong cuộc chiến mà con số thương vong lên đến cả chục ngàn.
Cơn giận dữ âm ỉ từ lâu trong lòng người Việt nay bùng lên cuồng nộ khắp các vùng xung quanh thành phố Hồ Chí Minh. Hàng ngàn người tràn vào các khu công nghiệp, phá bất cứ nhà máy nào mà họ nghi là do người Trung Quốc làm chủ.
Sau hơn hai thập kỷ của hòa thuận, giờ đây Bắc Kinh và Hà Nội lại trở nên hận thù.
Đầu tháng này, Trung Quốc quyết định đưa giàn khoan khổng lồ của công ty quốc gia vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt, chứng tỏ Trung Quốc chẳng còn mặn mà tha thiết gì với mối quan hệ giữa hai nước nữa.
Tuần trước, những tờ báo lớn của Trung Quốc đã lớn tiếng sỉ vả một cách công khai người láng giềng phương nam rằng Việt Nam xứng đáng được dạy một bài học thứ hai. Ngôn ngữ gần giống như Đặng Tiểu Bình đã thề vào năm 1978 là dạy cho Việt Nam một bài học. Nhưng hồi âm thì vô cùng bất hạnh, bởi vì hàng chục ngàn binh sĩ bỏ mạng.
Cũng giống như bao nhiêu người Việt thuộc thế hệ của bà Dim 75 tuổi, vẫn còn nhớ rõ. Mờ sáng ngày 17 tháng Hai năm 1979, bà còn đang yên giấc với chồng và các con trong căn nhà nhỏ ở một làng phía bắc thị xã Cao Bằng thì bầu trời như muốn xé rách bởi tiếng đại bác.
“Chúng tôi không còn thời gian để mang đồ đạc. Tôi chỉ còn biết chạy,” bà Dim kể lại.
Thế là bắt đầu một cuộc sống vô gia cư kéo dài hai năm. Cả gia đình đói khổ lang thang quanh những ngọn núi ăn xin, và tìm nơi trú ngụ. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc hàng thập kỷ, bà vẫn rùng mình căm ghét Trung Quốc.
“Tôi vẫn còn căm thù chúng nó,” bà Dim nói. “Tôi vẫn còn sợ bọn Trung Quốc, thậm chí ngay cả bây giờ. Tôi không biết khi nào tôi sẽ phải chạy nữa”.
Những kỷ niệm chính thức ở Việt Nam được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Trong khi cả nước rềnh rang tự hào ăn mừng chiến thắng đánh Pháp và Mỹ, thì Hà Nội giữ im lặng về cuộc chiến Việt – Trung. Báo chí của Trung Quốc còn im lặng hơn. Song, không thể bịt miệng đươc người Việt đang trong cơn sục sôi với kẻ thù lịch sử.
Những năm sau khi Mỹ rút ra khỏi Đông Dương, mối quan hệ giữa các quốc gia láng giềng xã hội chủ nghĩa trong vùng trở nên đắng chát. Campuchia, một đồng minh thân cận của Bắc Kinh, đã mở những cuộc tàn sát đẫm máu nhằm vào cộng đồng người Việt ở dọc đường biên hai nước, buộc quân đội Việt Nam lật đổ chế độ Pol Pot, đoạn tuyệt với Bắc Kinh, đến gần hơn với Liên Xô.
Mùa đông năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình quyết định dạy “bài học”, hơn 80 ngàn quân Trung Quốc đã vượt biên giới vào Việt Nam. Thứ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Su Yu huênh hoang rằng sẽ vào Hà Nội trong tuần lễ. Nhưng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, trang bị thô sơ và thiếu kinh nghiệm trận mạc, đã gặp phải một sự chống cự ác liệt, cùng với một địa hình hiểm trở. Trung Quốc đã bị xơi tái bởi những lực lượng bán quân sự địa phương, từ những vị trí truyền thống hàng thế kỷ chống kẻ thù xâm lược phương Bắc.
“Nhiều lính Trung Quốc chết bởi vì cách tác chiến rất lạc hậu,” cựu quân nhân Việt Nam Nguyễn Hữu Hùng, người đã chứng kiến cảnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung hoa dùng chiến thuật biển người đã bị thiêu rụi ở Lạng Sơn. “Họ chỉ biết dàn thành hàng rồi xông lên … không thể lùi.
Cuộc chiến kéo dài sáu tuần lễ, Bắc Kinh gọi đó là “cuộc đánh trả tự vệ”, “dạy cho Việt Nam một bài học”, thật ra đã trở thành bài học đắt giá cho cả Trung Quốc. Những thống kê về thương vong chưa bao giờ được tiết lộ ở cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc. Những nhà phân tích đoán rằng phía Trung Quốc có khoảng 50 ngàn chết trong cuộc đụng độ này.
“Tôi nghe Trung Quốc muốn dạy cho Việt Nam một bài học, nhưng tôi không thấy bài học gì cả,” ông Hùng nói. “Công việc của chúng tôi là chiến đấu chống họ. Thương tổn mà họ phải chịu là rất khủng khiếp.”
Khi Trung Quốc bắt đầu cuộc rút quân vào đầu tháng Ba, họ áp dụng một chính sách tàn phá vô cùng man rợ. Tất cả những gì còn đứng thẳng đều bị đánh gục, mọi vật thể còn sống đều bị giết. Họ gieo rắc những tội lỗi, đắng cay khôn cùng.
Giống như bà Dim, bà Nhung (59 tuổi) sợ rằng một ngày nào đó Trung Quốc quay lại. Mù chữ và đói nghèo, những người dân tộc Tày vẫn còn nhớ rõ quân Trung Quốc đã thu gom tất cả lương thực từ những làng xung quanh rồi đốt ngay trước mắt họ. “Lửa cứ cháy rừng rực, mười ngày sau vẫn chưa tắt,” bà Nhung còn nhớ.
Khi cuộc chiến bắt đầu, bà Nhung đã ẩn nấp trong hang đá, cách biên giới chỉ vài dặm. Có 14 người làng sống sót ở đây. Thỉnh thoảng họ lẻn ra ngoài tìm kiếm chút thức ăn.
“Nếu Trung Quốc thấy ai trên đường là bắn ngay,” bà Nhung kể. Hiện giờ bà đang bán khoai lang nướng và nuớc trà cho khách đến thăm cái hang đá nơi bà đã từng trú ẩn.
Đến năm 1991, Việt Nam đã bước vào năm thứ năm sau đổi mới, nên cần bạn. Khối Liên Xô sụp đổ tan tành, còn Mỹ vẫn đang cấm vận, Trung Quốc đang lên. Hà Nội hàn gắn lại với Bắc Kinh. Hai thập kỷ đã qua đi, hai đất nước cùng độc Đảng Cộng sản lãnh đạo gìn giữ mối quan hệ “như môi với răng,” như họ đã từng tuyên bố.
“Cả hai giờ đây cùng một thử thách,” Tim Huxley, giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói với phóng viên của Time. “Tôi nghĩ, họ (Việt Nam và Trung Quốc) có một sự thông cảm với nhau. Họ cùng tìm cách để cải tổ nền kinh tế và xã hội.”
Tuy vậy, mối quan hệ cứ tiếp tục xấu đi – Bắc Kinh tham vọng chiếm phần lớn biển Đông.
Khoảng 24.7 ngàn tỷ feet khối khí thiên nhiên và 4.4 ngàn tỷ thùng dầu thô đang chờ người mở nắp. Kinh tế tương lai Việt Nam lệ thuộc vào khoản tài nguyên này.
“Đảng được cái gì? Không có bầu cử tự do. Người lãnh đạo cũng không mang bóng dáng của Hồ Chí Minh,” Carlyle A. Thayer, một giáo sư thuộc Đại học New South Wales và là một chuyên gia về Việt Nam nói. “Nó mang một chút vết tích của chủ nghĩa dân tộc, của sự vùng lên chống xâm lược và cả sự phát triển kinh tế.”
Thảng hoặc, có những cuộc phản đối Trung Quốc trong vài năm gần đây. Những làn sóng phản đối, chỉ trích Đảng quá yếu kém và nhu nhược trước một sự lớn mạnh và ngang ngược của Trung Quốc.
“Nếu lãnh đạo đã hy sinh sự toàn vẹn lãnh thổ để đổi lấy tình đoàn kết cùng lý tưởng với Trung Quốc, đó là hành vi đáng chê trách của đảng,” Nayan Chanda, trưởng ban biên tập của tạp chí online Yale Global đã nói.
Năm 2013, Chính phủ Việt Nam bắt 40 bloggers và những nhà hoạt động khác chỉ vì họ phê phán thái độ nói trên. Cho đến nay hơn 30 người vẫn còn bị giam giữ, theo thống kê của Tổ chức Báo chí không Biên giới.
Nhưng tuần trước sự va chạm xung quanh vụ giàn khoan, chính phủ Việt Nam đã chọn một phương pháp cứng rắn với Bắc Kinh. Trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Burma, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên án Trung Quốc là “vu cáo Việt Nam và làm leo thang những căng thẳng trong vùng.”
“Lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng,” thủ tướng nói với nguyên thủ khác. “Việt Nam kịch liệt phản đối những hành vi xâm phạm và sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia, cùng những quyền lợi tuân theo luật pháp quốc tế.”
Những cuộc biểu tình rộng lớn đã được phép trên toàn quốc, và những tờ báo, lần đầu tiên trong những năm gần đây, được phép tường thuật. Trên trang mạng xã hội, người sử dụng đã gọi “Tàu kiêu ngạo” và sẵn sàng đổ máu với Trung Quốc.
Cựu chiến binh Hùng bộc lộ sự cẩn trọng hơn. Ông ta hiểu cái gì sẽ xảy ra khi cả hai phía cùng đẩy nhau tới bờ vực của chiến tranh. “Tôi không nghĩ thế hệ trẻ hiểu rõ về chiến tranh,” ông Hùng nói.
Nhưng ngay cả với ông Hùng, người đang làm ăn ở miền Nam Trung Quốc, người chẳng bao giờ quan tâm đến chính trị, nhưng ông sẽ khoác áo lính không chút do dự nếu Trung Quốc đến một lần nữa.
“Tất nhiên,” ông Hùng nói với giọng đanh thép. “Bởi vì tôi là người Việt Nam”
(Phỏng dịch từ bài viết của David Stout, Time magazine, May 15, 2014)
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt
Trung Cộng có thể thất bại về quân sự trong trận chiến 1979. Nhưng xem ra cuộc chiến 1979 đã đem lại nhiều có lợi cho chúng. Cuộc xâm lăng 1979 là chứng tỏ đầu tiên cho thế giới là chúng đã trở thành thế lực lớn vùng Thái Bình Dương. Trước đây, dưới thời Mao, các nước khác nhìn Trung Cộng như một thứ nghèo nàn hạng bét, chỉ lo khỏi chết đói cũng là giỏi. Sau cuộc chiến, TC chứng tỏ với thiên hạ họ là thứ dám làm dám chịu. Sự thất bại trogn quân sự trong cuộc chiến cũng đem lại sự kích thích lòng ái quốc và tự ái dân tộc của người dân TC. Vì những thảm bại nhục nhã trước một đàn em hạng bét, cả nước lao đầu vào chuyện xây dựng kinh tế và quân sự cho hùng mạnh, đưa tới sự thành công như ngày nay. Cuộc chiến 1979 cũng là một khởi điểm thất bại của liên minh Liên Xô-Chư Hầu. Kissinger trong cuốn On China có viết rằng hồi ấy không thấy, nhưng bây giờ mới thấy, là ngày ấy Liên Xô không có khả năng đem quân đi phương xa, cũng như không có khả năng tiếp cứu một chư hầu nguy khốn ở phương xa.
Tuy Trung Cộng thất bại quân sự 1979, nhưng xem ra Việt cộng cũng chẳng thắng cái gì trừ cái tiếng hão “chơi dại lấy tiếng ngu” và lâu lâu được mấy thằng nhà báo Tây bơm cho mấy hàng chữ như trong bài này rồi lấy thế làm sướng. Bố khỉ, rước thằng Tàu về, van vái thờ phụng chúng làm thầy, học đủ chuyện từ chúng kể cả chuyện đem đồng bào ra giết chơi, nhường cả hải phận, đảo, và biên giới cho chúng, rồi mới biết chúng là kẻ xâm lược đếch có tình nghĩa anh em Cộng Sản gì hết. Về chuỵện này còn ai ngu ngốc thiển cận hơn lão Hồ Chí Minh, không xứng đáng xách dép cho Ngô Đình Nhu về viễn kiến chính trị Việt Nam và thế giới. À, ngày nay cũng còn một lũ ngu ngang ngửa với HCM đấy, là những hậu duệ kế tiếp của lão Hồ ở trong Chính Trị Bộ CSVN từ ngày đó cho tới ngày nay chứ còn ai nữa.
Cuộc chiến 1979 cũng tàn phá kinh tế Việt cộng, nhất là các tỉnh bị lính TC tàn phá. Mondale kể rằng khi là phó tổng thống đi qua Bắc Kinh, lão Đặng Tiểu Bình cười khoái trá bảo Mondale rằng, “Tôi đang dàn vài trăm ngàn quân ở biên giới VN, chúng cũng phải đem vài trăm ngàn quân đóng ở đó đề phòng, với một nước nghèo nàn như VN, nay phải đem vài trăm ngàn thanh niên ra trấn giữ biên giới thay vì sản xuất kinh tế, chúng chỉ có chết.” Dĩ nhiên Đặng chưa thèm kể những đòn bẩn thỉu khác của TC, như tuôn hàng hóa rẻ tiền qua VN, in tiền giả