WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo Chính phủ VN: Công hàm 1958 có nội dung như thế nào?

cong-ham-ban-nuoc-1958-cua-Pham-van-Dong-sm

Khẳng định tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, nội dung công thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không một từ công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc – như những gì nước này rêu rao.

Tháng 5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Mỹ cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, bảo hộ hòn đảo này, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ tạo ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Trong thế giằng co, tháng 8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn dẫn đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai.

Trước sự đe dọa chia cắt lãnh thổ bởi Mỹ tiếp tục điều Hạm đội 7 đến bảo hộ Đài Loan, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ra tuyên bố quốc tế về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
Thời điểm này, Việt Nam và Trung Quốc đang giữ quan hệ “anh em thân tình”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi cũng trao trả cho Việt Nam.

Xuất phát từ mối quan hệ đặc thù đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công thư, thể hiện cử chỉ ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Công thư thể hiện: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

Công thư không nêu tên bất cứ quần đảo nào cũng không từ bỏ chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có những thông tin mà phía Trung Quốc viện dẫn trước báo chí nước này những ngày qua.

Ngược dòng lịch sử năm 1951, tại Hội nghị các nước đồng minh trong Thế chiến hai tại San Francisco, 47/51 quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến nào khác của các quốc gia tham dự.

Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế là không có hiệu lực.

Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Dưới góc độ tài phán quốc tế, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.

Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Không có cơ sở pháp lý quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc bấy giờ.

Theo baodientu.chinhphu.vn

32 Phản hồi cho “Báo Chính phủ VN: Công hàm 1958 có nội dung như thế nào?”

  1. Minh Hương says:

    Cái lầy coi bộ cái nị lật long, hồi đó TT Đồng không phản đối TQ chiếm Hoàng Sa của nước VNCH, còn lói VNCH là ngụy quyền, bây giờ lật long nói HS là của VNCH công hàm không có giá trị .
    Cái lầy chúng tôi là người Minh Hương Tàu Cholon còn thấy Trung quốc xâm lăng dậy mà các nị Bắc Việt làm bộ không thấy không biết, đúng ra các nị Việt này là phản quốc nên đem ra xử bắn.
    Tiếp tay cho giặc chiếm đất đảo là phản quốc. Bao giờ các nị mới mở con mắt ra hả ? Tao ở Việt Nam mấy đời chưa thấy dân tộc nào mà bọn quan cai trị ngu như bọn Việt Nam bây giờ . Tao cũng xem là dân Việt Nam rồi nên nhắc cho các nị biết bọn Trung cộng tàn ác không tha cho các nị đâu.
    Các nị ngu quá anh em Nam Bắc giết nhau Trung quốc hưởng lợi . Bây giờ sang ma71t ra chưa hả ? bọn ngu? còn chừi người anh của mình VNCH là ngụy nữa ? sao hả chính các nị là ngụy . Ngậm máu phun người là các nị, trung quốc chiếm Việt Lam các nị sẽ bị tịch biên gia tài và bắt đi Tân cương lao động khổ sai. Hảy chờ xem ha ha
    Minh Hương.
    Xem trang mạng dưới đây sẽ biết các nị ngu chừng nào:

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140108/hai-chien-hoang-sa-tuyen-cao-ngay-14-2-1974-cua-chinh-phu-viet-nam-cong-hoa.aspx

    Hải chiến Hoàng Sa:

    Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa

    Tuanhanh.jpg

    Tuần hành phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

    (TNO) Sau khi Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm Hoàng Sa, một làn sóng phản đối mạnh liệt đã nổ ra trên khắp miền Nam Việt Nam. Chính quyền tại Sài Gòn cũng đã ra tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược. Dưới đây là tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
    “Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một Chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

    Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

    Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

    Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình.

    Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

    Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không thể chối cãi được.

    Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

    Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này”.

    Cũng trong thời gian đó, nhà cầm quyền Hà Nội đã bác bỏ đề nghị VNCH lên án vụ Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa tại Hội nghị La Cell Saint Cloud.

    10340012_746746648682150_1826942270426316114_n.jpg

  2. ABC says:

    “Ông Trần Công Trục nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 22/5/2014 của đài VTV1 giải thích: (từ phút thứ 6)

    “Các bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa là cái lúc mà hai miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954 phân chia quyền quản lý cho 2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo hiệp định Genève. Và vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp lý thay mặt Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp quản lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong quan hệ quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ .”

    Đã đến nước này, chính phủ VN chỉ thiếu điều : “Nay xin tuyên bố cùng toàn thể thế giới, sau khi nghiêm túc cứu xét những sai lầm trong quá khứ, chúng tôi tự nhận, chúng tôi mới chính là “ngụy”, vì vậy tất cả những lời tuyên bố, những công hàm, những hiệp định, hiệp ước của chúng tôi ký trước kia đều vô giá trị, ai tin vào đó thì ráng chịu ! “

Phản hồi