WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?’

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên thận trọng trong vụ giàn khoan 981, theo nhà quan sát.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên thận trọng trong vụ giàn khoan 981, theo nhà quan sát.

Trung Quốc cần thận trọng nếu không muốn mắc sai lầm chiến lược khi làm cho Việt Nam và nhiều nước láng giềng nổi giận vì những hành động ‘khiêu khích và thách thức’ chủ quyền, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc đương đại từ châu Âu.

Trao đổi với BBC hôm 23/5 từ Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông của Pháp tại Paris (INALCO), Giáo sư Francois Huchet cho rằng tính toán của ê kíp lãnh đạo do ông Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang dẫn tới ‘một sai lầm lớn’.

Sai lầm này có thể xảy ra với Trung Quốc, khi hàng loạt các quốc gia láng giềng ở khu vực lần bị đẩy tới thế ‘bắt tay nhau’ trong một dạng thức ‘liên minh mới’ được Hoa Kỳ hậu thuẫn để đối lại Trung Quốc.

Hôm thứ Sáu, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại thuộc Đại học Rennes II của Pháp, nói:

“Sau một loạt các diễn biến, tôi cho rằng Trung Quốc đã đang nhận thấy một tình thế nguy hiểm, bên bờ xảy ra, khi một loạt quốc gia xung quanh Trung Quốc từ Nhật Bản tới Việt Nam, hay Philippines và Hàn Quốc thảo luận với nhau và đều nổi giận với Trung Quốc,

“Tôi nghĩ sẽ ngày một khó khăn hơn cho Trung Quốc đẩy tới các áp lực và đưa ra các hành động khiêu khích khác trong tương lai.”

‘Trung Quốc đã khôn ngoan?’

Trước câu hỏi liệu động thái đưa giàn khoan HD-981 của Trung Quốc vào khu vực Hoàng Sa trên Biển Đông có phải là một động thái và tính toán ‘khôn ngoan’ hay không, nếu Việt Nam, quốc gia lâu nay vẫn bị Trung Quốc gây áp lực về chủ quyền biển đảo, tìm cách tiếp cận gần hơn nữa với Hoa Kỳ và xoay hẳn lưng lại với Trung Quốc, GS Huchet nói:

Vụ giàn khoan HD-981 của TQ đã đẩy Việt Nam và Philippines 'xích lại' nhau.

Vụ giàn khoan HD-981 của TQ đã đẩy Việt Nam và Philippines ‘xích lại’ nhau.

“Rõ ràng là nếu Trung Quốc tiếp tục tỏ ra hung hăng trên các vùng biển ở khu vực như họ đã làm đặc biệt trong hai ba năm trở lại đây, chắc chắn các quốc gia bị thách thức và khiêu khích trong vùng sẽ tìm kiếm sự bảo vệ từ Hoa Kỳ,

“Chúng ta đã thấy xuất hiện hàng loạt các tuyên bố giữa các quốc gia đó với Hoa Kỳ, với Hoa Kỳ cũng tích cực hoạt động và hiện diện nhiều hơn trong khu vực trong hai năm trở lại đây,

“Tổng thống Obama đã nói Hoa Kỳ muốn trở lại ở khu vực và Hoa Kỳ cũng đã đang có lập trường rất mạnh mẽ, như trong chuyến thăm gần đây ở châu Á, tại Nhật Bản, ông Obama đã nói quần đảo Senkaku thuộc quyền tài phán của người Nhật,

“Do đó Hoa Kỳ đưa quần đảo này vào vùng ảnh hưởng của mình, do vậy, tôi nghĩ rằng mọi sự sẽ trở nên khó khăn hơn cho Trung Quốc nếu họ tiếp tục hung hăng, lấn tới,

“Bởi vì các hành động này của Trung Quốc không chỉ gây ra các xung đột đơn lẻ với từng quốc gia mà Trung Quốc khiêu khích, thách thức, mà còn tạo ra một dạng thức liên minh mới với Hoa Kỳ,

“Mà liên minh này sẽ không chỉ giới hạn ở các khu vực như Biển Đông, hay biển Hoa Đông, mà cũng liên quan tới cả nơi khác như Ấn Độ,

“Hiện tại Ấn Độ đang tìm kiếm nhiều hơn một liên minh với Hoa Kỳ từ năm 2005 tới nay, do đó, ở chung quanh Trung Quốc, có thể ngoại trừ Pakistan, Kazakhstan hoặc Bắc Hàn – quốc gia có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc,

“Nhưng chúng ta thấy một dạng liên minh để bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không dám hung hăng hơn và không dám mở rộng ảnh hưởng của nước này quá xa.”

‘Nếu VN kiện đòi Hoàng Sa?’

Trước câu hỏi liệu động thái giàn khoan HD-981 có thể khơi mào một tình huống bất lợi hơn cho Trung Quốc, khi Việt Nam, sau hơn bốn mươi năm ‘im lặng’, nay có thể vừa kiện Trung Quốc ra quốc tế về vụ giàn khoan, vừa kiện đòi Trung Quốc rút toàn bộ các lực lượng khỏi các đảo đã cưỡng chiếm trên Hoàng Sa từ năm 1974 và trả lại chủ quyền cho Việt Nam, nhà nghiên cứu nói:

“Trung Quốc hiện nay đang muốn mở rộng vùng ảnh hưởng của mình và đẩy lui, đẩy hẳn Hoa Kỳ ra khỏi châu Á, để Trung Quốc có thể thống lãnh khu vực, không chỉ về mặt kinh tế như trong 20 năm trở lại đây, mà còn thống trị về mặt quân sự và bảo vệ các nguồn năng lượng,

“Cho nên đây không chỉ là vấn đề về dầu lửa, câu chuyện đi xa hơn thế rất nhiều, thế nhưng Trung Quốc có thể đang phạm một sai lầm khi họ đang muốn bước đi quá nhanh trong vấn đề này,

“Vì các quốc gia láng giềng, trong đó đương nhiên có Việt Nam, nước có lịch sử rất phức tạp với Trung Quốc, đã đang và sắp đối đáp lại với những hành động đó. Do đó, tôi nghĩ Trung Quốc nên thận trọng mà không nên khiêu khích quá mức các quốc gia đó.”

Trước câu hỏi tính toán gì đang thực sự diễn ra sau các động thái mà ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc và bộ tham mưu của ông, đã quyết định tiến hành trong vụ làm nóng lên khu vực biển Đông từ đầu tháng Năm trở lại đây, Giáo sư Huchet nói:

“Trước đây, nội bộ của Trung Quốc có thể có tình huống một cánh quân sự nào đó trong Ban lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có thể muốn tỏ ra mạnh mẽ và lấn lướt hơn bằng các động thái quân sự, so với cánh khác thiên hơn về ngoại giao,

“Nhưng qua những gì quan sát được, có thể đoán rằng các động thái đối ngoại và hướng ngoại cứng rắn vừa rồi của Trung Quốc, cho thấy các cánh quân sự, thiên về sức mạnh, đã không nào hành động mà không có sự nhất trí của ông Tập Cận Bình,

“Và tôi nghĩ đằng sau tất cả các động thái gần đây, từ thách thức, khiêu khích Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Philippines và gần đây nhất là Việt Nam ở Biển Đông, rõ ràng đây là một toan tính nhằm thăm dò phản ứng của các quốc gia láng giềng và sự chống đối của Hoa Kỳ,

“Đương nhiên là nếu không có sự phản ứng nào đối kháng lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới, lấn lướt xa hơn, và họ sẽ có nhiều các hành động khác,

“Thế nhưng nay thì Trung Quốc đã thấy họ đã tạo ra sự khiêu khích quá lớn và đã gây ra phản ứng rất mạnh ở Việt Nam, và tôi chắc rằng, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đang phải cân nhắc lại tình huống và chắc chắn họ sẽ phải thận trọng hơn với các hành động trong tương lai.”

‘Không thể trông đợi EU’

Được hỏi về việc liệu Liên minh Châu Âu (EU) có thể có vai trò nào đáng kể hay không cho Việt Nam trong trường hợp Hà Nội muốn đương đầu với Bắc Kinh trong tranh chấp về chủ quyền quốc gia, biển đảo và kiện Bắc Kinh ra quốc tế về vụ giàn khoan, nhà nghiên cứu từ châu Âu nói:

“Tôi có thể thẳng thắn nói rằng chúng ta không nên kỳ vọng bất cứ sự hậu thuẫn đáng kể nào của EU, ở khu vực này của thế giới, EU có một ảnh hưởng rất yếu, họ còn đang quá bận rộn với nhiều vấn đề phải giải quyết liên quan Ukraine,

“Tôi không nghĩ Liên minh Châu Âu sẽ có bất cứ một hành động nào ở khu vực này và thực tế EU không có thực lực hay sức mạnh quân sự để làm điều đó, cường quốc duy nhất có thể làm được một điều gì đó thực sự có ý nghĩa ở khu vực là Hoa Kỳ, chứ không phải là EU.”

Theo ông Huchet, ngoại trừ một vài tuyên bố mang tính chính trị, quốc tế có thể không nên kỳ vọng thêm ‘bất cứ điều gì to tát’ từ EU tại khu vực Biển Đông, tuy nhiên, một lần nữa, theo nhà nghiên cứu, Trung Quốc hiện nay nên thận trọng để tránh sai lầm.
Ông Huchet nói: “Trung Quốc đang thay đổi cách chơi, trong một hai chục năm trở lại, họ xuất hiện ở khu vực châu Á, Đông Nam Á như một đối tác đầu tư, hợp tác kinh tế,

“Thế nhưng sau khi được cho là đã nắm được nhiều lợi thế gây dựng được ở nhiều quốc gia trong khu vực, khẳng định được ảnh hưởng và vị thế kinh tài, họ lại muốn chuyển sang một bộ mặt khác, họ muốn chới những con bài để đạt được sự thống trị ảnh hường và áp lực về an ninh, quân sự,

“Đây là điểm mà theo tôi, Trung Quốc phải hết sức thận trọng, nếu như họ không muốn phạm phải một sai lầm lớn tạo ra một liên minh chống đối Trung Quốc trong khu vực, cộng thêm với đối thủ lâu nay của họ là Hoa Kỳ,” ông Huchet nói với BBC.

‘Tạm rút nhưng sẽ quay lại?’

Giới quan sát hiện đang tiếp tục theo dõi và dự đoán các động thái, kịch bản xử lý cuộc xung đột xung quanh vụ giàn khoan HD-981 giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Hôm thứ Bảy, 24/5, Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu từ Học viện Quốc phòng Úc được tờ báo mạng VnExpress.net của Việt Nam trích dẫn lời, nêu nhận định:

“Có vẻ như Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu về nước trong hoặc trước ngày 15/8 tới để tránh mùa bão lớn trên biển… Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội cho Trung Quốc xuống thang.”

Tuy nhiên nhà nghiên cứu này cho rằng Trung Quốc có thể sẽ trở lại và sau khi tạm rút, sẽ vẫn có những động thái bảo vệ ảnh hưởng tại khu vực.

“Nếu Trung Quốc thực sự muốn khoan dầu, họ sẽ đánh dấu vị trí giếng dầu sau khi giàn khoan khổng lồ này được đưa đi. Đồng thời Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các tàu hải cảnh ở khu vực được cho là có dầu,” GS. Thayer được dẫn lời nói thêm.

“Dự đoán Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc lập một vùng nhận dạng phòng không giới hạn phía trên đảo Hải Nam và quần đảo Trường Sa nhằm thiết lập thẩm quyền của thành phố Tam Sa.”

Theo nhà quan sát này, trước viễn cảnh đó, Việt Nam tiếp tục cần cân nhắc những biện pháp trong đó các bước động thái cả về pháp lý lẫn ngoại giao.

“Việt Nam phải tiếp tục đưa vụ việc này ra cộng đồng quốc tế, nếu không sẽ đứng trước nguy cơ bị cô lập. Việt Nam có thế đứng vững chắc, với điều kiện không bị khiêu khích bởi Trung Quốc…

“Việt Nam và Philippines là hai nước ở tiền tuyến trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Sự hợp tác giữa Việt Nam và Philippines mới đây là một bước đi rất tích cực,” ông Thayer nói với tờ báo mạng của Việt Nam.

Nguồn: BBC

9 Phản hồi cho “‘Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?’”

  1. Thỗ phỉ says:

    Nó sai lầm thì mackeno còn bày trò khỉ viết thương mướn bên bờ một sai lầm lớn ( chả giúp ích được cho dân chúng hiểu sự thật ) thực tế của vấn đề chỉ rườm rà dây dưa níu kéo cãm tính , sợ đau tổn thương đối phương đó là những bồi bút cộng nô , nếu có nói tới người việt hải ngoại hay cờ vàng chính thể VNCH thì bọn này nó sẻ liều mạng tới cùng vì đó là ( địch , kẻ thù )

    Đúng là tâm lý còn qui lụy !

  2. Cu Tý says:

    ANH TRUNG QUỐC.

    1.
    Anh Trung Quốc Đường Lưỡi Bò thò Thụt,
    Rắn lú đầu đến lúc phừng mang.
    Toàn cầu kinh động hô vang,
    Chống Ngăn Bành Trướng tham gian Bạo Quyền.
    Cái Thòng Lọng oan khiên khép lại,
    Tạng Mãn Mông kinh hải bùng lên.
    Trong ngoài chớp nhoáng như tên,
    Hỡi Anh Trung Quốc gửi bền được chăng.

    2.
    Anh Trung Quốc hung hăng gây hấn,
    Hoàng Trường Sa chiếm lấn ngược ngang.
    Tình xa nghĩa đoạn đôi đàng,
    Bắc Hàn xem thấy sao an được nào.
    Tự cô lập lâm vào thế trận,
    Rắn ngoài hang khó đặng quay đầu.
    Mưu sâu thì họa cũng sâu,
    Thói Tần nết Sở cưỡng cầu hoài công.

    3.
    Anh Trung Quốc tham lòng hiểm kế,
    Đấng Tối Cao nào dể ban cho.
    Tạng Hồi Mông Mãn reo hò,
    Tam Phân Tứ Liệt họa to trong nhà.
    Việt Bắc Hàn mộng hoa choàng tỉnh,
    Xập dậu phên khép kín Vòng Cung.
    Nga Nga khi thẳng khi vùng,
    Ngư Ông Đắc Lợi ké hùn đốc vô.

    4.
    Anh Trung Quốc cuồng đồ hung hãn,
    Lối Một Con đồng đảng hùa theo.
    Cơ kỳ đến lúc hiểm nghèo,
    Ống Đồng chui rút như mèo gặp mưa.
    Phên dậu đỗ khó ngừa Nội Loạn,
    Hội Đồ Sư kết toán tội danh.
    TRUY PHONG QUÁ HẢI đành rành,
    NHẤT NHUNG ĐẠI ĐỊNH cáo thành trùng hoan.

    VIỆT NAM !!! Riêng cõi Nam Đàng !!!

  3. DâM TiêN says:

    Mềnh vừa ” posted ” thưa cùng ngài KHa Kha Kha
    aka BUILAN,

    mà bị error, không ” hiện thị.”

    Xin chờ khi khác. Thân kính, Trung sĩ DâM TiêN

  4. Hùng says:

    TÂM SỰ VỚI ANH TRUNG QUỐC

    Xin đăng lại bài thơ : TÂM SỰ VỚI ANH TRUNG QUỐC, không rõ tác giả.

    Trước hết, cho em xin gửi lời chào bác!
    Chẳng phải vì xa xôi hay không gặp thường xuyên
    Mà bởi lòng thành với hàng xóm kề bên
    Và cũng bởi bác là…một thằng to xác.

    Từ bao đời nay nhà em luôn kề bên nhà bác
    Bác cũng đã cùng em chia sẻ khối “ngọt bùi”
    “Tình cảm” láng giềng, bác năng tới rồi lại lui
    Nên chỉ thẹn em sang “thăm” hơi ít

    (Em còn nhớ thời cụ Lý Thường Kiệt
    Cũng chỉ mới sang “thăm” bác đến Quảng Châu)
    Chả bù trước đấy bác sang em ở rất là lâu
    Theo em nhớ khoảng ngàn năm thì phải.

    Đại gia như bác sao lại tham vãi đái ?
    Em rất nghèo mà có dám keo kiệt gì đâu
    Bác thèm nghé, em biếu bác con của con trâu
    Bác muốn lợn, em lùa… heo sang tận mõm.

    Nhưng hình như bác là người ưa bận rộn
    Em chả mong mà bác vẫn cứ “sang chơi”
    Khổ các cụ nhà em vì thế nên ít được thảnh thơi
    Đùng một cái, lại phải xắn tay lên “tiếp” bác.

    Từ Đinh, Lý, Trần, Lê… chẳng cụ nào được thoát
    Bác vẫn luôn sang đều đặn tựa vắt chanh
    Mà lần nào, các cụ nhà em cũng tiễn bác không chậm thì nhanh.
    Nhớ có bận, cậu gì gì Hoan nhà bác phải chui vào ống đồng để “lượn”.

    Đến nước ấy, mà sao bác vẫn không biết ngượng ?
    Bác vẫn cố tình thi thoảng lại ghé thăm
    Thôi cũng đành, em nói vuông cho nó nhanh
    Nhà em bé nhưng chẳng ngại bố con thằng đếch nào cả !
    Pháp to, Mỹ béo em cũng đã mần cho tơi tả
    Năm 79 bác sang em cũng chẳng để bác về không

    Nhưng hình như máu não của bác dồn hết xuống mông.
    Bác không phải chó sao lại mang lưỡi bò ra liếm biển?
    Nhà bác to, lại có đến mấy ngàn năm văn hiến
    Đáng nhẽ ra bác phải đối xử kiểu đàn anh
    Không hiểu sao bác hết ở chạ rồi lại nghĩ cách ăn tranh
    Mặc cái quần bó bó vào cho máu dưới mông đồn lên đầu đi bác!

    Em có vài lời rất mong bác lòng ghi dạ tạc
    Họ hàng em bao đời, vì bác, đã đủ lắm khổ đau
    Nhà em tuy bé và mạnh yếu mỗi lúc khác nhau
    Nhưng đảm bảo hào kiệt thì thời nào cũng có !!!

    ***

    Thời nay bác sang “thăm “em chắc khó
    Thế cho nên bác sợ về không
    Đại hội vừa qua các bác đồng lòng
    Phải có được chức danh”Cường quốc biến”

    Hoàng Sa của em bác cho quân đánh chiếm.
    Mỹ đã làm ngơ nên bác liếm thêm chút ít Trường Sa.
    DOC cũng đã mười năm qua,
    Bác cù nhằng cù nhầy để đêm ngày bàn mưu tính kế.

    Cụ Tôn Tử nhà bác dạy sao mà Bác nói ”dấu mình chờ thời”
    Nay…

    Kính bác!

  5. Trúc Bạch says:

    Thằng Tàu đã tình toán chi li rồi….

    Ngay kể từ ngày Hồ Chí Minh rắp tâm cầu viện Mao và thề dốc một lòng với Mao, thì đảng CSTQ đã biết chắc rằng đảng CSVN sẽ không thể “xích lại gần” với bất cứ ai ngoài nó, và chỉ có nó mới không sợ cái bản chất lật lọng, tráo trở của đảng CSVN

    Bằng chứng là Tàu nó biết Hoàng Sa và Trường Sa là của VNCH, nhưng nó vẫn bảo Hồ Chí Minh ký văn tự công nhận là của nó, để ngày nay, dù đảng CSVN có nói gì, làm gì thì Trung cộng nó vẫn cứ “tuần tự nhi tiên” mà xác định chủ quyền ở Biển Đông, y như trong cái “công Hàm Bán Nước” mà Hồ Chí Minh đã sai Phạm Văn Đồng ký năm 1958.

    Để mà xem…ngay khi TC rút dàn khoan về theo đúng lịch trình đã định, vùng thềm lục địa VN sẽ tạm yên và Tập Cận Bình sẽ cho vời Nguyễn Phú Trong hay 1 trong bốn tên sang chầu để Tập ban cho một vài lời phủ dụ…thế là lập tức, Nguyễn Tấn Dũng sẽ quay mặt với Philippines ngay thôi .

    Đã có bao giờ cái đảng CSVN tôn trong những thỏa ước đã ký với thế giới văn minh chưa ? Chưa bao giờ !

  6. Nguyễn Thế Viên says:

    Không phải vô cớ mà Tàu lộng hành. Phải chăng đã và đang có sự mặc cả, trao đổi nào đó giưã các cường quốc (Tàu, Nga. Mỹ…)? Hãy nhớ đến những “tình cờ” mà dường như là”một sợi chỉ xuyên suốt”:
    - Thập niên 1940: Mỹ dùng HCM và Việt Minh (thực chất là CSVN) để chống Nhật; chính Mỹ huấn luyện và cung cấp một it vũ khí cho đội quân CSVN đầu tiên; Mỹ góp phần cho việc CSVN loè bịp các phe phái quốc gia để cướp chính quyền; Đồng Minh (thực chat do Mỹ cầm chịch) để cho Tàu (khi đó là phe Tưởng Giới Thạch sắp thua chạy) giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc trong khi để Anh với thực dân Pháp theo giải giới quân Nhật ở phiá Nam vĩ tuyến 16.
    - Thập niên 1950-60: Mỹ yểm trợ cho VNCH trong cuộc chiến tranh tự vệ mà “không được thắng”. Khi VNCH có cơ hôi le lói hy vọng thì tạo các biến cố làm suy chột le lói đó.
    - Thập Niên 1970: CTVN giúp Mỹ thắng chiến tranh lạnh và bắt tay Tàu cộng.
    HCM và CSVN vì tham vọng “chiếm thiên hạ” mà cam tâm làm tay sai cho Tàu. Tại Miền Nam một vài “chó nhảy bàn độc” vì mạng sống và tham lam mà mà sẵn lòng bán nước.
    Trước gương tày liếp như trên mà nhiều người vẫn chưa thức tỉnh. Họ vẫn mơ mộng hão huyền là Mỹ giúp, quốc tế lên tiếng….
    Tàu và Mỹ rồi đây sẽ tiếp tục ăn chia ở VN, ĐNA…..
    Khi chúng ta yếu hèn thì mất nước cũng là lẽ thường! Bây giờ dân tộc VN chúng ta có yếu hèn không? – Xin trả lời là có. Bằng chứng cụ thể: trước nguy cơ mất nước chỉ có vài ngàn người trong tong số 90 triệu dân trong nước và 3 triệu dân hải ngoại đi biểu tình mà đạ tự mãn là “đông đảo”….
    Sự thật mất lòng! Ai lạc quan thì kệ, tôi vẫn bi quan về vận mạng VN: VN từ từ nhưng chắc chắn sẽ bị hán hoá. Mỹ chỉ cần nắm được Tàu là coi như cũng nắm VN (Tàu bây giờ thực ra là một thứ nô lệ lao động để sản xuất hang tiêu dùng cho Mỹ).
    Nguyễn Thế Viên

    • Builan says:

      Bác VIÊN noí cái chi mà nghe BUỒN rứa hĩ ??
      NA NÁ như thầy DÂM (PTM) nhà ta đã từng luận !
      “Buồn mà chi em….. ”

      Trân trọng

    • tonydo says:

      Nghe bác Nguyễn Thế Viên bàn thấy có lý quá, nhưng vẫn tức như bò đá.
      Ai mà lại để cho Tầu Xì nó chộp mất của cải ông cha ta để lại bao đời nay? Nhưng có lẽ chỉ còn nước hô:
      Đả đảo đế quốc Mỹ và bọn xâm lược Tàu Cộng!
      Đả đảo bọn tay sai Cộng Sản Việt Nam!
      Đế quốc Mỹ và đàn em Tàu Cộng cút khỏi Việt Nam! Cút khỏi…Cút khỏi.
      Việt Nam muôn năm!
      Kính.

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Thưa Toydo,
        Chúng ta còn có thể:
        - Đ/v người trong nước: thức tỉnh và lật đổ CSVN. Hiện đã có nhen nhóm dù còn yếu ớt.
        - Đ/v người Việt hải ngoại, nhất là công dân cuả các cường quốc: với tư cách công dân (gốc Việt) vận động chính trường quốc gia mình đang là CD có chính sách có lợi cho VN (hay it ra là it hại nhất). Chúng ta khó được như người Do Thái, nhưng hiện nay ý hướng đó đang dần dà được thực hiện bởi các bạn trẻ (thỉnh nguyện thư gởi Toà Bạch Ốc hiện nay là một điển hình, tuy nhỏ bé).
        Chỉ có một nhà cầm quyền không CS mới hoạ may đoàn kết và phối hợp dân trong + ngoài nước để luồn lách giưã các siêu cường mà tìm ra giải pháp “it thiệt hại nhất” cho dân tộc VN.
        Còn nước còn tát! Một chút hy vọng còn hơn không có chi!
        Nguyễn Thế Viên

Phản hồi