WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới

gop yVới tư cách là một học giả trong lĩnh vực kinh tế chính trị học đối sánh và một nhà phân tích Việt Nam đương đại, tôi liên tục phải đối mặt với những tình thế nan giải về việc làm sao để đóng góp tốt nhất cho Việt Nam. Tôi không phải là người chỉ gò bó trong phạm vi quan sát, phân tích và lý giải. Chúng ta đều là con người. Chúng ta sống trong một thế giới không thoát khỏi chính trị. Đôi khi, thế giới đó đặt chúng ta vào những tình huống khó xử bất ngờ trên phương diện thực tiễn và đạo đức mà nếu chúng ta phớt lờ chỉ có thể có hại cho chính mình.

Tương lai Việt Nam là vấn đề của Việt Nam. Tuy nhiên, có những trường hợp trong đó những ý tưởng và quan điểm từ bên ngoài có thể hữu ích. Trên tinh thần đó, tôi đề xuất những ý tưởng sau đây với hy vọng rằng chúng có thể đóng góp cho những thảo luận mang tính xây dựng, hướng về tương lai, giữa người Việt với nhau về tương lai đất nước của họ.

***

Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới

Cần có một quá trình cải cách thể chế mang tính đột phá để đưa Việt Nam đến một tương lai vững chắc và thịnh vượng. Một đề xuất như vậy bao gồm những yểu tố mang tính mục tiêu và hệ thống. Nó sẽ có khả năng lôi kéo sự ủng hộ của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ và nhiều nước thành viên trong khối ASEAN. Khi cần thiết, nó có khả năng bao gồm mối quan hệ hợp tác với những tổ chức về minh bạch và hỗ trợ mang tính kỹ thuật thích hợp. Những nhà đầu tư từ Đài Loan và Hongkong nên được hoan nghênh một cách nhiệt tình trong khi những nỗ lực để giải quyết căng thẳng với Bắc Kinh tiếp tục.

Nghị trình này sẽ không mang tính đối đầu và hướng tới đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao sau một thời gian chững lại, cùng lúc phục hồi và xây dựng lòng tin quốc gia trong bối cảnh những thách thức hiện nay.

Mặc dù tình trạng hỗn loạn và bạo lực tuần trước là vô cùng đáng tiếc, nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định. Trong khi đó, những căng thẳng trên biển nay có dấu hiệu suy giảm trong tương lai gần. Sắp tới, Hà Nội sẽ phải nỗ lực với quyết tâm cao nhất để giải quyết những căng thẳng với Bắc Kinh bằng các giải pháp trên phương diện ngoại giao, pháp lý và mang tính sáng tạo mà từ trước tới nay chưa nghĩ đến. Các giải pháp sáng tạo có thể bao gồm những đề xuất hợp tác phát triển, gìn giữ song và đa phương dựa trên cơ sở và chuẩn mực quốc tế lâu đời và nhằm mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và an ninh cho toàn khu vực. Tư duy tất cả về tay kẻ chiến thắng sẽ chỉ chuốc lấy thất bại. Điều đó sẽ thúc đẩy việc quân sự hóa liên tục trong khu vực với mọi hiểm họa đi kèm.

Nền kinh tế Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng của nó là bao. Tốc độ tăng trưởng chậm lại và giờ đây có nguy cơ vĩnh viễn rơi vào quỹ đạo tăng trưởng thấp do những hạn chế về thể chế mà bất cứ người Việt nào có đầu óc cải cách trong và ngoài nhà nước đều dễ dàng nhận thấy. Những hạn chế này gồm thiếu chế độ pháp trị, các thể chế quản lý yếu cộng với những nỗ lực sai lầm để đạt tới một nền kinh tế thị trường với nhà nước đóng vai nặng nề, cũng như thái độ đàn áp nhân quyền làm hủy hoại tính minh bạch, và không kém phần quan trọng, là sự hình thành một loại hình chính trị nhóm lợi ích bè phái đang sử dụng hết sức kém hiệu quả lãng phí nguồn tài nguyên khan hiếm của quốc gia.

Việc thừa nhận những hạn chế thể chế này không phải để chỉ trích Việt Nam mà để nhấn mạnh rằng, nếu Việt Nam muốn có một tương lai thịnh vượng mà người dân xứng đáng được hưởng thì phải thực hiện những cải cách mang tính đột phá.

Một trong những ảnh hưởng khôn lường từ những căng thẳng trên biển gần đây là qua đó ta thấy rõ Việt Nam phải nhanh chóng đánh giá lại tầm nhìn chiến lược của mình. Đất nước phải tránh những quan hệ đối kháng với Trung Quốc. Tình hữu nghị phải được phục hồi và củng cố. Tuy nhiên, tình hữu nghị đó phải dựa trên những nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng, điều này lại đòi hỏi Việt Nam phải trụ vững trên đôi chân của mình khác hẳn từ trước tới nay.

Việt Nam đang đứng trước ngã tư đường. Để quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và tồn tại trong hòa bình, ổn định mà không sợ hãi, đất nước phải thay đổi. Để đạt được những thay đổi này, đất nước cần sự ủng hộ của quốc tế. Nhưng để đạt được điều đó, hàng ngũ lãnh đạo đất nước phải trao đổi và thể hiện cho thế giới thấy rằng họ quyết tâm thay đổi. Qua những phản hồi từ công chúng đối với phát ngôn gần đây của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và dựa trên hiểu biết của mình về Việt Nam, tôi hết sức tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ hoan nghênh những thay đổi đó. Can đảm chính trị là những gì cần thiết tại thời điểm này.

Cụ thể là có thể làm gì?

1. Một đội công tác cần được thành lập, dẫn đầu là Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, cùng hợp tác với các tổ chức phát triển quốc tế và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật liên quan để phác thảo một chiến lược giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những thiệt hại do các vụ việc ở Bình Dương, Hà tĩnh và ở bất cứ địa phương nào được xem là cần thiết;

2. Các lãnh đạo nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển quốc tế về khía cạnh vật chất và kỹ thuật cần triển khai một chiến dịch phục hồi kinh tế và xây dựng lòng tin để tìm cách khắc phục tình trạng và nguyên nhân gây ra những rối loạn gần đây. Thông tin về các nguyên nhân chính xác của rối loạn cần được công bố cho thế giới;

3. Hà Nội phải cho thấy tinh thần sẵn sàng nhanh chóng thực hiện nhiều cải cách hơn những gì mà Thủ tướng đã đề cập trong thông điệp đầu năm và cam kết này phải được thể hiện bằng việc triển khai những biện pháp thiết thực để thiết lập chế độ pháp trị, mà theo định nghĩa cần phải sửa đổi hiến pháp;

4. Khung thời gian thực thi quá trình này cần được thông báo và kèm theo đó là việc phóng thích những tù nhân lương tâm trong một thời gian ngắn. Tuy những cuộc biểu tình rầm rộ có chỗ đứng trong thế giới chính trị, nhưng chúng không phải lúc nào cũng hữu ích. Nếu các lãnh đạo nhà nước thể hiện sự quyết tâm thay đổi để bảo vệ những quyền phù hợp với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, thì tất cả các thành viên của cộng đồng bất đồng chính kiến phải có trách nhiệm cam kết tuân thủ các nguyên tắc văn minh và bất bạo động. Trật tự xã hội là thiết yếu, nhưng cần phải hợp tác, tin cậy và hy sinh;

5. Trên cơ sở những biến chuyển được thể hiện về chế độ pháp trị và tuân thủ những nguyên tắc quốc tế về nhân quyền, nhà nước của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc và New Zealand sẽ ngay lập tức nâng cao tầm quan hệ với Hà Nội;

6. Nên định ra một lộ trình cải cách thể chế – chẳng hạn hiến pháp – thực thi trong vòng không quá một năm; nhóm 72 nhân sĩ trí thức, những người đấu tranh cho cải cách hiến pháp vào năm 2013 hoặc những đại diện của họ cần được mời để tham vấn. Những cá nhân ưu tú ở các cộng đồng người Việt hải ngoại cần hỗ trợ;

7. Tiếp tục đường lối ngoại giao với Bắc Kinh trên phương diện nhấn mạnh phát triển hợp tác về tài nguyên và phi quân sự hóa trên biển Đông Nam Á. Những đe dọa và hành động quân sự cần được thay thế bằng những nỗ lực tăng cường (chứ không phải làm suy yếu) các chuẩn mực quốc tế. Hợp tác và sử dụng sáng tạo những động cơ của tất cả các bên để hỗ trợ quá trình hợp lý hóa các yêu sách trong khu vực. Những nguyên tắc “kiềm chế lẫn nhau”, tôn trọng và quan hệ hợp tác là thiết yếu.

Nếu những điều trên có vẻ bất khả thi về mặt chính trị, hãy công nhận rằng những giải pháp đề xuất gây tranh cãi nhất ở trên có thể giúp Việt Nam và sẽ được quốc tế công nhận và ủng hộ ngay lập tức. Những phản đối rằng cải cách đích thực ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra sau khi đạt được tăng trưởng kinh tế có thể bị bác bỏ bằng những bằng chứng phong phú rằng chính việc không có những cải cách đó đã cản trở sự phát triển của Việt Nam. Hành động trong tình đoàn kết quốc gia và quan hệ đối tác với các nước có cùng quan điểm sẽ đưa Việt Nam đến một tương lai tươi sáng hơn. Nhân dân Việt Nam xứng đáng được hưởng điều đó.

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2014
© Jonathan London

5 Phản hồi cho “Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới”

  1. DâM TiêN says:

    Thưa:

    Cộng Sản cải cách thì vẫn là một con mèo. Liên Sô cũng từng cải cách.

    Có cải cách, thì cuối cùng CS cũng phải …không còn là Cộng Sản nữa.

    Thưa, Tư Bản đã v à à ào; Peace Process từ từ quay như cái máy
    khổng lồ… Xin chớ NO cho tương lai CS, bời CS không còn tương lai..

  2. Hồ Bác Cụ says:

    Bảo đảm với Jonathan, 3 Ếch và đồng bọn hắn trong TƯ đảng CSVN đọc bài đề nghị này của ông, mà chúng nó hiểu được, chết liền!!!!

  3. nguenha says:

    CS không thể nào thay đổi bản chất được : DỐI TRA! ! Gần đây người Việt khắp nới trên thế giới biểu tình chống Tàu Cộng,trong đó đủ thành phần, mà đa số là Cộng đồng TNCS ! Thế nhưng,bọn CS chụp lấy hình ảnh các du-học-sinh VC biểu tình, cầm cờ đỏ ,đăng ở báo trong nước,nói là Cộng đồng người Việt ! Cụ thể cuộc biểu tình ở Syney (Úc) vừa qua. Tại sao lại không nói :du học sinh của ta di bt chống Tàu,mà lại nói Cộng đồng ! Cái lập lờ đánh lân con đen là ở chổ nầy. Cái ngu của bọn CS, đả là người TNCS, ai lại cầm Cờ CS . Trớ trêu là ở chổ đó.! Đến giờ nầy CS còn dối trá. Vì thế,góp ý cải cách …đối với người CS cũng chỉ là “qua sông phải lụy đò”.Qua Sông rồi, dối trá vẩn hoàn dối trá./

  4. Ngô Đình says:

    Cám ơn thiển ý của Jonathan London về VN. Nhưng đây là điều không tưởng đối với CSVN

Phản hồi