Phía sau ông thủ tướng có ai
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy hơi cường điệu (và cũng có phần hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ dành cho hai tác giả này, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời.
Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng điệp viên James Bond vẫn 007 sống mãi trong sự nghiệp của … giới làm phim và trong … lòng khán giả. Tương tự, nhiều nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số người Việt, kể cả giới lãnh đạo cộng sản hiện nay.Ngôn ngữ hàng ngày của họ (nghe)có “mùi” tiểu thuyết Kim Dung thấy rõ:
- Sau nửa tháng im lặng, ngày16 tháng 5 năm 2014:“Trong cuộc gặp cử tri Sài Gòn …ông Sang nhìn nhận Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, cần phải bình tĩnh, có bình tĩnh mới sáng suốt. Bên cạnh sự cương quyết phải hết sức kiên nhẫn, song không ‘thay đổi mục tiêu’ là bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao nội lực quốc gia.”
- Trước đó không lâu, T.T Nguyễn Tấn Dũng cũng kêu gọi “phải phát huy nội lực để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hay “phát huy nội lực để đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững.”
Và người vận dụng nội lục đều đều là TBT Nguyễn Phú Trọng:
- Hôm 11 tháng 7 năm 2013, ông khuyến cáo nhân dân Hải Phòng “cần phát huy nội lực để phát triển.”
- Qua ngày 21 tháng 8 năm 2013, ông chỉ thị nhân dân Bắc Giang cũng “phải phát huy nội lực địa phương để vươn lên phát triển, không thua kém các tỉnh bạn.”
- Bữa 18 tháng 3năm 2014 vừa rồi, trong chuyến đi công tác miền Trung, TBT lại nhắc nhở giới công nhân địa phương “tiếp tục phát huy truyền thông thi đua lao động sản xuất và tích cực … phát huy nội lực.”
Người tiền nhiệm của Nguyễn Phú Trọng – bác Lê Khả Phiêu – cũng hễ mở miệng ra là đòi …“phát huy nội lực” liền liền. Ôngcòn giải thích (một cách văn hoa) rằng đó là “sức mạnh văn hóa của dân tộc Việt Nam, đạo đức trí tuệ Việt Nam… để chúng ta vượt mọi khó khăn trong những thời điểm gian nguy nhất…” – khi trả lời phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 16 tháng 6 năm 2000.
Dù nghe có hơi kiếm hiệp, kêu gọi dân chúng “phát huy nội lực” – nói nào ngay– là chuyện phải làm khi hữu sự. Ðiều đáng phàn nàn là giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam rất hiếu sự nên đất nước“hữu sự”hoài hoài. Kể từ khi giành được quyền bính đến nay, họ luôn luôn tìm mọi cách để đưa dân tộc này vào những hoàn cảnh “khó khăn”hay những “thời điểm gian nguy.”Nếu không phải đấu tố lẫn nhau cho đến chết thì người dân cũng bị nhà nước Việt Nam lôi kéo, lê lết hết từ trận chiến này qua trận chiến khác. Không tử thương thì cũng bị thương vô số kể.
Thôi tạm gác lại chuyện đã cũ đi, và chỉ nhìn lại vài những sự kiện nho nhỏvừa mới xẩy ra – trong thời gian cầm quyền của bộ ba Sang, Trọng, Dũngmà coi:
- Khi kêu gọi người dân Hải Phòng “cần phải phát huy nội lực để phát triển,” họ quên bẵng đi rằng sau vụ cầm tù anh em Đoàn Văn Vươn(cùng với chuyện thăng tướng của ông đại tá Đỗ Hữu Ca) người dân nơi đây đã gần tiêu ma nội lực, và đã mất ráo niềm tin vào chính quyền – từ địa phương tới trung ương – rồi.
- Nếu biết qua về mức sống khốn cùng ở Bắc Giang, chắc chắn, họ cũng sẽ không đủ mặt dầy mày dạn kêu gọi người dân miền núi “phát huy nội lực để vươn lên” đâu.
- Hãy nhìn qua hình ảnh một góc chợ ở địa phương này, qua ghi nhận củanhà văn Nguyễn Ngọc Tư:“Người ta nói, đi qua một khu chợ sẽ biết đời sống của cư dân ở đó. Mình tin điều đó. Và nhìn món hàng bày trước mặt những người phụ nữ vùng cao, mình hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời… ”
Hình ảnh vài “bó củi co ro,” hay “nụm nịu hai ba nải chuối,” và “lèo tèo mấy bó rau xanh” – ở một phiên chợ ở Bắc Giang – chỉ khiến cho tôi muốn rơi nước mắt, và không thể nghĩ đến chuyện họ có thể “phát huy nội lực để vươn lên.” Vươn lên gì nổi, mấy cha? Tôi cũng không tin rằng giới công nhân Việt Nam còn có nội lực để phát huy sau những ngày làm việc tăng ca (liên tục) mà đồng lương chưa chắc đã đủ mua một cái bánh kẹp thịt ở cửa tiệm McDonalds.
Vắt cạn kiệt sức dân, đẩy trăm họ tới mức khốn cùng rồi vẫn thản nhiên kêu gọi vận dụng “nội lực” của mọi người khi đất nước lâm nguy chắc (chắn) không phải là điều khôn ngoan, nếu chưa muốn nói là bất nhẫn. Bởi vậy, khác với nhà báo Huy Đức, tôi không “bảo đảm” là dân chúng sẽ đứng sau giới lãnh đạo Việt Nam trong tình cảnh hiện nay:
“Giàn khoan 981 xuất hiện trước thềm Hội nghị ASEAN ở Myanmar và Diễn đàn kinh tế Manila như một trái banh được đặt vào chân Thủ tướng khi ông đang ở gần khung thành nhất. Những tuyên bố đúng lúc, ngang tầm nguyên thủ, đã khiến ông trở thành một người hùng. Thưa Thủ tướng, ông đã cùng bước, cùng dùng một ngôn ngữ sục sôi với người dân Việt Nam. Ông đã đi một đoạn đường khá xa. Đừng quay lại vì phía sau là dân chúng.”
Huy Đức, có thể, vì may mắn chưa thấy quan tài nên chưa đổ lệ. Người Việt, thuộc những thế hệ trước ông (hẳn) không mấy ai lạc quan như vậy. Trong cuốn Hồi Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại (đến chục lần) rằng “Đảngluôn luôn nói một đằng,làm một nẻo.” Có gì bảo đảm là ông TT sẽ không tiếp tục cái “chiến thuật” cố hữu và vô liêm sỉ này của Đảng?
Tuyên bố đúng lúc, ngang tâm nguyên thủ (e) chưa đủ đâu. Dân Việt ở cả ba miền, cũng như miền ngược – hiện nay – đều đã thuộc nằm lòng: Đừng tin những gì cộng sản nói hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. Yêu cầu ông Dũng thử làm vài việc trong tầm tay, và ngay trước mắt coi:
-Nếu không thể phóng thích tất cả những tù nhân lương tâm tức khắc, và cùng lúc, ít nhất hãy trả tự do cùng với lời xin lỗi cho hai người tù Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần. Họ không có tội gì ngoài tội thấy sớm hơn các ông cái thứ “ngoại viển vông” Hoa-Việt.
- Ngưng ngay cái chủ trương lớn (và ngu) của Đảng về chuyện khai thác bauxite Tây Nguyên.
- Trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, quyền tự do ngôn luận cho những người cầm bút, và quyền thành lập công đoàn cho công nhân. Đến đón Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương tại cửa nhà tù để ôm xin họ tha lỗi. Cùng lúc, cũng phải công khai về chuyện “mất tích” của Lê Trí Tuệ (Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam) người đã bị “bắt cóc” ở Cambodia vào từ hôm 16 tháng 5 năm 2007.
- Trả lại tài sản và quyền tự do tín ngưỡng cho tất cả những giáo hội và giáo phái.
- Xin làm hoà với người Việt nước ngoài bằng cách xin phép xây lại Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân ở Mã Lai và Nam Dương. Vứt cái Nghị Quyết rẻ tiền 36 vào thùng rác, đuổi việc những nhân viên ngoại giao lấc xấc và lấc cấc như Nguyễn Thanh Sơn đi cho thiên hạ đỡ bực mình.
- Nếu chưa có thể công bố thời điểm chính xác để huỷ bỏ điều bốn hiến pháp và tổ chức tổng tuyển cử tự do vào lúc này thì ít nhất cũng phải ngưng ngay cái cung cách cầm quyền như một đạo quân chiếm đóng như hiện nay, để người dân toàn quyền tự do làm những gì mà luật pháp không cấm, và trừng phạt nghiêm khắc mọi hành vi lộng quyền hay lạm quyền của viên chức các cấp.
Những điều trên trước sau gì cù̃ng phải được thực hiện ở Việt Nam thôi nhưng nếu không làm ngay hôm nay thì trước mặt ông T.T. là kẻ thù, và sau lưng sẽ chả có ai đâu. Hai bên cũng không có bạn bè đồng minh nào ráo. Nhân loại văn minh tiến bộ giờ đây không ai muốn làm bạn với những kẻ độc ác, trí trá, giáo dở lươn lẹo, ngu (lâu) và ngoan cố. Hãy chứng tỏ thiện chí và nỗ lực muốn thoát cộng đi thì mới có hy vọng thoát Tầu. Nếu không là đi tầu suốt.
© Đàn Chim Việt
Chuẩn bị đề án ứng phó kinh tế nếu có biến động
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng giao nhiệm vụ cho Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (KH&ĐT) làm đầu mối chuẩn bị đề án của Chính phủ về ứng phó kinh tế nếu có biến động bởi vụ việc giàn khoan mà TQ hạ đặt trong vùng biển chủ quyền của VN.
Chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ đưa ra trong phiên họp thường kỳ Chính phủ chiều 29/5. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng những tác động của vụ việc giàn khoan, Thủ tướng cho rằng việc chuẩn bị một đề án như vậy là cần thiết để tránh bị động, đồng thời nhấn mạnh với tiến trình hội nhập đã sâu của nền kinh tế thì các phương án đa dạng luôn sẵn sàng, quan trọng nhất là phải chủ động.
Thủ tướng cho hay, VN và TQ đều là thành viên WTO và các hiệp định hợp tác kinh tế khu vực, là hai nước láng giềng có nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt TQ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nên hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch Việt- Trung hoàn toàn tự nhiên trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
VN chủ trương tăng cường hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với TQ, đồng thời phải tái cơ cấu nền kinh tế, mở rộng thị trường, đàm phán và tham gia nhiều khuôn khổ hợp tác mới, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn trên thế giới. Thủ tướng nhấn mạnh việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với tất cả các đối tác trên thế giới để giảm rủi ro, lệ thuộc của VN vào một thị trường nhất định.
Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh đồng tình cho rằng, phải tiếp tục tìm kiếm thị trường, chủ động mở thị trường khi các thị trường truyền thống như thị trường Trung Quốc bị biến động.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho hay, vị thế, tiềm lực kinh tế của VN đã khác xưa nên VN có thể tự tin hơn. Quan hệ VN- TQ là cả đôi bên cùng có lợi. Nhưng đây cũng là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế, bớt phụ thuộc vào TQ, mở rộng thị trường trong nước, nhất là những mặt hàng mà VN hoàn toàn có năng lực sản xuất, tìm cách bù đắp thị trường lao động…
Giao thương với TQ vẫn bình thường
Các thành viên Chính phủ nhất trí song song với đấu tranh chủ quyền, buộc TQ rút giàn khoan thì vẫn duy trì quan hệ bình thường với TQ trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư. Bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho hay qua kiểm tra các địa phương giáp biên giới TQ, hoạt động giao thương chưa có dấu hiệu diễn biến đáng quan ngại.
Các dự án nhiệt điện có TQ tham gia trong vai trò nhà đầu tư hay tổng thầu EPC chưa có biến động lớn. Hay mới đây nhất, nhà máy gang thép công suất 500 ngàn tấn ở Lào Cai với 49% vốn của nhà đầu tư TQ vừa sản xuất thử một mẻ gang thành công. “Các dự án điện mà TQ tham gia với tư cách nhà đầu tư hay tổng thầu vẫn diễn ra bình thường” – ông Hoàng cho hay.
Các dự án phân bón, hóa chất, luyện kim với TQ đến nay vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, ông lưu ý nguyên vật liệu, dệt may, da giày nhập từ TQ ngoài tỷ trọng nội địa hóa thì còn khoảng 38% vẫn nhập từ TQ. Trường hợp nếu TQ có động thái làm gián đoạn thì VN hoàn toàn vẫn có thể nhập khẩu qua đối tác thứ 3. Theo Bộ trưởng Huy Hoàng, việc này có thể tính toán.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho hay, nhiều du khách TQ vẫn muốn vào VN nên Bộ chỉ đạo Tổng công ty hàng không VN không phân biệt đối xử, đảm bảo an toàn cho mọi hành khách TQ có nhu cầu đến VN.
Theo Bộ KH&ĐT, TQ đã đầu tư tại 55/63 địa phương của VN. Dù sự việc đáng tiếc xảy ra vừa qua có những tác động nhất định, nhưng Bộ dự báo sẽ không tác động quá nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa VN và TQ. Dự kiến kim ngạch cả năm có thể vẫn như năm 2013 với VN xuất khẩu khoảng 12-13 tỷ USD, nhập khẩu 36-37 tỷ USD. Các mặt hàng chủ yếu liên quan đến thị trường TQ có thể vẫn duy trì dược như năm 2013, do hầu hết hợp đồng sản xuất và cung ứng giữa DN VN và TQ đã được xác lập.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi đấu tranh bằng con đường chính trị, ngoại giao, kiên quyết yêu cầu TQ phải rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của VN.
Theo Thủ tướng, cho đến nay, VN đã có hơn 30 cuộc giao thiệp với các cấp của TQ để phản đối và yêu cầu TQ đáp ứng yêu cầu chính đáng của VN. Tuy nhiên, TQ không những không đáp ứng mà còn vu khống, đổ lỗi cho VN và tiếp tục dùng sức mạnh, gia tăng các hành động uy hiếp, xâm phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh VN vẫn sẽ tiếp tục kiên cường duy trì các lực lượng thực thi pháp luật trên thực địa để bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của VN. Bên cạnh đó, lãnh đạo VN sẽ cân nhắc và quyết định việc sử dụng các biện pháp pháp lý theo luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
VN sẽ đẩy mạnh trên các kênh thông tin đối ngoại ở các thứ tiếng như Anh, Pháp, Hoa để tiếp cận được dư luận nhân dân TQ hiểu rõ sự chính đáng của nhân dân VN cũng như việc làm sai trái của chính quyền TQ.
Xuân Linh
Cái bệnh, cái tật của bọn CS là nói nhiều, nói dóc, nói láo, từ trên chóp bu cho tới bọn “dư luận viên”, mà làm thì ít hoặc không làm gì. Chữ nghĩa thì rổn rảng (thùng rỗng kêu to), năm này năm khác, thằng này thằng khác đều lặp lại y chang.
Bớt nói đi, làm đi, dân mới tin.
Cái chuyện thằng cha y tá vườn nói mạnh miệng với Tàu, thì đúng như Tưởng Năng Tiến nói, banh đến chân nó thì nó đá, tới đâu tới. Vớt được chút lòng tin của dân. Bây giờ thì còn đang chơi súng nước, tới khi chúng nó chơi súng thiệt thì lạy thằng Mỹ mà xin cứu giúp, chứ còn làm gì khác được??
Phía sau ông thủ tướng có toàn dân tộc Việt Nam và toàn thế giới, trừ đám chống Cộng và đám dân chủ cuội.
Vũ điệu nguy hiểm trên Biển Đông (http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/vu-dieu-nguy-hiem-tren-bien-dong-2997528.html)
Phóng viên CNN Euan McKirdy có mặt trên một con tàu của cảnh sát biển Việt Nam ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép gần Hoàng Sa. McKirdy thuật lại sự nguy hiểm của cuộc đối đầu ở nơi ông mô tả là điểm nóng nhất thế giới về tranh chấp chủ quyền biển.
Phải chờ đợi rất lâu cả trên bờ và trên biển, trước khi đoàn gần 40 phóng viên chúng tôi tới được một trong những khu vực tranh chấp nóng bỏng nhất thế giới, trên Biển Đông. Giới báo chí, cả báo in, báo mạng và phát thanh truyền hình thuộc các tòa soạn ở châu Á và Mỹ, hồi hộp chờ đợi chính phủ Việt Nam, không rõ ngày giờ nào thì chúng tôi sẽ lên đường.
Chuyến đi có vẻ được giữ bí mật, nhưng hình như phía Trung Quốc có thể cũng biết.
Cuối cùng thì chúng tôi xuất phát, lên một con tàu tuần duyên nhỏ vào một sáng thứ hai từ Đà Nẵng, tiến đến vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa theo tiếng Việt và Tây Sa theo cách gọi của người Trung Quốc.
Việc Trung Quốc cắm một giàn khoan tại vùng nước này hồi đầu tháng 5 gây nên một loạt phản đối, trong đó có cả những cuộc xô xát ở Việt Nam, và hàng loạt lời tuyên bố từ các nhà lãnh đạo thế giới, yêu cầu hai bên giải quyết vấn đề nhanh chóng và không để đổ máu.
Ít nhất là một bên nhất trí như vậy. “Lực lược cảnh sát biển Việt Nam cam kết giải quyết vấn đề bằng phương cách hòa bình”, ông Hoàng Tuấn Anh, thuyền trưởng một tàu hậu cần mà chúng tôi đi cho biết.
Con tàu chắc chắn của chúng tôi có một pháo 125 mm phía trên mũi và hai khẩu 14.5 mm. Nó thuộc loại tàu hậu cần mà lực lượng tuần duyên nào cũng cần có, và chứa được khá nhiều thứ: vô số thùng nước uống bằng nhựa, khoang bếp chất đầy rau xanh, một đàn gà sống bên dưới cầu thang phía ngoài – những thứ sẽ được đem đến cho các đồng đội của họ ở tiền tuyến.
Cho đến khi mặt trời lên vào sáng hôm sau, chúng tôi vẫn đang trên đường tiến tới đích – vùng nước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố có chủ quyền.
Sau đó, chúng tôi chuyển sang tàu cảnh sát biển 8003, con tàu đã đợi chúng tôi giữa biển từ trước đó. Vậy là đã đến khu vực mà đầu tháng này Trung Quốc đơn phương cắm một ngọn cờ. Ngọn cờ trong trường hợp này là một giàn khoan, mang thông điệp của phía Trung Quốc: quần đảo Tây Sa là của ta và ta muốn làm gì tùy thích.
Xung quanh chỉ là mênh mông một màu xanh thẫm của biển, không phao hiệu, không bãi nổi, chỉ có nước và nước, dù phía Trung Quốc vẫn mạnh miệng khẳng định bên dưới là một nguồn dầu mỏ giàu có.
Hành động hung hăng
Khi chúng tôi đến nơi, có tin cho biết giàn khoan do Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOCC) quản lý này đã di dời – quả là một nhiệm vụ to lớn và chẳng dễ dàng, đặc biệt là về mặt chính trị.
Quá trình di chuyển giàn khoan bắt đầu từ sáng 26/5 và hoàn thành lúc 23h30 cùng ngày, trước khi đoàn chúng tôi đến đây, mặc dù nó khởi hành vài giờ sau khi chúng tôi bắt đầu.
Chúng tôi cuối cùng cũng đến được nơi cần đến. Những chấm đen ở đường chân trời đã biến thành những con tàu, hay đúng hơn là những đoàn tàu của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Những con tàu cá và cả tàu quân sự này là tất cả những gì còn lại sau điểm nóng của hai tuần trước, trong các hoạt động triển khai liên tục, như một màn khiêu vũ kịch tích quanh vùng biển xanh ngắt.
Trong một buổi chiều đầy nắng và yên bình giữa biển, những gì đang xảy ra như một trận đánh nhỏ sống động, đan xen giữa sự hung hăng của Trung Quốc và sự bình tĩnh từ phía Việt Nam khi đưa ra thông báo rằng Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế. Tiếng còi báo hiệu và còi rú báo động reo lên inh ỏi và chói tai.
“Tôi đã đến vùng biển này nhiều lần nhưng gần đây Trung Quốc ngày càng hung hăng với Việt Nam, thuyền trưởng tên Hoàng của tàu hỗ trợ nói. Anh Hoàng khẳng định với chúng tôi: “Tôi tự hào được bảo vệ đất nước”.
Vũ điệu nguy hiểm giữa biển đều được các tàu bảo vệ biển của mỗi nước quan sát. Những người trên tàu đều hy vọng có thể đối đầu trực tiếp với kẻ thù. Tuy nhiên chỉ trước đó vài giờ, một tàu của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Không ai thiệt mạng trong vụ tai nạn này, nhưng đây là lần đầu tiên một chiếc tàu đã bị đánh chìm trong giai đoạn căng thẳng hiện nay giữa quan hệ hai nước láng giềng.
Chiều dần buông, một tàu cảnh sát biển to lớn của Trung Quốc nhằm hướng di chuyển về phía chúng tôi, gầm gừ như cố tạo ra một vụ đe dọa hàng hải nho nhỏ.
Không ai trên tàu 8003 của Việt Nam tỏ ra lo lắng, mặc dù áo phao cứu hộ trong trường hợp này dường như quá mỏng manh. Giống như một con chó đang căng mình ở những đốt xích cuối, con tàu của Trung Quốc sủa về phía chúng tôi vài lần, trước khi quay đi.
Nhìn từ phía mạn phải con tàu, hai tàu khác của Trung Quốc đang quấy phá một tàu cá nhỏ hơn của Việt Nam.
Thùy Linh lược dịch
Góp tiếng nói với các chú dư lợn viên :
Sau lưng TT Nguyễn Tấn Dũng có đảng CSVN ! Sau lưng đảng CSVN có Đảng CSTQ ! và ở phía sau Hồ Chủ tịch là đồng chí Mao Trạch Đông !
Tình yêu của bác Hồ dành cho bác Mao lai láng hơn nước biển Đông, rậm rạp hơn trúc trong rừng, dù có lấy nước Biển Đông làm mực, dù có lấy trúc trong rừng làm giấy, thì cũng không thể lột tả hết được mối tình cảm tươi đẹp và vĩ đại này được .
Sông có thể cạn, núi có thể mòn – song chấn lý ấy không bao giờ thay đổi !
Biển Đông có thể mất, Hoàng Trường có thể ..tiêu, song tình hữu nghị Việt – Trung vẫn đời đời bền vững !
Toàn dân hãy đoàn kết sau lưng đảng để :
“Cho đảng bền lâu rợp bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ xít ta lin vĩ đại ”
Đảng CSVN sẽ dẫn dắt toàn dân quyết thực hiên giấc mơ đại đồng của Hồ chủ tịch , và quyết đạt cho bằng được giấc mơ “ngàn đời” của “người:” :
“Bên ni biên giới là nhà
Bên kia biên giới cũng là quê hương” .
Đảng – chính phủ và nhân dân VN nguyện giữ gìn cẩn thận “mối tình” mà bác Hồ và bác Mao đã dày công vun xới , bất chấp mọi sự gièm pha, ghen ghét của các thế lực thù địch ,! Đả đảo bọn kỳ thì đồng tính :
“Mối tình thắm thiết Việt Hoa
Vừa là “đồng chí,” vừa là “anh em” ” (thơ Hồ Chí Minh)
Tưởng Năng Tiến đặt câu hỏi thật lãng nhách.
Sau lưng thủ Dzũng condom là .. CÁI HỐ SÂU TO CHÔN CS !
CS đang tự đào hố chôn chính chúng, bởi gây hấn với dân cả nước !
Lão Ngoan Đồng
Tổ sư Y trị :-) !
” …Đàng sau ông Thủ tướng có ai ? ” .Còn phải hỏi vớ vẩn, đàng sau ông Thủ tướng có ông ” Sen đầm khổng lồ “, với cặp ” Phượng Hoàng ” ( tên tiền định cho ông Thủ tướng : – thanh Phượng – bảo Hoàng ? ) gái cưng, rể hiền phò tá , khỏe ru .Sang trọng làm gì nổi khi còn phải ôm chân tầu khựa ?
Chém cha cái lũ ba Tàu +Tưởng gian tham phá hại dân Việt Nam ta . Ngoài biển , bọn Băc Kinh gây hấn . Trong đất liền và hải ngoại , thì lũ gian Hán của tình báo Hoa Nam , gây rối và kích động … , – Chỉ có mấy kẻ ngu mới về hùa mà sủa càn theo chúng nơi xó này thôi !
Phía sau lưng ông Dũng có hai câu khẩu hiệu :
Đất nước còn là còn tất cả, đất nước mất là mất tất cả.(NVT)
Đừng nghe những gì CS nói mà nhìn kỹ những gì CS làm .(NVT)
Dân nào mà theo mấy cha nữa ( được bao nhiêu phần trăm?)
chiến lược Việt Nam làm “chùn bước” Trung Quốc trên Biển Đông
Theo các chuyện gia nước ngoài, có 2 chiến lược mà Việt Nam có thể làm “chùn bước” Trung Quốc, ngăn chặn dã tâm của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo giáo sư Carl Thayer của ĐH New South Wales (Australia), leo thang căng thẳng Việt Nam – Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là kết quả của ý đồ thay đổi hiện trạng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa cái mà Bắc Kinh gọi là “đường 9 đoạn” trên biển Đông.
Ông Thayer cho rằng, Trung Quốc đang thực hiện “chiến lược tiêu hao” với Việt Nam. Theo đó, các tàu của Trung Quốc sẽ đâm các tàu Việt Nam từ 2 tới 4 lần khiến các tàu của Việt Nam bị hư hại, buộc phải sửa chữa.
Một số nhà phân tích cũng dự đoán: Nếu Trung Quốc tiếp tục chiến lược có tính chất phá hoại này, thì Việt Nam có thể không có đủ tàu để đối đầu với Trung Quốc ở khu vực Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD981).
Trước đó, nghiên cứu của nhà phân tích Scott Bentley (ĐH New South Wales, Australia) đã vạch trần cách Trung Quốc cố tình dùng vòi rồng để phá hoại cột ăng ten và hệ thống liên lạc trên các tàu Việt Nam. Các đoạn video được Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy, các cột ăng ten trên tàu Việt Nam bị thổi bay khỏi tàu. Khi đó, tàu Việt Nam sẽ không thể liên lạc với các tàu khác và buộc phải quay trở lại đất liền để sửa chữa.
Không dừng ở đó, chuyên gia Scott Bentley cho biết, gần như tất cả các tàu canh gác bờ biển của Trung Quốc đều được trang bị súng và chủ ý nhắm tới tàu Việt Nam trong các cuộc đối đầu hiện nay.
Việt Nam đối phó và làm thất bại dã tâm của Trung Quốc thế nào?
Việt Nam có những chiến lược gì để đáp trả lại những hành động hiếu chiến và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông, dù trên thực tế, tàu Việt Nam vẫn có mặt tại khu vực quanh giàn khoan; hàng ngày, các tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có mặt tại khu vực này, khẳng định chủ quyền của Việt Nam và kêu gọi tàu Trung Quốc rút lui khỏi vùng biển của Tổ quốc.
Theo chuyên gia Scott Bentley, Việt Nam vẫn hết sức thận trọng, không điều động tàu quân sự và điều đó cho thấy, Việt Nam đang thực hiện chính sách rất ôn hòa. Các tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân Việt Nam vẫn đang nằm trong cảng, cách xa khu vực đối đầu hiện nay. Các quan chức Việt Nam liên tục kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề thông qua đối thoại. Tuy nhiên, đáp lại thái độ ôn hòa của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục duy trì thái độ hung hăng, hiếu chiến.
Khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở một số tỉnh thành Việt Nam, chính quyền Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục trật tự; đã bắt giữ và xét xử những người khuấy động bạo lực trong các cuộc biểu tình.
Việt Nam cũng tìm tới các giải pháp ngoại giao thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam đang cân nhắc thực hiện “nhiều biện pháp phòng vệ” đối với Trung Quốc, bao gồm các hành động pháp lý. Theo đó, Việt Nam có thể đệ đơn kiện Trung Quốc hoặc ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Liên Hợp Quốc.
Việt Nam cũng đang xây dựng một chiến lược lâu dài để đối phó với những hành động hiếu chiến tương tự của Trung Quốc trong tương lai.
Giáo sư Thayer cho rằng, tâm điểm trong chiến lược của Việt Nam là tìm cách buộc Trung Quốc di chuyển giàn khoan và các tàu hải quân ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Có vẻ các nhà chiến lược Việt Nam đang nghĩ cách ngăn chặn Trung Quốc có các hành động tương tự trong tương lai.
Theo ông, hiện tại có vẻ Việt Nam đang xem xét 2 chiến lược đối phó Trung Quốc – thứ nhất là gián tiếp phối hợp cùng với Mỹ thông qua hai đồng minh của Washington là Nhật Bản và Philippines; thứ hai là chiến lược “đôi bên cùng thiệt hại” trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang. Theo một số nguồn tin, Việt Nam sẽ minh bạch chiến lược của mình để giảm thiểu sự tính toán sai lầm từ Trung Quốc.
Mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong chiến lược mới này không phải nhằm tới đối đầu Trung Quốc, mà ngăn chặn điều đó bằng cách xây dựng hoàn cảnh buộc Trung Quốc phải quyết định chấp nhận hiện trạng, nếu không Biển Đông cứ “dậy sóng”. Chiến lược này của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc đối mặt với nhiều rủi ro bởi lẽ các lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ sát cánh cùng các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Trước khi vụ việc giàn khoan diễn ra, Việt Nam đã đề xuất tổ chức cuộc đối thoại ba bên với Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù Tokyo tỏ ra dè dặt, nhưng với hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông thì có vẻ đề xuất này của Việt Nam là điều cần thiết, giúp tạo hành lang cho một chiến lược đa phương (đa quốc gia) nhằm ngăn chặn Trung Quốc .
Việt Nam cũng đã tiếp cận Nhật Bản và Philippines nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác của các lực lượng hàng hải bao gồm lực lượng canh gác bờ biển và hải quân. Việt Nam hi vọng cùng các đối tác tiến hành tập trận chung hàng hải, bao gồm các cuộc tuần tra chung, trên Biển Đông. Các cuộc tập trận này sẽ diễn ra cách xa khu vực đang căng thẳng hiện nay. Các cuộc tập trận sẽ được thực hiện ở các vùng biển xa và những vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trùng với khu vực mà Trung Quốc coi là “đường 9 đoạn”.
Việt Nam cũng đang cân nhắc tiếp cận Mỹ. Một trong các đề xuất được đưa ra là Việt Nam và Mỹ sẽ xúc tiến thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển của hai nước. Có thể lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Mỹ sẽ được điều động tới vùng biển của Việt Nam để tham gia diễn tập chung. Hai bên cũng sẽ trao đổi quan chức tới quan sát hoạt động của lực lượng canh gác bờ biển.
Vừa qua, Việt Nam đã tham gia vào Sáng kiến chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI). Điều đó sẽ khiến Mỹ có cơ hội giúp đỡ Việt Nam nâng cao năng lực giám sát hàng hải.
Trước đây, Việt Nam từng bày tỏ mong muốn mua máy bay giám sát hàng hải của Mỹ. Do đó, có thể Mỹ sẽ điều động một máy bay loại này tới Việt Nam và các sĩ quan Việt Nam có thể trực tiếp tham gia vào các chuyến bay diễn tập.
Ngoài ra, một loại máy bay giám sát hàng hải phi vũ trang của Hải quân Mỹ đóng tại Philippines cũng sẽ được tạm thời điều động tới Việt Nam. Máy bay Mỹ sẽ cùng máy bay Việt Nam tham gia các hoạt động giám sát hàng hải. Các sĩ quan Mỹ sẽ có mặt trong máy bay của Việt Nam với tư cách quan sát viên và ngược lại.
Theo các quan chức và chuyên gia Việt Nam, Trung Quốc thường tăng cường các hoạt động hải quân trên Biển Đông vào khoảng thời gian từ tháng Năm tới tháng Tám hàng năm. Lịch hoạt động này sẽ giúp Mỹ và Nhật Bản có thể tổ chức các hoạt động hải quân chung cùng Việt Nam trên Biển Đông trước khi các lực lượng hải quân Trung Quốc tăng cường hiện diện.
Nội dung chi tiết của các hoạt động hải quân chung Mỹ – Nhật Bản – Việt Nam sẽ được thông báo công khai minh bạch cho tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc.
Theo chuyên gia Thayer, chiến lược tiếp cận gián tiếp của Việt Nam giúp Mỹ hiện thực hóa lập trường phản đối giải quyết tranh chấp bằng hành động dọa nạt hay cưỡng chế. Chiến lược gián tiếp của Việt Nam không buộc Mỹ phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Thay vào đó, chiến lược này đẩy Trung Quốc vào thế phải quyết định có “dám” gánh chịu hậu quả của nguy cơ đối đầu với một “liên minh” giữa hải quân Việt Nam và hai đồng minh của Mỹ là Philippines và Nhật Bản và có thể, chính lực lượng Mỹ.
Các lực lượng hải quân và không quân của “liên minh” này sẽ hoạt động tại vùng biển và không phận quốc tế trên Biển Đông. Mục tiêu là thường xuyên duy trì hiện diện hải quân và không quân nhằm ngăn chặn Trung Quốc có hành động bắt nạt hay cưỡng chế đối với Việt Nam. Quy mô của các cuộc diễn tập chung cũng sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ căng thẳng trên vùng biển này.
Chiến lược “đôi bên cùng thiệt hại” sẽ chỉ được Việt Nam áp dụng trong tình huống mối quan hệ Việt – Trung tiến tới mức tồi tệ nhất là xung đột. Các chiến lược gia Việt Nam mong muốn các cường quốc sẽ can thiệp để đối phó với sự hiếu chiến của Trung Quốc.
Việc Việt Nam xem xét chiến lược mới này cho thấy các quan chức và các nhà chiến lược Việt Nam xác định tình hình căng thẳng hiện nay là một phần trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc có tham vọng không chỉ thống trị biển Đông mà còn cả biển Hoa Đông ở phía bắc.
Theo chuyên gia Thayer, chiến lược gián tiếp này của Việt Nam sẽ giúp Nhật Bản, Philippines và cả Mỹ ngăn chặn Trung Quốc ngay từ bây giờ.
Tùng Lâm
***Tiến sĩ Hà Sĩ Phu : “…ai biểu tình giữ nước thì đuổi học, cho công an bắt bớ, nhốt vào nhà tù…Quân đội không bảo vệ được ngư dân nghèo đánh cá trên lãnh hải của mình, quân đội ở đâu khi tàu nước ngoài ngang nhiên xâm nhập hải phận nước mình để đánh phá, cướp bóc? Tất cả sự khiếp nhược ấy được núp dưới chiêu bài“ chiến thuật mềm”, kiên trì đàm phán song phương, ngoại giao hòa bình, giữ tình hữu nghị làm vốn quý(!)…
“Còn hèn và nhục nào hơn khi báo chí“ lề phải” không dám đưa tin biểu tình một cách xứng đáng mà còn bôi nhọ rằng đây là sự“tụ tập”? Còn hèn và nhục nào hơn mang danh hiệu trưởng một trường mà cấm và đuổi học sinh viên đi biểu thị lòng yêu nước?…
Tiến sĩ Hà sĩ Phu :Chỉ biểu tình ôn hòa chống kẻ xâm phạm bờ cõi mà phải xin phép mới được biểu tình thì đất nước này rất xứng đáng làm nô lệ, không có nhân dân anh hùng nào lại ứng xử như con giun vậy. Dân Việt Nam quyết không chấp nhận sự nô lệ ấy
***Trần Việt Phương, người giúp việc cho nhiều nhà lãnh đạo Hà Nội – từng sống và làm việc bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh từ 1949 – 1969 – : Trong lịch sử nghìn năm giữ nước, chưa có thời nào Việt Nam mất cảnh giác và chịu lệ thuộc vào Trung Quốc như ‘triều đại’ ngày nay. Sở dĩ có điều đó là vì chúng ta đã nhiều lúc ứng xử với tư thế một ông em ngoan, ngây thơ tin các ông anh cũng vì tinh thần quốc tế vô sản. Theo ông Trần Việt Phương, thời còn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã từng ở trong một nền thực dân kém văn minh hơn nền thực dân trước kia
*** Hoàng minh Chính- nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác Lê- : “…quỳ gối dâng đất nước cho ngoại bang thì đấy là một trọng tội, không thể tha thứ được…“Hiện nay, việc bán đất nước là do lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản. Họ lợi dụng quyền khống chế của họ với quốc hội và chính phủ. Họ độc quyền mà, nên họ cứ làm bừa…”
*** Nguyễn Minh Cần- Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội. :Hiệp ước về biên giới ngày 30.12.1999 và Hiệp ước về lãnh hải Bắc Bộ ngày 25.12.2000 mà những kẻ cầm quyền CHXHCNVN đã tự tiện ký kết với Trung Quốc mà không công khai thảo luận dân chủ tại quốc hội, cũng như không dám công khai bàn bạc với quốc dân đồng bào, do đó đã làm cho Tổ Quốc ta mất đi hàng mấy trăm cây số vuông lãnh thổ, trong đó có vùng ải Nam Quan, thác Bản Giốc, v.v… và hơn chục ngàn cây số vuông lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ!
*** Nhà văn Dương Thu Hương :” Về mặt đại cuộc, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình Cộng sản hiện nay là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống có cầu cứu Tàu nhưng chưa bán một mảnh đất, chưa ký một hợp đồng chui, không hèn đến múc độ dám phạm luật của tổ tiên là nhượng đất cho giặc…”.
***Nhà thơ Trần mạnh Hảo :“ Một nhà nước mang tiếng là nhà nước của nhân dân, bảo vệ dân, bảo vệ đất nước mà lại đi bắt người đi biểu tình chống ngoại xâm? Thì nó biểu hiện một điều khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. Không có ai đi đàn áp nhân dân mình chỉ vì nhân dân mình yêu nước cả” .
Phía sau lưng ông thủ tướng NGUYỄN TẤN DŨNG có OBAMA .
Hãy xem lời phát biểu của Tổng Thống Obama tại học viện quân sự quốc gia West Point ” CHÚNG TA KHÔNG THỂ LÀM NGƠ TRƯỚC HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA BIỂN ĐÔNG ”
Nếu cần tìm hiểu thêm , xin vào VOA tiếng Việt .
Tổng thống Obama không làm ngơ nếu Chệt đánh Việt nam.
Tôi không là dân Mỹ nên không rõ, Khi tuyên thệ nhập quiốc tịch Mỹ, người Mỹ có phải đã cam kết không hoạt động cho cộng sản không? Vậy liệu Quốc hội Hoa kỳ có cho phép can thiệp để giúp một nước cộng sản không? hay cũng chỉ những lời lên án ngoại giao hoặc nhiều lắm là cấm vận, tẩy chay…như đối với Nga.
Nếu quốc hội không cho phép, thì tổng thống Obamá cũng bó tay phải không?
Phía sau ông thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng có đảng CSVN, chính quyền VN, QĐNDVN, Mặt trận TQVN, các đoàn thể chính trị-xã hội và toàn thể nhân dân VN. Tóm lại, phía sau ông thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng có toàn thể dân tộc VN, trừ bọn chống Cộng và các nhà dân chủ dõm.
Xin bổ sung thêm cho đụ !
Có một bầy Dâm Loạn Vẹm (DLV) và thêm nữa :;( Bắn vào link thì biết) khakhakha
http://a.disquscdn.com/uploads/mediaembed/images/863/6750/original.jpg?w=600&h
‘Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á’
Trà Mi-VOA
06.03.2014
Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị, theo thống kê được Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH có trụ sở tại Châu Âu công bố hôm nay.
FIDH nói ước tính hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội giam cầm và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.
Trong số này có những luật sư, các blogger, các nhà hoạt động vì quyền đất đai, các nhà sư Phật giáo, ký giả, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động công đoàn, các nhà vận động dân chủ, thành viên các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số như Hmong, Phật giáo Khmer Krom, và người Thượng Cơ Đốc giáo.
FIDH, Liên đoàn gồm 178 tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, chỉ ra rằng nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam đang phải thi hành các bản án tù dài hạn trong các điều kiện giam giữ hết sức tồi tệ, sức khỏe bị suy kiệt, rất cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có. Đấy cũng là các hình thức tra tấn.
Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền cho biết thống kê về số tù nhân lương tâm tại Việt Nam được công bố hôm nay do tổ chức thành viên trong FIDH là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam nghiên cứu, thu thập qua mạng lưới các nhà quan sát cả trong và ngoài nước. Ông Andrea Giorgetta nói với VOA Việt ngữ:
“Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu vực Đông Nam Á.”
Từ khi Miến Điện bắt đầu dân chủ hóa đất nước, Việt Nam đã thế chỗ nước này đội sổ trong khu vực về vi phạm nhân quyền và giam cầm tù nhân chính trị.
Đằng sau nguyễn Tấn Dũng con có một lúc lượng công an hùng hậu chuyện đánh người, chuyên cướp đất, một đội ngũ cố vấn chuyên lấy 10% tiền của các công trình đầu tư và tên Tàu chẹt Vinh Long nữa.
Vĩnh Long cưng thương của Qua .
Không có bọn chống Cộng (thiếu chữ cực đoan nhá) và các nhà dân chủ thì coi bộ thủ tướng Rũng rất cô đơn . Cái nghị quyết 36 đâu rồi ? Rồi công lao của thứ trưởng nguyễn thanh sơn heo chạy tới chạy lui dụ dổ , níu kéo, năn nĩ bọn chống cộng cực đoan , thậm chí còn mang bọn nó về VN du hí Trường Sa Ba đình tốn biết bao nhiêu tiền bạc của dân .
Thực ra sau lưng thủ lợn dũng là một bầy sâu . Có phải Vĩnh Long là một trong bầy sâu đó ?
Khà khà khà , thương cưng quá Vĩnh Long .
Nhờ Trung Cộng đem giàn khoan vào vùng lãnh hải Việt Nam mà nhân dân ta được cái lợi to là đang bị đảng Cộng Phỉ ngự trên đầu liền được đẩy ra phía sau bạo quyền Việt Cộng, quân đội Ngu Dân, mặt trận Phản quốc và đồng chí Ba Ếch .
Sướng nhé ! Yêu cầu “nhân dân” mỗi người ủng hộ đồng chí Vểnh Lông một cục phân để đồng chí ấy có thêm sức lực phục vụ đảng ta !