WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kissinger và Hoàng Sa

(Cám ơn Nguyen Thanh Tuan đã thu xếp cho tôi gặp lại GS Thomas Bass)
Với giáo sư Thomas Bass (University at Albany, State University of New York) tại báo Tuổi Trẻ chiều 27-5-2014

Với giáo sư Thomas Bass (University at Albany, State University of New York) tại báo Tuổi Trẻ chiều 27-5-2014

Hơn 8 năm trước, ngày 10-3-2006, GS Thomas Bass đã thu xếp để tôi phỏng vấn Henry Kissinger. Khi xem tấm ảnh tôi chụp với Kissinger, ông đùa: “Nếu cậu là người Mỹ thì có thể lồng kính bức ảnh này treo trong văn phòng”. Nói thế thôi, như số đông người Mỹ khác, Thomas rất ghét Henry Kissinger.
Không có khoa ngoại giao của trường đại học nào ở vùng Boston lại không bắt học trò đọc sách của Kissinger. Nhưng, lần ấy, khi ông tới Boston dự Hội thảo Việt Nam and the Presidency, sinh viên ý ới gọi nhau biểu tình phản đối. Tôi hỏi: “Tại sao?”. Kissinger cười: “Cho dù ghét tôi thế nào thì họ cũng phải thấy rằng, thế giới đã không thể có những thay đổi như thế này nếu không có những quyết định của chúng tôi”.
Một trong những hành động mà người Việt cộng sản thù ghét Kissinger nhất là cú bắt tay tháng 2-1972 giữa Nixon và Mao. Đây là bước ngoặt lớn nhất trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Thay vì có đủ tầm nhìn để nhận thấy sự thay đổi của thế giới sau cú bắt tay đó, để có những thay đổi thích hợp, Hà Nội đã phản ứng như một cậu em quen được nuông chiều, giận lẫy vì bị “ông anh bán đứng”.
Cuối tháng 3-1972, khi Hà Nội dồn sức chiếm bằng được cổ thành Quảng Trị. Nixon quyết định dùng B-52 ném bom ra tới Vinh để chặn đường tiếp tế. Ngày 3-4-1972, Kissinger gọi đại sứ Dobrynin của Liên Xô đến Nhà Trắng, trách cứ Liên Xô “đồng lõa” với cuộc tiến công của Hà Nội. Liên Xô khi đó đang muốn có cuộc gặp “thượng đỉnh” với Nixon, ngầm cho Kissinger biết rằng, họ không muốn rủi ro quyền lợi của mình bằng cách ủng hộ vô điều kiện cho Hà Nội.
Cùng ngày, Kissinger cử Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc, chuyển tới Hoàng Hoa “thông điệp miệng” (oral message) rằng, Mỹ sẽ ra lệnh cho tàu chiến ra khỏi lãnh hải Hoàng Sa 18 dặm thay vì 3 dặm như “vị trí lịch sử” của Mỹ. Như vậy, tới lúc đó Washington mới bắt đầu “công nhận” tuyên bố 1958 của Chu Ân Lai (Ngày 19-1-1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Hạm đội 7 đã án binh bất động).
Ngay sau đó 20 B-52, lần đầu tiên được đưa ra miền Bắc, ném bom xuống khu vực Vinh. Các cuộc tấn công này không ngăn được Hà Nội, ngày 1-5-1972, tiến chiếm thủ phủ Quảng Trị. Nhưng những thỏa thuận ngầm đạt được với Maxcova và Bắc Kinh đã khiến cho Nixon tự tin cho thả thủy lôi phong tỏa miền Bắc.
Kissinger hài lòng khi TASS khẳng định “sẽ giành cho nhân dân Việt Nam sự hỗ trợ cần thiết” thay vì “sự hỗ trợ tăng thêm” như họ lo lắng. Còn Nhân Dân Nhật Báo thì tuy dùng những lời lẽ đao to búa lớn, đã trấn an người Mỹ bằng cách vẫn chỉ coi Trung Quốc là “hậu phương” của Việt Nam. Ngày 15-9-1972, người Mỹ giúp miền Nam lấy lại Quảng Trị.
Sau năm 1979 khi Trung Quốc đánh Việt Nam, có giai thoại: Năm 1973, Kissinger đến Việt Nam, nói với Lê Đức Thọ rằng, mối đe dọa của Việt Nam từ nay không phải là người Mỹ mà là phương Bắc. Khi nghe tôi nhắc lại chuyện này, Kissinger cười: “Tôi đến Hà Nội, Lê Đức Thọ đưa tôi đi thăm bảo tàng lịch sử, ở đó tôi không hề thấy phần trưng bày nào nói đến chiến tranh với Mỹ, trong khi có rất nhiều phần nói về các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc. Với chừng đó kinh nghiệm, anh nghĩ là Hà Nội còn cần một lời khuyên của tôi

8 Phản hồi cho “Kissinger và Hoàng Sa”

  1. DâM TiêN says:

    Ông KISSINGER : ngài có thể vân vi cho bàn dân biết,chăng là :

    Chính vào cái hôm m à à à Tàu Ô đánh chiếm em Hoàng Sa của cô Cộng Hòa,

    Thì ngài phất phơ tới Bắc Kinh mà làm gì thế ? Lại có tí …mật ước Hoàng Sa
    phải không? — Có ra cái mật khẩu khi nào ” Vừng ơi, mở ra !” không hà ?

    ( Xin ngài zui lòng cho hay tí, kẻo có em bé Tuấn đang nghĩ cách ” thừa kế cô
    Cộng Hòa” đòi lài Hoàng Sa kia kìa ).

    Thì ra, ngài ơi, chỉ có Mẹ Cộng Hòa là có quờn đòi lại Con Hoàng Sa, phải chăng?

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Như vậy, tới lúc đó Washington mới bắt đầu “công nhận” tuyên bố 1958 của Chu Ân Lai (Ngày 19-1-1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Hạm đội 7 đã án binh bất động).”

    Theo bà vợ ông Lê Duẩn thì ông Phạm Văn Đồng giao Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc để Trung Quốc quản lý hộ. Giao cho từ năm 1958 mà suốt mấy chục năm trời Trung Quốc không cho người đến quản lý. Phải đợi khi Mỹ rút đi thì Trung Quốc mới dám đến “quản lý”. Trung Quốc sợ Mỹ đến thế thì giao cho Trung Quốc quản lý làm gì cho phí công, lại mất toi đảo.

    • DâM TiêN says:

      Sau 1973, quân Mỹ từng đợt rút khỏi Miền am VN.

      Nhưng vào buổi sáng ngày 19.1.1974, đúng hơn là từ ngày
      hôm trước 18.1.1974, Lãnh sự quán Hoa kỳ tại Đà Nẵng
      cử phái viên ngoại giao là ông Gerold Kosh ra Hoàng Sa…
      mần cái chi chi vậy cà…

      Ông Kosh lại nhờ Quân Đoàn I cho một toán công tác thuộc
      Phòng Ba / Hành quân, Thiếu tá Hồng, cùng ra Hoàng Sa,
      cho có một…cái gì đó.. tượng trưng cho Quân Lực VNCH…

      Vì đâu, HK án binh bất động, nhưng lại cử phái viên ngoại
      giao, lại có mặt một đơn vị tham mưu của QLVNCH ra ” chứng
      kiến” tại Hoàng Sa và khi Hoàng Sa …trao vô tay Tàu…

      Viên chức Trung công vế sau KHOE với Thiếu Tá Hộng — là
      cùng gày đó, Kissinger có mặt tại Bắc Kinh .

      ( Vậy Hoàng Sa mang ý nghĩa sách lược gì ? Mất / Còn ? )

      • Minh Đức says:

        Hoàng Sa mất hay còn là tùy theo Việt Nam có đủ sức đánh Trung Quốc lấy lại Hoàng Sa hay không mà không tùy thuộc vào người Mỹ hay người Trung Quốc. Trung Quốc đã ba lần bị đánh tơi bời bởi nước khác. Đó là Mông Cổ, Mãn Thanh và Nhật. Vấn đề chỉ là thời thế và quyết tâm của con người.

  3. D says:

    Câu nói trên của Kissinger trích trong Bên Thắng Cuộc chẳng có ý nghĩa gì to tát. Trong những quảng cáo cho Bên thắng cuộc, người ta nói Huy Đức đã phỏng vấn Kissinger, ai cũng tưởng là một bí mật gì ghê gớm mà thực ra chỉ có một câu nói vu vơ, Kissinger cthi` ũng chẳng phải là Chu Du, Không minh Gia cát lượng

    Tháng 3-1972, khi quân Mỹ đã rút khỏi miền nam khoảng 80%, Hà nội đánh một canh bạc lớn, tung khoảng 10 sư đoàn vào để nuốt chửng miền nam, (khoảng 100 ngàn quân và 50 ngàn bổ xung) họ được Nga, Tầu cung cấp nhiều xe tăng, phòng không, đại bác …khí thế rất dũng mãnh, trận này được miền nam gọi là trận mùa hè đỏ lửa.

    Một điều họ không ngờ là đụng phải tay diều hâu hạng nặng Nixon, người chủ trương dùng sức mạnh triệt để, năm 1954 Nixon làm phó Tổng thống cho Eisenhower, ông ta tích cực ủng hộ oanh tạc cứu nguy Điện biên Phủ nhưng Nixon do dự nên bất thành
    Tháng 5-1972 Nixon cho thực hiện trận oanh tạc ồ ạt bằng B-52 lấy tên Linerbacker (hay Linerbacker I) trại thảm yểm trợ cho bộ binh VNCH tại Quảng trị, Kontum, Bình long và oanh tạc cả miền Bắc. Lần này Hà nội mở chiến tranh qui ước. Nixon nói họ bỏ chiến thuật du kích lợi hại để đánh qui ước là sai vì chiến tranh qui ước thì chúng ta quá thành thạo. Hậu quả là quân đội BV làm mồi cho pháo binh, không quân VNCH và B-52, tổng cộng có vào khoảng từ 70 cho tới 100 ngàn quân CSBV bị thiệt mạng , 700 xe tăng bị hủy hoại, phía miền nam thiệt hại khoảng 30 ngàn người

    Nixon cho phong tỏa cảng Hải phòng vì biết rằng BV mở cuộc hành quân lớn cần nhiều tiếp liệu, đạn dược, vũ khí…Mỹ phong tỏa Hải phòng đã khiến cuộc tấn công của BV bị khựng lại ngay.
    Từ trước đến nay, tại bàn hội nghị BV kiên quyết đòi Thiệu phải từ chức, miền Nam phải liên hiệp, nhưng sau khi thua trận mùa hè đỏ lửa (tháng 9-72) họ chịu nhượng bộ không đòi Thiệu từ chức, không đòi miền nam phải Liên hiệp , có nghĩa là Nixon đã giữ được chức vụ cho TTcho ông Ng văn Thiệu nhờ trận đánh này

    Trận 1972 là một thất bại to lớn, đẫm máu nhất của CSBV, đẩy biết bao thanh niên vào tử địa cho một mục đích điên cuồng, gây bao tang tóc cho miền nam VN, một tội ác lớn nhất trong lịch sử đất nước

  4. D says:

    Câu nói trên của Kissinger trích trong Bên Thắng Cuộc chẳng có ý nghĩa gì to tát. Trong những quảng cáo cho Bên thắng cuộc, người ta nói Huy Đức đã phỏng vấn Kissinger, ai cũng tưởng là một bí mật gì ghê gớm mà thực ra chỉ có một câu nói vu vơ, Kissinger thi` cũng chẳng phải là Chu Du, Không minh Gia cát lượng

    Tháng 3-1972, khi quân Mỹ đã rút khỏi miền nam khoảng 80%, Hà nội đánh một canh bạc lớn, tung khoảng 10 sư đoàn vào để nuốt chửng miền nam, (khoảng 100 ngàn quân và 50 ngàn bổ xung) họ được Nga, Tầu cung cấp nhiều xe tăng, phòng không, đại bác …khí thế rất dũng mãnh, trận này được miền nam gọi là trận mùa hè đỏ lửa.

    Một điều họ không ngờ là đụng phải tay diều hâu hạng nặng Nixon, người chủ trương dùng sức mạnh triệt để, năm 1954 Nixon làm phó Tổng thống cho Eisenhower, ông ta tích cực ủng hộ oanh tạc cứu nguy Điện biên Phủ nhưng Nixon do dự nên bất thành

    Tháng 5-1972 Nixon cho thực hiện trận oanh tạc ồ ạt bằng B-52 lấy tên Linerbacker (hay Linerbacker I) trại thảm yểm trợ cho bộ binh VNCH tại Quảng trị, Kontum, Bình long và oanh tạc cả miền Bắc. Lần này Hà nội mở chiến tranh qui ước. Nixon nói họ bỏ chiến thuật du kích lợi hại để đánh qui ước là sai vì chiến tranh qui ước thì chúng ta quá thành thạo. Hậu quả là quân đội BV làm mồi cho pháo binh, không quân VNCH và B-52, tổng cộng có vào khoảng từ 70 cho tới 100 ngàn quân CSBV bị thiệt mạng , 700 xe tăng bị hủy hoại, phía miền nam thiệt hại khoảng 30 ngàn người

    Nixon cho phong tỏa cảng Hải phòng vì biết rằng BV mở cuộc hành quân lớn cần nhiều tiếp liệu, đạn dược, vũ khí…Mỹ phong tỏa Hải phòng đã khiến cuộc tấn công của BV bị khựng lại ngay.
    Từ trước đến nay, tại bàn hội nghị BV kiên quyết đòi Thiệu phải từ chức, miền Nam phải liên hiệp, nhưng sau khi thua trận mùa hè đỏ lửa (tháng 9-72) họ chịu nhượng bộ không đòi Thiệu từ chức, không đòi miền nam phải Liên hiệp , có nghĩa là Nixon đã giữ được chức vụ cho TTcho ông Ng văn Thiệu nhờ trận đánh này

    Trận 1972 là một thất bại to lớn, đẫm máu nhất của CSBV, đẩy biết bao thanh niên vào tử địa cho một mục đích điên cuồng, gây bao tang tóc cho miền nam VN, một tội ác lớn nhất trong lịch sử đất nước

  5. noileo says:

    “Sau năm 1979 khi Trung Quốc đánh Việt Nam, có giai thoại: Năm 1973, Kissinger đến Việt Nam, nói với Lê Đức Thọ rằng, mối đe dọa của Việt Nam từ nay không phải là người Mỹ mà là phương Bắc. Khi nghe tôi nhắc lại chuyện này, Kissinger cười: “Tôi đến Hà Nội, Lê Đức Thọ đưa tôi đi thăm bảo tàng lịch sử, ở đó tôi không hề thấy phần trưng bày nào nói đến chiến tranh với Mỹ, trong khi có rất nhiều phần nói về các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc. Với chừng đó kinh nghiệm, anh nghĩ là Hà Nội còn cần một lời khuyên của tôi”

    Mọi người đều biết giặc tàu là hiểm họa của VN, ngay cả bọn Việt cộng cũng biết giặc Tàu là hiểm họa của Việt nam, nhưng chính là bọn Việt cộng, bọn cộng sản VNDCCH & Việt cộng Hồ chí Minh & Việt cộng Võ Nguyên Giáp & Việt cộng Phạm Văn đồng & trí thức Việt cộng chân chính tim đỏ thẻ đỏ, đã rước giặc Tàu vào Việt nam, đã rước giặc Tàu vào Việt nam ngay từ 1950 để đuọc tàu chống lưng mưu cầu quyền lực, cùng với giặc tàu tiến hành cuộc bạo lực bành trướng chủ thuyết mác lê tội ác vào VN, xích hóa VN, hán hóa VN, gây nên thảm cảnh ngày nay cho Việt nam.

    Bọn cộng sản VNDCCH, Việt cộng Hồ chí minh & Việt cộng Võ Nguyên Giáp, Việt cộng Phạm Văn Đồng, trí thức việt cộng chân chính tim đỏ thẻ đỏ…, là những tên tội đồ phản quốc, những quân mãi quốc cầu vinh phi nhân & phản dân tộc, ghê tởm & đê tiện & gian ác nhất trong lịch sử VN

  6. SÓNG NGÀN says:

    DÂN ĐEN

    Dân đen có tội tình gì
    Ù ù cạc cạc nhiều khi cũng buồn
    Hơn thua mấy trự to đầu
    Nói hươu nói vượn mọi người ngõng tai
    Thôi thì lịch sử đường dài
    Dân đen trước đã một mai to đầu !
    Thế gian tựa cánh chim âu
    Chao lên chao xuống biển đời khác chi !

    GIÓ NGÀN
    (29/5/14)

Leave a Reply to D