WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nỗi đau và nỗi nhục của người Pháp trong thế chiến hai và của VN hiện nay[2]

Tiếp theo phần I

 

Francois Darlan

Francois Darlan

Darlan, một viên tướng phản bội lại quyền lợi nước Pháp, làm tay sai cho giặc

Nước Pháp qua Darland đã trình bầy về sách lược phải ngả về với Đức bằng cách tương nhượng. Theo Darland:

- Cái cơ may cuối cùng của chúng ta là sáp gần lại với Đức.
- Nếu chúng ta nghiêng về phía người Anh, nước Pháp sẽ bị tiêu diệt và phân xẻ ra từng mảnh và không còn tồn tại như một quốc gia nữa
- Nếu chúng ta áp dụng thái độ đi giây, nước đôi( Politique de bascule) với cả hai, nước Đức sẽ gây cho chúng ta muôn vàn khó khăn khó có thể giữ được chủ quyền. Trong mọi tình huống, chúng ta không thể có được hòa bình, ổn định.
- Nếu chúng ta chấp nhận hợp tác với người Đức chống lại người Anh, có nghĩa là chúng ta làm việc cho họ trong các nhà máy của chúng ta, cung cấp cho họ những phương tiện thì chúng ta có thể cứu vãn được nước Pháp, giảm thiểu đến tối đa các thiệt hại về lãnh thổ, lãnh thổ chính quốc và các thuộc địa, đóng vai trò xứng đáng nếu không phải là quan trọng trong một Âu Châu tương lai.

Và Đô Đốc Darland kết luận: Chọn lựa của tôi là dứt khoát và tôi sẽ không thay đổi lập trường chỉ vì một tầu chở lúa mì hay một tầu chở dầu.(có nghĩa là nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ).[1] Và dưới cánh của Pétain là những thành phần xu thời, trở cờ như Pierre Laval, Darlan. Những người này sẵn sàng làm tay sai cho Đức với giá trẻ.

· Tinh huống của Darlan là tình huống của lãnh đạo cộng sản bây giờ. Theo Tầu, quỵ lụy làm tay sai Tầu hay dứt khoát bắt tay với Mỹ, với Nhật. Chọn con đường sống hay con đường chết. Chọn tương lai dân tộc hay chọn quyền lợi đảng, quyền lợi cá nhân.
· Phải chọn lựa và đây là cái giá của sự chọn lựa!!

Thật ra, vì quyền lợi cá nhân, Darlan đã ve vãn Hitler và hy vọng có thế thay chỗ của thống chế Pétain. Điều này do chính Pétain tiết lộ. Darlan đã chọn lựa theo Đức và ký những thỏa hiệp nhượng bộ cho Đức như sau đây:

Đô đốc Darlan đã ký một biên bản tại Paris cho phép Đức được xử dụng các phi trường ở Irak và Syrie.. Cứ hết nhượng bộ này đến nhượng bộ để đổi lấy hai chữ bình an. Một cách nào đó thì đây là những kẻ lãnh đạo bán nước phải bị treo cổ. Chúng đã để cho Hitler xây dựng được một căn cứ tiếp liệu phục vụ cho chiến tranh với 500.000 chuyên viên, thợ thuyền phục vụ sản xuất cho nhu cầu chiến tranh của Đức tại chính nước Pháp. Mỗi ngày có 1500 toa tầu chở hàng hóa đủ loại ra khỏi nước Pháp. Mà một số lớn những toa tầu ấy không bao giờ quay trở lại..

Theo phúc trình của Abetz- Mémorandum d.Abetz – một phụ tá của tướng Pétain- cho thấy, nước Pháp phải cung cấp số lượng thực phẩm đồ sộ để nuôi từ 500.000 người đến 1.500.000 người. Hằng ngày, quân lính Đức tiêu thụ một phần ba số thịt, cá và rau cỏ của nước Pháp. Còn lai hai phần ba số thực phẩm đo để nuôi 39.500.000 người Pháp.

Ủy ban đình chiến Wesbaden, do tướng Doyen cũng đã gửi một lá thư phản kháng lên tướng Đức Volg muốn đòi lại 85.000 toa tầu đã được chuyển giao cho Dức ‘ mượn’ và 25 ngàn toa tầu ở vùng Alsace-Lorraine đã không bao giờ được hoàn trả. Chưa kể 6300 xe hơi chở khách của Pháp được giữ lại ở bên Đức.

Về việc đòi lại các toa xe lửa, phúc trình của viên phụ tá Abetz của Pétain ghi lại như sau:

Trong dịp hội kiến với Goering, Pétain đã yêu cầu trả lại 800.000 nông dân bị bắt làm tù binh cho Đức. Pétain cũng đòi lại những toa xe lửa chở hàng sang Đức. Những toa xe lửa không được trả lại chiếm một phần ba số lượng toa xe lửa của nước Pháp..

Việc đòi trả lại này hẳn là không đi đến đâu và không bao giờ những toa xe lửa ấy có dịp quay lại nước Pháp.

Darlan tin tưởng rằng một trật tự mới Ordre nouveau sẽ do Hitler điều khiển. Và Darlan tin chắc rằng Anh quốc sẽ bị Hitlet xâm chiếm trong vòng năm tuần lễ. Và ngay cả trong trường hợp chưa bị xâm chiếm thì nó cũng sẽ chết ngạt không lối thoát. Vì vậy, Hải quân Pháp sẽ bằng mọi giá không trao vào tay Đức, nhưng cũng không bao giờ giao cho hải quân Anh. Và dưới cánh của Pétain là những thành phần xu thời, trở cờ như Pierre Laval, Darlan. Những người này sẵn sàng làm tay sai cho Đức với giá trẻ.

Kết lụận, nước Pháp trở thành con tin giữa các nước đồng minh và Đức và nước Pháp trong vùng tạm chiến trở thành nguồn cung cấp vật tư cho quân đội chiếm đóng..

· Sự bất công giữa hai đối tác giữa kẻ chiến thắng và kẻ bại trận phần nào giống như mối tương giao thương mại bất bình đẳng- cán cân thương mại thâm thụt về phía Việt Nam và trung Quốc. Càng sát lại gần Trung Quốc càng lệ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu của Tầu cộng. Và cứ như thế, tình trạng sẽ kéo dài được bao lâu nữa?
· Trong khi đó, Hitler, trong cuộc gặp gỡ với Darlan đã phủ dụ với những lời hứa hẹn viển vông như sau:

“Hitler nhấn mạnh rằng, ông ta không có một tham vọng quân sự nào và tuyên bố một cách thành khẩn rằng những chiến lợi phẩm thắng được trong một cuộc chiến thì không bao giờ bù lại được những mất mát. Và ông không có một tham vọng hành xử như một bạo chúa đối với nước Pháp (..). Đồng thời ông mong mỏi có sự thống nhất Âu Châu và điều đó cho phép Darland có thể có cơ hội nhờ nước Đức tổ chức bảo vệ lục địa Âu Châu. Tuy nhiên, rõ ràng là số phận Anh Quốc phải được giải quyết một cách rõ ràng.. Hitler nói thêm, nước Pháp cần bằng mọi cách giúp nước Đức đạt được mục đích này..Nước Pháp có thể bắt đầu một cách khiêm tốn giúp nước Đức trong lãnh vực kinh tế và hợp tác với Đức trong vấn đề Syrie. Và nước Pháp nếu đi theo con đường này thì cũng yêu cầu Đức nhượng bộ để làm cho sự hợp tác này có thể chấp nhận được với dân chúng Pháp.

· Giống như Trung cộng bây giờ, Hitler và Phát Xít Đức vừa đánh trống vừa ăn cướp. Hit ler la hoảng rằng: Nước Đức bị bao vây. Nước Đức chỉ là thành lũy chống lại bọn Bôn Sơ Vích. Nước Anh tiến hành một cuộc chiến tranh để cướp đi cái quyền tồn tại của nước Đức..
· Vừa phủ dụ, vừa đe dọa, vừa hứa hẹn!! Việt Nam chẳng khác gì hoàn cảnh một đứa con gái ngồi phải cọc.

Trong khi đó tài liệu mật tịch thu được cho biết, ngay từ năm 1939, Hitler định xử dụng 1000 phi cơ tấn công nước Anh, trong đó mỗi phi cơ cho thả dù 4 lính nhảy dủ nhốt trong một thùng sắt khép kín. Khi được thả xuống đất, những người lính nhảy dù này sẽ tổ chức cho 200 phi cơ cỡ lớn chở theo vũ khí nhẹ và súng đạn.. 4000 lính nhảy dù này rất có thể bị hy sinh, nhưng sẽ gây được một ấn tượng không nhỏ. Việc thực tập này đã được thao diễn ở Berlin với 1000 phi cơ và 400 lính dù. Có 65 lính dù nhảy xuống đất đã bị chết vì va chạm mạnh. Một số các trang bị vũ khí đã bị hư hại bất khiển dụng.

Việc tấn công sang Anh gặp quá nhiều trở ngại và Hitler đã đổi hướng quyết định tấn công sang Liên Xô.

Quan điểm này của Darlan cũng được Pétain và chính phủ của ông đồng ý.

Pétain còn lo sợ một sự thỏa hiệp giữa Đức và Anh sẽ biến nước Pháp bị cô lập . Nhìn lại thỏa hiệp cho thấy có điều khoản là các tàu của hải quân Pháp phải được tập trung vào các cảng đã được chỉ định dưới quyền kiểm soát của Đức hoặc của Ý. Cũng trong những điều khoản được ghi trong thỏa ước, người Pháp phải trao trả mấy trăm phi công Đức bị bắt từ hồi 1939..Đây là những điều khó có thể tha thứ cho Darlan và Pétain được.

Tài liệu sau này đồng minh bắt được cho thấy sự thông đồng của Darlan với Đô đốc Raeder của Đức. Darlan đã chia xẻ những quan điểm chiến lược với Hải quân Đức và sẵn sàng hợp tác trong mọi tình huống. Ngày này đọc lại phúc trình của đô đốc Raeder, người Đức với Darlan, người ta không thể nào tránh khỏi cảm giác khó chịu và bực bội. Mặc dầu, Darlan đã bị ám sát chết, tướng Weygand trong cuộc điều trần trước Quốc Hội điều tra tội phạm tứ 1933 đến 1945 đã kết án nặng lời cả Darlan và Laval.

Laval, kẻ phản bội thứ hai của nước Pháp

Nhưng Pierre Laval còn tệ hơn Darlan một bậc. Laval bày tỏ sự hợp tác với Đức một cách công khai, lộ liễu, với một cung cách thật hèn hạ. Ông ta tin rằng thắng lợi cuối cùng thuộc về nước Đức. Vì thế, vào ngày 20 tháng 10 năm 1940, Hitler nhận được một lá thư của Laval gửi với nội dung bày tỏ lòng biết ơn của ông như sau:

Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu xa tới ngài và cám ơn vị đại sứ của ngài đã đến thăm tôi tại Chanteldon, Vichy. Tôi tin rằng việc bắt giam tôi sẽ mau chóng được thả ra và chính ngài mà tôi bày tỏ lòng biết ơn do sai lầm nặng nề của chính quyền Pháp..

Chính sách hợp tác với Đức được đa số dân chúng Pháp ủng hộ.. Và nhiều người tin rằng đây là giải pháp duy nhất mà mọi người phải theo..Sự hợp tác này phải tỏ ra sự trung thành, không nước đôi và không có hậu ý. Chính vì thế, tôi đã hiểu như thế và đã áp dụng.. Không gì vĩ đại, không gì có thể bền vững có thể thực hiện được nếu chỉ bằng tính cách hai mặt..

Tôi yêu đất nước tôi và tôi tin rằng do quá khứ của nó, nó sẽ có một chỗ xứng đáng trong một Âu Châu mới mà ngài đang xây dựng.

· Những lá thư nội dung như trên biết đâu sau này sẽ được người Tầu công bố như trường hợp những lời tuyên bố nịnh bợ giả dối của một Phùng Quang Thanh và nhiều lãnh đạo khác!!

Trong nhiều dịp khác, Pierre Laval còn tuyên bố nhiều câu đến vô sỉ: Lãnh tụ Hitler là một nhân vật vĩ đại, vì ông biết rằng, ông không thể kết hợp được một Âu Châu mà không có nước Pháp. Hoặc nếu Đức và Pháp hợp tác tạo thành Âu Châu thì Đức sẽ thắng trận. Tôi mong muốn Đức thắng trận , vì nếu không có họ thì trong tương lai bọn Bôn Sơ Vích sẽ có mặt khắp nơi.

Trong thời kỳ Đức chiếm đóng nước Pháp, Laval đã trực tiếp dính dáng vào việc bắt giữ lưu đầy những người Do Thái. Trong đó có 22.000 người Do Thái mà 40% là Do Thái gốc Pháp.Và hàng vài chục ngàn người Do Thái ngoại quốc sống trên đất Pháp

· Nếu Laval biết số phận của những người Do Thái này ra sao khi dời nước Pháp, hoặc sang Ba Lan, hoặc được đầy sang Liên Xô thì ông ta sẽ nghĩ gì?

· .Laval cũng là người trách nhiệm tổ chức hằng nửa triệu công dân Pháp bị bắt buộc phải đầy sang Đức làm việc. Tháng 11, năm 1940, Laval đã giao số vàng của ngân hàng nước Bỉ gửi nước Pháp cũng như nhượng lại những cổ phần của nước Pháp về những mỏ đồng ở Bor, Nam Tư.. Đây là thứ nguyên liệu chiến lược cho việc đúc đạn dược cho chiến tranh.
· Laval đã phạm vào những lỗi lầm phản quốc không thể tha thứ được.

Khi mà chiến cuộc đã ngả về phía thuận lợi cho đồng minh, ông cùng với Pétain bị Hitler đưa về Đức, vùng Belfort. Cho đến khi bị giải ra tòa án tối cao, Laval vẫn tin rằng mình làm những điều có lợi cho nước Pháp. Tiết kiệm được xương máu. Tiết kiệm được tiền bạc. Người Pháp không bị phá sản. Kho vàng vẫn còn đó, các xí nghiệp kỹ nghệ vẫn hoạt động.

Ông cho rằng 4 năm dưới sự chiếm đóng của Đức thì ít tốn kém hơn 3 tháng chiến tranh.

Và ông tin rằng một ngày nào đó, người dân Pháp sẽ nhỉn nhận ra ông là người có ích cho xứ sở.

Ông bị tòa án tối cao Pháp kết án tử hình về tội phản quốc và sau đó bị đem ra xử bắn ngày 15 tháng 10 1945.

· Có bao nhiêu cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng cần phải ra tòa và chịu xử bắn như Laval vì đã phạm tội phản quốc, làm tay sai cho tầu?
· Có hàng triệu đảng viên đảng cộng sản mắc tội tham ô, nhũng loạn!! Đã có một người nào bị xử bắn?

Tướng Pétain, công hay tội của ông với nước Pháp?

Phần tướng Pétain thì có nhiều chi tiết cần phải nói rõ hơn. Dưới quyền ông lúc bấy giờ có khoảng 2000 người gồm có lính canh phòng và hiến binh bảo vệ ông. Ông đã chối từ không chịu ra đi theo lệnh của Hitler. Ông thề sẽ ở lại trừ khi được đưa về Paris. Hitler đã dọa nếu không chịu ra đi, y sẽ cho máy bay Stukas và pháo binh oanh tạc nát Vichy.. Nghĩ tới đàn bà và trẻ con bị chết oan vô tội, ông đành thúc thủ sang Đức..Đồng thời ông cũng gửi thư chúc mừng tướng De Gaullle và yêu cầu mọi ngưởi theo De Gaulle..Ngày 26 tháng sáu 1944, ông cũng gửi đến Tổng thống Mỹ được viết trên một miếng vải dù và khâu trong một chiếc áo vét để có thể vượt qua biên giới Pháp để đến tay ngoại trưởng Allen Dulles.

Sau khi đồng minh thắng trận, ông được giải cứu và sang Thụy Sĩ. De Gaulle không muốn đưa ông về nước để tránh mọi rắc rối chính trị và pháp lý.

Nhưng Pétain quả là người quá chu đáo. Người ta còn nhớ ông còn yêu cầu Thụy Sĩ chuyển ông về Pháp để ông có thể đối chất với tư cách của một người cầm đầu có trách nhiệm.. Ông bị giam giữ ở Montrouge. Ông Chết sau vài năm và khi chết cũng vẫn được một số người quý mến và tiễn đưa ông.

Về Pétain, ông là loại chính trị gia quỷ quyệt, mánh lới, mưu mẹo, kiên trì. Ông là thứ cáo già-một thứ nửa nạc nửa mỡ- một trò chơi hai mặt, đi giây-sát với ranh giới của sự phản bội.

· Tôi thật sự kinh ngạc về con người ông mà kẻ có thể so sánh với ông không ai khác là Hồ Chí Minh.

· Pétain chỉ còn thiếu điều mặc một bộ đồ của Đức Quốc Xã là trọn vẹn. Và ông sẽ giống như một Hồ Chí Minh mặc bộ đồ lãnh tụ kiểu bốn túi như Mao Trạch Đông

Khi đồng minh sắp sửa đổ bộ lên đất Pháp, thống chế Pétain còn đủ cái hèn hạ mất danh dự khi ông gửi dân Pháp một thông điệp tạm dịch sau đây vào ngày 28 tháng tư, 1944, hai tháng trước khi đồng minh đổ bộ:

‘ Quốc dân đồng bào, cái được gọi là giải phóng chỉ là một sự lừa phỉnh về một ảo tưởng mà đồng bào sắp chịu nhường bước chấp nhận. Cái ảo tưởng ấy cũng là điều đã thúc đẩy những người Pháp đã phủ nhận những lời nói và lời tuyên thệ để hy sinh cho một thứ ái quốc giả hiệu mà chúng ta đã có dịp chứng kiến những gì đã xảy ra ở Bắc Phi.. Lòng ái quốc chân chính phải được thể hiện bằng một sự trung thành toàn diện. Những ai đó, từ xa xôi, đã tung ra những quân lệnh tạo ra sự rối loạn đã muốn lôi kéo nước Pháp vào vào một cuộc phiêu lưu mới mà mục tiêu thật là đáng ngờ vực. Hỡi Quốc dân đồng bào, bất kể là ai, là công chức, quân đội hay chỉ là một dân thường đang tham dự vào các nhóm kháng chiến là đang làm nguy hại đến đất nước..

Quá chán nản và ê chề trước lời tuyên bố của Pétain, viên sĩ quan tùy viên, đại tá Longeau Saint-Michel đã xin từ nhiệm và gia nhập quân đội bí mật.

Nhận được lời hiệu triệu của Pétain, De Gaulle chỉ còn biết đưa ra nhận xét: Tuổi già là một sự suy sụp không tránh khỏi.

Sợ viên tướng cáo già bị đồng minh bắt, Hitler ra lệnh dẫn giải ông ta về vùng Paris, ở lâu đài Voisins vào ngày 7 tháng năm..Có 12 xe mật vụ Đức dẫn đường. Phải chăng đây là chặng đường cuối cùng của một kẻ phản quốc?

Mỗi người trong bọn ba người trên ngả theo Đức theo cách thức của họ. Pétain cũng chẳng ưa gì Laval, cũng như Darlan.. Sự ngả theo Đức như một thứ bầy tôi đã tự nó quyết định số phận chính trị của Laval.. Ngày 3 tháng 12, 1940 tại Marseille, Pétain đã triệu tập một phiên họp nội các và loại trừ Laval. Nhưng chỉ hai năm sau Laval lại được dùng lại.

Sau này, Pétain chỉ đơn giản nói: Con người ấy( Laval) đã phản bội chúng ta. Tôi không còn muốn thấy sự có mặt của y nữa.

Nói cho cùng ngay chính bản thân Pétain đều cho thấy những tính toán ảo tưởng quá tự tin, cao ngạo về một quá khứ đi tìm một thứ hòa bình thỏa hiệp( Paix de compromis). Hòa bình thỏa hiệp thực sự chỉ là thứ hòa bình ký trên tờ giấy trắng, thứ giấy lộn để cho Đức mặc sức tung hoành. Và dưới cánh của Pétain là những thành phần xu thời, trở cờ như Pierre Laval, Darlan. Những người này sẵn sàng làm tay sai cho Đức với giá trẻ.

· Ngày nay, người ta tự hỏi Hiệp định đình chiến với Đức có khác gì công hàm ngoại giao của thủ tướng Phạm Văn Đồng?
· Tệ hại hơn nữa, sau này trên tờ Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 3 tháng năm 1976- nghĩa là tám năm sau- cũng đã công khai xác nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc:Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là ông thầy tin cẩn, đã cu7 mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có đuộc nga2yb hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi. Trung Quốc với ta là là hai nước sông liền sông, núi liền núi. Khi nào chúng ta muốn nhận lại quần đảo này. Trung Quốc sẽ sẵn sàng trao lạị.

· Và chối cãi làm sao được, ngày 26 tháng tư, 1988, tờ Nhân Dân tự biện hộ cho việc giao nộp lãnh thổ cho tầu cộng viết như sau:Đúng là có những lời tuyên bố đó. Cần phải đặt lại những lời tuyên bố này trong bối cảnh lịch sử của nó..Trong cuộc chiến đấu một mất, một còn, chống một kẻ thù xâm lược có một sức mạnh quân sự lớn hơn mình nhiều. Việt Nam tranh thủ được Trung Quốc gắn chặt với cục diện chiến đấu của Việt Nam càng nhiều bao nhiêu và ngăn chặn Mỹ xử dụng hai quần đảo cũng như vùng biển Đông, chống lại Việt Nam, thì càng tốt bấy nhiêu.

· Vậy mà ngày nay, không một ai đủ can đảm và trung thực dám nhìn nhận tội phạm tầy trời của Phạm Văn Đồng và còn cố tính bao che, cãi chầy cối về nội dung công hàm ấy.Những người như ông Nguyễn Khang, đại sứ VNDCCH nay nếu còn sống phải lên tiếng về vụ chính tay ông trao công hàm cho Cơ Bằng Phi, thứ trưởng bộ ngoại giao Trung Quốc..
· Việc ông thứ trưởng Lê Công Phụng- người trực tiếp bàn thảo và ký hai hiệp đinh: Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ và Hiệp Định Hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc bộ cho đến nay chẳng mấy ai nắm được.

· Tờ L’Express, số phát hành ngày 24-1-2002 đăng một bài của ký giả Sylvain Pasquier, nhan đề: Chine-VietNam: Le scandale des frontières. ( Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, vụ bê bối về biên giới. Bài báo mở đầu: Mặc cả bỉ ổi, phản bội tột đỉnh.( Marchandage odieuse-haute trahison). Cũng theo bài báo, Hànoi đã để mất 10.000km2. Ký giả Pasquier kết luận: một số viên chức ngoại giao tham dự cuộc đàm phán với Trung Quốc tiết lộ rằng họ họ đã bị sức ép ghê gớm của những nhà lãnh đạo thân Trung Cộng…

· Nhiều người như các Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, luật sư Nguyễn Hữu Thống cũng như những bài phỏng vấn ông Lê Công Phụng của Thụy Khuê, R.F.I vv Tất cả đều đưa đến những kết luận mù mời mà cho đến nay không hiểu đã mấy ai nắm được sự thật. Như Chế Lan Viên mỉa mai, từng biết là bánh vẽ mà vẫn chia nhau ăn. Những huyền thoại ấy đã một thời lừa được cả thế giới, lừa được cả một dân tộc như các huyền thoại: huyền thoại cứu nước, giữ nước, dựng nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, huyền thoại giải phóng miền Nam, huyền thoại đế quốc Mỹ xâm lược, huyền thoại Hồ Chí Minh anh hùng dân tộc. Có bao nhiệu sự việc, có bao nhiêu biến cố thì có bấy nhiêu huyền thoại được dựng lên, được che dấu, được bôi vẽ.

· Nền đệ tam cộng Hòa Pháp Quốc đã ung thối, đã bị phá sản thì có khác gì cái đảng cộng sản hiện nay? Nó thối tha xông mùi gấp10 lần.

· Cũng cái giá ấy, người cộng sản phải trả sau 1975 mà không bao giờ họ chịu nói ra: Trả bao nhiệu những món nợ cho xe tăng, đại pháo, chiến cụ, lương thực cho Tàu và Nga? Công hàm của Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9, 1958 là để trả một giấy nợ. Vì không có tiền để trả nợ- nợ súng ống, quân trang, quân dụng- xe tăng, đại pháo- nên buộc phải bán đất? Và thời điểm 1958 mang ý nghĩa gì?Và làm sao một công hàm quan trọng như thế nay chỉ một mình Phạm Văn Đồng chịu trách nhiệm? Đằng sau Phạm Văn Đồng là những ai?Nay đã đến lúc cần bạch hóa và hài tội tất cả những kẻ bán nước như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp..trong bộ chính trị.

· Phạm Văn Đồng không đủ đảm lược để bán nước một mình.

· Nếu mọi người cứ vẫn tiếp tục không dám nói hết sự thực về công hàm Phạm Văn Đồng và tiếp tục im lặng không dám lên tiếng thì được kể như đồng lõa.

· Phẩn nhân dân miền Nam, nửa phần đất do VNCH trước 1975- chúng tôi thành thực nói thẳng là không muốn chia xẻ trách nhiệm bán nước nhục nhã này. Nhân dân miền Nam trước 1975 và bây giờ ở hải ngoại không thể trả một món nợ mà họ không vay. Đảng cộng sản Việt Nam phải công khai nhận trách nhiệm và trả lấy một mình.

· Từ những năm 1945 đến nay.. Họ đã ký biết bao nhiêu hòa ước với Pháp cho đến hiệp định Genève, Hiệp ước Trung lập Lào, sau nay hiệp định đình chiến với Mỹ. Họ cũng đã ký bao nhiêu thỏa ước gia nhập các tổ chức quốc tế!! Cái gì họ cũng ký miễn có lơi. Ký rồi xóa bỏ, chỉ coi tất cả đó là những tấm giấy lộn, ký rồi dẫm đạp lên, vi phạm trắng trợn.

· Nhưng trong số những mảnh giấy lộn ấy chỉ có cái công hàm Phạm Văn Đồng thì quả thực không phải là tấm giấy lộn. Đó là văn bản bán nước mà Trung cộng bắt thi hành cho bằng được. Gian tham, lừa lọc, dối trá lắm thì cũng có ngày mang họa!!.

· Phần nhân miền Nam, nửa phần đất nước do VNCH trước 1975 đảm nhận, họ đã làm hết trách nhiệm của mình trong việc chống trả lại quân cướp Tàu. Họ đã thua, thua trong danh dự. Không có lý gì họ lại phải về hùa bênh vực, chia xẻ trách nhiệm bán nước của lãnh đạo cộng sản.

· Họ không thể oằn lưng ra trả một món nợ mà họ không vay.

· Đảng cộng sản phải tự nhận lấy trách nhiệm trả một mình.

· Họ cũng không cần phải phục hồi danh dự cho những tử sĩ ngoài Trường Sa, vì việc đó tỏ ra quá muộn, có tính bôi bác.Tôi cũng được nghe kể lại, trong chiến dịch thăm viếng đảo Trường Sa. Hướng dẫn viên còn chỉ một tấm bia do VNCH xây dựng và nói rằng: Bằng chứng là bọn ngụy đã xây dựng bia này trước 1975..Người tổ chức buổi thăm viếng này có ý tốt muốn tưởng niệm các chiến sĩ VNCH như những liệt sĩ, ông liền bị một số người yêu cầu đem ra xử bắn vì đề cao ngụy.

· Tâm lý ấy cho thấy họ chỉ sợ Tầu thôi. Còn Mỹ hay ngụy hay ai khác họ đều coi như bỏ.

· Chính vì thế, những điều huyênh hoang tố cáo Trung cộng của Nguyễn Tấn Dũng mà nhiều người trong nước không tin. Tôi cũng không tin. Nguyễn Tấn Dũng chưa hề có một quyết định cụ thể nào như kiện Trung cộng. Đừng nghe những gì Nguyễn Tấn Dũng nói mà hãy xem những gì Nguyễn ấn Dũng làm. Việc cụ thể mà Nguyễn Tấn Dũng là lo tương lai chop hai thằng con trai, cài đặt vào những chức vụ để một ngày nào đó thay thế thằng bố của chúng.
· Cho nên trước khi muốn chống Tàu, cần can đảm phải giải quyết nội bộ, phải bạch hóa tội phạm. Và có lẽ không bao giờ chúng ta hy vọng được biết đến những bí mật trao đổi ấy cả. Mất đất, miển biển sau này cũng nằm trong án phí chiến tranh thắng Mỹ?

Phần toàn dân tin tưởng và ăn bánh vẽ. Có lẽ đây là điều khác biệt giữa thái độ của dân VN và dân Pháp. Dân Việt Nam chịu đựng, dân Pháp bất mãn.

Sự nhượng bộ ký hòa ước đình chiến của Pétain có khác gì hoàn cảnh Việt Nam bây giờ? Lập trường chính trị của Pétain là nhượng bộ, dằng co để chờ: chờ Mỹ ra tay giúp đỡ một cách vô vọng. Vì lúc ây, chính sách của Mỹ vẫn là thái độ không can thiệp. Đúng hơn, đó là một chủ trương biệt lập chủ nghĩa.(Isolationisme).(Lúc ấy chưa có một chính sách một trật tự mới. (Ordre nouveau).

Chủ trương biệt lập của Mỹ chẳng những làm Pétain và nước Pháp tuyệt vọng mà cả Âu Châu sợ hãi. Thụy Điển sợ quá, vì đã có bảy nước bị Đức chiếm đóng đành nhường cho Đức mọi phương tiện chuyên chở chiến cụ để đổi lấy sự an toàn lãnh thổ.

Âu Châu rơi vào tình trạng hoảng loạn..

Nhưng mặt khác, Pétain lại phải ra mặt chống đối các phong trào kháng chiến chống Đức, kết án De Gaulle để xoa dịu Hitler. .

· Việc này có khác gì chính quyền cộng sản nhượng đất, nhượng biển và cấm dân chúng không được biểu tình chống Trung Cộng, bắt giam tù những người biểu tình và đánh đập dã man người đi biểu tình ở ngoài đường phố.Năm 2013, có 63 thường dân bị bắt giam tù vì tội chống Trung Cộng.

· Tình thế của nước Pháp và toàn thể Âu Châu phải đương đầu với Phát Xít Đức cũng tương tự hoàn cảnh các nước Nhật, Phi Luật Tân và Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với sự gây hấn của Trung Cộng?

· Việt Nam rơi đúng vào hoàn cảnh của Pháp, một hoàn cảnh không lối thoát, chịu đựng áp lực o ép đòi hỏi của Đức, hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác-Nhượng bộ đủ điều cũng không yên-. Còn Nhật và Phi được coi như ở tư thế của nước Anh vì họ vẫn có tư thế độc lập, vẫn có chủ quyền, vẫn có chỗ dựa và dám sẵn sàng đương đầu với Trung Cộng. Nhật cho Mỹ xây dựng một căn cứ quân sự mới. Phi kêu gọi Mỹ tân trang lại ba căn cứ quân sự mà trước đây đã dành cho Mỹ. Phần Việt Nam kêu gọi Mỹ bằng cách nào?

Phần Mỹ giữ vai trò trọng tài như trong thế chiến thứ hai, họ nghiêng về phía nào thì phần thắng về phía ấy và chúng ta chờ xem.

Những người lãnh đạo Việt Nam đang bối rối tìm lối ra. Nhưng lối ra như thế nào để thoát hiểm thì chưa có được.

· Việt Nam hiện nay chỉ khác nước Pháp là thiếu một De Gaulle.

· Chúng ta có thừa những Pétain-nhưng dù sao Pétain còn có cái danh dự của một viên tướng khi ra tòa- nhưng lại thiếu một người lãnh đạo thực sự yêu nước. Ai là người lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay được kể là yêu nước?
· Chúng ta thật lúng túng vì không biết chỉ định ai bây giờ…

Truyền hình Việt Nam hiện nay thì cứ ra rả những tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ để khỏa lấp mọi chuyện. Một Điện Biên Phủ chứ 10 điều ĐBP, 10 Verdun thì làm được gì để giải quyết tình thế!! Mới đây nhất, ngày 16-6-2014, hội cựu chiến binh Việt Nam phát động cuộc thi viêt: Xuân 1975, Bản hùng ca toàn thắng..

Họ lập lại những luận điệu cũ mèm, chống Mỹ cứu nước, tri ân sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế!! Bọn này là những kẻ nội thù, làm tay sai cho giặc Tàu. Phải có những người có can đảm tố giác bọn tay sai cho giặc Tàu ẩn núp trong bộ chính trị, trong các tỉnh thành Việt Nam.

· Tôi nhận thấy hiện nay, thái độ chủ bại, bất động của dân chúng Việt Nam đang chiếm uu thế như thời Pétain. Đó là thái độ bình chân như vại. Thật đáng buồn. Quốc Hội bù nhìn im lặng!! Cái im lặng của sự hèn nhát và bất lực
· .Ngày nay mà còn hô hào khẩu hiệu chống Mỹ cứu nước là một điều ngu xuẩn. Những thành phần bảo thủ này đang thắng thế và đè bẹp tư tưởng tả khuynh của giới trí thức và bất cứ ai muốn có sự thay đổi..

Nhưng xin nói với thành phần hữu khuynh bọn tay sai của Tàu này một thực tế không chối cãi được là:

· Không có Mỹ can thiệp vào Âu Châu trong thế chiến hai thì Âu Châu có thể bây giờ cũng vẫn là một đống đổ nát…
· Những nước nào ‘thắng Mỹ’ thì chỉ có chết, số phận nước ấy thường vẫn trong tình trạng chậm tiến, nghèo đói, lạc hậu như trưởng hợp Bắc Hàn, Việt Nam và Cuba. Chống chọi với Mỹ là chọn lối ra tử vong như số phận Saddam Hussein của Irak mà ở thế kỷ 15 Irak hãy còn là một tỉnh của Hy Lạp, Muammar Gaddafi tử vong mà đến TT Pháp Sarkozy cũng chẳng cứu được. Và còn số phận các nước Đông Âu xụp đổ là do ai?

· Những nước nào chẳng may ‘thua Mỹ’ như Nhật, Đức, Đài Loan, Nam Hàn, Âu Châu thì nay đều thuộc các nước tiên tiến và phát triển. Cả ba nước Nhật, Đại Hàn, Đài Loan đều phát triển vượt trội và cán cân thương mại giữa ba nước này với Mỹ vào năm 1986 chênh lệch là trên 100 tỉ đô la. Hiện nay, lợi tức đầu người ở Nhật vượt cả Mỹ. Trong số báo National Géographic, tháng 11, năm 1989 dành riêng để nói về Việt Nam, nhan đề: Viet Nam, hard road to peace.. Chủ bút tờ báo viết rằng đã 16 năm người Mỹ rút khỏi Việt Nam vẫn cho thấy đây là một trong những vùng đất nghèo nhất khu vực Thái Bình Dương. Trong thời gian 16 năm đó, người Mỹ không có quan hệ thương mại hay trợ giúp gì cho Việt Nam. Trong một bức hình chụp ở cuối số báo giữa phóng viên Peter T. White, phỏng vấn Võ Nguyên Giáp..Ông này nhân dịp này cũng vẫn không quên nói về tính cách thần kỳ của quân đội nhân dân trong chiến dịch thắng Pháp và thắng Mỹ. Peter T. White có nhận xét, họ chỉ lo phô trương, ít ai thực tâm đến những vấn đề cấp thiết như xây dựng và phát triển của đất nước.

· Nếu Mỹ không can thiệp và thắng Nhật thì liệu Viêt Minh và Võ Nguyên Giáp hiện nay ngồi ở đâu!! Đó là bệnh tụ hào vĩ cuồng cần thay đổi cái não trạng.. Cái não trạng cũa Võ Nguyên Giáp cũng là não trạng của Pétain trong thế chiến I. Đó là loại người mang trong mình một thứ tâm bệnh là hoài niệm về một quá khứ vĩ đại. (Nostalgie de la grandeur).

Nhưng tôi thấy rõ ràng trong tình thế hiện nay với những tuyên bố phỉnh phờ che đậy sự hèn nhát, sự nhu nhược, sự bất tài được quàng những hào quang chiến thắng là những màn kịch dối trá trước nguy cơ mất nước.

Ai có thể tin vào những lời tuyên bố mâu thuẫn, nước đôi, che đậy và dối gạt của họ.

Bài học nước Pháp là bài học cho Việt Nam. Gương các lãnh đạo Pháp như Pétain, Darlan, Laval làm tôi mọi cho Đức cũng là bài học cho ban lãnh đạo Việt Nam.Thử thách lớn lao nhất có thể ảnh hưởng tới sự sống còn của Việt Nam hiện nay chính là Trung Quốc. Tôi tự hỏi, người cộng sản vẫn tự hào đánh thắng Pháp, nhất là Mỹ, tại sao lại không dám đương đầu với Tầu? Tâm lý sợ Tầu phải chăng là cần phải loại bỏ.

Tuy nhiên, trong hiện tại, thử thách lớn lao nhất không đến từ Trung Cộng mà từ chính họ.

· Chính họ phải biết loại bỏ những thành phần thân Trung cộng bằng cách tố cáo, loại trừ và thanh trừng.
· Chính họ phải chọn lối ra cho mình. Thay vì quay mặt vào đất liền, họ phải biết xoay mặt ra biển, bắt tay với Nhật và Mỹ.
· Chính họ cần phải biết quản lý những vấn đề chính trị, những tranh chấp một cách kiên định. Nếu họ hèn nhát, nhu nhược như hiện nay thì trước sau cũng mất hết. Họ phải biết tự cứu họ.

Ông Ngô Đình Nhu- Một W.Churchill Việt Nam

Và có cần phải nhắc nhở họ lời cảnh cáo cách đây hơn 50 về trước của ông Ngô Đình Nhu về số phận dân tộc Việt Nam nếu rơi vào tay cộng sản thì sớm muộn cũng bị Tầu cộng nuốt chửng. Ông Ngô Đình Nhu từng cảnh cáo về ranh giới lãnh thổ trong Hiệp định Genève như sau:

“ Điều lợi thứ nhì cho Trung Cộng là một thắng lợi về ranh giới và lãnh thổ..(..) Giả dụ có lui lại đến vĩ tuyến 19 như phái đoàn Pháp yêu cầu, Trung Cộng cũng bằng lòng. Bởi vì dù ranh giới có đặt ở vĩ tuyến 17 hay 19, thì những tham vọng về đất đai của Trung cộng đối với Việt Nam cũng đã thỏa mãn. Như chúng ta đã biết, vùng đất thiết yếu cho nước Tầu là các vùng hai bên sông Nhị Hà, con đường tháo ra biển, thiên nhiên của vùng Tây Nam Trung Hoa. Với thỏa hiệp tại vĩ tuyến 17, thì dù mà ảnh hưởng của Tây Phương có còn ở miền Nam, sự lệ thuộc của chính phủ miền Bắc cũng đủ bảo đảm cho nhu cầu đất đai của Trung Cộng trong tương lai…(…) Việc ấn định ranh giới ở vĩ tuyến 17, vừa xác nhận tham vọng đất đai, bất di bất dịch của Tàu đối với Việt Nam, vừa chứng minh sự lệ thuộc Bắc Việt đối với Trung Cộn.
.
Ông Nhu đã cảnh báo Hà nội như sau:

“Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn là sự đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.

Và ông kết luận một cách chắc nịch:

Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới sự ảnh hưởng của Tây Phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử Nam việt bị Bắc việt thôn tính, thì sự Trung cộng thôn tính Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian…

Cái nhìn viễn kiến chính trị, hiểu rõ sâu sa tham vọng đất đai của Trung cộng và hiểm họa Trung Cộng như một cái nhìn tiên tri của ông Nhu cách đây hơn nửa thế kỷ ngày hôm nay đã thành hiện thực..

· Vậy thì giữa ông Ngô Đình Diệm và ông Hồ Chí Minh nay đã đến lúc cần đặt ra, giữa hai người, ai là người yêu nước, ai là người bán nước? Không lẽ chúng ta cứ tiếp tục cúi lạy một người để quyền lợi đảng trên quyền lợi dân tộc. Trần Đức Thảo, tác giả tập sách nhỏ: Con người và chủ nghĩa lý luận không có con người- cuối đời – hơn ai hết hiểu rõ cộng sản và cũng hơn ai hết có đủ tư cách nhận xét về Hồ Chí Minh. Ông là một nhà trí thức hàng đầu của Việt Nam và thế giới đã chịu đựng sự chà đạp trù dập một cách có hệ thống nhất đến mất hết nhân phẩm trong suốt một cuộc đời. Lời nhận xét của ông là sự đúc kết chứa đựng sự tủi nhục và ai oán đến lúc cuối đời mới nói ra được. Nó là một chúc thư thời đại, đại diện cho tầng lớp trí thức đã đưa ra nhận xét rằng: Napoléon, Hitlet cũng có tâm thức tự cao, nhưng không gian trá đến mức tinh quái để có những hành động muôn hướng, muôn mặt trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Hoa.(..) Ông viết tiếp về Sài gòn sau 1975: Cả con người và xã hội ở đây đã không hề được giải phóng, vca2 thật là vô lý và nhục nhã khi so sánh với chế độ cũ. Ông Nhận xét, tư hữu kiể cũ do làm cần cù, tích lũy mà có được; tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ ký và quyền lực.

· Nếu nhìn theo viễn cảnh địa-chính trị (géo-politique) hiện nay. Họ không có cơ hội ngăn chặn Trung Cộng trên đất liền nữa mà nay không gian chiến trường trên là trời, dưới là nước. Họ có khả năng bảo vệ đất, nhưng nước thì nay họ đành bó tay bất lực. Chỉ cần 8 phút thì máy bay phản lực Trung cộng đã bay đen bầu trời Hà Nội. Nó không ‘ giả vờ’ bỏ bom như B52 của Mỹ. Nó làm thật.

Còn nữa

———————————————

[1] Đây là phúc trình của Darlan ngày 14 tháng năm 1941, sau khi có buổi gặp gỡ bí mật với Hitler ngày 11- tháng 5-1941. Phúc trình do Benoist-Méchin, phụ tá của đô đốc Darland trong dịp gặp gỡ giữa Darland và Hitler.

[2] Raymond Tournoux, Pétain et la France, La seconde guerre mondiale, Plon, 242-243

[3] Dépêche 17 novembre 1939. Trích trong Raymond Tourrnoux, Pétain et la France, trang 27

[4] Abetz trong Mémorandum

[5]  Xem thêm Wikimedia, phần Pierre Laval

[6] Raymond Tournoux, Ibid, trang 486

[7] Sans plus de formes, Pétain dit : Cet homme-là ( Laval) nous trahit, je n’en veux plus.

[8]  Trích báo Đi Tới, số chủ đề : Trả ta sông núi, số 55-56, thảng-4-2002, trang 13-14.

[9] Báo L’express : Chine-Viet Nam : Le scandale des frontières, Sylvain Pasquier, trích lại trong Đi Tới, số 55-56, 2002, trang7

[10] Thật ra trong thâm tâm, Pe1tain có một mối thù hận De Gaulle mà ông thường ví như con rắn độc và cho rằng De Gaulle đáng phải xử bắn. Lý luận cúa Pétain là nếu De Gaulle là người yêu nước, tại sao không ở lại Pháp để chịu đựng đau khổ như chúng tôi.

[11] Mạc Văn Trang, Lo ăn mày dĩ vãng, quên giặc đến nhà, danchimvietonline.net, ngày 18-6-2014

[12] National Geographic, trang 556,

[13] Ngô Đình Nhu, Chính Đề Việt Nam, trang 293-301. Tên Tác giả trong bìa sách là Tùng Phong. Dù là Tùng Phong thì cũng chính là ông Ngô Đình Nhu

[14] Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối., Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Tổ hợp miền Đông Hoa Ký, Phan Thanh Tâm điểm sách. Xem danchom vietonline. net

3 Phản hồi cho “Nỗi đau và nỗi nhục của người Pháp trong thế chiến hai và của VN hiện nay[2]”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    SÔNG SÂU CÒN CÓ KẺ DÒ, NÀO AI LẤY THƯỚC MÀ ĐO LÒNG NGƯỜI !

    Câu ca dao này của VN áp dụng được cho mọi con người trong mọi trường hợp.
    Câu này cũng chẳng khác gì câu “cái quan luận định”. Tức chỉ khi đậy nắp hòm rồi mới có thể nói chắc ai là người thế nào. Bởi vậy xét người phải xét kết quả cuối cùng của họ làm, không thể chỉ căn cứ trên các lời nói nhất thời hay những hành động bề ngoài nào đó trong hoàn cảnh đang có của họ.
    Thế nên trong lãnh vực chính trị hoặc lịch sử những điều như trên vẫn luôn mồn một nhất.
    Bởi ớt nào mà ớt chẳng cay, gai nào mà chẳng đâm ngay được người.
    Cái bản chất cho dù tốt hay xấu thì có che mấy có ngày nó cũng phải tự lộ ra thế thôi.
    Cho nên giá trị là giá trị khách quan của bản chất. Không phải mọi luận định chủ quan, hay mọi sự ngụy trang che giấu nào đó.
    Đã từng có Lê Lợi, Nguyễn Trãi thì cũng phải từng có Mạc Đăng Dung hay Lê Chiêu Thống.
    Đã từng có Napoléon hay De Gaulle thì cũng phải từng có Pétain, Darlan, Laval có chi đâu lạ.
    Đó chỉ là yếu tố con người, yếu tố tình huống thế thôi. Cả hai yếu tố này có khi hòa hợp nhau, có khi tương phản nhau. Và cũng giống như những thước phim, có khi sự hòa hợp giữa cái phông và cái cảnh làm cho diện mạo nổi bật, nhưng cũng có khi ngược lại chính sự tương phản giữa cái phông và sự kiện mới làm cho các hình ảnh sắc nét hơn.
    Nay nói về cái Công hàm của PVĐ cùng các tình huống và hoàn cảnh của nó.
    Cái phông của bức Công hàm của ông Phạm Văn Đồng chính là sự ham muốn chủ nghĩa cộng sản của những con người có liên quan vào thời đó, việc đó mà có gì khác đâu.
    Khi vấn đề chủ nghĩa đã tới mức đỉnh cao nhất của nó, người ta có thể làm bất kỳ điều gì, đó là nguyên tắc cứu cánh biện minh cho phương tiện mà nhiều người từng nghe nói. Bởi khi ý nghĩa của vấn đề niềm tin chủ nghĩa lên cao trào nhất của nó, người ta có thể quên đi tất cả, hi sinh tất cả, trong đó kể cả dân tộc, kể cả lãnh thổ, kể cả đất nước. Bởi vì còn có cái gì hơn mục đích chủ nghĩa lúc đó cho dù nó có được nhân danh hay núp dưới bất kỳ một khẩu hiệu hoặc một mục đích bên ngoài nào.
    Ai mà chẳng rõ điều đó. Nhưng trong tình thế và hoàn cảnh hiện nay, nếu đem Cộng hàm PVĐ ngày xưa ra chê trách, chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng về một sự bất lợi đã qua, càng khiến cho TQ vin vào đó mà yêu sách này yêu sách nọ.
    Do đó có nhiều người đã phớt lờ cái Công hàm quái quỉ đó đi, hay chỉ nêu ra điểm nào có lý mà có lợi cho VN thế thôi. Chẳng ai ngu dại gì mà ngây thơ không thấy cái sai trái tổ bố của cái Công hàm ngây thơ và quái ác này. Bởi vậy ông NVL cũng không nên ta thán hay hiểu lầm những người này. Họ chẳng qua chỉ làm theo cách giả mù sa mưa bất đắc dĩ thế thôi đâu khác gì..
    Bức công hàm PVĐ thực chất chỉ biểu hiện ý nghĩa tâm lý của những người có liên quan lúc đó. Tâm lý là cái gì chủ quan, nhất thời của những con người cụ thể, vụn vặt nào đó. Chẳng hạn như cái tâm lý bán nước của Ung Văn Khiêm hay Lê Lộc mà cả ngàn đời sau cũng không ai thá thứ, chẳng khác nào tâm lý của đám làm sách giáo khoa cho học trò nói bậy bạ khiến TQ ngày nay có cớ lợi dụng xuyên tạc lịch sử khách quan.
    Thế nhưng ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa pháp lý đích thực của vấn đề lại vượt ra ngoài và vượt lên trên mọi tâm lý cá nhân đặc thù, chủ quan, đó là ý nghĩa về mặt lịch sử và pháp lý chung của đất nước, thì Hoàng Sa, Trường Sa là các vùng biển đảo đã từ lâu của nước nhà, không ai có thể nhất thời lợi dụng bán đứng hay xuyên tạc được.
    Đây phải dùng cái lý chính xác, mạnh mẽ, sắt thép như vậy mới đối đầu với mọi sự hồ đồ của TQ ngày nay là thế.
    Ngày nay và mãi mãi các thế hệ sau này, còn con dân của VN đều chỉ căn cứ vào tính khách quan của lịch sử, tính khách quan của nước nhà để bảo vệ và đòi lại Hoàng Sa cho VN, và lên án cũng như phủ nhận mọi tầm lý tầm thường, thấp kém, tai hại của các lớp người trước kia ở Miền Bắc khi đó, cho dù thực chất họ là những ai.

    THƯỢNG NGÀN
    (10/7/14)

  2. Việt cộng vô địch láo lường says:

    “Họ đã ký biết bao nhiêu hòa ước với Pháp cho đến hiệp định Genève, Hiệp ước Trung lập Lào, sau nay hiệp định đình chiến với Mỹ. Họ cũng đã ký bao nhiêu thỏa ước gia nhập các tổ chức quốc tế!! Cái gì họ cũng ký miễn có lơi. Ký rồi xóa bỏ, chỉ coi tất cả đó là những tấm giấy lộn, ký rồi dẫm đạp lên, vi phạm trắng trợn “- Tác giả Nguyễn Văn Lục

    Việt cộng là bọn nói láo nhất hành tinh:

    ***Trong cuốn Hồ Chí Minh, A Life , tác giả William J. Duiker thuật lại lời cam kết của Hồ Chí Minh với tướng Trung Hoa Trương Phát Khuê vào tháng 9 năm 1944 rằng “tôi có một lời bảo đảm đặc biệt với ông rằng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ chưa được thực hiện ở Việt Nam trong vòng 50 năm tới” .

    ***Hồ từng phủ nhận không có bộ đội Miền Bắc nào hiện diện ở Miền Nam. Trong “Tuyển tập HCM, 1967” , Hồ viết:“Cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ tại Miền Nam là hoàn toàn do anh em ruột thịt Miền Nam phát động; đến nay đã hạ được …ngàn ngàn quân Mỹ Ngụy, đánh đắm hàng trăm tàu chiến, bắn hạ…ngàn chiếc máy bay cánh cụp cánh xòe…”

    ***Trong cuốn Sài Gòn Thất Thủ , tác giả Komori Yoshihisa thuật lại rằng Nguyễn Hữu Thọ – chủ tịch Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam kiêm chủ tịch hội đồng tư vấn chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam và Huỳnh Tấn Phát – thủ tướng chính phủ CMLTMNVN – luôn tuyên bố rằng MTGP là một lực lượng vũ trang duy nhất ở miền Nam chống lại chính quyền Sài Gòn, và rắng tại miền Nam không bao giờ có sự hiện diện của quân đội Bắc Việt dù chỉ một người.

  3. Vung Lap Truong says:

    Bài viết thật thấu đáo, phân tích tường tận, cặn kẽ và hữu lý…Tuy vậy, chắc sẽ có nhiều độc giả bị dị ứng… Nhất là những người có gốc gác cộng sản, phản tỉnh, phản mê hoặc xuất thân từ giai cấp bần cố hỉ, chiụ ơn sâu, nghĩa nặng của Bác Hồ..Tập Tễnh..( À quên Hồ Tập Chương…)Tuy khó cãi sự thật, nhưng cũng ưá mật, sôi gan…
    Cảm ơn tác giả Nguyễn Văn Lục đã cho đọc bài viết sáng mắt, sáng lòng.
    Rất mong được đọc những bài tiếp theo

Phản hồi