Điều 4 Hiến pháp 1992 phá hủy nền tảng của chính bản Hiến pháp
Điều 4 trong bản “Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2005 – Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau: “Đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 4 này mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 83… của chính bản Hiến pháp. Chúng tôi sẽ lần lượt chứng minh.
Điều 2 của bản Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này khẳng định nước CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi, Điều 2 nhắc lại định nghĩa của Ngài Abraham Lincoln (1809-1865) – vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được Marx tôn làm biểu tượng của Tự Do – định nghĩa về một quốc gia dân chủ như sau: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”.
Như vậy, khi Điều 4 khẳng định: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2: khẳng định nước CHXHCNVN là một nhà nước Dân trị = Dân chủ! Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 2, thì Điều 4 là vi hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên ta có thể coi Điều 4 là điều vi hiến được chăng?
Điều 83 của Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…”. Như vậy, Điều 2 và Điều 83 cùng khẳng định quyền tối thượng của nước CHXHCNVN thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 đã quy định Đảng CSVN nắm quyền tuyệt đối: “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” . Xã hội là toàn bộ đời sống văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế, lịch sử, tôn giáo…của con người trong một quốc gia. Tức là Điều 4 quy định Đảng CSVN là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc Việt Nam, là ông vua của các vua, chúa của các chúa. Nhưng oái oăm thay, ở Điều 2 và Điều 83, bản Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định Nhân Dân là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc, nắm quyền tối thượng quốc gia, y hệt các nhà nước dân chủ khác trên thế giới vậy (Thế giới ngày nay có chừng 95% số quốc gia theo chế độ dân chủ đại nghị). Do đó, cứ theo Điều 4, Điều 2, Điều 83, thì nước Việt Nam ta có hai “vua”: “Vua Đảng CSVN” và “Vua Nhân Dân” ư ? Nếu lấy hai chọi một, thì Điều 4 là thiểu số phải bị coi là vi hiến trước Điều 2 và Điều 83 đa số?
Chưa hết, ngay cả ở Điều 3 trong bản Hiến pháp 1992 cũng hàm chứa yếu tố chống lại Điều 4.
Điều 3 có đoạn viết như sau: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. “Quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” nghĩa là nhân dân làm chủ tất tần tật mọi sinh hoạt xã hội từ chính trị, văn hoá xã hội, thể chế, luật pháp, lịch sử… của nước Việt Nam. Mệnh đề này của Điều 3 trong Hiến pháp phủ nhận Điều 4. Như vậy, Điều 3 đã về hùa với các Điều 2 và Điều 83 cùng xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp.
Mệnh đề thứ 2 của Điều 3 viết như sau: “… Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc…”. Chính Điều 3 trong Hiến pháp đã xác định xã hội Việt Nam là một xã hội công bằng, tự do. Tự do và Công bằng xã hội là mọi công dân đều bình đẳng, không ai nhảy ra sai khiến (lãnh đạo) ai mà không được sự đồng ý của người bị sai khiến (bị lãnh đạo). Đảng CSVN chỉ là một nhóm người rất thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (ngót ba triệu đảng viên CS trong khi đó có hơn 90 triệu người dân ngoài đảng). Vậy thiểu số kia muốn cai trị (lãnh đạo) đa số này phải hỏi ý kiến xem 80 triệu dân có đồng ý (cho phép) Đảng CSVN cai trị đại đa số nhân dân Việt Nam hay không?
Nghe câu hỏi này, Đảng CSVN bèn bảo: – Quốc hội nước CHXHCNVN đã bỏ phiếu xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CS thì không phải là toàn dân đồng thuận là gì? Vâng, đấy chỉ là sự đồng thuận hình thức, đồng thuận ảo, đồng thuận giả tạo! Vì trong Quốc hội có đến hơn 95% đại biểu là đảng viên CS, thì Quốc Hội thực chất chỉ là Quốc hội của Đảng CS mà thôi! Với phương châm bầu cử: “Đảng cử, Dân bầu” của Đảng CS, thì người dân (hơn 80 triệu) đã bị tước quyền ứng cử và bầu cử. Khi Nhân Dân mất quyền “cử” thì chữ “ bầu” cũng thành vô nghĩa, thành trò hề! Do đó, mọi cuộc bầu bán do Đảng CS tổ chức để hình thành Quốc hội đều chỉ là hình thức, là trò ảo thuật kiểu Đảng CS vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng mà thôi! Bầu cử Quốc Hội mà Đảng CS toàn cử người của mình ra ứng cử, rồi bắt dân chỉ được quyền “Bầu”, không được quyền “Cử”, Dân không được quyền kiểm phiếu… thì cái Quốc Hội kia chỉ là Quốc Hội của Đảng chứ nào đâu còn là Quốc hội của Dân? Do đó, chính Đảng CSVN đã vi phạm Điều 3 của Hiến pháp là không tôn trọng hai chữ: Tự do – Bình đẳng (Công bằng)!
Như vậy, Điều 3 trong Hiến pháp đã phủ nhận chính Điều 4 vậy!
Điều 8 trong bản Hiến pháp 1992 có đoạn viết như sau: “… Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Điều 8 không cho phép ai (kể cả Đảng CS) được phép quan liêu, cửa quyền. Nhưng ở Điều 4, Đảng CSVN đã chứng tỏ sự quan liêu, cửa quyền của mình bằng cách tự cho mình quyền lãnh đạo tối thượng nhân dân Việt Nam trái với quy định ở Điều 2, Điều 3 và Điều 83. Do đó, Điều 8 cũng đã phủ nhận chính Điều 4.
Điều 15 trong bản Hiến pháp, có đoạn viết: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng…”. Chính sự khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa), chấp nhận nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam nơi Điều 15 này đã phủ nhận Điều 4; vì Điều 4 ghi: “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì sao vậy? Vì ai đã đọc Mác-Lênin, dù chỉ ở trình độ sơ cấp, cũng biết chủ nghĩa Mác-Lê phủ nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân. Có chủ nghĩa Mác- Lê thì không có kinh tế tư bản = kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân và ngược lại! Như vậy, Điều 15 đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại!?
Điều 17 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục phủ nhận Điều 4 bằng cách nói rõ hơn sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam như sau: “Phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…”. Chính sự khẳng định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Điều 17 này đã giết chết chủ nghĩa Mác-Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4 đã quy định. Vậy, Điều 17 này đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại?
Điều 21 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản chủ nghĩa, như có đoạn viết sau: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động…”. Mục đích của chủ nghĩa Mác-Lê Nin là chôn chủ nghĩa tư bản. Sao Đảng CSVN ghi trong Điều 4 Hiến pháp “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… theo chủ nghĩa Mác-Lênin” lại phát triển kinh tế tư bản? Hóa ra, bằng cách đề ra bốn Điều: 15, 16,17, 21 trong Hiến pháp 1992 là xây dựng nền kinh tế tư bản trên đất nước Việt Nam, Đảng CSVN đã làm ngược lại 180 độ chủ nghĩa Mác–Lênin; cũng có nghĩa là chính Đảng CSVN không chôn tư bản như nguyên lý Mác-Lênin đã dạy, mà ngược lại còn đi xây dựng tư bản chủ nghĩa. Như vậy, có phải chính là Đảng CSVN đã ngầm xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp?
Tựu trung, Điều 4 trong Hiến pháp 1992 (bản sửa đổi) đã xóa bỏ các Điều 2, 3, 8,15, 16, 21, 83… của chính bản Hiến pháp, cũng là xóa bỏ nền tảng của bản Hiến pháp vậy! Muốn bản Hiến pháp không bị vô hiệu hoá vì sự thậm vô lý (ngược đời), cần phải xóa bỏ Điều 4 . Vả lại, nếu Điều 4 Hiến pháp không bị xóa bỏ, hiển nhiên là các cuộc bầu cử của nhà nước Việt Nam chung quy chỉ là hình thức, là trò đùa mà thôi; vì Hiến pháp đã khẳng định đảng cộng sản Việt Nam với số đảng viên thiểu số (ba triệu) là lực lượng vĩnh viễn lãnh đạo đất nước, lãnh đạo khối nhân dân đa số (90 triệu) thì còn bầu cử làm gì cho mất công, vô ích. Chính Điều 4 Hiến pháp này đã thông báo một điều hiển nhiên : NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LÀ NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG , TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ như Hiến pháp đã lừa dối tuyên bố.
Sài Gòn 2006-2013
© Trần Mạnh Hảo
Nguồn: ABS
Bỏ điều 4 không quan trọng như mọi người tưởng. Ngày nào đó, để cứu đảng đang lâm nguy, có thể VC sẽ bỏ điều 4.
Nên nhớ:
- Bỏ điều 4 thì không có nghĩa là a lê hấp sát thủ buông dao thành Phật !
- Bỏ điều 4, nhưng đảng thêm 4 rưỡi thì sao?
- Bỏ điều 4 đấy, cho đa đảng đấy nhưng với điều kiện kèm theo
Nếu tôi là VC, có quyền quyết định, để cứu đảng, tôi sẽ cho bỏ điều 4. Cho đa đảng. Sau đó ra nghị định thành lập đảng:
Thí dụ:
1- Phải đóng tiền thế chân 10 tỷ đồng
2- Phải có đủ tối thiểu danh sách 100 ngàn đảng viên
Bao nhiêu đó cũng đủ chết. Vì, VC viện lý do trong lúc giao thời đa đảng phải làm như vậy để bảo đảm an ninh trật tự không hỗn loạn chính trị.
Tới lúc đó, người KẸT không phải là VC nữa. Người KẸT chính là các ông bà đa đảng đấy ! Tin đi.
Hiến Pháp đâu phải muốn sửa đổi thế, hay lúc nào tùy ý. Vì vậy khi VC đã quyết định bỏ điều 4, tức là họ đã chấp nhận đa đảng.
Một khi đã đa đảng thì chính quyền không nằm trong tay CSVN nữa, mà là một nhà nước của dân, nhà nước ấy không thiên vị, đảng CSVN cũng phải đóng thế chân 10 tỷ đồng từ chính quỹ đảng của họ vào ngân sách quốc gia.
Nếu chấp nhận đảng phái tự do hoạt động và thu nhận đảng viên, thì con số 100’000 không phải là khó, nhất là trong lúc này nhiều người đã ý thức chính trị. Có thể một số đảng viên sẽ rời bỏ hàng ngũ CSVN để gia nhập đảng khác.
Cần phải khẳng định rằng, tất cả những người đang hưởng hưu trí thì vẫn được hưởng tiếp tục, vì họ đã phục vụ trong chính quyền cho đến lúc nghỉ hưu, bất luận họ thuộc đảng phái nào.
Thưa qúi đồng hương,
Hiện nay có hai điều nổi cộm nhất ở VN. Đó là:
- CHỐNG THAM NHŨNG. Phe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chặt bớt vây cánh và chặn đứng thanh thế của thủ Dzũng qua cơ chế mới gọi là chống tham nhũng, từ nay do đảng CS thay cho nhà nước CS như trước.
Thực chất đó là khởi đầu cho một cuộc đấu đá nội bộ sẽ hứa hẹn nhiều màn hấp dẫn trong tương lai.
- SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH.
Có những tin vui đáng phấn khởi trong đề mục này như sau:
1-
Theo Blog Anh Ba Sàm đưa tin:
Hồi 10h sáng thứ Hai 4-2-2013, một phái đoàn gồm 15 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban.
Thành phần Đoàn đại diện gồm: Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội; Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội; Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM; Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội; Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội; Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội (vắng mặt đột xuất); Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội; Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn); Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM; Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An; Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội; Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội; Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế.
2-
BBC đưa tin hôm thứ ba, 5 tháng 2, 2013, dưới tựa đề “Trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp”, nêu bật những điểm chính yếu:
MÔ HÌNH DÂN CHỦ
Họ cũng đề xuất kéo dài quá trình đóng góp ý kiến tới hết năm.
Ông Nguyễn Đình Lộc, người từng làm Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, thừa nhận Hiến pháp 92 dựa trên mẫu hình Liên Xô, với nhiều phạm trù “nay không còn phù hợp”.
Tuy nhiên ông cũng cho rằng muốn áp dụng Hiến pháp 1946, mà nhiều người cho rằng phù hợp với Việt Nam hơn cả, cũng cần phải cân nhắc “vì hoàn cảnh đã khác rồi”.
“Nay tình hình đã khác, quan hệ quốc tế cũng đã thay đổi. Bản thân ông Hồ Chí Minh, khi sửa đổi Hiến pháp năm 1959 cũng thừa nhận Hiến pháp 46 đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử và không còn phù hợp nữa.”
Kiến nghị do các vị nhân sỹ trí thức khởi xướng gồm 7 điểm chính, trong đó nhấn mạnh tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Họ cho rằng người dân phải được bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ để lựa chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
“Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy.”
Bản kiến nghị viết rõ: “Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước”.
Chỉ có tiếp thu ý kiến trên, theo những người viết kiến nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể “lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận”.
THAY ĐỔI TỪNG BƯỚC
Tiếp theo kiến nghị đầu tiên này, là sáu kiến nghị khác về quyền con người; sở hữu đất đai; tổ chức Nhà nước; lực lượng vũ trang; trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp và thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.
Cũng theo cựu bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, những người làm kiến nghị chủ xướng xã hội theo mô hình cộng hòa, với người đứng đầu nhà nước là Tổng thống.
Tuy nhiên, ông Lộc thừa nhận tiến trình sửa đổi Hiến pháp mới đang đi những bước đầu tiên.
“Cái mới không phải ai cũng tiếp nhận một cách dễ dàng được, phải biết chờ đợi.”
“Sửa đổi đến đâu cũng phải chờ đợi mới biết, vì có người cần, nhưng cũng có người thấy rằng chưa cần lắm.”
Hiện có trên 2.500 người đã ký tên vào Kiến nghị vừa được chuyển cho Quốc hội.
3-
Cũng từ BBC – thứ bảy, 2 tháng 2, 2013, dưới tiêu đề ‘Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa’, đưa tin, đại biểu quốc hội DƯƠNG TRUNG QUỐC cho hay “kỳ vọng cá nhân của mình, mà theo đó ông mong muốn Việt Nam trở lại với “chế độ dân chủ cộng hòa.”" (nguyên văn)
Như thế có ít ra hai khuynh hướng trong dân gian về việc sửa đổi hiến pháp được ghi nhận vào lúc này: hoặc thụt lùi trở lại vào thời kỳ trước 1975 (như ông Dương Trung Quốc; có phần lẻ loi, thiểu số), hoặc mạnh tiến lên con đường dân chủ đa nguyên (chiếm đa số và được các nhà tranh đấu dân chủ nhiệt liệt cổ vũ).
Mong được nghe thêm cao kiến của qúi đồng hương bốn phương tám hướng.
Kính cáo,
Lại Mạnh Cường
Trong sôi động hiện nay về sửa đổi hiến pháp, tôi tạm nhận định như sau:
Đã có những manh nha đòi hỏi mạnh mẽ việc thay đổi chính trị. Tuy nhiên vẫn có hai khuynh hướng rõ rệt:
- một là theo kiểu Dương Trung Quốc, đòi hỏi CS thoái bộ về thời điểm trước 1975, tức trở lại thời VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA !
- hai là theo kiểu của các thinktank trong nhóm Nguyễn Quang A, đòi hỏi mạnh bước về phía trước, tức dân chủ đa nguyên, bãi bỏ độc đảng, tách rời quân đội khỏi đảng, thật sự trả quyền sở hữu đất đai cho dân, gia tăng nhân quyền với quyền biểu tình và quyền trưng cầu dân ý …
Ngoài ra tôi còn thấy ở VN phía đối lập dân chủ đã đạt được những bưới tiến thật dài, qua một số sự kiện gần đây nhất:
1/
Cù Huy Hà Vũ hồi mấy năm trước đòi kiện thủ Dzũng ra toà, mà bị trả thù và ở tù mút mùa đến giờ.
Giờ đây thiên hạ chửi thẳng mặt “đồng chí X” trong Bộ Chính trị ra rả ngày đêm; rồi chửi lan ra các cơ quan quyền lực cao nhất nước như BCT, Trung ương đảng ….
2/
Xưa nay chưa ai dám đặt vấn đề loại bỏ điều bốn hiến pháp thật công khai. Giờ người ta dám đụng đến điều cấm kỵ này rồi đó. Vâng “chuyên chính vô sản” bị coi như lạc hậu, hết thời rồi.
Mà chẳng phải một điều bốn, còn tùm lum điều mấu chốt khác, như về nhân quyền, vai trò quân đội (tách đảng ra khỏi quân đội), quyền biểu tình, quyền trưng cầu dân ý (có lẽ dọn đường cho chuyện trưng cầu dân ý về việc sau khi đã sửa đổi song hiến pháp; kiểu như ở Ai Cập cách đây vài tháng), sửa đổi lại luật đất đai …
Chỉ cần nhìn kỹ vào hai điều trên là ta thấy rõ, trí thức Việt ngày một dấn thân nhiều trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Các vị trong phái đoàn đưa kiến nghị toàn là những ông già bà cả và đã có quá trình nắm các chức vụ quan trọng về chuyên môn trong nhà nước hay đảng CS. Đó là những người CS tiến bộ, đã thức tỉnh nên đã trải qua một tiến trình PHẢN TỈNH rồi PHẢN KHÁNG lại sự chuyên quyền của đảng CS.
LMCường
====
Tài liệu bổ sung:
Trao Kiến nghị về Hiến pháp 1
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=YUrVOQs8jUc
Published on Feb 4, 2013
Tiền Sĩ Nguyễn Quang A Kêu Gọi Hủy Bỏ Điều 4 Hiến Pháp Nước CHXHCNVN
http://www.youtube.com/watch?v=smEaDJDFg7w&NR=1&feature=endscreen
Published on Jan 23, 2013
Ông Lê Minh Thông: Thay mặt cho Ban biên tập, chúng tôi nhiệt liệt chào mừng các bác đến Văn phòng của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để thăm và trao đổi công tác. Tôi xin giới thiệu tôi là Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Phó trưởng ban thường trực Ban biên tập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp. Xin được thay mặt Ban biên tập một lần nữa xin được kính chào các bác, chúc các bác sức khỏe (vỗ tay). Và thay mặt Ban biên tập, chúng tôi xin được rất hân hạnh lắng nghe ý kiến các bác. Làm việc với các bác hôm nay có tôi và các đồng chí chuyên viên của Văn phòng Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.
Ông Chu Hảo: Có lẽ anh Thông cho phép tôi được giới thiệu các thành viên trong đoàn (Nội dung như ở trên). Sau đây chúng tôi xin được mời Trưởng đoàn của chúng tôi phát biểu.
Ông Nguyễn Đình Lộc: Thực ra tôi và các anh bên Quốc hội cũng rất là quen, vì tôi … (cười) … Nhưng có lẽ theo tôi là chúng ta nên bình thường hóa cái quan hệ này đi, xem đây là một sinh hoạt rất bình thường, sinh hoạt dân chủ. Nhưng mà dù sao thì tôi cũng phải có vài lời cho rõ:
(….)
Cho nên tôi nghĩ rằng là không biết làm thế nào đây, phải chăng vừa rồi như anh Trung nêu ý kiến, phải chăng là phải biến những cái dịp này tổ chức nhiều hội thảo và tìm ra những cái ý kiến nó mạnh mẽ đối với nhau, để tìm ra cái… Và tôi nghĩ rằng anh em phải nói rằng là phía Nam mạnh hơn ở chỗ này, vì miền Bắc chúng ta có một thời gian dài là theo Hiến pháp Sô viết, mà Hiến pháp Sô viết là Hiến pháp Stalin, mà Hiến pháp Stalin, Hiến pháp Lênin là nói chuyên chính thôi. Bây giờ thì không khí khác hẳn. Nói đến Hiến pháp thì không thể nói đến chuyên chính. Đương nhiên đó là công cụ quan trọng nhưng mà nó chủ yếu không phải để chuyên chính, để mà thay đổi xã hội, để mà phát triển xã hội. Nhưng mà bây giờ ý kiến ấy chúng ta nói được với nhau, thuyết phục không đơn giản. Cho nên … không biết là … Có anh Thông chủ trì thế này là may quá, cho nên nêu vấn đề này để rồi làm thế nào để tri thức Hiến pháp, văn hóa Hiến pháp nó lan rộng trong nhân dân như là làn sóng. Tôi nghĩ là rằng là một thuận lợi rất cơ bản, nếu bỏ qua là một sự lãng phí, đáng trách và đáng phê phán.
Ông Tương Lai:
(…)
Thực chất Hiến pháp là Bộ luật cơ bản để mà ai kiểm soát ai, là dân kiểm sát cái quyền lực, để dân trao quyền mà không bị mất quyền. Đó là cái bi kịch lớn nhất của loài người từ xưa đến nay mà đến bây giờ vẫn chưa vượt qua được. Nhưng mà dù sao những thành tựu của văn minh nó cũng đã bước những cái bước tiến để nó đạt tới cái chỗ là dân qua công cụ của pháp luật mà trước hết là qua Hiến pháp – cái đạo luật cơ bản mà anh Nguyễn Đình Lộc vừa nói để mà kiểm soát quyền lực của nhà nước, để nhà nước không phải muốn làm gì thì làm mà nhà nước chỉ làm được những cái việc mà luật pháp cho phép, còn dân thì được làm tất cả những việc gì mà luật pháp không cấm. Và như vậy thì không thể có khái niệm về chuyên chính vô sản được, cho nên cái đó phải loại trừ ra khỏi đời sống tinh thần của đất nước thì mới có thể bàn tới chuyện Hiến pháp. Chừng nào còn giữ cái tư duy ấy, chừng ấy không thể có Hiến pháp và mọi cái sự sửa đổi vụn vặt đều trở nên vô nghĩa. Cái tinh thần ấy chính là tinh thần chúng tôi đưa ra trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp. Và đó cũng là tinh thần mà trí tuệ dồn vào để đưa ra như là một tài liệu tham khảo về Hiến pháp sắp tới của một nước Việt Nam dân chủ.
Chúng ta đã bao nhiêu núi xương sông máu đổ ra để giành được độc lập, nhưng mà có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ, không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì. Điều này thì nó trở thành câu nói cửa miệng của mọi người rồi. Nhưng mà trên thực tế chúng ta mới có độc lập nhưng mà chúng ta chưa có dân chủ, chưa có tự do. Trên thực tế cho đến hiện nay là nông dân, bà con Dương Nội vẫn đang ngồi biểu tình và trên những cái video mà phi chính thức đó, ngoài luồng đó thì vẫn thấy là dân… Mặc dầu là trong những cái diễn văn thì chưa bao giờ những cái từ “vì dân”, “phục vụ dân”, “gần dân” nó lại nhiều như bây giờ. Và dân nói là gần dân, phục vụ dân và đừng thụi dân như người ta đang thụi dân trên, ngay cả vấn đề đối với bà con Dương Nội, bà con Văn Giang. Cho nên cái Hiến pháp này tôi đề nghị, nhân ở đây thì đề nghị là các vị ở trong cái … tiếp nhận ý kiến sửa đổi Hiến pháp làm sao để lắng nghe cho được cái tiếng nói của dân. Và trong tiếng nói của dân thì có tiếng nói của cái nhóm trí thức mà chúng tôi đã kiến nghị, thì chúng tôi xin có ý kiến thêm là như vậy.
Ông Nguyễn Đình Lộc: Thôi như thế có lẽ cũng là… Mở đầu tôi nghĩ cũng là tốt rồi. Mong có thể được gặp lại. Và thay mặt cho các đồng chí anh em ở đây xin được cám ơn đồng chí Thông và tất cả anh em ở Ủy ban đã giành thời gian ưu tiên cho chúng tôi trong những ngày bận rộn này của các anh để tiếp chúng tôi, tuy cũng không được dài lắm nhưng cũng đậm đà rồi đấy. Tôi xin chia tay, cám ơn.
Chiết tự chữ nghĩa của người CS quả thực là cam go, bởi họ khéo chơi chữ, khiến chả biết đâu mà mò. Cụ thể trong y khoa ai ai cũng dùng khẩu hiệu rất đơn giản là PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH ! Nhưng người CS lại tròng tréo PHÒNG BỆNH LÀ CHÍNH, CHỮA BỆNH LÀ QUAN TRỌNG ! Đọc rồi chả hiểu ra sao hết. Giải thích ngược xuôi gì cũng đặng.
Chả thế mà để đánh lừa binh sĩ và sĩ quan chế độ cũ sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, người CS ban đầu kêu gọi các binh sĩ và hạ sĩ quan đi học tập tại chỗ ba ngày.
Sau đó họ kêu gọi đai úy đến cấp tá và cấp tướng mang theo đồ ăn đi học tập cải tạo tập trung trong một tháng. It lâu sau cấp úy trong 10 ngày.
Nhưng rồi họ bắt giam lâu hơn qui định, có hỏi thì họ giải thích, mang theo đồ ăn trong những ngày đầu và sau đó là nhà nước lo, chứ đâu có nói rõ là đi học tập trong 10 ngày hay một tháng đâu !?
Cá vào rọ rồi nên đành nằm im chịu trận, chỉ có một số người âm mưu vượt trại giam, nhưng nếu bị bắt lại thì bị CS hành hạ đến khốn khổ, có nơi kết án tử hình và đem ra bắn bỏ !
Hoặc cái mô hình đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, nhưng thực tế đảng và nhà nước làm cha mẹ, còn dân là nô lệ cho đảng và nhà nước CS. Các quyền han căn bản con người đươc qui định trong hiến pháp đều bị phủ nhận sạch trơn !
Chính vì thế mà tôi cho răng chả tin những gì CS nói hay viết ra văn bản cả, chỉ tin vào hành động mà thôi. Mà cũng phải chú ý theo dõi cho kỹ, bởi CS lắm chiêu nhiều đòn làm mờ mắt người ta. Cứ xem tuyên bố giải tán đảng CS, nhưng kỳ thật rút lui hoạt động bí mật còn dữ hơn trước.
Hoặc chối dài dài là không có sự hiện diện của quân Bắc Việt CS trong thời nội chiến, cũng như Mặt trận Phỏng giải hoàn toàn là một bộ phận độc lập, hoàn toàn không dính dáng gì với CS hết. Thực tế cho thấy toàn là dối trá và bịp bợm, với thời gian tất cả đã lòi bộ mặt thật ra hết.
Tóm lại, chỉ có tiêu diệt CS mới làm tuyệt giống virus CS mà thôi; rất hiếm người máu bị nhiễm trùng CS nặng, mà thoát chết và sản sinh ra sức sức đề kháng mạnh chống lại với CS, như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần …..
Thường ra thoát chết là may, và không ít kẻ lại bị tái nhiễm lại, như trường hợp luật sư còi hụ Nguyễn … Liêm chẳng hạn.
Lão Ngoan Đồng
…Điều 4 hiếp dâm những điều còn lại…
Nhà văn cs trần mạnh Hảo đúng là một tên ngu bút.Tại sảo phải giải những cái điên rồ của bọn cs cầm quyền bán nước buôn dân đó.Chỉ cần hô hào người dân đứng lên lật đổ bọn thái thú đó thì cần gì để bàn cải,giải thích đúng hay sai.Đồ ngu.
Ai ngu đây hả? Dân hiểu rồi thì dân sẽ làm công viêc đó, chứ cứ làm như VC cầm cái loa hô hào là xong sao? Cứ như thời 1945 phỏng?
Kính Anh Hoàng !
Tôi xin mạn phép hỏi Anh 1 Câu thôi ! – Hiện Anh Đang Sống Ở Đâu – Việt Nam hay Hải Ngoại ?
Nếu Anh đang sống ở Hải Ngoại … thì Anh nói Đúng vì Anh Đã … Quá Khôn !!!
Ở Việt Nam (VN) hiện nay, đang rất phổ biến câu : ” Trăm Nghe Không Bằng 1 Lần Thấy , Trăm Thấy Không Bằng 1 Lần Hiểu … ” . 38 năm qua , Dân Miền Nam VN và 59 Năm – Dân Miền Bắc VN đã Thực Sự Được Sống Trong Thiên Đường CS … Họ đã được Nghe và Thấy Rất Nhiều … Nhưng Họ Đã Không Có Thời Gian để Hiểu , Không Muốn Hiểu và Không Được Phép Hiểu … !!! … Lâu ngày , thời gian trôi , thế hệ mới nối tiếp ra đời … Vì vậy, rất nhiều người đã Không Hiểu ! ( Đây cũng Chính Là Mục Đích của CQCS ) .
Nhưng, quả thật – Người Tính không bằng Trời Tính !
Xin Cảm Ơn Internet , Cảm Ơn Nhà Văn Trần Mạnh Hảo và Rất … Rất Nhiều Nhà Trí Thức … Trong cũng như Ngoài Nước, đã Thông Tin cho chúng tôi HIỂU và HIỂU RÕ Quyền Con Người , Quyền Công Dân, HIỂU RÕ về Hiến Pháp – Đặc Biệt là Hiến Pháp Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .
Tôi tin rằng , Cần Phải Có Nhiều, Thật Nhiều những Bài Viết Giải Thích , Phân Tích , nêu ra những Ví Dụ Cụ Thể – Về Những Mâu Thuẫn , Vô Lý , Phi Lý , Lừa Bịp , Mị Dân … Về Nhiều Lãnh Vực … Trong Bản Hiến Pháp Của Nhà Nước CSVN hiện nay – Cho Dân Ta HIỂU – Để … Sẽ Có Một Ngày – Con Dân Nước Việt, được Sống trong 1 Đất Nước Thực Sự Tự Do, Dân Chủ .
Mong Lắm Thay !
Phân tích được điều 4 phủ nhận toàn bộ HP Việt Nam cọng sản, Trần Mạnh Hảo còn giỏi hơn các Luật Sư ở VN gộp lại. TMH quả xứng đáng là Triệu Tử Long của nền Văn Nghệ, Báo Chi VN. Hoan hô TMH. Tim
” nhà nước CHXHCNVN là nhà nước độc tài,độc đảng,tuyệt đối không phải là nhà nước Dân chủ” .Chính xác
100%.Tiếng “thét” cất lên từ “đêm đen”(VN) Trí thức là như vậy đó hởi các bạn trẻ!! Trí thức là:” Biết mà không nói là Bất-Nhân( inhumane).Nói mà không hết là Bất nghĩa( disloyal).”Rất nhiều người”trí thức” trong
cũng như ngoài nước cứ “ẩm -ờ”.Ẩm-ờ cho đến nổi ,một số đông Bạn trẻ không biết HCM với tất cả tật-
xấu của tận cùng Man-rợ! Chỉ mới đây thôi,một cô gái SV năm thứ 3,trên ngực đeo huy-hiệu “Đoàn thanh-
niên CS”,đứng bán tại nhà sách trên Đường Nguyễn Huệ(SGo2n),không biết Trần-dân Tiên là ai?? Cho đến khi tôi chỉ cho Cô cuốn sách,thì khi đó mới “té-ra’ HCM là TDT,viết sách “Tự-Sướng”!Chúng ta ,người Việt ở nước ngoài, về VN hảy chuyển-lửa về Quê-Hương,xin Quý-vị ‘đừng Bợ-đít,đừng xum-xe,chưa nói đả
cười …trước mặt những thằng CS.Làm như thế, tội nghiệp cho thế-hệ Trẻ,chúng nó tưởng Thật,mà cứ ăn
chơi,ngủ kỷ!! Cám ơn Ô TMH,can đảm nói lên sự thật. Nhà nước VN là một nhà nước ĐẢNG-TRỊ !