WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa dân tộc nhìn từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981

Gs Mạch Quang Thắng

Gs Mạch Quang Thắng

Lời Tòa Soạn (Văn hoá Nghệ An): Rõ ràng là thế giới đang nóng lên bởi hai sự kiện ở hai phương trời, Crimea bên Tây và biển Đông ở bên Đông. Gạch nối hai sự kiện này là Putin thăm Trung Quốc, bắt tay Tập Cận Bình với hàng loạt cam kết về chính trị – kinh tế – quân sự. Địa chính trị toàn cầu thay đổi đã buộc thế giới phải xem xét lại nhiều khái niệm chính trị – kinh tế – văn hóa, quan niệm về giá trị, lợi ích…và các quốc gia – dân tộc đang buộc phải có những nhận thức mới về thời cuộc, bạn bè và cách ứng xử mới phù hợp với thời cuộc. Trên tinh thần đó, Phóng viên tạp chí Văn hóa Nghệ An đã có cuộc trao đổi với giáo sư Mạch Quang Thắng, Học viện chính trị – hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Phan Thắng: Với sự kiện Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương981 trên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có thể nói đã thúc đẩy nhanh chóng sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế vốn đã rất nóng trong thời gian gần đây. Địa chính trị thế giới thay đổi suốt từ Tây sang Đông mà hai nút thắt là Crimea và Biển Đông. Ông nhận định và phân tích tình hình địa chính trị châu Á – Thái bình Dương hiện nay như thế nào?

Gs Mạch Quang Thắng: Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5 năm 2014 chỉ là một sự tiếp nối, một trong những biểu hiện từ lâu của tình hình phức tạp ở Biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương. Tình hình ở Biển Đông gần đây không có gì giống với Crimea bên châu Âu cả. Thế giới mấy năm nay vẫn thế thôi, nghĩa là một số phe nhóm, các nước lớn cứ muốn làm bố thiên hạ. Tình hình địa-chính trị châu Á-Thái Bình Dương cũng là nơi các nước lớn thi thố quyền lực với nhau. Chỉ có điều là Trung Quốc càng muốn thể hiện sự trỗi dậy của mình một cách mạnh mẽ hơn trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, ngang ngược hơn, bất chấp luật pháp quốc tế hơn và chà đạp đạo lý hơn.

Phan Thắng: Chúng ta có thể dự đoán về sự can dự của Nga trong bản đồ địa chính trị Châu Á – Thái Bình Dương hôm nay và tương lai gần? Tại sao?

Gs Mạch Quang Thắng: Dự đoán vẫn chỉ là dự đoán. Càng ngày càng thấy khó dự đoán về tình hình thế giới. Thực tế cho hay: rất nhiều dự đoán, ngay cả dự đoán của những người chuyên nghề nghiên cứu chính trị thế giới, vẫn bị trật khấc. Tôi thì thấy rằng, nước Nga dưới thời của ông Putin thì muốn đóng vai trò lớn ở trên thế giới và ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng lực bất tòng tâm. Xét về mọi mặt, Nga còn nhiều hạn chế. Vả lại, hình như là châu Á-Thái Bình Dương không thuộc điểm ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.

Phan Thắng: Ông bình luận gì về sự im tiếng của các quốc gia mà về danh chính ngôn thuận là đang cùng ý thức hệ cộng sản với Việt Nam là Lào, Cuba, và Triều Tiên, và láng giềng thân thiết từng chia sẻ lý tưởng và xương máu là Campuchia, rồi cả Nga nữa, đối tác chiến lược truyền thống của việt Nam, trong vụ Trung Quốc ngang ngược xâm lấn Việt Nam ?

Gs Mạch Quang Thắng: Có ý thức hệ hay không thì còn phải bàn. Nếu có thì mấy nước mà anh vừa kể ở bên trên có cùng ý thức hệ với Việt Nam hiện nay không? Tôi nghi ngờ lắm. Mà nếu có cùng ý thức hệ thì bản chất của vấn đề “Trung Quốc ngang ngược xâm lấn Việt Nam” không nằm ở đó.

Phan Thắng: Đây là sự thất bại của lý tưởng chủ nghĩa quốc tế vô sản hay là sự thắng thế của chủ nghĩa dân tộc? Hay là một sự vận động đúng quy luật giá trị – lợi ích, lợi ích quốc gia – dân tộc phải được đặt lên hàng đầu?

Gs Mạch Quang Thắng: Làm gì có chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đó là một giá trị xa xỉ. Hiện nay chủ nghĩa dân tộc đang ở thế thượng phong. Có nhiều thứ chủ nghĩa dân tộc: Chủ nghĩa dân tộc nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, và có chủ nghĩa dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh. Tính chân chính này của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam hoàn toàn không có gì chung với chủ nghĩa dân tộc nước lớn ỷ thế bắt nạt các nước nhỏ, luôn có âm mưu và hành động bành trướng; thậm chí dùng ảnh hưởng của mình để thỏa hiệp với các thế lực khác làm hại dân tộc ta. Chủ nghĩa dân tộc chân chính theo quan điểm Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn không có gì chung với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi chỉ nghĩ đến lợi ích của dân tộc mình mà không tính đến lợi ích toàn cục, không tính đến lợi ích chính đáng của nước khác.

Chủ nghĩa dân tộc chân chính theo quan điểm của Hồ Chí Minh là động lực để quy tụ sức mạnh từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc không phân biệt chính kiến, gái trai, giàu nghèo, vùng miền, tôn giáo, lứa tuổi, người Việt Nam ở trong nước hay ở ngoài nước, tức là sức mạnh kết từ tất cả những “đồng bào”, những người từ một bọc của Bà Âu Cơ. Đó cũng là động lực để đoàn kết quốc tế, những ai yêu hòa bình, công lý, tiến bộ trên toàn thế giới. Đúng, thế giới hiện đang “phẳng” hơn, có nhiều điều thánh thiện, nhưng hiện thế giới cũng đang đầy rẫy những điều bất công, đầy sự bất an, thế giới của không ít “ông kễnh” muốn thâu tóm thiên hạ vào mình, biến chủ quyền đất liền và biển đảo của người khác thành của mình. Ngày 2-7-1946, trong buổi tiệc do Thủ tướng Chính phủ Pháp G.Biđôn chiêu đãi dịp thăm nước Pháp, trong lúc Pháp cứ muốn tái chiếm Việt Nam, bất chấp những nỗ lực đàm phán của Việt Nam, Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta đều được kích thích bởi một tinh thần. Triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, tức là: Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.

Phan Thắng: Trung Quốc, Cuba hay Triều Tiên, cho đến hiện nay, theo ông, có phải vẫn là các quốc gia xã hội chủ nghĩa? Nếu vậy chúng ta phải hình dung về chủ nghĩa xã hội như thế nào, từ các vấn đề lý tưởng chính trị, nhân văn đến hình thái kinh tế – xã hội…?

Gs Mạch Quang Thắng: Thế nào là “quốc gia xã hội chủ nghĩa” thì còn phải bàn. Bàn được vấn đề này ra nhẽ rồi thì mới định được tính chất hay thể chế chính trị của một quốc gia nào đó. Ngay cả tính chất cộng sản của một đảng chính trị nào đó cũng vậy. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, theo lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh, thì là đẹp lắm. Thế nhưng thực tế thật phũ phàng. Trong lịch sử phong trào cộng sản, chúng ta thấy nẩy nòi mấy vị độc tài, thanh trừng rất nhiều người; nẩy nòi những cái quái gở không thể tưởng tượng nổi. Bây giờ nói những người đó là những người cộng sản, những nước đó là những nước xã hội chủ nghĩa, theo nghĩa rất đẹp mà C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã nêu ra, thì xấu hổ lắm.

Phan Thắng: Nếu Trung Quốc không phải là một nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không cần phải chia sẻ về ý thức hệ, về lợi ích, thậm chí về quan niệm giá trị. Vậy chúng ta cần xác định tư thế quan hệ với họ như thế nào?

Gs Mạch Quang Thắng: Quan hệ của Việt Nam hiện nay với Trung Quốc vẫn là quan hệ giữa một bên là một nước nhỏ với nước lớn láng giềng luôn có ý thức và hành động bành trướng. Lịch sử hàng nghìn năm của nước ta đã cho chúng ta nhiều bài học rồi. Nên học tiền nhân trong cách ứng xử với người láng giềng này.

Phan Thắng: Sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, theo tôi, khẩu hiệu “bốn phương vô sản đều là anh em” đã chính thức lỗi thời, ít nhất trong bối cảnh thế giới đương đại. Vậy theo ông, chúng ta có cần phải nghiên cứu để xác lập lại triết lý đối ngoai/ngoại giao của mình?

Gs Mạch Quang Thắng: Không phải đợi đến “sự kiện giàn khoan Hải Dương 981″. Khẩu hiệu đó lỗi thời từ lâu rồi. Triết lý đối ngoại/ngoại giao của nước ta hiện nay? Xem ra, ở nước ta không chuộng những vấn đề triết lý lắm.

Phan Thắng: Lâu nay có khá nhiều người bàn về chiến lược Thoát Trung – thoát khỏi sự ảnh hưởng quá nặng nề và tiêu cực từ Trung Quốc – từ chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của họ. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Gs Mạch Quang Thắng: “Thoát Trung”, tôi đồng ý nội dung “thoát Trung” như câu hỏi đặt ra. Bàn về chiến lược này thì lớn quá. Tôi nêu một số ý là: (i) Làm cho nước ta cường thịnh, văn minh (chứ bây giờ còn yếu quá); (ii) Làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc hơn; (iii) Làm cho quốc tế ủng hộ ta mạnh và có hiệu quả hơn; (iv) Lãnh đạo phải nghe dân. Nên nhớ lại lời Cụ Hồ:Được lòng dân, thì việc gì cũng làm được/Trái ý dân, thì chạy ngược chạy xuôi (10-7-1954). Ngày 10-5-1950, Hồ Chí Minh nói: “Đảng không phải làm quan, sai khiến quần chúng mà phải làm đầy tớ cho quần chúng và phải làm cho ra trò, nếu không, quần chúng sẽ đá đít”. Mùa Hạ năm 1922, Hồ Chí Minh viết: “Tiếng dân chính là truyền lại ý trời”. Đầu năm 1946, Hồ Chí Minh nói: “Đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy”. Tháng 10-1947, Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc gì, cũng vì lợi ích của dân mà làm. Làm theo cách quan liêu…thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại”. Năm 1955, Hồ Chí Minh lại viết: “Ý dân là ý trời. Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại”.

Phan Thắng: Triết lý, đường lối đối ngoại muốn hay không phải phù hợp, và là thể hiện quyết tâm chính trị, thể chế nhà nước, nền tảng và cơ cấu kinh tế – xã hội của quốc gia – dân tộc. Như trên chúng ta đã nói, chủ quyền và lợi ích dân tộc là trên hết. Vậy chúng ta cần tổ chức và quản trị đất nước như thế nào để đảm bảo được điều đó trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt là điều kiện vị trí địa chính trị rất đặc biệt, rất “nhạy cảm” của nước ta?

Gs Mạch Quang Thắng: Nhà văn hóa Nguyễn Trãi viết: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/Nhưng hào kiệt đời nào cũng có”. Tổ chức và quản trị đất nước như thế nào thì cần đối thoại với mọi tầng lớp nhân dân, lúc ấy tôi tin chắc là sẽ có những giải pháp giải tốt. Cần lắm năng lực và cả kỹ năng lắng nghe từ các cấp lãnh đạo. Cần lắm cả cái tâm và cái tầm của những đày tớ của dân.

Phan Thắng: Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

9 Phản hồi cho “Chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa dân tộc nhìn từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981”

  1. nguenha says:

    “Học viện hành chánh HCM”. Gớm! Nghe tên Học Viện ! Ở HCM chẳng có -cái- gì -cả,ngoài dao găm Mả- tấu. Thât vậy đả nhiều lan Hồ nói : “Bác chẳng có tư tưởng gì cả ,ngoài Mác-Lê! “. Ấy thế ,nhưng bọn trí-thức-thổi-ống- đu-đủ cứ nằng -nặc bảo vệ Bác ! Mặc áo Gấm cho Bác : nhà tư-tưởng-nhà văn hóa…trong lúc Bác chỉ là “nhà- vệ-sinh”,chỉ chứa cấp những thối tha-cặn bả ! Từ “nhà-vệ-sinh đó” sản-sinh ra rất nhiều TS giấy-GS Dổm (trong đó có MQ Thắng). Tôi đả có lần, ngồi nghe buổi trình luận án
    TS với đề tài “Ca tụng HCM”. Hầu nhu “thí sinh”chỉ lặp lại những đều HCM đả nói. ! Một đại diện của Truyền thong có phát biểu:” Những điều diển gia trình bày đều nằm trong Tuyển tập HCM,không có gì mới lạ,tại sao gọi là khám phá?”Thế nhưng không ai trả lời ,thí sinh vẩn đươc chấm đậu TS !!
    Ngòai những tác hại mà HCM đã để lại cho Dân Tộc, HCM còn để lại cho giới Trí thức,SV,học sinh…
    những của nợ : đó là những TS-GS thổi-ống- đu- đủ như MQ Thắng !!

  2. Austin Pham says:

    Trích: “Chủ nghĩa dân tộc chân chính theo quan điểm của Hồ Chí Minh là động lực để quy tụ sức mạnh từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc không phân biệt chính kiến, gái trai, giàu nghèo, vùng miền, tôn giáo, lứa tuổi, người Việt Nam ở trong nước hay ở ngoài nước, tức là sức mạnh kết từ tất cả những “đồng bào”, những người từ một bọc của Bà Âu Cơ. Đó cũng là động lực để đoàn kết quốc tế, những ai yêu hòa bình, công lý, tiến bộ trên toàn thế giới. Đúng, thế giới hiện đang “phẳng” hơn, có nhiều điều thánh thiện, nhưng hiện thế giới cũng đang đầy rẫy những điều bất công, đầy sự bất an, thế giới của không ít “ông kễnh” muốn thâu tóm thiên hạ vào mình, biến chủ quyền đất liền và biển đảo của người khác thành của mình. Ngày 2-7-1946, trong buổi tiệc do Thủ tướng Chính phủ Pháp G.Biđôn chiêu đãi dịp thăm nước Pháp, trong lúc Pháp cứ muốn tái chiếm Việt Nam, bất chấp những nỗ lực đàm phán của Việt Nam, Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta đều được kích thích bởi một tinh thần. Triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, tức là: Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”.
    Phía trên là lời phát biểu của kẻ sĩ được đào tạo từ cái hộp đen cộng sản. Nó ngờ nghệch như những đứa trẻ vừa mới lên 10, với những lời nói được nhét vào mồm thay cho giai đoạn phân tích bằng óc, bằng lý trí mà đáng lẽ một kẻ “có học vấn” như tay giáo sư sắn lát đã phải dùng ở các nước tự do.
    Xin thưa cùng với “giáo sĩ” Mạch Văn…Rau, tư tưởng Hồ Chí Minh là cái trò hề mới được tạo dựng để đánh lạc hướng dư luận, bào chữa cho cái tội ngu xuẫn mà Hồ và đồng bọn đã dính vào và đã dẫn tới hệ lụy cái nước Việt Nam quái thai ngày hôm nay, một đống bầy nhầy mà bất cứ người Việt nam còn có lương tâm đều phải đau đớn, chua xót “xa lánh” nó. Hãy để cho logic prevails, và chính vì thế, tôi sẽ trực tiếp đặt vấn đề với ông qua những dòng dưới đây, hầu mong ông và “đồng bọn” sẽ dùng phần liêm sĩ còn sót lại, cộng với tư duy cơ bản mang tính “cha sanh mẹ đẻ” để tự mở óc mà làm người:
    1. Tư tưởng của HCM, nếu có, căn bản xuất phát từ bản năng “kiếm cơm” của đám dân nghèo, lăn lộn đủ trò để sống qua ngày. Nói một cách khác, nếu hắn ta đang hiện diện tại đông âu ở thời điểm này thì số phận cũng không khác mấy với tập thể đồng bào miền bắc…ruột thịt bên đó. Nói ít hiểu nhiều, ông nhé! Tuy nhiên với khả năng vận dụng những thủ đoạn “đắc nhân tâm” loại rẻ tiền thì lão ta chắc chắn sẽ ngoi lên làm thủ lãnh của đám lớp ba lớp tư và những thằng lớp sáu và lớp bảy Nghệ An đã bị bán đứng vào tù để khỏi tranh giành với…”cụ”. Ông này! Không có chuyện một thằng học hành không ra gì, tên tuổi không ai biết lại “đơn thân độc mã” lên đường xuất ngoại tìm đường cứu nước vào lúc 21 xuân xanh nhá! HẮN ĐI KIẾM CƠM! Không tin thì cứ lấy ví dụ của đồng bào ta tại Ba Lan, Tiệp, Đông Đức, Bun Ca Ri gì gì đó mà làm toán…loại. Hắn ta đã phải nhào vô giới trí thức cách mạng của Việt Nam tại Pháp để được cưu mang, độ nhật qua ngày và sau đó tiếp cận những hội đoàn cánh tả khác để có…cơm mà sống.
    2. Với trình độ học vấn lớp bảy…nội địa, hắn ta không có căn bản để hiểu “hệ quả” của những chủ thuyết chính trị mà hắn ta sờ tới. Vì vậy, nếu hắn ta thực sự có tư tưởng thì cái tư tưởng đó là loại tư tưởng của…mồm, chứ không xuất phát từ trí óc của những người có học vấn uyên thâm. Ca tụng tư tưởng Hồ Chí Minh là tự xỉ nhục trí khôn của mình, nhất là kẻ…sĩ. Riêng ông, nếu còn già mồm về sự cao cả của chủ nghĩa dân tộc trong “bác” thì hãy vào trong bất cứ hẻm nhỏ nào tại Sài Gòn mà hỏi bọn trẻ về “dân tộc và tổ quốc”, tôi chắc chắc ông sẽ thấy đứa nào cũng có khả năng làm…Bác trong tương lai, nhất là ở miền bắc…thân thương.
    3. Phong trào cách mạng mà Hồ Chí Minh khởi xướng đã để lại dấu ấn rất ư là “dân tộc” trong cao trào Xô Viết Nghệ Tỉnh mà Trí, Phú, Địa, Hào đã được ưu tiên đưa đi…ăn chuối. Ân nhân của Hồ Chí Minh là bà Cát Hanh Long đã được “bác” tuân chỉ những người anh em bên kia song theo lệnh của người thầy vĩ đại mà gửi bà ấy đi tìm đường…đầu thai trong CCRD. Xin lỗi ông, tôi không dám nêu ra hơn trăm ngàn nạn nhân khác. Tôi sợ thiên hạ đào mồ nhà ông ra mà chửi, nhất là tiếng miền nam: DM…mày!
    4. Cái chính sách phân biệt thành phần giai cấp hẳn ông còn nhớ. Nó loại trừ khả năng vươn lên của dân tộc Việt Nam, nó triệt tiêu mọi sự phản kháng tích cực của tầng lớp trí thức khi đứng trước nguy cơ cả đất nước bị những thằng ngu xuẫn cuồng tín ác nhân đưa vào tuyệt lộ. Thưa ông, cái chính sách đó từ đâu và do ai hở ông? Nó kéo dài mấy mươi năm? Và nạn nhân của cái chính sách này có phải là người…ngoại quốc?
    5. Tư cách của Hồ Nghệ An còn thua một người bán hàng ở chợ tại Sài Gòn ngày trước. Nếu ông có hổ thẹn thì tôi xin lỗi, số phần các ông hẩm hiu và có lẽ vì…ngu từ gốc cây chuối. Học vị của các ông có thể đã nhờ bác và đảng, chứ thiệt ra , nếu phải ra đời đối chọi với các trí thức, học giả trên thế giới thì kiến thức của các ông không ngửi được. Cái lò của mấy ông miền bắc chuyên sản xuất nhân tài diện “khoa học xã hội”, có đúng không? Các ông có hiểu tại sao không? Thôi, để bọn trẻ sau này tự kiếm câu trả lời nhé! Âu cũng tại vì chính những thằng bịp cũng phải sợ những…con số.
    Trở lại vấn đề tư cách của “bạn hàng chơ Sài Gòn”: họ không nói thách, họ giữ chữ tín, họ không lươn lẹo, họ lễ độ và rất ư…thương người. Chưa hết, cái quan trọng nhất là việc họ làm mang lại lợi nhuận nuôi cả một gia đình. Vây thì tôi chấp ông tìm ra những cái đó trong vĩ nhân miền bắc mà ông và các đồng chí dạng Paven Cóc Xào Gừng mỗi ngày ca tụng. Tư cách của một thằng lưu manh thể hiện cái tư tưởng của nó, đấy là vấn đề của HỆ QUẢ!
    Tôi sẽ dừng lại ở đây và chờ sự phúc đáp nếu ông có để mắt qua. Không thắng thua trong việc này mà chỉ có SỰ THẬT VÀ LÝ TRÍ TỒN TẠI VĨNH VIỄN.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Chà…
      Không để ý.., đọc lại …viết văn hay ghê đó nha…
      Trước giờ dấu nghề phải hông?
      Ki’nh
      *****************************
      Tri’ch :
      …..

      3. Phong trào cách mạng mà Hồ Chí Minh khởi xướng đã để lại dấu ấn rất ư là “dân tộc” trong cao trào Xô Viết Nghệ Tỉnh mà Trí, Phú, Địa, Hào đã được ưu tiên đưa đi…ăn chuối.

      Ân nhân của Hồ Chí Minh là bà Cát Hanh Long đã được “bác” tuân chỉ những người anh em bên kia song theo lệnh của người thầy vĩ đại mà gửi bà ấy đi tìm đường…đầu thai trong CCRD.

      Xin lỗi ông, tôi không dám nêu ra hơn trăm ngàn nạn nhân khác. Tôi sợ thiên hạ đào mồ nhà ông ra mà chửi, nhất là tiếng miền nam: DM…mày!

      4. Cái chính sách phân biệt thành phần giai cấp hẳn ông còn nhớ.

      Nó loại trừ khả năng vươn lên của dân tộc Việt Nam, nó triệt tiêu mọi sự phản kháng tích cực của tầng lớp trí thức khi đứng trước nguy cơ cả đất nước bị những thằng ngu xuẫn cuồng tín ác nhân đưa vào tuyệt lộ.

      Thưa ông, cái chính sách đó từ đâu và do ai hở ông? Nó kéo dài mấy mươi năm? Và nạn nhân của cái chính sách này có phải là người…ngoại quốc? ” ( Het trich )

  3. Minh Đức says:

    Trích: “Chủ nghĩa dân tộc chân chính theo quan điểm của Hồ Chí Minh là động lực để quy tụ sức mạnh từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc”

    Chính là ông Hồ Chí Minh đã thỏa thuận là Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc thì ông Hồ đâu có theo chủ nghĩa dân tộc. Ông Hồ ở cấp cao hơn các ông Phạm Văn Đồng, Ung Văn Khiêm mà các ông này công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc mà ông Hồ vẫn để các ông này nói thì chủ nghĩa dân tộc của ông Hồ không phải là chủ nghĩa dân tộc chân chính. Không phải chân chính thì tức là giả dối.

  4. vu trung says:

    Ô MQThắng, 1 người được cho là có đi học, ca ngợi cái lão nào ấy tên hồ chí minh. Lão ấy (hcm) là ai mà nghe có vẽ hoành tráng quá nhể?

  5. As sôộp says:

    Xi jinping các anh dzịch la Tập cận bình , Putin sao các Không dzịch.
    Korea các bạn dzịch “Triều Tiên” , còn Cuba thì không dzịch , không gà gi cả?.
    France = “pháp” , còn tt G.Biđôn? cũng hổng dzịch hống gà gi luôn’

  6. Nguyễn Thế Viên says:

    Cái ông Mạch quang Thắng nói loanh quanh cũng chỉ để bào chưã cho tội cuả HCM và CSVN trong việc tẩy não một bộ phận nhân dân VN về “chủ nghiã QTVS”. Dù tin thực hay chỉ là bịp bợm, HCM và đàn em đã dùng kỹ thuật tuyên truyền dai dẳng và hữu hiệu để cấy tinh thần đồng chí vô sản và phục tùng đàn anh CS Tàu, Nga nơi các CB CSVN.
    Nguyễn Thế Viên

  7. ĐẠI NGÀN says:

    CẦN NHÌN THẲNG VÀO VẤN ĐỀ

    Ông Mạch Quang Thắng hiện là gs giảng dạy tại Học viện Hành chánh Quốc gia HCM nên tất nhiên quan điểm của ông không thể đi chệch ra khỏi quan điểm của Nhà nước và ĐCS hiện nay. Nhưng qua ý kiến phát biểu của ông MQT đối với nhà báo Phan Thắng có thể thấy được những điều sau đây :
    1/ Ý chính của ông MQT là phản đối giàn khoan của TQ cắm vào thềm lục địa của VN. Điều này toàn dân phản kháng nên không bất kỳ ai dại gì có tiếng nói công khai đi ngược lại.
    Ông MQT cũng khẳng định yêu cầu thoát Trung của VN hiện nay. Sự khẳng định như vậy có thể làm nhiều người an tâm. Nhưng vấn đề chính vẫn là có thực tâm muốn thoát Trung hay không, làm gì để thoát, và thoát ra được hay không lại là chuyện khác.
    3/ Ông Thắng cho rằng Chủ nghĩa quốc tế vô sản chỉ là điều xa xỉ, tức không bao giờ có thể có được, vì bản chất nó là không thực tế ngay từ đầu. Đây là điều ông Thắng phát biểu minh bạch ngày nay. Nhưng nhớ lại rằng sau 1975 cho đến trước ngày xảy ra các cuộc chiến tranh biên giới, hầu như VN ngày nào cũng chỉ ra rã chủ nghĩa quốc tế vô sản một cách công khai trên mọi phương tiện truyền thông, trong mọi chương trình đào tạo và giáo dục. Điều này mọi người trong nước kể cả ông MQT thử sờ ót lại xem. Lúc đó chẳng biết ông Thắng đã có công khai tuyên truyền điều đó cho các học viên của mình chưa ?
    4/ Ngày nay ông Thắng còn nói chủ nghĩa xã hội của Mác, Ănghen, Lênin là lý tưởng hết sức tốt đẹp. Hết sức tốt đẹp tại sao không thực hiện được mà ngày nay lại để cho nó phải phá sản ? Tức ông Thắng trả lời liệu ảo tưởng có phải là cái gì hoàn toàn tốt đẹp hay không ?
    5/ Ông MQT cho rằng tư tưởng HCM là tư tưởng chủ nghĩa dân tộc đúng đắn. Điều này khiến người ta nghi ngờ sự hiểu biết hay tính cách trung thực của ông ta.
    Ai cũng biết tư tưởng HCM thuần túy là tư tưởng CS. Điều này chính ông Hồ tự nói ra mà chẳng phải ai phịa ra cả. Ông nói tôi không có tư tưởng nào khác, tư tưởng của tôi chỉ là tư tưởng của Mác và Lênin.
    Nên ngay xuất phát điểm từ đầu, ông Hồ với tư cách là cán bộ hoạt động cho Đệ tam quốc tế, từ Liên Xô cho đến TQ, không thể bảo ông Hồ là người có tư tưởng dân tộc thuần túy hay chân chính được. Nói như vậy là không hiểu lý thuyết CS, nói như vậy là lập lờ, không trung thực, không thẳng thắn.
    Tư tưởng HCM sau này người ta khuếch tán lên quá mức, nhưng thực chất cốt lõi của nó chỉ là tư tưởng quốc tế vô sản mà không là gì khác. Người CS nào mà phủ nhận điều này thực sự cũng chẳng phải là người CS.
    Ông Hồ đã từng là cán bộ CS hoạt động rất già giặn. Các kinh nghiệm sống của ông lượm lặt từ mọi câu nói trong dân gian đã trang bị rất tốt cho các nhận thức của ông. Và khi ông làm Chủ tịch nước, tất nhiên những phiên hội họp, thảo luận nói chung, những bài viết của trợ lý của ông cũng cung cấp cho ông hàng hà sa số những tư tưởng cổ kim quan trọng mà ai cũng biết, tất nhiên nó không phải tư tưởng của riêng ông mà chỉ là những chân lý đã có của nhân loại, của dân tộc, những cái đó được miệng ông nói ra hay viết ra, đó đã đi vào tài liệu trong văn khố chính thức, và bây giờ người ta mệnh danh chung đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên có lẽ có thể nói, tư tưởng HCM = các ngạn ngữ xưa + tư tưởng QTVS + kinh nghiệm hoạt động chính trị và cầm quyền trong thực tế mà không là gì khác.
    Bởi nói cho cùng, tư tưởng của một người phải là kết tinh và sáng tạo ra bởi chính người đó, nó phải độc nhất vô nhị, phải không nhầm lẫn với sản phẩm của những người khác. Ông Hồ thực chất không có cái gì riêng tư của ông theo kiểu đó, nên nói tư tưởng HCM chỉ là nói kiểu thậm xưng theo nhu cầu chính trị nhất thời.
    Bởi vậy không phải bới long tìm vết hay chỉ trích ác ý ai, nhưng bất kỳ người VN yêu nước chân chính hay thực bụng nào ngày nay cũng phải biết nhìn vào đúng sự thật. Bởi chỉ có biết nhìn thẳng vào vấn đề mới có thể giải quyết được đúng đắn và hiệu quả mọi vấn đề. Đó là ý nghĩa của khoa học và kỹ thuật khách quan, chính xác, hiệu lực trong mọi hành vi hay thái độ của con người. Không nhắm trúng đích thì không thể nào bắn trúng đích được.
    Ngày nay trước nhu cầu giúp nước và cứu nước trước ý đồ xâm lăng lâu dài của TQ, bất kỳ người VN nào còn có ảo tưởng về bất kỳ vấn đề nào đó, tức không nhìn chân thực ra được mọi điều khách quan, không thể nào bảo rằng sẽ có được các kết quả đúng đắn hay thành công được.
    Biết nhìn đúng vào mọi vấn đề, không tránh né, không ảo tưởng, không tự ru ngủ hay ru ngủ người khác, không dối gạt người khác một cách vô tình hay cố ý, không ngụy tín đối với ngay chính bản thân mình, đó mới thật là ý nghĩa chân chính, thiết yếu và cũng là ý nghĩa và giá trị của lòng yêu nước thật thà và quyết tâm thật sự.

    THƯỢNG NGÀN
    (06/07/14)

  8. vybui says:

    Lại một thằng Việt Cộng múa môi, múa mỏ: “Chủ nghiã dân tộc chân chính theo quan điểm Hồ Chí Minh!” :

    Đoàn kết dân tộc, không phân biệt CHÍNH KIẾN, GIÀU-NGHẺO, TÔN GIÁO..v.v…!

    Thưa toàn thể nhân dân Việt Nam,

    Hồ có tôn trọng CHÍNH KIỀN KHÁC BIỆT không? (Hồ và bè đảng, mà Võ Giáp là tay sai đắc lực đã giết hại, thủ tiêu bao nhiêu người yêu nước KHÁC BIỆT CHÍNH KIẾN ngay từ những năm 1945-1946. Thậm chí các “đồng chí” CS khác phe ( đệ tứ), Hồ cũng ra lệnh cho đồng đảng triệt hạ, thủ tiêu).

    Hồ có vì khối đoàn kết dân tộc để không phân biệt GIÀU, NGHÈO không? (Với cương vị cao nhất, Chủ Tịch Nước kiêm Chủ tịch Đảng CS, Hồ và đồng đảng đã làm gì với những người có chút tài sản trong Cải Cách Ruộng Đất ? Hồ không phân biệt hay đã cướp cuả, giết người? Đã làm gì với những người cống hiến tiền bạc cho “kháng chiến”? Trong Tuần Lễ Vàng, ai đã góp Vàng Bạc để Hồ và bè lũ mua chuộc đám quan quân Tầu và ngay sau đó Hồ đã cư xử ra sao với những người cống hiến tài sản, sinh mạng như gia đình bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm…?

    Hồ coi TÔN GIÁO như một phần cuộc sống tinh thần cuả con người, cuả nhân dân Việt Nam hay coi tôn giáo như một CÔNG CỤ phục vụ chính trị để Hồ và đồng bọn đoạt quyền lực? ( bao nhiêu chùa chiền, nhà thờ, thánh thất bị biến thành kho hợp tác xã. Nguy hiểm và tinh vi hơn, Hồ đã dùng kinh tế sai khiến con người, để gián tiếp bắt họ chỉ lo chạy cơm ăn, áo mặc hơn là bồi dưỡng, phát triển đời sống tâm linh? Trong suốt những năm cầm quyền của Hồ, có tôn giáo nào được coi trọng, được tự do phát triển? Đúng, Hồ KHÔNG PHÂN BIỆT, nhưng TRIỆT HẠ TẤT CẢ!)

    Xin đồng bào dùng sự hiểu biết, LÒNG NGAY CHÍNH và tôn trọng sự thật để trả lời ba câu hỏi trên, không phải để liệt kê thêm những tôi lỗi cuả Hồ mà để đập vào mõm những tên đốn mạt, vô liêm sỉ như Mạch Quang Thắng, vẫn còn đang bất chấp sự thật hiển nhiên, vẫn tiếp tục… phun phân!

    Đồng bào có cần đến những bọn nô tài cuả Hồ và Đảng CS để giữ gìn tổ Quốc? Có cần đến cái gọi là Học Viện Hành Chánh Quốc Gia HCM để mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho mình và gia đình không?

    ,

Phản hồi