WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việc thi hành hiệp định Genève

eca86ba05494149e2cd538Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genève (20-7-1954), chúng ta thử nhìn lại Cộng Sản Việt Nam (CSVN) dựa vào lý do nào để khởi binh tấn công Nam Việt Nam (NVN)?

Hiệp định Genève

Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH tức Việt Minh cộng sản). Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào Cambodia. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt là hiệp định Genève)gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau:

Việt Nam được chia thành hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải, theo dòng sông, đến làng Bồ-Hô-Su và biên giới Lào Việt. [Cửa sông Bến Hải tức Cửa Tùng, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên người ta nói nước Việt Nam được chia hai ở vĩ tuyến 17.

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam Viêt Nam. Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên, để làm “khu đệm”, có hiệu lực từ ngày 14-8-1954. Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27-7 ở Bắc Việt, 1-8 ở Trung Việt và 11-8 ở Nam Việt. Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức nền hành chánh riêng. Cấm phá hủy trước khi rút lui. Không được trả thù hay ngược đãi những người đã hợp tác với phía đối phương. Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu thuộc phía bên kia. Cấm đem thêm quân đội, vũ khí hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới. Tù binh và thường dân bị giữ, được phóng thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi thực sự ngừng bắn. Sự giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định sẽ giao cho một Uỷ ban Quốc tế. Thời hạn rút quân riêng cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn: Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80 ngày), Đồng Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày). Đợt chót ở khu tập kết Trung Việt (300 ngày).

Ai vi phạm hiệp định Genève

Hiệp định này ký kết ngày 20-7-1954 chỉ là một hiệp định có tính cách thuần tuý quân sự. Cũng giống như hiệp ước đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27-7-1953 ở Triều Tiên, hiệp định không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

Chính phủ QGVN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm lo tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, chẳng có tài liệu sách vở nào cho thấy là chính phủ QGVN đã gài người hay lưu quân ở lại đất Bắc. Như thế, trong việc thi hành hiệp định Genève, chính phủ QGVN đã thi hành đúng đắn hiệp định.

Trái lại, nhà nước VNDCCH do Việt Minh cộng sản cầm đầu đã không tuân hành quy định trong hiệp định Genève. Sau đây là hai bằng chứng cụ thể do phía cộng sản đưa ra về sau:

Thứ nhứt, tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), giữa thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai và chủ tịch nhà nước VNDCCH Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, tức trước khi hiệp định Genève được ký kết, Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị (Chu Ân Lai và hội nghị Genève) Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn: Internet).

Thứ hai, Việt Minh cộng sản chẳng những chôn giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam, mà còn gài những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại miền Nam như Lê Duẫn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm… (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273), để chỉ huy Trung ương cục miền Nam (TƯCMN). Trung ương cục miền Nam được thành lập ngày 20-1-1951, chỉ huy toàn bộ hệ thống cộng sản ở Nam Việt Nam (Tháng 10-1954, TƯCMN đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TƯĐ (khóa III) đảng LĐ (ngày 23-1-1961) ở Hà Nội, Xứ ủy Nam Bộ trở lại thành TƯCMN.)

Hai tài liệu trên đây do phía cộng sản Việt Nam tiết lộ, chứ không phải tài liệu tuyên truyền của NVN hay Tây Phương. Như vậy, rõ ràng trong khi chính phủ QGVN tôn trọng hiệp định Genève, nhà nước VNDCCH đã có kế hoạch vi phạm hiệp định đã ký kết.

Cộng sản đòi hỏi điều không có

Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị. Thế mà ngày 19-7-1955, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng Nam Việt Nam (NVN) là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, như đã quy định trong hiệp định Genève để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.) Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, vì cho 1955 rằng chính phủ QGVN tức NVM không ký các văn kiện Genève nên không bị ràng buộc phải thi hành.

Tuy sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thay chính phủ QGVN, nhiều lần từ chối, Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, để chứng tỏ BVN quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và nhằm tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.

Một điều lạ lùng là trong hiệp định Genève, không có một điều khoản nào nói đến việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước mà nhà cầm quyền CS cứ nhất định đòi hỏi tổ chức tổng tuyển cử theo hiệp định Genève. Thật ra, sau khi hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào và ở Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954, nhằm bàn thảo bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhất là điều 7, ghi rằng: Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53. Xem bản Pháp văn của tuyên ngôn nầy, vào: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)

Chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge trả lời miệng rằng “đồng ý”. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.) Tất cả bảy phái đoàn đều trả lời miệng chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký. Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai ở Việt Nam, không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành. Một văn kiện quốc tế không có chữ ký thì làm sao có thể bắt buộc phải thi hành? Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị CSVN vi phạm trắng trợn, huống gì là bản tuyên bố không chữ ký.

Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của chính phủ mình.

Cộng sản bịa đặt lý do để tấn công QGVN

Cộng sản BVN vi phạm hiệp định Genève, nhưng lại bịa đặt ra hai lý do để tấn công NVN: 1) Nam Việt Nam không tôn trọng hiệp định về việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. 2) Nam Việt Nam là tay sai đế quốc Mỹ nên BVN quyết định chống Mỹ cứu nước.

Về lý do thứ nhứt, như trên đã viết, hiệp định Genève không đề cập đến giải pháp chính trị tương lai cho Việt Giải pháp tổng tuyển cử nằm trong điều 7 của bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố nầy lại không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, nên chỉ có tính cách khuyến cáo chứ không có tính cách bắt buộc phải thi hành.

Lý do thứ hai hoàn toàn có tính cách tưởng tượng vì sau năm 1954, Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam tái thiết đất nước, ổn định cuộc sống của dân chúng sau chiến tranh, chứ Hoa Kỳ không viện trợ quân sự, chưa đem quân vào Việt Nam.

Nếu để cho VNCH yên bình xây dựng kinh tế với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn VNCH với nền kinh tế tự do sẽ phát triển và vượt xa VNDCCH với nền kinh tế chỉ huy theo đường lối cộng sản. Đó chính là điều mà VNDCCH thực sự lo lắng. Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho NVN chẳng những khiến BVN rất quan ngại, mà sự hiện diện của người Hoa Kỳ tại NVN còn khiến cho cả Trung Cộng chẳng yên tâm.

Lúc đó, Hoa Kỳ đang giúp Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ Đài Loan chống Trung Cộng. Hoa Kỳ còn giúp bảo vệ Nam Triều Tiên và Nhật Bản, nên Trung Cộng mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ chẳng những tại Đông Á, mà còn chống Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ. Nay người Hoa Kỳ lại có mặt ở NVN, gần sát với Trung Cộng, nên Trung Cộng rất quan ngại cho an ninh phía nam của chính Trung Cộng.

Hơn nữa, cho đến năm 1960 là năm BVN khởi động chiến tranh tấn công NVN, Hoa Kỳ chỉ viện trợ kinh tế cho NVN chứ Hoa Kỳ không đem quân vào NVN. Chỉ sau khi BVN tấn công và uy hiếp mạnh mẽ NVN, Hoa Kỳ mới đem quân vào giúp NVN năm 1965. Vì vậy, chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” năm 1960 là hoàn toàn bịa đặt. Như thế, BVN cố tình đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” vừa để kêu gọi lòng yêu nước của người Việt Nam vốn có tinh thần chống ngoại xâm, vừa để xin viện trợ cộng sản quốc tế và thi hành nghĩa vụ quốc tế, như Lê Duẫn đã từng nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô” (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 24-1-2013.)

Kết luận

Hiệp định Genève là hiệp định đình chỉ quân sự. Chính thể QGVN hay VNCH tức NVN đã thi hành đúng hiệp định. Trong khi VNDCCH liên tục vi phạm hiệp định nầy. Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, VNDCCH mở cuộc chiến từ năm 1960, tấn công Việt Nam Cộng Hoà dưới chiêu bài thống nhất đất nước và chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genéve xin ôn lại điều nầy để giới trẻ trong và ngoài nước thấy rõ nguyên nhân của cuộc chiến 1960-1975, làm cho đất nước điêu tàn và khoảng 3 triệu người Việt tử vong, xuất phát từ VNDCCH hay BVN do đảng Lao Động hay đảng Cộng Sản Việt Nam điều khiển.

Điều nầy càng làm sáng tỏ chính nghĩa của VNCH, cương quyết chống lại CSBVN, bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại sự xâm lăng của cộng sản và sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Dầu thất bại, chính nghĩa tự do dân chủ của VNCH vẫn luôn luôn sáng ngời và luôn luôn là mục tiêu tối hậu mà nhân dân Việt Nam hiện đang cố gắng vươn tới.

© Trần Gia Phụng
© Đàn Chim Việt

26 Phản hồi cho “Việc thi hành hiệp định Genève”

  1. Huỳnh says:

    LỜI PHÂN TRẦN CỦA TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH VỀ NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975

    TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

    Vị tổng thống cuối cùng của VNCH là đại tướng Dương Văn Minh không viết sách và tránh trả lời phỏng vấn nên khó ai đoán biết tâm tư, suy nghĩ của ông khi đầu hàng Cộng sản như thế nào. Sau này mới biết, tướng Minh đã bộc bạch tâm tư, suy nghĩ của ông về quyết định đầu hàng Cộng sản trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975 qua một lá thư gửi cho một người đàn em cũ là Trung tướng Nguyễn chánh Thi vào năm 1987, khi tướng Minh ở Pháp. Xin cám ơn Trung tướng Thi đã cho phép người viết bài này công bố bức thư của tướng Minh để soi sáng phần nào lịch sử Việt Nam cận đại.

    Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống do tổng thống Trần văn Hương trao lại chỉ vài ngày trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.. Buổi chiều nhậm chức tổng thống trong dinh Độc lập thì bên ngoài trời u ám và có mưa.. Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến lúc ấy đang làm cho Đài phát thanh Sài Gòn, đã tường thuật buổi lễ nhậm chức này. Phóng viên Tiến đã bắt đầu bài phóng sự tường trình bằng câu nói “Buổi lễ nhậm chức tổng thống xảy ra trong khi trời mưa u ám như tình thế đất nước hiện nay..” Trực giác cảm nhận của Phóng viên Tiến thật chính xác vì chỉ vài ngày sau, miền Nam rơi vào tay Cộng sản.

    Toàn bộ bức thư của tướng Dương Văn Minh viết cho tướng Nguyễn Chánh Thi có nội dung như sau:

    15-4-1987

    “ Thi,

    Được tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm.
    Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không _ Pháp chẳng giúp đỡ gì _ mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.

    Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.

    Anh em có đọc sách của anh Đỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Đỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần- lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Đỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.

    Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Đôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Đỗ Mậu ( cũng như nhiều người ) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân.

    Riêng tôi, tôi không tự tử không phải vì thiếu can đảm, nhưng vì những lý do rất đơn sơ:

    Tôi không tự sát vì thân thể mình do Trời Đất ( Ân trên) kết tạo, cha mẹ sanh dưỡng, mình không có quyền hy sinh.

    Mình có quyền hy sinh: tên tuổi, uy tín, tài sản, công nghiệp v..v Tóm tắt mình chỉ có quyền hy sinh những gì mình tạo ra mà thôi.

    Đây là một lý thuyết tôi đã hấp thụ từ khi biết khôn và áp dụng suốt đời, đối với tôi cũng như đối với tất cả người khác. Hôm nay tôi nói ra để cho Thi hiểu, vì lúc nào tôi cũng xem Thi như một người em trên mọi mặt, chớ không phải nói ra để phân trần chi chi. Tôi đã dám làm thì tôi cũng dám chấp nhận những búa rìu bất cứ từ đâu tới. Không có gì thắc mắc cả, và tôi coi đây chỉ là một giai đoạn thôi. Cầu xin dân ta và anh em giữ vững tinh thần thì có ngày sum họp trên quê cha đất tổ.

    Tôi đã nói nhiều quá! Lúc nào tôi cũng nhớ anh em, nhờ Thi gởi lời thăm tất cả. Tôi không mong gì hơn được gặp lại các bạn.

    Thân mến

    Dương Văn Minh

    Đọc những lời phân trần trên của tổng thống Dương Văn Minh cho thấy những ảnh hưởng đến từ bên ngoài về quyết định đầu hàng Cộng sản ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông cũng biện bạch cho quyết định không tự tử của ông sau khi đầu hàng. Thật ra những người đặt vấn đề tổng thống Dương Văn Minh nên tự tử vì nhìn gương của những bậc tiền bối như cụ Phan thanh Giản đã uống thuốc độc tự tử khi phải giao mấy tỉnh ở miền Nam cho Pháp, và quan Tổng đốc Hoàng Diệu treo cổ tự tử khi thành Hà Nội mất vào tay quân Pháp. Sau này nhìn những tấm gương tử tiết của 5 vị tướng: Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam người ta lại tiếc cho tổng thống Dương văn Minh đã không tử tiết để nêu gương anh dũng cho muôn đời sau. Dĩ nhiên, quyết định tìm đến cái chết không phải lúc nào cũng là một quyết định dễ dàng trong bất kỳ tình huống nào của cuộc sống. Tổng thống Dương Văn Minh đã biện luận cho quyết định không tự sát để duy trì mạng sống của ông vì lề lối suy nghĩ của ông, và ông cho biết là ông sẵn sàng nhận chịu mọi sự phê phán của thế gian.

    Tổng thống Dương Văn Minh đã qua đời cách đây mấy năm ở California, Hoa Kỳ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng qua đời ở Boston, Hoa Kỳ không lâu sau khi tổng thống Dương Văn Minh từ trần.

    Phải nói rằng khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21 tháng 4 năm 1975 thì tình hình miền Nam đã đi tới giai đoạn hết thuốc chữa. Quyết định không viện trợ khẩn cấp 300 triệu cho VNCH của Quốc Hội Mỹ coi như cái chết của miền Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Sau này có nhiều dư luận đặt vấn đề là tại sao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không bán đi 16 tấn vàng để lấy tiền mua vũ khí cho quân đội miền Nam tiếp tục chiến đấu. Dĩ nhiên, Tổng thống Thiệu không ngu dại gì mà không biết đến điều ấy, nhưng phải thấy rằng chuyện giật sập miền Nam năm 1975 là quyết định của Mỹ, và chắc chắn Mỹ sẽ không dễ dàng cho phép ông Thiệu bán vàng để mua vũ khí bảo vệ miền Nam. Số vàng 16 tấn đó sau này lọt vào tay Cộng sản sau 1975.

    Phải nói là ở thời điểm ký Hiệp định Paris năm 1973, chắc chắn ở cương vị lãnh đạo, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng nhìn thấy rõ sự rút lui chạy làng của người đồng minh Hoa Kỳ.. Đáng lý ra ông Thiệu phải lo xây dựng chiến khu ở miền Tây để phòng sau này Sài gòn có bị mất thì ông sẽ về miền Tây lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nhưng ông Thiệu không phải là người lãnh đạo yêu nước, thương dân. Ông chỉ quan tâm nhiều đến mạng sống và của cải của ông và gia đình. Ông tiếp tục bám víu quyền lực ngày nào còn viện trợ Mỹ, nghĩa là ngày nào còn xôi thịt. Cuộc bầu cử độc diễn năm 1971 cho thấy ông Thiệu dùng mọi thủ đoạn xấu xa, bẩn thỉu để duy trì quyền lực. Đến khi đất nước lâm nguy, Mỹ cúp viện trợ thì lúc ấy ông mới từ chức và tình chuyện “được làm vua, thua chạy trước“.Tội làm mất miền Nam là của Tổng thống mặt trơ trán bóng, vô liêm sỉ Nguyễn Văn Thiệu chứ nhất định không phải là tội của tổng thống Dương văn Minh.

    Một điều nữa cũng nên nói ra ở đây là trong những ngày hấp hối của miền Nam, có một chuyện lạ kỳ là Trung Cộng đã tìm cách liên lạc với chính phủ Dương Văn Minh với ý định muốn viện trợ cho miền Nam chống lại sự tấn công của Cộng sản miền Bắc. Trong một cuộc phỏng vấn với anh em sinh viên ở Pháp sau khi định cư ở Pháp, tổng thống Dương Văn Minh có kể lại chuyện này và cho biết ông từ chối đề nghị giúp đỡ của Trung Cộng, vì ông nghĩ rằng Trung Hoa là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. tổng thống Dương Văn Minh cho rằng chuyện nhận viện trợ của Trung Cộng là một chuyện làm không có lợi cho đất nước Việt Nam. Cựu dân biểu Lý Quý Chung (vốn là bộ trưởng thông tin trong chính phủ Dương Văn Minh) trong cuốn sách “Hồi ký không tên“ xuất bản ở Việt Nam mới đây cũng có nói đến chuyện này, nhưng ông Chung không dám nêu đích danh Trung Cộng mà chỉ nói đến một cách bóng gió. Lý do là mối quan hệ giữa Việt Cộng và Trung cộng đang hồi thắm thiết hữu nghị nên ông Trung không dám nêu đích danh Trung Cộng là kẻ đã tìm cách viện trợ cho chính phủ Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa, nhằm cứu vãn sự sụp đổ của miền Nam trước sự tấn công của miền Bắc.

    Tại sao Trung Cộng đã viện trợ cho Việt Cộng trong nhiều năm mà lại tìm cách cứu vãn miền Nam khỏi sự sụp đổ trong những ngày tháng cuối cùng? Câu trả lời là mặc dù Trung Cộng viện trợ cho Việt Cộng vì là anh em trong khối xã hội chủ nghĩa, nhưng Trung Cộng viện trợ để Việt Cộng để kéo dài cuộc chiến tranh càng lâu càng tốt chứ Trung Cộng không muốn Việt Cộng chiến thắng ở miền Nam. Vì Trung Cộng nghĩ rằng, một nước Việt Nam thống nhất và hùng cường sẽ là trở ngại cho âm mưu bành trướng bá quyền của Trung Cộng. Đó là nguyên nhân Trung Cộng làm một chuyện rất nghịch lý và khó hiểu là tìm cách thương thảo để viện trợ cho chính phủ Dương Văn Minh của miền Nam trong những giờ phút hấp hối. Trung Cộng tìm cách viện trợ cho miền Nam không phải vì thiện ý mong muốn nhân dân miền Nam được sống trong tự do, mà vì không muốn nhìn thấy một nước Việt Nam thống nhất hùng cường, vì nước Việt Nam thống nhất, hùng cường có hại có âm mưu bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng.

    Sau ngày đổi đời 30 tháng 4 năm 1975, Cộng sản đã không “tắm máu “ hàng loạt như một số phóng viên ngoại quốc dự đoán, nhưng đã cho “phơi xương” từ từ những người miền Nam ngã ngựa trong những trại tù cải tạo. Chính vì sự chết chóc do Cộng sản gây ra cho người miền Nam sau 30 tháng 4 năm 1975 làm cho người ta oán trách quyết định đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Nói tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng để tránh sự đổ máu cho nhân dân miền Nam là một nhận xét không hoàn toàn đúng. Sài gòn không bị san thành bình địa vì quyết định đầu hàng của Dương Văn Minh, nhưng máu của người miền Nam vẫn tiếp tục đổ sau ngày 30 tháng 4… Cựu Thủ tướng Việt Cộng Võ Văn Kiệt đã thẳng thắn ca ngợi quyêt định đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh trong một bài viết kỷ niệm ngày 30 tháng 4. Dĩ nhiên, quyêt định đầu hàng Cộng sản của tổng thống Dương Văn Minh đã tiết kiệm nhiều sinh mạng bộ đội miền Bắc và nhiều người dân miền Nam. Cộng sản trả ơn cho tổng thống Dương Văn Minh bằng cách không đưa ông Dương Văn Minh vào trại cải tạo và sau đó cho ông ra nước ngoài định cư. Nếu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà không có sự trả thù tàn bạo của Cộng sản đối với những người miền Nam ngã ngựa thì dư luận phê phán chắc chắn sẽ bớt nghiêm khắc về quyêt định đầu hàng Cộng sản của tổng thống Dương Văn Minh.

    Đỗ Mậu trong cuốn hồi ký “Việt Nam máu lửa quê hương tôi“ đã phê phán tổng thống Dương Văn Minh vận động để lên chức tổng thống trong những ngày cuối của miền Nam là một chuyện “ách giữa đàng mang vào cổ“. Đó là một nhận xét chí lý. Tổng thống Dương Văn Minh không phải là một nhà chính trị khôn ngoan, can đảm, quyền biến. Ông đã sai lầm khi tìm cách giành chức tổng thống trong giờ phút đất nước dầu sôi lửa bỏng, nên ông đã phải hứng chịu nhiều sự chê trách, phê phán trong quyết định đầu hàng nhục nhã trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Có đọc lá thư trên mới thấy tổng thống Dương văn Minh là con người hiền hòa, nhưng rõ ràng ông không có cái Dũng của một người làm tướng, càng không có cái trí của một vị tổng thống. Trong phạm vi gia đình, sai lầm của người chủ gia đình có thể dẫn tới chuyện gia đình ấy suy sụp, tan vỡ. Còn nếu làm tới chức vụ nguyên thủ quốc gia như tổng thống Dương Văn Minh mà “tham sinh úy tử“, nhu nhược, thiếu khôn ngoan quyền biến thì chỉ đưa quốc gia đến chỗ suy tàn, thảm bại. Bài học về vị tổng thống cuối cùng của VNCH Dương Văn Minh dành cho những người làm chính trị là phải luôn tự lượng sức mình, nếu mình “tài hèn, trí đoản“ mà cứ nhắm tới những chức vụ to tát lãnh đạo quốc gia thì chức vụ cao trọng này không mang lại vinh quang mà chỉ mang lại cho mình những sự nhục nhã ê chề và bị bia miệng ngàn đời chê trách.

    Los Angels, một chiều hiu quạnh, đìu hiu.

    TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

    Email: dalatogo@yahoo.com

  2. Người Đưa Tin XY75 says:

    Vinh Danh và Bảo vệ Cờ Vàng

    Cờ Vàng phất phới tung bay
    Lộng theo chiều gió chờ ngày hồi hương

    CỜ VÀNG BAY TRÊN ĐỈNH NÚI FUJI

    Tôi xin kính cẩn trước các đấng Thần Linh nơi đây và Thượng Đế trên cao . Cầu xin cho : “ Việt Nam sớm có tự do dân chủ . Công sản Việt Nam phải trả lại quyền cho Nhân Dân Việt Nam , cụ thể là bầu cử tự do có giám sát Quốc Tế để bảo đảm sự trong sạch “ .

    Lời cầu nguyện cũng là lời yêu cầu gởi đến đảng cộng sản Việt Nam .

    Lê Văn Minh HQ21 …
    Ngày 22. 07.14 tại Nhật .
    Kỷ niệm ngày lên đến đỉnh núi Fuji 11.07.14

    (Nguyễn Quang Duy – Melbourne chuyển)

    • Hùng says:

      Cờ vàng xỏ lá ba que
      Đã thành ma xó còn khoe nỗi gì
      Bốn mươi năm đã trôi đi
      Chống gậy không nổi còn gì vinh danh

  3. Việt tị nạn says:

    Theo hiệp định Giơ ne vơ thì tháng 7/1956 phải tổng tuyền cử thống nhất đất nước. Thời điểm đó chính quyền của ông Ngô Đình Diệm đang trong thế được Mỹ nâng đỡ hết mức, VC chưa ráo riết hoạt động nên sức ép chiến tranh và chính trị lên chính quyền của ông Ngô Đình Diệm gần như bằng không. Như thế thì ông Ngô Đình Diệm dại gì mà thả mồi bắt bóng, tham bát bỏ mâm để chấp nhận tổng tuyển cử thống nhất đất nước, khi mà Mỹ cũng như ông Ngô Đình Diệm đoán trước rằng, nếu tổng tuyển cử thì chính quyền VNDCCH của ông Hồ Chí Minh sẽ chiến thắng.

    Đến những năm đầu của thập niên 1960, tình hình chính trị miền Nam có nhiều xáo trộn, thay đổi. VC thành lập Mặt trận DTGPMNVN đã tập hợp đông đảo người dân và nhiều thành phần ở miền Nam ủng hộ. Lực lượng vũ trang của VC phát triển đến cấp sư đoàn và hoạt động mạnh trên toàn miền Nam. Thời gian đó, VC đã đủ sức để mở nhiều chiến dịch quân sự lớn cấp sư đoàn và giành thắng lợi. Rất nhiều địa phương từ cấp xã đến cấp huyện, thậm chí cấp tỉnh vùng lên “đồng khởi”" giành chính quyền về cho Mặt trận DTGPMNVN. Vùng do VC kiểm soát (VC gọi là vùng giải phóng) mở rộng, liên hoàn từ xã này đến xã khác, huyện này đến huyện khác và tỉnh này đến tỉnh khác, từ rừng núi đến nông thôn, có nơi xuống đến vùng ven biển. Vì vậy, sức ép chiến tranh dẫn đến sức ép chính trị lên chính quyền của ông Ngô Đình Diệm rất lớn. Đến lúc đó anh em ông Ngô Đình Diệm mới nhận ra chính quyền đệ nhất VNCH của ông đang ngàn cân treo sợi tóc, đang như cá nằm trên thớt. Từ đó, anh em ông Ngô Đình Diệm nẩy sinh ý định móc nối với VC và chính quyền VNDCCH của ông Hồ Chí Minh để dù muộn cũng phải thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng Mỹ đã phát hiện ra ý đồ của anh em ông Ngô Đình Diệm nên Mỹ ra sức ngăn chặn, không cho anh em ông Diệm thực hiện. Dù vậy, anh em ông Ngô Đình Diệm vẫn bí mật liên hệ với VC để từng bước thực hiện ý định của Mình.

    Hơn nữa, tình hình chính quyền đệ nhất VNCH lúc đó như trứng để đầu đẳng (trứng để trên đầu gậy), chỉ cần một làn gió nhẹ là quả trứng rơi xuống vỡ tan tành, VNCH sẽ sụp đổ, dẫn đến hiệu ứng đô mi nô là Đông Nam Á sẽ rơi vào tay Cộng sản. Trước việc kế hoạch chiến lược của Mỹ về việc xây dựng VNCH đủ mạnh để làm con đê “ngăn làn sóng đỏ” tràn xuống Đông Nam Á có nguy cơ bị sụp đổ, Mỹ yêu cầu chính quyền của ông Ngô Đình Diệm phải cho các đơn vị quân đội Mỹ đổ bộ vào miền Nam trực tiếp chiến đấu để ngăn chặn Cộng sản, nhưng ông Ngô Đình Diệm không đồng ý. Tuy chống Cộng nhưng ông Ngô Đình Diệm cũng tuyên bố chống lại việc đưa lính Mỹ vào miền Nam để trực tiếp chiến đấu. Ông nói: “Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Đối với người dân Việt Nam, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp quân sự của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam”. Chính vì vậy, ông bị Mỹ đề ra kế hoạch, bật đèn xanh và chi tiền cho các tướng lãnh dưới quyền ông Ngô Đình Diệm đảo chánh, giết chết anh em ông để Mỹ dễ bề đưa lính Mỹ vào trực tiếp chiến đấu chống Cộng sản tại miền Nam Việt Nam, dẫn đến chiến tranh ngày càng ác liệt và lan rộng ra toàn cõi Việt Nam và Đông Dương.

    Ông Ngô Đình Diệm là người có tinh thần dân tộc. Tiếc cho ông là ông quá tin tưởng vào chính quyền Mỹ và tầm nhìn của ông quá ngắn, nên ngay từ năm 1956 ông đã không chấp nhận tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Cho đến những năm đầu của thập niên 1960 ông mới nhận ra cần phải tổng tuyển cử thống nhất đất nước thì đã quá muộn và Mỹ không cho phép ông thực hiện. Cuối cùng ông phải chết bất đắc kỳ tử, oan ức, tức tưởi bởi chính bàn tay của các bộ hạ tin cẩn dưới sự xúi dục của người bạn đồng minh lớn và cũng là ông chủ của chính ông là chính quyền Mỹ.

    • Tien Ngu says:

      Nghe cò mồi Cộng láo giả danh tị nạn đưa đò mà…chán mớ đời…

      VC thành lập MTGP rồi lực lượng vũ trang VC phát triền đến cấp sư đoàn…

      Anh cò mồi cứ mần như VC là…thánh í. Tự nó…phát triển…

      Mẹ bà nó chứ, trúng mánh Tàu Cộng, bán biển đảo VN để được Tàu Cộng nó trang bị vũ khí quân trang quân dụng; dưới cái loa rè của cò mồi, biến thành VC…khơi khơi được người dân VN ũng hộ nên…phát triển…

      Láo vừa thôi, cò?

      Diễn đàn viên chắc em nào cũng là Cộng ngố chắc?

Leave a Reply to Tien Ngu