WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giới thiệu hồ sơ lưu trữ về quan hệ ngoại giao của VNCH tới năm 1958

1340433760.579

Trong thảo luận về hiệu lực của Công hàm Phạm Văn Đồng có vấn đề về tư cách quốc gia (state) của VNCH ở thời điểm 14/9/1958 (lúc công hàm đưa ra). Dù tâm tư, nguyện vọng của đa số dân chúng cũng như lãnh đạo miền Nam lúc đó đều cho rằng quốc gia Việt Nam chỉ là một, và ngay cả lời nói đầu hiến pháp VNCH 1956 cũng hàm ý này “[ý] thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan”. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ luật pháp quốc tế thì VNCH có vẻ hội đủ các tiêu chuẩn để có tư cách một quốc gia: có dân số thường xuyên, có lãnh thổ xác định, có chính phủ, và có năng lực tham gia vào mối quan hệ với các quốc gia khác như nêu trong công ước Montevideo 1933. Ở thời điểm 4/1975 thì tư cách này có vẻ hiển nhiên: lúc đó VNCH đã thiết lập ngoại giao với 87 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia khác ở cấp bán chính thức, và dĩ nhiên trên thực tế cũng có dân số thường xuyên, có lãnh thổ xác định, có Chính phủ, tức là hội đủ 4 tiêu chuẩn để có tư cách quốc gia .

Còn vào thời điểm 14/9/1958, thì trên thực tế VNCH cũng đảm bảo được 3 tiêu chuẩn dân số, lãnh thổ, chính phủ; và tiêu chuẩn có năng lực tham gia vào mối quan hệ với các quốc gia khác thì có vẻ vẫn đảm bảo. Theo danh sách các nước công nhận VNCH cho tới ngày 7/8/1958 lưu ở Văn khố quốc gia Úc (NAA) có tới 62 nước chính thức hoặc hàm ý công nhận VNCH. Danh sách này ở trang 40-42 (và 44,45) trong hồ sơ “Saigon – Vietnam relations with other countries general [re Republic of Vietnam also known as South Vietnam]” gồm 157 trang số hiệu NAA: A4531, V221/5, có thể truy cập trực tuyến ở recordsearch.naa.gov.au. Xin giới thiệu bản chính và bản dịch danh sách này tới tất cả các bạn đọc có quan tâm:

1. Bản chính:

ch1

 

ch2

ch3

 

2. Bản dịch:

____________________________________

Hồ sơ V 221/5

669

18 tháng 8 năm 1958

Bộ trưởng,

Bộ ngoại giao,

Canberra.

Việt Nam: Công nhận bởi các quốc gia khác

Đính kèm là danh sách (tính đến 7 tháng 8 năm 1958) tất cả các nước hiện công nhận Việt Nam Cộng Hoà cùng với ngày mà họ công nhận nước Cộng hòa này.

(đã ký)

(D.C Nutter)

Thứ trưởng

DANH SÁCH CÁC NƯỚC CÔNG NHẬN NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

1. Hoa Kì 26.10.1955

2. Pháp -

3. Vương quốc Anh -

4. Úc -

5. New Zealand -

6. Thái Lan -

7. Nhật Bản -

8. Ý -

9. Trung Hoa QDĐ 27.10.1955

10. Hàn Quốc -

11. Hà Lan 1.11.1955

12. Philippines 2.11.1955

13. Tây Ban Nha 3.11.1955

14. Cuba -

15. Haiti -

16. Bolivia 6.11.1955

17. Ecuador -

18. Brazil 8.11.1955

19. Liberia -

20. Nicaragua -

21. Chile 10.11.1955

22. Hy Lạp -

23. Luxembourg 11.11.1955

24. Argentina 12.11.1955

25. Costa Rica 13.11.1955

26. Canada 14.11.1955

27. Lào 15.11.1955

28. Thổ Nhĩ Kỳ 18.11.1955

29. Bỉ 22.11.1955

30. Áo 23 11.1955.

31. Tây Đức 5.12.1955

32. Vatican 9.12.1955

33. Liên minh Nam Phi 14.12.1955

34. Honduras 12.12.1955

35. Venezuela 15.12.1955

36. Guatemala -

37. Colombia 6.1.1956

38. Sudan 5.2.1956

39. Jordan 21.2.1956

40. Bồ Đào Nha 24.5.1955

41. Đan Mạch 3.1.1957

42. Lebanon 5.3.1957

43*. Ghana 6.3.1957

44*. Ma-rốc 18.6.195

45*. Tunisia 3.8.1957

46*. Malaysia 31.8.1957

47. Thụy Sĩ 1.4.1958

48. Thụy Điển 3.7.1958

49*. Iraq 2.8.1958

——————————–

50. Indonesia

51. Na Uy

Indonésia và Na Uy tương ứng đã trao đổi giấy chấp nhận tổng lãnh sự và lãnh sự ở Sài Gòn, theo luật pháp quốc tế coi như một công nhận “theo pháp lí “(de jure”)

——————————-

Các nước sau đây không thông báo chính thức công nhận nhưng đã bỏ phiếu cho VNCH gia nhập Liên Hiệp Quốc, hàm ý công nhận VN:

52. Ireland (Ai-len)

53. El Salvador

54. Peru

55. Panama

56. Uruguay

57. Iran

58. Ethiopia

59. Cộng hòa Dominica

——————————-

60. Ấn Độ: Ấn Độ đã bổ nhiệm một Tổng lãnh sự ở Việt Nam dù không có giấy chấp nhận lãnh sự

61. Miến Điện: Miến Điện đã nhận một Tổng lãnh sự của Việt Nam dù không có giấy chấp nhận lãnh sự; điều này tương đương với việc công nhận “trên thực tế” (de facto)

62. Campuchia: Vả lại. Campuchia và Việt Nam đã trao đổi đại diện.

(Danh sách cập nhật đến ngày 7/8/1958)

_________________________________

* Nước được Việt Nam Cộng Hòa công nhận.

Theo Bauxite

27 Phản hồi cho “Giới thiệu hồ sơ lưu trữ về quan hệ ngoại giao của VNCH tới năm 1958”

  1. ihnlbhife says:

    ZeuFY9 fmmiyfuadukl, [url=http://epygzqkprfxo.com/]epygzqkprfxo[/url], [link=http://fsqszhfdefxf.com/]fsqszhfdefxf[/link], http://jwmgzgeptpal.com/

  2. Huề Vốn - San Jose says:

    (Chử ky’ của anh DâM hồi xưa cũng còn nguyên đó…sau này rút tiền ra nhớ chi cho “em” với TonY sài lai rai nghen…)

    Anh Râm của Rân đã “quá đát”, nhưng còn nợ tiền la-de của bà già chủ quán nhậu bình rân đấy, Rân ạ!

  3. DâM TiêN says:

    Hồ sơ lưu trữ trong một phạm vi nhỏ hơn nước VNCH, là QLVlNCH.

    Khoảng giữa năm 1974, Tổng quản trị /QLVNCH thực hiện Ba danh bản
    cho từng sĩ quan từ cấp Úy trở lên /QLVNCH. Một danh bản chuyển cho
    DAO / Mỹ.

    Sau này, khi “các hoàng tử” phải đi tu…huyền, ông Cao Ủy Hồng Thập
    tự / LHQ tới Hanoi gặp Thỷ tướng Đồng, chắc chắn là liên quan tới các
    hoàng tử. Thời đó, chưa có Cao ủy Tị nạn thuộc LHQ,

    Hoa Kỳ chỉ việc đối chiếu danh sách mà CSVN nộp cho HTT / LHQ là
    biết ra ngay… chú DâM TiêN còn… nhai bo bo củ mì chăng, còn nếm
    một hạt muốn mà thấy ngọt như đường không…

  4. noileo says:

    Hùng says:
    25/07/2014 at 12:29
    Con chó đã chết bao giờ cũng là con chó đẹp nhất, giỏi nhất, ngoan nhất, hiền nhất, giữ nhà tốt nhất và đáng tiếc nhất, hơn hẵn những con chó còn sống.

    Hùng tiến bộ nhỉa, nay cũng biết gọi Hồ chí Minh là chó cơ à!

Phản hồi