GS Carl Thayer: Bốn lý do tại sao TQ rút giàn khoan HD 981 sớm hơn dự kiến
Carl Thayer/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn chuyển Việt Ngữ
Vào ngày 15 tháng Trung Quốc thông báo giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương 981 đã hoàn thành các hoạt động thăm dò thương mại của nó và sẽ được kéo về đảo Hải Nam. Việc Trung Quốc rút giàn khoan này diễn ra một tháng trước thời hạn tuyên bố ban đầu là ngày 15 tháng 8.
Dàn khoan HD 981 tiến hành hoạt động trong vùng biển tranh chấp nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Việt Nam phản ứng bằng cách gửi lực lượng Cảnh sát biển và các đội tàu Hải giám để phản đối vi phạm chủ quyền tài phán của Trung Quốc. Hậu quả của quyết định rút HD 981 của Trung Quốc đã khiến cuộc đối đầu trên biển giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam kết thúc một cách nhanh chóng như khi từng mở màn.
Lời thông báo ngày 15 tháng 7 của Trung Quốc đã làm lu mờ bản tin phát hành trong cùng ngày về việc Trung Quốc trả tự do mười ba ngư dân Việt Nam đã bị bắt giữ trước đó.
Hai tiến triển này cho thấy một sự thay đổi chiến thuật trong chính sách của Trung Quốc từ cuộc đối đầu trên biển chuyển sang đối thoại ngoại giao và chính trị. Khung cảnh hiện nay đang mở ra cho các cuộc đàm phán cấp cao giữa Bắc Kinh và Hà Nội để làm thế nào sửa chữa mối quan hệ song phương của họ.
Việc ngưng trệ các hoạt động thương mại bình thường
Các quan chức ngành công nghiệp dầu của Trung Quốc đưa ra hai cách giải thích cho việc ngưng trệ sớm các hoạt động thương mại và việc tái định vị dàn khoan HD 981 đến đảo Hải Nam. Theo tuyên bố của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, “hoạt động khoan dầu và thăm dò của dự án Zhongjiannan đã hoàn thành êm thắm đúng lịch trình vào ngày 15 tháng 7 và đã tìm thấy dấu hiệu của dầu khí ” Trong thời gian dàn khoan HD 981 hoạt động, hai giếng thăm dò đã được khoan tìm.
Wu Shicun, chủ tịch Viện Quốc gia về nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc (NISCSS), lưu ý rằng kế hoạch ban đầu cho hoạt động của dàn khoan HD 981 là một ước tính dè dặt vốn “dự trù nhiều thời gian hơn cần thiết.”
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng lưu ý rằng “một đánh giá toàn diện các trữ lượng hydrocarbon sẽ được thực hiện dựa trên các dữ liệu địa chất và phân tích thu thập được thông qua các hoạt động khoan và thăm dò. Các sắp xếp cho giai đoạn tiếp theo sẽ tuỳ thuộc vào bản đánh giá toàn diện nêu trên.”
Trước khi các hoạt động khoan dò được thực hiện bởi HD 981, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã đưa ra một báo cáo vào năm 2013, kết luận rằng khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa không có tiềm năng hydrocacbon thông thường đáng kể.
Vào tháng Năm, các nhà ngoại giao tại Bắc Kinh báo cáo rằng các quan chức của Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc lặng lẽ tâm sự rằng ban đầu khi được yêu cầu để triển khai dàn khoan HD 981 họ đã từ chối, vì cho rằng khu vực thăm dò không phải là một ưu tiên cao vì không có trữ lượng dầu khí đáng kể.
Các nhà phân tích an ninh hàng hải có thẩm quyền truy cập vào hình ảnh vệ tinh cho biết những dấu hiệu vào cuối tháng Năm từ HD 981 là có thể quan sát được, cho thấy rằng giàn khoan đã phát hiện ra một số hydrocarbon. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng chỉ có khoảng mười phần trăm trữ lượng dầu khí sẽ được phục hồi để sử dụng trong thương mại.
Từ kết quả của hoạt động thăm dò, các nhà phân tích Trung Quốc đã cung cấp những đánh giá lạc quan về trữ lượng dầu khí trong khu vực phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Kang Lin, một nhà nghiên cứu tại NISCSS của Trung Quốc, báo cáo rằng một “khối lượng tốt” dự trữ năng lượng với “giá trị thương mại khổng lồ” đã được phát hiện.
Cơn Bão Rammasun và an toàn trên hết
Bản tin tường thuật do Tân Hoa Xã đưa ra ngày 16 tháng 7 mang lại một lời giải thích thứ hai. Trung Quốc rút giàn khoan dầu để tránh thiệt hại do một cơn bão sắp xảy ra. Bản tin trích dẫn Qiu Zhongjian, một nhà địa chất học từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết, giàn khoan HD 981 đã tính đếncác “tai biến địa chất, sự cố kỹ thuật và khả năng bão.” Bản tin Tân Hoa Xã kết luận “vì lý do an toàn, hoạt động thử nghiệm đã không được sắp xếp ngay bởi vì tháng bảy là tháng mở màn mùa giông bão.”
Bản thông báo ban đầu về việc triển khai giàn khoan của Cục An toàn Hàng hải Hải Nam cho biết, “công tác khoan tìm trên Biển Đông bởi M/V ‘Hai Yang Shi You 091′ … [sẽ được tiến hành từ] từ 2 Tháng năm-đến 15 tháng tám …” Hiện có nhiều giả định rộng rãi cho rằng ngày cắt ngang 15 tháng 8 là có liên quan đến mùa giông bão. Nó cũng có nghĩa là Trung Quốc đã tránh được một cam kết bỏ ngỏ.
Trong tuần thứ hai của tháng bảy các nhà khí tượng xác định được một cơn bão nhiệt đới đang nổi lên hướng về Philippines. Cơn bão nhanh chóng đạt đến cấp độ Ba và được đặt tên là cơn bão Rammasun. Cơn bão đổ bộ lên đảo Luzon ngày 15-16 tháng 7 trước khi vào Biển Đông trong một tiến trình hướng đến đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.
Các nhà phân tích và bình luận đã phân rẽ không biết có phải cơn bão Rammasun tiêu biểu cho một mối đe dọa với HD 981. Một số nhà phân tích cho rằng giàn khoan được xây dựng để chịu được bão. Nhưng, như Sourabh Gupta của Samuels Internationals vạch ra: “giàn khoan đã trải qua các sửa chữa vào năm 2013 và có thể không có khả năng chịu được cơn bão cấp cao trong mùa giông bão (Tháng Bảy-Tháng chín).”
Điều mà hầu hết các nhà bình luận đã bỏ qua là, cơn bão Rammasun là một mối đe dọa cho các hạm đội của hơn một trăm tàu thuyền Trung Quốc mang lại sự bảo vệ cho dàn HD 981. Rõ ràng là các quan chức Trung Quốc đã thận trọng để quyết định ngưng hoạt động. Dàn HD 981 được kéo trở lại vùng lân cận đảo Hải Nam và các lực lượng hải quân phải phân tán để tìm kiếm an toàn nơi các cảng gần đó.
Áp lực Chính trị và Ngoại giao của Mỹ
Ngay sau khi Trung Quốc công bố quyết định rút giàn khoan, đã có những suy đoán về việc phải chăng có các yếu tố khác – như địa chính trị – khiến ảnh hưởng đến quyết định này. Bonnie Glasser, một nhà phân tích Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, đã được trích dẫn trên tờ The New York Times, nhận xét rằng bà không “loại trừ khả năng Trung Quốc rút giàn khoan ra như một cách giữ thể diện để xoa dịu căng thẳng với Việt Nam.”
Các nhà phân tích khác chỉ ra áp lực của Hoa Kỳ. Họ trích dẫn các trao đổi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 9 đến 10 tháng 7 và một Nghị quyết của Thượng viện Mỹ (S. RES.412) thông qua ngày 10 tháng 7 kêu gọi Trung Quốc phải rút giàn khoan và hạm đội hộ tống, một lời kêu gọi Trung Quốc phải “ngưng” các hành động khiêu khích của phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Fuchs tại hội nghị CSIS lần thứ tư về Biển Đông vào ngày 11 tháng bảy, và một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình (hôm 14 tháng 7) trong đó Obama kêu gọi một cuộc dàn xếp có tính xây dựng để giải quyết những khác biệt.
Hồng Lợi, người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nhanh chóng bác bỏ ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai. Hồng nói rằng việc dàn khoan HD 981 rút ra bởi vì nó đã hoàn thành chương trình khoan tìm của mình và “chẳng có liên quan gì với bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.” Nói chuyện vói tờ Toàn Cầu thời báo đã lập luận, “việc kết thúc sớm hoạt động của giàn khoan không có liên quan gì với ảnh hưởng của Mỹ.”
Ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc
Thông tin mới lại cho thấy một yếu tố thứ tư có thể giải thích sự chấm dứt sớm hoạt động thăm dò của HD 981. Bắc Kinh rút giàn khoan của mình sớm hơn để ngăn chặn mối quan hệ ngày càng tồi tệ hơn với Hà Nội đến mức Việt Nam không chỉ phải hành động pháp lý chống lại Trung Quốc mà còn phải liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng giàn khoan nổ ra, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã theo đuổi một tư thế ngoại giao hòa giải. Việt Nam ngay lập tức yêu cầu mở các đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao. Khi đề nghị này bị từ chối, Việt Nam đã chào mời được gửi sang một sứ đoàn đặc nhiệm và sau đó nài nỉ xin cho một cuộc viếng thăm của tổng bí thư đảng.
Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong câu trả lời cho một câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La, Việt Nam đã từng thực hiện hơn ba mươi nỗ lực để khai mở đối thoại với phía Trung Quốc nhưng, tính đến 31 tháng Năm, Bắc Kinh vẫn chưa trả lời bất kỳ đề nghị nào.
Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập phiên họp toàn thể thứ chín, dự kiến kéo dài từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 5. Một cuộc tranh luận nóng đã nổ ra về cách Việt Nam cần đáp ứng với thách thức của Trung Quốc về chủ quyền của Việt Nam. Bản thông cáo cuối cùng được đưa ra sau Hội nghị đã cho thấy một ấn tượng rằng “mọi việc diễn ra bình thường” và không cho thấy gợi ý nào về những bất đồng trong nội bộ đảng về chính sách Biển Đông.
Trong khi Ủy ban Trung ương họp thì các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong ôn hòa bình đã diễn ra tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực đô thị khác vào ngày 11 tháng Năm. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của công nhân Việt Nam tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh đã biến thành bạo loạn vào ngày 13,14 tháng Năm. Các quan hệ với Trung Quốc sụp đổ sau khi công nhân đốt phá các nhà máy của Trung quốc và người nước ngoài khác. Trung Quốc lập tức tổ chức các chuyến tàu sơ tán công dân của mình.
Sau khi Hội nghị lần thứ chín, và trước việc phải đối mặt với ngoại giao lì lợm của Trung Quốc, áp lực tiếp tục dâng cao trong nội tình xã hội Việt Nam và đảng phải đi kiện Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành người công khai ủng hộ hành động này nhất nhưng cho rằng thời điểm (kiện tụng) là rất quan trọng. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã lên tiếng tại Đối thoại Shangri-La cho rằng hành động thưa kiện là một “giải pháp cuối cùng.”
Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia Việt Nam, lưu ý rằng đông đảo quần chúng Việt Nam đã bắt đầu đòi hỏi phải thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc (tiếng Việt là “thoát Trung”). Nói cách khác, dư luận đã chuyển hướng muốn liên kết với Hoa Kỳ.
Ngày 21 tháng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thực hiện một biện pháp chưa từng có là gọi điện cho Ngoại trưởng John Kerry để thảo luận về căng thẳng ở Biển Đông. Minh cũng hưá hẹn sẽ phối hợp với Mỹ trong việc thực hiện các biện pháp cụ thể để phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Ngoại trưởng Kerry mời Minh đến Washington để bàn bạc đầy đủ.
Việt Nam hoãn chuyến đi Washington của Minh để chờ đợi kết quả chuyến thăm của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Các quan chức Việt Nam nói với tác giả bài viết này rằng việc lập tức gửi Minh đến Mỹ là “quá nhạy cảm” vào thời điểm này.
Vào ngày 18 Ủy viên Quốc vụ Dương đến Hà Nội tham dự cuộc họp thường niên từng lên kế hoạch từ lâu của Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Hỗn hợp Việt Trung. Ủy ban này giám sát toàn bộ các quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Các cuộc thảo luận giữa Dương và người đồng cấp Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, không tổ chức để chỉ bàn bạc về vấn đề Biển Đông; nhưng rõ ràng cuộc khủng hoảng giàn khoan đã chi phối cuộc đàm phán. Trong các phát biểu kín đáo, Dương mạnh mẽ khuyên bảo Việt Nam không nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc vì lợi ích của việc sửa chữa mối quan hệ song phương.
Dương cũng đã tổ chức các cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Cuộc họp sau (với TBT Trọng) là đặc biệt quan trọng vì đã dẫn đến một thỏa thuận không chính thức hầu tìm một cách thức mà hai bên cùng chấp nhận để ra khỏi bế tắc hiện nay. Nhằm dọn đường cho các cuộc thảo luận song phương hai bên đã đồng ý sẽ tiến hành các cuộc thảo luận tiếp theo của các viên chức đảng chịu trách nhiệm về ngoại giao.
Trong khi các chuyên gia ngoại giao của hai đảng Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu nghe ngóng lẫn nhau, các lãnh đạo đảng Việt Nam đồng ý triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Trung ương đặc biệt tập trung vào tranh chấp Biển Đông và đề nghị khởi kiện chống lại Trung Quốc. Với ý kiến công chúng ngày càng chống Trung Quốc mạnh hơn cùng ý kiến trong đảng và xã hội nói chung muốn “thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc,” có khả năng là Uỷ ban Trung ương sẽ không chỉ chấp thuận việc khởi kiện chống lại Trung Quốc mà còn thông qua các biện pháp để gắn kết chặt chẽ hơn với phía Hoa Kỳ. Chuyến đi của Ngoại trưởng Minh đã được phê duyệt và ông dự kiến sẽ đến thăm Washington vào tháng Chín.
Chính trong bối cảnh này mà Trung Quốc đã quyết định công bố sớm rút dàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp. Theo Tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh (xuandienhannom blog, ngày 16 tháng bảy), Trung Quốc cố tình rút giàn khoan để tác động đến kết quả cuộc họp của trung ương đảng CSVN. Sự tình cờ của cơn bão Rammasun chỉ được dùng làm tiền đề. Nếu các quan chức Trung Quốc lo ngại về sự an toàn của HD 981 họ đã nên để yên dàn khoan ở đó chứ không kéo về đảo Hải Nam, nơi bão Rammasun đang hướng tới.
Hành động rút giàn khoan và hạm đội bảo vệ của Trung Quốc sẽ tăng cường phe cánh “thân Trung Quốc” hay phe nhượng bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành phần bảo thủ trong đảng của Việt Nam nói chung đã cho thấy bản thân mình là thận trọng và sợ nguy cơ. Ván cờ của Trung Quốc là một món quà cho những ai tin rằng quan hệ với người láng giềng phía bắc của Việt Nam có thể được dàn xếp tốt nhất thông qua quan hệ giữa hai đảng.
Các thành viên khác của đảng xem lợi ích quốc gia quan trọng hơn ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Họ xem hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam vốn đặt Trung Quốc lên hàng đầu như một “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” đã trong tình trạng tơi tả. Họ lưu ý rằng Hoa Kỳ, dù chỉ là một “đối tác toàn diện” nhưng đã hỗ trợ cho chủ quyền của Việt Nam nhiều hơn so với Nga, một đối tác chiến lược toàn diện đứng thứ hai trong hệ thống đối ngoại.
Giờ đây, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải đối diện với những quyết định khó khăn. Nếu họ hủy bỏ không thưa Trung Quốc ra tòa và do dự trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng an ninh với Hoa Kỳ, thì có gì đảm bảo rằng các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc và các giàn khoan sẽ không trở lại trong tương lai? Nếu Việt Nam quyết định cứ tiến hành việc thưa kiện thì đổi lại họ sẽ phải chịu biện pháp trừng phạt áp đặt gì từ Trung Quốc ?
Hành động của Trung Quốc trong giải quyết căng thẳng và chuyển từ đối đầu trên biển sang ngoại giao đã vô hiệu hóa các nỗ lực của Mỹ muốn thúc đẩy mạnh mẽ sự tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế tại Hội nghị Bộ trưởng sắp tới trong Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng Tám. Nó cũng có khả năng rằng sự chuyển đổi chiến thuật của Trung Quốc sẽ được các thành viên ASEAN hoan nghênh khi họ đang lo lắng cho cả sự quyết đoán hung hăng gần đây của Trung Quốc lẫn việc không ưa phải đối đầu trực tiếp với đất nước này.
Theo FB Tuan Le
Xét về thời điểm Trung Quốc đưa dàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì nó xảy ra trước hội nghị Shangrila chỉ có vài tuần. Trung Quốc muốn chơi gác Việt Nam để xem Việt Nam ăn nói ra sao ở Shangrila. Kết quả là Việt Nam ăn nói rất là nhũn nhặn ở Shangrila cho thấy thái độ phục tùng thiên triều của Việt Nam. Việc đưa dàn khoan vào vùng biển tranh chấp là để thử lòng trung thành của CSVN với Trung Quốc ra sao. Trung Quốc đã đạt được mục đích thì bây giờ rút ra hay lúc nào khác rút ra cũng chẳng khác nhau bao nhiêu.
Theo thiển ý của tôi việc Trung cộng rút giàn khoan chưa chắc đã là điều đáng mừng mà còn ngược lại là khác! Tại sao? Tôi hồ nghi Tàu cộng đã thấy bước đi sai lầm của nó bởi lẽ chính hành vi này đã đẩy phe lãnh đạo csvn bảo thủ, thân Tàu vào thế bí; điều này một mặt tạo điều kiện khách quan cho những phong trào dân chủ yêu nước phát triển, mặt khác tạo thuận lợi cho phe cánh trong nội bộ csvn đang có mâu thuẩn lợi ích với phe bảo thủ ngã hẳn về phương Tây. Do vậy chúng ta cần cẩn trọng xét nét trước động thái rút giàn khoan của bè lũ Hán gian mà bản chất xưa nay là rất thâm độc, hiểm ác này!
Coi chừng động thái này của Tàu cộng chỉ nhằm cứu vãn tình thế cho phe csvn bảo thủ thân Tàu nhằm dung dưỡng lực lượng việt gian bán nước này phát triển mạnh, để rồi chờ một thời điểm thích hợp hơn nào đó:
Cộng Tàu kết hợp Việt gian
Nội công ngoại kích tiêu tan dân mình
Lần đầu tiên được đọc một bài về cuộc chiến biên giới trên báo Đảng.
VNExpress (Báo điện tử của Đảng)
Thứ sáu, 25/7/2014 | 16:56 GMT+7
Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên
(trích)
(Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương, sư đoàn 356 có 600 người hy sinh.) (hết trích)
Hết sức sửng sốt, ngỡ mình lầm, phải mở đi, mở lại, đọc tới, đọc lui nhiều lần. Không dám copy & paste vì sợ dài, BBT không cho.
Xin qúy đàn anh vào VNExpress đọc bài này vì theo em thấy:
Hình như gió đã đổi chiều.
Kính.
Carl Thayer lầm . Tầu đã đổi chủ , bọn diều hâu muốn bành chướng bá quyền bị Tập lừa tống ra biển nhe cái răng nanh – dàn khoan -dọa lũ nhược tiểu , vừa tốn tiền vừa tốn sức vừa mất tín nhiêm mà chẳng dọa được ai ! . Thế là trong đất liền Tập ung dung bắt toàn bộ vây cánh của Giang , Chu ( bọn đẻ ra bọn tay sai ở Ba đinh ) để thực hiện giấc mơ Trung hoa hòa nhập thân thiện với thế giới . Tôi tin rằng Tập quá hiểu Trung hoa hậu Mao , Tập sẽ làm cuộc cách mạng mới . Để nhận biết được Tầu phải ý thức đươc biểu tượng thái cực của lý thuyết âm dương .
Ông Thayer viết lách và suy nghĩ cũng bình bình như ông Trần Bành Nam…
Còn về Tô Huy Cơ, bạn …kế thừa OSS/ CIA , nên thông minh thí mồ.
Còn về DâM, kế thừa…KGB, nên cũng ngoan hiền lắm cơ. Kính. DT
Thấy người ta vừa “mần ăn khá khá ” là lập tức DâM TiêN ke ké xin “hùn vốn”
Mà bậy ở chổ không cho ai khác hùn thêm…
Chánh ủy TonY ui , lên bài giáo huấn đi chớ, tên DâM này tham quá xá cở thợ mộc
Tô anh hùng ơi , mềnh là “phòng nhì” bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam Cộng Hòa , hiền khô à , hiền hơn cả KGB nữa đó…
Cho đứng ké ké OSS để uống… Hennessy với
Fantastic reply – both of you !
Kính
Tô Huy Cơ có khả năng tưởng tượng thật đáng nể! Mà rằng “tưởng tượng ” thì cũng như “tưởng voi”. Cái chuyện thái cực với âm dương đã bị bọn Trung Cộng tống vào thùng rác, kể từ ngày nhân loại được thưởng thức sự tuyệt diệu của Viagra.