WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải mã những cột mốc chủ quyền – nhà giàn DK1

Kỳ 1: “Không làm sẽ mang tội với con cháu”

(TNO) Những ngày này, ký ức về thời gian đầu tiên xây dựng nhà giàn DK1 chợt ùa về trong ông Đặng Hữu Quý – nguyên Chủ nhiệm Thiết kế công trình nhà giàn DK1. Thời điểm năm 1989, ông Quý là Phó chánh kỹ sư Viện Nghiên cứu và thiết kế khoa học dầu khí biển (NIPI).

Các nhà giàn DK1 có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam - Ảnh: Kiên Trung

Các nhà giàn DK1 có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam – Ảnh: Kiên Trung

“Những ngày tháng 5, tháng 6 rực lửa, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp nơi trên thế giới nhằm phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng lãnh hải Việt Nam. Những ký ức về biển đảo và khí thế hào hùng của những ngày xây dựng các công trình DK1 đầu tiên cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Trường Sa vẫn còn in đậm trong tâm trí chúng tôi, như mới xảy ra ngày hôm qua”, ông Quý lý giải về những hồi ức của mình.

Hậu sự kiện Gạc Ma

Ông Quý bồi hồi nhớ lại: Tháng 12.1988, ông được Phó tổng giám đốc Xí nghiệp liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro Ngô Thường San (hiện ông San là Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam – PV) gọi lên văn phòng.

Khi ông Quý có mặt, ông San đang tiếp hai vị khách mặc quân phục, mang hàm thượng tướng và thiếu tướng. Hai vị khách này chính là Thứ tưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Đào Đình Luyện và Chính ủy Bộ Tư lệnh công binh Nguyễn Bình.

Ông Quý cùng lãnh đạo Vietsovpetro rất bàng hoàng và xúc động khi nghe thượng tướng Đào Đình Luyện kể lại tinh thần chiến đấu hết sức dũng cảm và sự hy sinh anh dũng của các cán bộ chiến sĩ hải quân trong trận chiến Gạc Ma năm 1988.

Vào ngày 14.3.1988, ba tàu chiến lớn của Trung Quốc kéo đến lấn chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ban đầu tàu Trung Quốc chủ động đâm va nhằm tiến vào chiếm đảo nhưng vấp phải sự truy cản của các chiến sĩ hải quân kiên định bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trung Quốc đã điên cuồng nã đạn vào các tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 nhưng các chiến sĩ hải quân Việt Nam không hề lùi bước.

Chủ quyền các đảo Cô Lin, Len Đao được giữ vững nhưng quân xâm lược Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc ma, bắn chìm các tàu HQ 604, bắn hỏng hoàn toàn tàu HQ 505 và 64 chiến sĩ hải quân đã anh dũng hy sinh.

Sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông là lý do khiến Bộ Quốc phòng quyết tâm xây dựng nhà giàn DK1 để giữ vững chủ quyền biển đảo.

Theo ông Quý, việc Bộ Quốc phòng đề nghị Vietsovpetro tham gia xây dựng nhà giàn DK1 là bởi từ năm 1981 – 1988, Vietsovpetro đã thăm dò, khai thác, xây dựng nhiều công trình giàn khoan dầu khí qui mô lớn ngoài biển, tiêu biểu là mỏ Bạch Hổ với các giàn MSP1, BK2, MSP 3,4,5,6, CPP2…

Vietsovpetro cũng là đơn vị đầu tiên tại miền Nam có cơ sở vật chất kỹ thuật có thể xây dựng các giàn khoan dầu khí lớn ngoài biển tới độ sâu 100 m nước.

“Giữ chủ quyền cho con cháu mai sau”

Sau cuộc gặp với thượng tướng Đào Đình Luyện, lãnh đạo Vietsovpetro ý thức được nhiệm vụ quan trọng là Vietsovpetro phải phối hợp với Bộ tư lệnh Công binh xây dựng các giàn DK1 trên các bãi ngầm san hô thuộc quần đảo Trường Sa để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.

“Anh San sau khi gặp tướng Luyện đã gọi tôi lên đặt câu hỏi: Liệu có làm được nhà giàn DK1 ở Trường Sa không? Tôi nêu rõ chính kiến là việc xây dựng nhà giàn DK1 góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước nên anh cứ tin tưởng anh em. Chắc chắn sẽ xây dựng được”, ông Quý khẳng định.

Tuy nhiên lúc này tướng Đào Đình Luyện trình bày Bộ Quốc phòng không có ngân sách và ngoại tệ để mua sắt thép, cũng như kinh phí cho việc thi công các công trình này.

Để giải quyết bài toán này, Phó tổng giám đốc Vietsovpetro Ngô Thường San đã đặt vấn đề với phía Nga xin được sử dụng các ống thép đường kính lớn còn thừa trong kho vật tư của Vietsovpetro để xây dựng nhà giàn DK1.

Ông San cũng đề nghị sử dụng tàu cẩu NPK với hai tàu dịch vụ Sao Mai và Phú Quý trong thời gian 10 ngày để thi công công trình. Đề nghị này được phía Nga trong Vietsovpetro đồng tình.

Nhà giàn DK1 còn giúp các tàu cá của ngư dân neo đậu khi có gió bão hay sự cố - Ảnh: Tư liệu nhà giàn DK1

Nhà giàn DK1 còn giúp các tàu cá của ngư dân neo đậu khi có gió bão hay sự cố – Ảnh: Tư liệu nhà giàn DK1

Lúc bấy giờ việc đề nghị Vietsovpetro tham gia xây dựng nhà giàn DK1 là khá nhạy cảm. Bởi Vietsovpetro là liên doanh của hai nước Việt Nam và Nga. Ở liên doanh này, các vị trí đứng đầu thường do người Nga nắm giữ.

“Người Việt Nam chỉ làm phó ở liên doanh thôi và không phải cái gì cũng quyết được. Để tham gia xây dựng nhà giàn DK1, phía Việt Nam phải đấu tranh rất quyết liệt nhưng cũng rất tế nhị”, ông San bày tỏ.

Rất may mắn là ở Vietsovpetro, các phòng ban, xí nghiệp đều do người Nga đứng đầu, chỉ riêng giám đốc xí nghiệp xây lắp dầu khí lại là người Việt. Vị trí lãnh đạo xí nghiệp xây lắp do ông Nguyễn Trọng Nhưng đảm nhận. Lúc này ông Nhưng là giám đốc đầu tiên và duy nhất ở liên doanh Vietsovpetro.

“Tôi nói với anh San là anh cứ quyết chủ trương với lãnh đạo Vietsovpetro. Nếu lãnh đạo đồng ý, em sẽ điều thiết bị và nhân lực ra xây dựng nhà giàn DK1 vì cái này liên quan đến chủ quyền đất nước. Chúng ta cần phải làm sớm, làm nhanh để giữ biển”, ông Nhưng kể lại.

Việc nắm giữ vị trí lãnh đạo xí nghiệp xây lắp đưa lại thuận lợi cho Việt Nam là chủ động tính toán trong sản xuất của Vietsovpetro cũng như việc sắp sếp nhân sự, phương tiện phục vụ cho việc xây dựng nhà giàn.

Tháng 2.1989, Vietsovpetro thành lập Ban Dự án DK1 gồm 8 thành viên giữ vị trí chủ chốt ở Vietsovpetro, do ông Ngô Thường San làm trưởng ban chỉ đạo. Đồng thời một “đội đặc nhiệm” xây dựng nhà giàn DK1 được lập ra sẵn sàng trực chỉ biển Đông trong những ngày gian khó.

“Việc xây dựng nhà giàn DK1 là để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Lúc này trong tâm trí của chúng tôi, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù rất xa xôi nhưng rất đỗi thiêng liêng. Nếu chúng ta không bảo vệ, gìn giữ sẽ mang tội với con cháu mai sau”, ông Quý nói.

Ghi chú:

DK1 là cụm dịch vụ kinh tế – khoa học – kỹ thuật được xây dựng dưới dạng các nhà giàn, trên thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý. DK là chữ cái đầu viết tắt của cụm từ Dịch vụ – Khoa học kỹ thuật, được hiểu như một công trình phục vụ mục đích dân sự trên biển. Số 1 chỉ những nhà giàn ở vòng ngoài cùng, xa nhất, so với phía gần đất liền hơn là hệ thống DK2.

Ngày 5.7.1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng cụm dịch vụ kinh tế – khoa học – kỹ thuật thuộc Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, nhằm nghiên cứu điều kiện hải văn, đồng thời xác định chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa gần khu vực quần đảo Trường Sa. Đến nay sau 25 năm, đã có 20 nhà giàn được xây dựng trên thềm lục địa phía nam Việt Nam. Hiện có 15 nhà giàn đang sử dụng, trong đó có tám nhà giàn có bãi đỗ trực thăng trên nóc, bốn nhà giàn có hải đăng, một nhà giàn có trạm quan sát khí tượng. Có 14 nhà giàn ở khu vực giáp với vùng biển Trường Sa và một nhà giàn (DK1.10) ở bãi cạn Cà Mau trên vùng biển Tây Nam.

Loạt bài hoàn thành với sự giúp đỡ về tư liệu của ông Ngô Thường San – Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Nhưng – nguyên Giám đốc Xí nghiệp xây lắp dầu khí, hiện là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Khoa học và công nghệ của Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí (PVShipyard) và ông Đặng Hữu Quý – nguyên Chủ nhiệm thiết kế công trình nhà giàn DK1, hiện công tác tại Tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí (PVE).

Pages: 1 2

3 Phản hồi cho “Giải mã những cột mốc chủ quyền – nhà giàn DK1”

  1. Việt cộng bạc nhược says:

    Ngày 14/3/1988, một lực lượng hải quân hùng hậu của Tàu cộng đã tiến vào khu vực quần đảo Trường Sa. Lực lượng này bao gồm: 3 khu trục hạm, 7 tàu cao tốc, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

    (Trích đoạn)***5 tháng 10, 2009 -BBC- Lê Quỳnh :

    Cuộc đụng độ giữa hải quân Việt Nam – Trung Quốc ngày 14/03/1988 đánh dấu việc lần đầu tiên Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng tại Trường Sa.

    Trong cuộc chạm súng ngắn ngủi đó, ba tàu vận tải của Việt Nam bị đánh chìm, hơn 70 thủy thủ thiệt mạng và mất tích.

    Một trong những người còn sống, Trương Văn Hiền, khi ấy vừa ở tuổi 20 và chuyến đi ra Trường Sa trên con tàu HQ-604 là lần ra biển đầu tiên của ông.

    Nói chuyện với BBC qua điện thoại từ Ban Mê Thuột nhân dịp Trung Quốc tổ chức diễu binh rầm rộ đánh dấu 60 năm lập quốc, ông cho biết mình là lính đo đạc hải đồ, và vào tháng Ba 1988, đơn vị của ông nhận lệnh ra Trường Sa. “Trận đánh không cân sức kết thúc mau chóng, “chỉ 15 phút sau thì chìm tàu”.

    Theo tài liệu chính thức của Việt Nam, ba thủy thủ Việt Nam hy sinh và 70 người mất tích mà 61 người trong số đó sau này vẫn được xem là đã tử trận.

    ***VnExpress online: “Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì các tàu chiến của đối phương lao đến dùng pháo lớn bắn vào tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nổ súng vào bộ đội”.

    Theo thống kê chính thức, ngoài con số 64 thủy thủ thiệt mạng, Việt Nam bị đánh chìm ba tàu vận tải.

  2. Kháng chiến Bịp chống Tàu says:

    “thượng tướng Đào Đình Luyện kể lại tinh thần chiến đấu hết sức dũng cảm và sự hy sinh anh dũng của các cán bộ chiến sĩ hải quân trong trận chiến Gạc Ma năm 1988. Ban đầu tàu Trung Quốc chủ động đâm va nhằm tiến vào chiếm đảo nhưng vấp phải sự truy cản của các chiến sĩ hải quân kiên định bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trung Quốc đã điên cuồng nã đạn vào các tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 nhưng các chiến sĩ hải quân Việt Nam không hề lùi bước “. Trích

    Kháng chiến Bịp chống Pháp ! Kháng chiến Bịp chống Mỹ ! Bây giờ lại chuyện kháng chiên Bịp chống Tàu !

    Đầu tháng 3 năm 1988, Tàu cộng huy động hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn .

    Bọn ngụy quyền Việt cộng nay bịp bợm khoe khoang “thành tích bảo vệ biển đảo của Tổ quốc “, nhưng sự thực lúc đó ra sao ? Chúng chỉ cho ra khơi có ba chiếc tàu vận tải HQ 604, HQ 605 và HQ 505 – thay vì các chiến hạm , như khi trước Việt Nam Cộng Hòa , ở hải chiến Hoàng sa , tung ra khơi các khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 , tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 , tuần tương hạm Trần Bình Trọng HQ5 và hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 .

    Kết cuộc của trận chiến không cân xứng ở Gạc Ma này chỉ kéo dài có 15 phút . Hơn 70 tên lính “Trung với Đảng ” bị Đảng thí mạng làm bia tập bắn cho hải quân Tàu cộng .

    (Vài trích đoạn ) Quỳnh Chi, phóng viên RFA – 10-19-2011:

    Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88.

    Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”.

    Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:

    “Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.

    Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại:

    “Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”
    ………
    Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc).
    ………
    Khi những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước – hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp:

    “Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật. Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết.

    “Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”.

  3. Ông Đặng Hữu Quý chưa hiểu VC nên còm hăm hở kể lại những thành tích của mình trên tờ báo Thanh Niên.Ông ta cũng còn ngây thơ như đứa trẻ, đâu biết Vc chỉ dùng ông làm bia đở đạn để cho bọn chúng tiếp tục đời sống nhung lụa, sao ông này không đứng lên chống lại vụ cưởng chế đất đai của những người dân vô tội mà cứ kể chuyện vu vơ thiếu thực tế. Tàu thì còn ngây thơ nghe lời đường mật của VC nên cũng thất bại như ông Quý. Trong trận chiến 79 và 84, những trận đánh rất ác liệt giữa hai quân đội, lúc đó Đặng Tiểu Bình đã khôn khéo về ngoại giao nên đã giành nhiều tình cảm thế giới ủng hộ cho cuộc chiến chính nghĩa của ông, vì thế ông đã chọc thủng phòng tuyến của VC, dù Nga và các nước Đông Âu ngày đêm không vận và Cuba đưa ý kiến gởi quân tình nguyện. Chú ý nhất là cuộc chiến 84 ở Vị Xuyên, Hà Giang, Trung Quốc đã tung một lực lượng hùng hậu đánh những vị trí chiến lược và đã chiếm được những vị trí ấy, như 1509, 685, 1100, 900, 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6. Nhưng sau đó ký hiệp định biên giới, Tàu đã rút khỏi những vị trí ấy, mặc dù đã đổ biết bao xương máu của hàng ngàn binh sĩ tham gia chiến trận. Lúc đó VC còn bưng bít thông tin nên Trung Quốc dễ dàng đánh và chiếm những vị trí chiến lược ở Hà Giang và đảo Gạc Ma.

    Nhưng lần này Tàu đưa giàn khoan Hải Dương vào bờ biển VN thì thất bại hoàn toàn, vì tàu cảnh sát biển VC được báo chí quốc tế tường thuật một cách đầy đủ, VC không bưng bít thông tin như chiến sự năm xưa, nên giành tình cảm bạn bè hứơng về chúng. Vì thế, thế giới lên án Tàu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.Con cháu Đặng Tiểu Bình có tính chiến đấu, nhưng không tính ngoại giao, nên gây sự với Phi Luật Tân, một nước từ lâu rất có tình cảm với Tàu, hơn nữa còn gây sự với Nhật, đưa tàu hải giám vi phạm vùng biển của Nhật Bản, gây bất đồng xâu sắc giữa hai nước, trong khi đó thủ tướng Ôn gia Bảo cố gắng hòa giải sau vụ sóng thần, cố gắng hàn gắng những vết thương giữa hai nước, nhưng người kế nhiệm ông, tiếp tục gây căng thẳng ngoại giao.Trong khi đó, Trung Cộng hướng thế ngoại giao về nước Nga nhưng Nga vẫn bán những vũ khí tối tân cho VC để đối đầu với lực lượng hùng hậu tàu chiến của Trung Quốc .Trong những hội nghị quốc tế, tôi thấy quân đội lấn áp ngoại giao, trong khi đó quân đội chưa hiểu ngoại giao là gì mà cứ xen vào vấn đề ngoại giao trong cuộc đối đầu căng thẳng với thế giới.

Leave a Reply to Kháng chiến Bịp chống Tàu