WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đôi dòng về Tạp chí nghiên cứu Đại Học

Đại học Huế được thành lập và khai giảng vào tháng 9, 1957. Việc thành lập đại học Huế là đáp ứng lại nguyện vọng của các nhân sĩ Huế muốn có một đại học riêng ở miền Trung. TT Ngô Đình Diệm đã nhận lời và mau chóng đáp ứng nguyện vọng ấy vào năm 1957.

Dưới mắt ông Ngô Đình Diệm, việc thành lập Đại học Huế ngay sát nách vùng ranh giới phân chia Nam Bắc qua con sông Bến Hải còn là một thách đố chính trị. Ông muốn chứng tỏ cho phía bên kia Bến Hải là:

Chúng tôi đang có mặt ở đây.

Đại học Huế vì thế sẽ là biểu tượng của miền Nam như một thể chế chính trị-văn hóa- độc lập và dân chủ.

ngo

Cái mặt ‘yếu’ của ông Ngô Đình Diệm là ông coi trường Võ Bị Sĩ quan Đà Lạt, Trường Quốc Gia Hành Chánh và trường Đại Học Huế là những con cưng của chế độ. Ông nhìn tương lai chế độ qua ba cách đào tạo đó. Trường Võ bị cung cấp những sĩ quan trẻ, có trình độ văn hóa đại học cho một quân đội hùng mạnh. Trường Hành Chánh đào tạo một lớp cán bộ quản lý, thay chế độ hành chánh phong kien61n, quan liêu- một chế độ hành chánh hữu hiệu theo lối Mỹ và trường Đại Học Huế sẽ cung cấp những người trí thức xuất thân từ Huế về đủ các ngành như Đại học sư phạm, luật khoa, văn khoa và y khoa. Người ta thấy được rõ ràng cái điểm yếu của TT Ngô Đình Diệm với sự tự hào và niềm vui sướng rạng rỡ trên khuôn mặt tròn trỉnh của ông trong mỗi dịp chủ tọa lễ tốt nghiệp. Vì thế, ra Huế là ông rẽ sang Đại học xem ông cha Luận mần ăn thế nào.

Niềm tự hào và hoài bão của ông Diệm sau này cả ba đều đạt được như ý nguyện của ông.

Nhưng theo tôi, hơn hết tất cả Đại học Huế đáp ứng khát vọng sâu xa và thầm kín của người dân miền Trung- một phần đất với những người con dân Huế cần cù- hiếu học- và cũng đầy mặc cảm đủ loại với niềm tự hào của ít lắm 100 năm triều Nguyễn.

Mặc cảm ấy đã bị dầy xéo bằng nhiếu cách, nhưng nhục nhã nhất vẫn là việc bôi nhọ Nguyễn Ánh Gia Long.

Về đại học Huế, có lẽ xin mời mọi người đọc bài viết của giáo sư Nguyễn Văn Trường: Huế -Viện Đại Học, Cha Luận và chúng tôi… trên Khoahoc.net. Một bài viết của một người dân xứ Nam Kỳ, nhận làm con của xứ Huế với những phân tích trung thực với đầy lòng tự hào và cảm mến cha Luận, đại học Huế người dân xứ Huế..rồi cuối cùng cũng đành bỏ Huế mà đi..như chính người dân Huế.

Viện trưởng lúc bấy giờ là một ông linh mục- một sự chọn lựa éo le, khó xử cho dân Huế vốn đa phần theo Phật giáo-.

Tuy nhiên, vị viện trưởng này đã làm chuyện mà giả sử vào tay người khác- một thứ viện trưởng công chức- thì vị tất đã được như vậy.

Khả năng chính của cha Luận là thu hút được nhân tài từ nhiều nguồn, nhiều phia, từ trong nước đến ngoại quốc về giúp giảng dạy ở đại học Huế.

Cha Cao Văn Luận đã sống trải qua những thời vinh quang và thử thách và cuối cùng cũng đành bỏ ra đi.. Trách ai bây giờ. Và trách để làm gì.

Ông là người ngay từ trước khi đại học Huế được thành lập đã có kế hoạch trồng người bằng cách gửi các sinh viên ưu tú đi du học. Nay là lúc ông kéo về đoàn tụ dưới mái trường đại học Huế.

Việc thiết lập đại học Huế, tuy vậy, đã bị các thành phần trí thức giảng dậy ở Sài Gòn phản đối dữ dội, chê bai đủ thứ..Đặc biệt là trường Y Khoa Saigon.. Vì họ cho rằng Huế không có đủ khả năng chuyên môn, giáo sư không đủ học vị và nhất là giảng dạy bằng tiếng Việt..

Trong tất cả sự phản đối ấy đều đúng hết chứ không phải sai, nhưng người ta vẫn còn có thể cho thấy lé loi đằng sau các phản đối ấy sự hẹp hòi, sự đố kỵ và sự khinh miệt.

Nhưng giáo dục là đường dài, liệu cơm gắm mắm, có ai hoàn hảo từ lúc khởi đầu. Tự nó đại học Huế được chứng minh cho thấy sau này nó phát triển và trưởng thành về mọi mặt.

Trong số những người từ Sài gòn ra giảng dậy lúc bấy giờ chính thức tại Huế chỉ có hai người. Nguyễn Văn Trung phụ trách môn Triết. Và Nguyễn Văn Trường, dạy toán. Họ đều là những người trẻ thiếu đủ mọi thứ kinh nghiệm mà học vị cũng như khả năng chuyên môn chẳng có thể so sánh với ai, trừ so sánh với chính họ.

Và cứ như thế mà họ lớn lên cùng với đại học Huế.

Sau đó, theo lời giáo sư Trung cho biết, ông đã đề nghị cha Luận cho xuất bản tờ Đại Học- một tờ tập san duy nhất mà ngay ở Sài Gòn cũng chưa có được-.

Cha Luận đồng ý ngay. Khoán trắng theo nghĩa muốn làm gì thì làm, miễn là đem lại lợi ích và danh thơm cho đại học Huế. Và thế là tờ Đại Học ra đời, xuất bản hàng tháng. Tờ báo Đại Học Huế có thể nói mang tầm vóc đại Học Huế trang trải ra khắp nơi.

Chữ Đại học ở đây không mang ý nghĩa một tập san chuyên môn của một chuyên khoa đại học. Nó chỉ có ý nghĩa là một tập san do một viện đại học xuất bản và trong đó có đủ mọi lãnh vực. Nó đã gây được sự chú ý và tiếng vang và chỉ vài tháng sau thì đã có đủ số độc giả để tự túc về tái chánh..Sau này, ông đại sứ Ngô Đình Luyện đã tặng Đai học Huế một máy in và từ đó không còn phải in ở nhà in Nam Sơn Sài gòn nữa.

Tôi đã đọc tỉ mỉ danh sách các vị độc giả ở Huế mua báo dài hạn. Một lần cám ơn các độc giả ấy mà không tiện nêu ra danh tánh ở đây

Mục đích của tờ Đại Học là một sứ mệnh văn hóa.

Tờ Đại Học muốn chứng tỏ cho mọi người thấy đại học không phải là một môi trường khép kín. Tự trị đại học không có nghĩa đóng cửa. Nhưng tự trị về mặt quản lý còn những mặt khác mở tung cửa ra cho mọi thành phần. Đại học là môi trường thuận tiện cho mọi khuynh hướng, mọi ý kiến, mọi quan điểm có quyền phát biểu trình bầy và bảo vệ quan điểm của mình.

Đó là một nền văn hóa mang tính đại chúng!!

Và để thực hiện được điều ấy tờ Đại học cổ súy việc dùng tiếng Việt trong việc giảng dạy bất kể những khó khăn ban đầu về danh từ.

Tờ Đại học ra đời là nhằm đạt các mục tiêu vừa nêu trên.. Trong suốt 6 năm trời, tờ Đại học đã đồng hành và phát triển cùng với sự phát triển của đại học. Tờ báo với số báo đầu tiên, tháng 2-1958 và chấm dứt khi chế độ đệ nhất cộng hòa miền Nam sụp đổ sau vài tháng.

Có tất cả hơn 300 bài viết nghiên cứu về triết học, sử học, địa lý, luật học, ngôn ngữ học, ngữ pháp học, văn học và cả ngành y khoa.. trong khoảng 4000 trang tài liệu.

Số phận của nó liên quan đến số phận chính trị miền Nam những năm đó..Thật rất tiếc sứ mệnh văn hóa đã bị đánh đồng với số phận chính trị.

Trong suốt những năm tháng ấy, có hai đời chủ bút. Từ 1958 đến 1962 do gs Nguyễn Văn Trung chủ trương. Vì những lý do chính trị, gs Nguyễn Văn Trung bắt buộc phải rời bỏ Huế vào Sài gòn dạy Văn Khoa Sài Gòn theo lệnh của Bộ trưởng giáo dục Sài Gòn. Sau đó được giáo sư Trần Văn Toàn tiếp tục công việc cho đến lúc tình hình chính trị miền Trung sôi động, bất ổn vào tháng sáu, năm 1964..

Tờ báo tự đóng cửa một cách thầm lặng, không một lời chia tay độc giả. Như một sản phẩm dư thừa của nền đệ nhất cộng hòa.

Thôi thì nó cũng đã làm tròn nhiệm vụ, là tiếng nói của một thời kỳ của một miền Nam thân yêu.

Ngày hôm nay, thay mặt giáo sư Nguyễn Văn Trung vì lý do sức khỏe đã mong tôi tôi đứng ra phục hoạt lại các số báo đại học cũ nay đang rơi vào tình trạng có nguy cơ mục nát, mối mọt sau hơn nửa thế kỷ. Nói đúng ra vừa tròn 56 năm kể từ số đầu tiên. Nhiều trang báo nay phải chụp lại bằng tay từng trang một vì tình trạng mục nát của nó. Nếu cứ để tình trạng này trong một thời gian nữa có nguy cơ tiêu tán hết.

Nghĩ tới những trang báo Nam Phong, Tập san sử địa, Tri Tân, BAVH và Phong Hóa đã được phục hoạt mà tôi làm công việc này.

Tôi cũng nghĩ tới số phận những đứa con rơi như Đông Dương tạp Chí không người trách nhiệm, không có con cháu, không hậu duệ, không cơ quan tài trợ mà ngày nay chúng ta không được cái may mắn tìm đọc học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Đọc Phạm Quỳnh mà không đọc Nguyễn Văn Vĩnh là thiếu một nửa.

Và trong nay mai, sẽ có cuộc Hội Thảo Văn Học miền Nam tại Nam Cali, người ta sẽ nói gì về Huế nếu thiếu cái mảng văn học của tạp chí Đại Học. Sẽ lại xảy ra cái nạn con yêu, con rơi, con ghét..Hy vọng Huế không rơi vào số phận văn hóa miệt vườn trước đây.

Nhưng muốn được người ta nói đến thì phải có hàng. Ít là như vậy.

Tôi nghĩ đây chẳng những là một gia tài của viện Đại hoc Huế, của người dân xứ Huế mà còn là một di sản tinh thần, vốn văn hóa của cả miền Nam thần yêu của chúng ta. Tôi cũng nghĩ đây là dịp để các cựu sinh viên đại học Huế đủ các phân khoa tìm về kỷ niệm thời đi học của mình qua tờ Đại Học và để tạo dịp ngồi lại với nhau

Nó không là của ai cả. Nó là của cả miền Nam!!

Thay mặt giáo sư Nguyễn Văn Trung, giáo sư Trần Văn Toàn, tôi làm công việc này.

Và một cách nào đó, tưởng niệm và tri ân cha viện trưởng Cao Văn Luận.

Tôi vẫn tự hỏi, nếu không có cha Luận thì viện đại học Huế sẽ như thế nào. Lớp bụi thời gian, lịch sử Huế với nhiều biến động nay đã phải là lúc người ta cần ngồi lại với nhau để nhìn nhận ra chính mình.

Cũng nhân tiện đây, tôi xin nêu tên một số tác giả đã cộng tác với tờ Đai Học mà nay hầu hết đã qua đời..như giáo sư Nguyễn Phương, giáo sư Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa), gs Hoàng Xuân Hãn, gs Bửu Hội, gs Bửu Kế, Olov R.T Janse, gsNguyễn Khắc Hoạch, gsLê Tôn Nghiêm, gs Cung Giữ Nguyên, bs Lê Khắc Quyến và Dương Đăng Bảng,gs Nguyễn Toại, R.P Rietsch ,gs Lê Ngọc Trụ, linh mục Lê Văn Lý, linh mục Cao Văn Luận, bsNguyễn Văn Thọ, gsNguyễn Đăng Thục, ls Lê Tài Triển, gs Bùi Quang Tung, gs Nguyễn Bạt Tụy, lm Thanh Lãng, giáo sư Nguyễn Nam Châu, lm Nguyễn Văn Thích, lm Đỗ Minh Vọng, giáo sư dược khoa Đặng Vũ Biền, học giả Trương văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, giáo sư Trần Thái Đỉnh, giáo sư P. Đỗ Đình, giáo sư Bửu Dưỡng, lm Nguyễn Huy Lịch, giáo sư Phạm Việt Tuyền..

Còn một số các vị giáo sư khác cộng tác mà chúng tôi không được biết sự sống chết hiện nay như thế nào nên không tiện nêu tên.

Và cũng nhân tiện đây tri ân những vị có thể đang còn tại thế gian này như Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, giáo sư Tôn Thất Hanh, Donoghue, giáo sư Huỳnh Văn Lang, gs Trương Bửu Lâm, giáo sư Lê Tuyên, giáo sư Vũ Quốc Thúc, giáo sư Lý Chánh Trung, giáo sư Trần Văn Toàn và cuối cùng là giáo sư Nguyễn Văn Trường.

Chúng tôi sẽ nhân một cơ hội thuận tiện sẽ đưa lên mạng để bất cứ ai muốn tim đọc, in chép, nghiên cứu, sao chụp đều có thể dễ dáng truy cập..

Người trách nhiệm phục hoạt tờ Đại Học

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

————————————————-

Chú thích: Trong các số báo Đại Học mà tôi có trong tay, chẳng may trong lúc dọn nhà nhiểu lần, đã để mất một tập số 4( Nguyên Năm)..Xin cáo lỗi bạn đọc và hy vọng có ai ở Huế còn giử đầy đủ, xin cho được liên lạc để bổ khuyết sự mất mát này.

Mọi liên lạc và trợ giúp tài chánh xin gửi về : nguyenvanluc.jamie@gmail.com

 

45 Phản hồi cho “Đôi dòng về Tạp chí nghiên cứu Đại Học”

  1. Nguyễn Thế Viên says:

    Phải thực thà mà thấy rằng không một ai đã thưà hưởng nền giáo dục từ Tiểu đến Đại Học cuả thời VNCH mà không mang ơn nền giáo dục tử tế ấy. Chính quyền, mọi thời (Đệ Nhất cũng như Đệ Nhị CH) luôn tôn trọng sự tự do trong giáo dục. Tuy luôn lợi dung sự tôn trọng đó, bọn cộng sản và tay sai cũng không trục lợi được bao nhiêu. Những xách động, xuống đường, kể cả các tuyên truyền cuả các giáo chức CS trá hình (tiêu Dao Bảo Cự v…v…) cũng không lung lạc được đa số giáo chức và SV, HS miền Nam. Chúng ta thua cuộc và mất nước không do lỗi cuả nền GD mà do nhiều nguyên nhân khác!
    Đừng phí công so sánh nền Giáo Dục tử tế cuả Miền Nam với nền giáo dục lưu manh CS cả ở miền Bắc ,lẫn sau này trên cả nước. Tuy vẫn còn thiếu sót, chúng ta đã có nền giáo dục cho là con người. Ngược lại giáo dục CS chỉ nhằm biến con người thành tệ hơn con vật!
    Nguyễn Thế Viên

    • Nguyễn Thế Viên says:

      Xin lỗi vì lỗi “đánh máy”: thưà chữ “là” trong câu “…. chúng ta có nền giáo dục cho con người”(chữ là này không nên có).
      Nguyễn Thế Viên “

  2. Kiến lửa says:

    Tác giả viết : “Cái mặt ‘yếu’ của ông Ngô Đình Diệm là ông coi trường Võ Bị Sĩ quan Đà Lạt, Trường Quốc Gia Hành Chánh và trường Đại Học Huế là những con cưng của chế độ.

    Tôi chả hiểu vì sao ông Lục gọi đây là các mặt yếu của cụ Diệm. Nếu giả định ô Lục được may mắn đóng vai trò như cụ Diệm, ông Lục sẽ làm gì để gọi là mạnh ? mở các khoa thi hương, hội, đình à ? hay ông Lục hàm ý các sinh viên của các trường đó đã hại cụ Diệm ?

    Trích Nhưng theo tôi, hơn hết tất cả Đại học Huế đáp ứng khát vọng sâu xa và thầm kín của người dân miền Trung- một phần đất với những người con dân Huế cần cù- hiếu học- và cũng đầy mặc cảm đủ loại với niềm tự hào của ít lắm 100 năm triều Nguyễn. Mặc cảm ấy đã bị dầy xéo bằng nhiếu cách, nhưng nhục nhã nhất vẫn là việc bôi nhọ Nguyễn Ánh Gia Long”.Chả hiểu ông Lục nói gì, ông Lục cố đánh đồng đại học Huế với đám CS hiện nay ? Vì chỉ có CS mới bôi nhọ Nguyễn Ánh Gia Long, đến hôm nay vẫn chưa chính thức xin lỗi, tôi không thấy giáo dục VNCH bôi nhọ vua Gia Long bao giờ.

    Tôi cảm nhận rằng các bài viết của ông Lục thường bị đóng khung đất nước VN trong giới hạn chỉ ở miền Nam VN. Dẫu đúng hay sai loại bài viết này vẫn đem lại 1 hiệu quả rất không hay cho VNCH. Tôi đơn cử :

    “Những năm đầu thập niên 1960, trẻ con ở miền Nam khi mắng nhau thường bảo “cái mặt bảo đại”, chẵng hiểu bảo đại là gì nhưng hàm ý cái mặt bảo đại là cái mặt xấu xa, lớn lên 1 tí thì hiểu được bảo đại là vua Bảo Đại ; lớn lên nữa biết được CSVN hùa với Pháp chia 2 đất nước. Chẵng ai giải thích rỏ CSVN hùa với Pháp như thế nào để chia 2 đất nước, những ai tự tìm hiểu sẽ thấy chưng hửng bởi nhà nước Quốc gia VN, đứng đầu là quốc trưởng Bảo Đại đã không đồng ý biện pháp chia 2 đất nước. Ở đây, Bảo Đại không đối đầu với cụ Diệm, mà Bảo Đại đang đối đầu cùng Hồ chí Minh ; với tuổi thơ được mặc định Bảo Đại là xấu xa, hình ảnh ông Bảo Đại không được thiện cảm cho mấy, điều này vô hình chung đã làm giảm tính chính danh của Quốc Gia VN và đương nhiên tính chính danh của VNCH cũng bị vạ lây”.

    Những người trưởng thành từ miền Nam VN trước đây ; nay được may mắn ở nước ngoài, học cao, hiểu rộng, biết nhiều như ông Lục, lại mang bệnh khoe kiến thức, khoe bộ nhớ ; họ lục lọi quá khứ của riêng miền Nam VN làm đề tài ; họ quên rằng có những đề tài sẽ vô tình báng bổ đất nước quê hương họ trước đám người ngợm cọng sản, cái quê hương đau khổ đã giúp họ hôm nay được yên ổn trên những vùng đất văn minh của nhân loại.

    Tôi không quên cám ơn ông Lục qua bài này đã giới thiệu bài viết của giáo sư Nguyễn văn Trường, tôi trích lại đây 1 vài đoạn xem như là 1 lời cám ơn của tôi đối với nền giáo dục đã cho tôi nên người :

    “Chúng tôi không thể để việc dạy, việc nghiên cứu ngưng đọng lại, hay trở thành phụ thuộc. Chúng tôi không muốn và không thể mang một nhản hiệu chính trị nào, để phụ huynh và sinh viên ngộ nhận rằng chúng tôi là những con rối chính trị, hay cố tình dùng Viện Đại Học làm bức thang cho sự nghiệp chính trị. Chúng tôi cũng không thể để học sinh mình và chính mình bị ép buộc vào một đảng phái chỉ vì muốn học, muốn mở rộng kiến thức, muốn có một cái nghề, hay một sinh kế. Chính quyền cũng không thể vì nhu cầu của một khắc mà chà đạp trên những văn bản mà chính mình long trọng lập ra chỉ vài năm trước đây. Có người nói rằng trong chúng tôi có những con mọt, những con người muốn lập công, muốn tiến thân trên nấc thang chính trị. Thiết nghĩ, nghĩ khác và làm khác là việc bình thường; nhưng trong đội ngũ chúng tôi, rất khó có những con người phủ nhận những nguyên tắc sinh hoạt nghề nghiệp của mình……….

    Trước mỗi kỳ thi vào Trường Đại Học Sư Phạm, Cha Viện Trưởng đều có họp chúng tôi, nhắc đi nhắc lại là học bổng 1500 đồng của người sinh viên Huế có thể là lợi tức sống cho một gia đình đông con, nhắc nhở chúng tôi phải thận trọng, cân nhắc, liêm chính, công minh. Suốt thời gian cộng sự với Cha, Cha cùng các đồng nghiệp của tôi, chẳng một ai gởi gấm trong các kỳ thi. Hình như mọi đồng nghiệp tôi xem đó là đương nhiên.
    Tuy nhiên, có một lần, một nhân vật quan trọng hàng đầu đã nhắn gởi một em vào Ban Lý Hoá Trường Đại Học Sư Phạm. Sự gởi gắm từ bên trên, và Ban Giám Đốc Đại Học Sư Phạm được yêu cầu đặc biệt giúp đỡ. Chúng tôi đã chối từ sự gởi gắm này với cung cách lễ độ rất là Huế.

    ( http://khoahocnet.com/2012/10/26/gs-nguyen-van-truong-hue-vien-dai-hoc-cha-luan-va-chung-toi/ )

    • vybui says:

      Công bình mà nói thì hầu hết những bài viết cuả ông Nguyễn Văn Lục đều có những “luộm thuộm”( dây cà, dây muống), hoặc “tối nghiã” nên gây hiểu lầm cho độc giả . Ở bài này, cách dùng chữ “mặc cảm”, lại được dùng theo lối thâm xưng- mặc cảm dày xéo- thì quả là …không ổn như độc giả Kiến Lửa dẫn ở trên. (theo tôi hiểu thì câu ” mặc cảm ấy đã bị dày xeó bằng nhiều cách ….bôi nhọ Gia Long Nguyễn Ánh” đã được chấm xuống hàng, nó thuộc về “giai đoạn khác”, chứ không dính dáng gì tới VNCH như KL lo ngại).

      Tôi cũng phải “về hùa ” với KL để dẫn thêm một kiểu “suy diễn” cuả NVL trong đoạn sau:
      “Dưới mắt ông Ngô Đình Diệm, việc thành lập ĐH Huế ngay sát nách vùng ranh giới phân chia Nam-Bắc qua con sông Bến Hải là một THÁCH ĐỐ CHÍNH TRỊ. Ông muốn chứng tỏ cho phía bên kia (Bến Hải) là: Chúng tôi đang có mặt ở đây!” (trích)

      Trẻ con như thế sao?
      Là một quan lại, một người “dân Huế”, cha, anh ông và ông đều có những liên hệ khắng khít với Nguyễn Triều. Vả lại một vùng đất đã từng là kinh đô cuả một triều đại, chẳng lẽ thiếu hẳn một “tầm cao” là nơi đào tạo giới trí thức hay sao? Lòng khát vọng và niềm tự hào cuả người dân Huế đã được ông thoả mãn. Cứ nhìn cung cách chính quyền đia phương và người xứ Huế ‘săn sóc”, “o bế” cho đứa con sắp được chào đời (viện ĐH Huế) đủ giải thích được lý do.

      ” Rõ ràng chính quyền địa phương và tấm lòng dân chúng dành cho Viện ĐH nhiều ưu tiên và cảm tình đặc biệt:
      - Cơ ngơi cuả Toà Đại biểu Chính Phủ trở thành Toà Viện Trưởng.
      -Khách sạn lớn nhất Huế được dành cho lớp học và phòng thí nghiệm.
      -Trụ sở Ngân Hàng Đông Dương giờ đây là Thư Viện. (tầng trên làm chỗ tạm trú cho nhân viên giảng huấn).
      - Khu TOÀ KHÂM SỨ thì dành để xây cất Trường ĐH Sư Phạm và Trường Trung Học Thí Điểm, mà sau này gọi là Trường Kiểu Mẫu Huế. ” ( trích từ “Cuộc Tình Lớn Cuả Tôi, hay Một Ông Thày Giáo Nghiêm Túc Nói Chuyện Tình” cuả GS Nguyễn Văn Trường).

      Vậy thì có cần phải vỗ ngực: ” Chúng tôi đang có mặt ở đây” ?

    • Trùng-Dương says:

      Ông đọc mà ông không hiểu cả câu văn lại thích “tầm câu trích cú”.

      Điểm “yếu” trong dấu kép có dụng ý thế nào khi ông Lục nói về tầm nhìn của Tổng Thống Diệm cho tương lai và đóng góp cho quốc gia của Võ Bị Đà Lạt, Quốc Gia Hành Chánh và Đại Học Huế. Trong văn chương Pháp có dùng “avoir un faible pour” mang nghĩa sự yêu thích hoặc chìu mến.

      Và trong thời kỳ Pháp Thuộc, đất Thần Kinh trên nguyên tắc vẫn thuộc về triều Nguyễn, ít được phát triển như miền Nam về “sự học” nữa là so với miền Bắc. Dầu sao nơi đó cũng đã là kinh đô với một thời lều chõng của thí sinh cả nước, nay lại không có một cơ sở về học vấn tầm cỡ Đại Học mà không học đại !

      “Mặc cảm ấy đã bị dầy xéo bằng nhiếu cách, nhưng nhục nhã nhất vẫn là việc bôi nhọ Nguyễn Ánh Gia Long”. Xem lại câu này có đúng không khi người ta cho đến bây giờ chưa có nhận thức đúng về ông ta. Những thất bại của triều Nguyễn là hậu duệ, không phải của Gia Long.

  3. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa qúi hữu,

    Tôi chỉ góp ý kiến cá nhân là TÔI THÍCH ÔNG NGUYỄN VĂN TRUNG !
    Trước 1975 tôi chỉ nghe nói ít nhiều về ông, nhưng không có thì giờ đọc sách báo về ông, cũng như các trí thức catholic thiên tả khác, như Lý Chánh Trung, hay dân biểu Lý Qúi Chung …

    Sau này khi ra ngoài nước tôi đọc tác phẩm NHỮNG NGƯỜI BẠN CÔNG GIÁO CỦA TÔI (không nhớ rõ chính xác tựa đề) của nhà văn gốc quân đội, dòng họ Nguyễn Tường (tự nhiên quên tên) viết về sự giúp đỡ của Nguyễn Văn Trung dành cho ông ở thời CS, cũng như các dự định nghiên cứu của ông Trung, tôi đâm ra mến và khâm phục ông Trung.

    Ngoài ra tội cũng theo dõi trên báo hải ngoại cuộc phỏng vấn hồi cuối thập niên 90 ông Nguyễn Văn Trung của Đỗ Ngọc, vốn là cựu chủ bút tờ Cánh Én, một đặc san của người tị nạn gốc Đông Âu, trụ sở ở Munich (Đức). Tôi rất thích thú về những nhận định của ông Trung trong loạt bài phỏng vấn này.

    Tôi tìm mua và chưa đọc bao nhiêu tác phẩm của ông Trung tựa đề LƯỢC KHẢO VĂN HỌC cuốn 2 và 3,do nhà sách Xuân Thu xuất bản lại. Những phần tôi xem lướt qua, thấy hay và đáng giá cho tôi.

    Trộm nghĩ, học lên đại học và hậu đại học để lấy bằng Master hay Ph.D. là nhằm mục đích chính dậy cho người ta biết cách khảo cứu, hay tham khảo khi cần tìm hiểu về một đề tài nào đó.
    Bể học mênh mông mà đời người hữu hạn, cho nên học được phương pháp đó là ăn tiền rồi.
    Thực thế phải học cả đời, bởi cái mới tìm ra thực ra sẽ trở nên cũ rất nhanh, bởi biết bao nhiêu người cũng đang đào bới như ta. HIện giờ mọi sự ngày một tiến nhanh như chớp, cho nên cần biết cách update cái biết của mình sao cho nhanh nhậy và hiệu quả.
    Trong bảy năm học Y của tôi, rút cục ra tôi rút được kinh nghiệm là, người sinh viên học được một chút căn bản làm vốn, còn chính yếu là học được cách tìm tòi, khảo cứu, nhằm update cái lỗ thủng lung tung mà lúc đi học chưa thể nào học cho đủ cho thấu; cũng như các tiến bộ mới trong ngành nghề chuyên môn mình đã chọn.

    Tóm lại, dưới mắt tôi ông Nguyễn Văn Trung đúng là một nhá học giả kinh nghiệm, mặc dù văn bằng ông có không thật đi nữa !
    Các khảo cứu của ông về Phật giáo có thể không có giá trị cao, dưới con mắt của các nhà nghiên cứu Phật học, nhưng không phải vì thế mà các khảo cứu khác của ông kém giá trị.

    Kết, cần công bằng (fair play) khi đánh giá về ông Nguyễn Văn Trung.
    Không nên nhận xét sở học của ông qua văn bằng, hay qua quá khứ tình ái lăng nhăng !
    Thử hỏi trong thực tế có ai trong sạch trắng ngần từ thể xác đến tận tâm hồn chăng !???
    Hãy bằng lòng với những đóng góp của ông Nguyễn Văn Trung cho đời, nhất là ở thời loạn !

    Lại Mạnh Cường

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    Lẫm cẫm

    Ta thấy ta xưa bổng trở về
    Ngôi trường củ kỹ chốn thôn quê
    Nhiều khi nước lụt- trời mưa mãi
    Mái trường trú lại chẳng chịu về

    Có con Đốm nhỏ mẹ cha cho
    Lững tửng theo ta tuổi học trò
    Nhiều khi ngũ gục là Đốm sủa
    Thầy bảo Đốm ngoan rất biết lo…

    Mỗi ngày đi học qua đường nhỏ
    Ngang nhà ông Đốc ngói cao cao
    Có ai trên gác ngồi chải tóc
    Ngó xuống nhìn ta vẫy tay chào

    Học hành vẫn thế Hán trộn Tây
    Như lòng ta đó buổi thơ ngây
    Trộn trong vô tư là chút nhớ
    Ai đó trên lầu biết có hay…?

    Nước lên nước xuống mãi dạt dào
    Ta bổng lớn dần dáng cao cao
    Mẹ bảo mai này ra tỉnh học
    Phải ráng xiêng năng- chớ lãng xao…

    Kìa nhà ông Đốc ngói cao cao
    Ta đứng nhìn lên lệ nghẹn ngào
    Mai này lên tỉnh muôn xa cách
    Ai người trên gác vẫy tay chào…

    Bỏ quê ra tỉnh phố xôn xao
    Văn minh tiến bộ rất ồn ào
    Học hành thì cử bao xuôi ngược
    Và rồi đất nước trải binh đao…

    Ta lại về đây giổ tổ đình
    Bà con mừng rỡ tiệc linh đình
    Tự hỏi tháng năm bao dời đổi
    Không biết người xưa có nhớ tình?

    Lại con đường cũ thuở hôm nào
    Ngôi nhà ông Đốc ngói cao cao
    Bên ngoài ta đứng im chờ đợi …
    Chợt thấy người xưa…vẫn vẩy chào….

    Duyên tình diễm phúc chẳng tiêu hao
    Ôi mối tình quê – lúa dạt dào
    Lẫm cẫm tuổi đời bao niềm ý
    Trăm năm còn mãi những nhiệm màu..

    • Phạm Chính Thiên says:

      Lời thơ như lời nói thuờng ngày , rất hay .

      “Tự hỏi tháng năm bao dời đổi
      Không biết người xưa có nhớ tình?”

  5. tutai says:

    Thưa bạn Nguyen ha
    Tôi xin lỗi vì thiếu hòa nhã, cám ơn Dâm tiên góp ý
    Như vậy tôi học sau bạn một hoặc hai lớp, tôi di cư trễ (1955) nên trễ mất hai năm nhưng tôi học ở Saigon, ở Saigon thì tú tài năm 1957, 58 cũng nhiều lắm, còn THDNC thì đầy cả ra, có thể ở ngoài trung khan hiếm văn bằng hơn, tôi không rõ lắm
    Cám ơn bạn

    • DâM TiêN says:

      Cũng cảm ơn bạn TuTai.
      Nghe các bạn… mè nheo mí nhau dười tàn hoa phượng,
      bên những cánh đồng xanh quê nhà…mà nao nao tấc dạ.

      Thưa, ” kẻ thắng cuộc” đang ráp lại nền giáo dục VNCH
      ta xưa; nhưng vì lý do…sợ bẽ mặt, nên còn ngoe nguẩy
      cái đuôi nòng nọc ” định hướng xả hơi chủ nghẽ,” chán!

      Đâu đây nơi thành phố mang tên…khùng, vẫn còn hình ảnh
      râu ria hai con chó xồm Mác Lê, trông phát…tởm…, dẹp!

      ( Kính, DT)

  6. DâM TiêN says:

    Đại học…thì cũng…chuẩn úy trung đội trưởng…đường trường xa…
    thiếu tá không cho…nhảy dù…

    Ấy a,khi chúng tôi học tại Lâm Viên, thì ba thầy Ngô Văn Chương,
    Đỗ kim Bảng, và…xin lỗi quên tên thầy thứ ba, sau này là Thượng
    nghị sĩ VNCH. ( nhớ rồi, Thầy Lê Vĩnh Kiến, môn Hóa học).

    À ơi, thời gian qua mau mau…sau khi rừng xanh núi biếc, Trung sĩ
    tui dìa làm huấn luyện viên môn Chiến Thuật KBC Bốn ngàn một
    đêm KBC 4100 …dậy cách…theo lệnh tổng thống mà buông súng!
    Buồn vào hồn có tên…

    Đang …lấy lòng sinh viên sĩ quan, tui nhác thấy thầy nhạc sĩ Kim
    Bảng đang hau háu nuốt lời vàng ngọc…toét của trò xưa….Vẫn
    sợ thầy như xưa, trò bèn tạm ngưng bài, xuống cuối lớp , trong
    thế nghiêm, chào thày… nay bị tái động viên… học lại trò xưa

    ( Ngẫm nghĩ : đã từng lá giáo sư Trường Đà Lạt, thì đồng hóa
    cho các thầy cái lon quai chảo Chuẩn úy, cớ sao lại hành xác
    người ta, mấy ông tướng ui…Thầy Kim Bảng bi giờ nơi mô?)

    ( Trò Dâm TiêN hết vênh vang khi nhớ đến cácThầy dạy mình)

    • Đệ tử Kỳ says:

      Sư phụ Kỳ đã xuống gặp sư tổ Hồ Tặc dồi, anh Râm ạ!

      • DâM TiêN says:

        Ấy a, tôi quý trọng hai người này ngang nhau:

        Người này khai sáng nền Cộng Hòa, người kia tái lập nền Cộng Hòa.

        Này lịch sử, hãy nói cùng ta, phải chăng đó là cụ Ngô, là Tướng Kỳ ?

  7. tutai says:

    nguyen ha nói
    Nhân đây ,xin nói thêm về thi cử Miền Nam trước 1960. …
    . Vào cở năm 1957,đổ Trung học Đệ nhất cấp,học them 2 năm ,trở thành GS Đệ nhất cấp. Có Tú tài I thì nạp đơn đi dạy,trở thành GS ĐN cấp! Còn Tú tài 2 là Vô cùng lớn.
    …….NVT có Tú tài 1 củng không có chi lạ !!
    (ngưng trích)

    Xin lỗi bạn năm nay bạn bao nhiêu tuổi? 78? 80?
    Bạn làm như độc giả không ai biết gì, năm 1957 có Trung học đệ nhất cấp phải thi vào trường QG sư phạm, học hai năm mới được làm giáo viên bậc tiểu học. Muốn làm GS trung học đệ nhất cấp phải có tú tài 2, thi vào Cao đẳng sư phạm học 2 năm mới được dậy
    Đó là nói về trường công, còn trường tư thì không rõ
    Muốn làm GS đâu có dễ quá vậy bạn?
    Vừa vừa thôi

    • nguenha says:

      Thưa bạn Tutai,
      Trường hợp bạn nói là sau nầy,ít ra là sau 1957.Bởi vì năm đó tôi học Đệ Tứ Trần quí Cáp
      (Hội an) Thầy Tăng Dục làm hiễu trưởng.Thi THDNC phải ra Danang,thi tại Trường PCT.
      Thời đó cầm mảnh bang THDN cấp có rất nhiều đường để đi : Cán sư Y tế— Nử hộ sinh quốc gia – học them một năm dạy tiểu học -học 2 năm dạy Trung học . Tôi đổ THDNC cấp năm 15 tuổi. Bạn học cùng lớp hầu như đều lớn tuổi cả. Có lẻ bạn học sau tôi. Cám ơn

      • Builan says:

        Thưa chuyện với anh HÀ một chút cho vui !
        Tôi định góp ý với anh tutai : ” anh thuộc thế hệ ‘rớt tutai’ anh đi Trung sĩ..’ thì làm sao biết được những gì trước dó ” ! Mừng thay vưà đọc được com cuả tutai ở trên cùng ! bạn ấy đã tỏ ra biết điều _ Vui vẻ cả nhà _ Cảm ơn !

        Anh HÀ có biết, nhớ.. nhựng bạn đồng thời với anh : PPL em ông PPM , Ph L (em LTT), hay trước nữa thời TQC chưa xây cất còn bên CLB – Ziên Hồng không nhĩ ? có nhân vật nào nổi tiếng cùng thời anh thử nêu tên ? Thân mến chào !

  8. tutai says:

    nguyen ha nói

    Nhân đây ,xin nói thêm về thi cử Miền Nam trước 1960. …
    . Vào cở năm 1957,đổ Trung học Đệ nhất cấp,học them 2 năm ,trở thành GS Đệ nhất cấp. Có Tú tài I thì nạp đơn đi dạy,trở thành GS ĐN cấp! Còn Tú tài 2 là Vô cùng lớn.
    …….NVT có Tú tài 1 củng không có chi lạ !!
    (ngưng trích)

    Xin lỗi bạn năm nay bạn bao nhiêu tuổi? 78? 80?
    Bạn làm như độc giả không ai biết gì, năm 1957 có Trung học đệ nhất cấp phải thi vào trường QG sư phạm, học hai năm mới được làm giáo viên bậc tiểu học. Muốn làm GS trung học đệ nhất cấp phải có tú tài 2, thi vào Cao đẳng sư phạm học 2 năm mới được dậy
    Đó là nói về trường công, còn trường tư thì không rõ
    Muốn làm GS đâu có dễ quá vậy bạn?
    Vừa vừa thôi

    • DâM TiêN says:

      Nguyen Ha nói rứa, có chi ” long trọng” lắm đâu. mà Tu Tai
      xái xể người ta làm vậy. Ở đây, mình có thiện chí cùng nhau.

      Như DâM đây, ” cử nhơn binh bị đại học sĩ,” là bằng dạy cách
      giết…cộng phỉ. Nào ai có cái bằng sát sinh đó chăng là ?

      Với cái bằng đó,Trung sĩ Dâm cùng anh em đã tặng quê ta một
      ngọn đồi đen đặc như tổ ong…xác người, chiến thằng âm thầm
      khi vận nước nổi trôi…rồi cuối cùng lại chảy về bến cũ đầy vơi…

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        ” Như DâM đây, ” cử nhơn binh bị đại học sĩ,” là bằng dạy cách
        giết…cộng phỉ. Nào ai có cái bằng sát sinh đó chăng là ?”

        Hehehe…Chàng DâM đang thất nghiệp…muốn kiếm job nên trình…khoe … resume phải không?

        Hehehehe…

        Ki’nh

  9. nguyen ha says:

    Nhân đây ,xin nói thêm về thi cử Miền Nam trước 1960. Đầu thâp niên 1950 ,thi Tiểu học phải vào vấn đáp ,có môn phải nói bang tiếng Pháp. Vào cở 1953 ,cảnh sát (police) có bang Tiễu học ,lương hang tháng được them 50 đồng (bao gạo 100kg có giá chưa tới 50 !). Vào cở năm 1957,đổ Trung học Đệ nhất cấp,học them 2 năm ,trở thành GS Đệ nhất cấp. Có Tú tài I thì nạp đơn đi dạy,trở thành GS ĐN cấp! Còn Tú tài 2 là Vô cùng lớn. Tôi còn nhớ ,thuở đó ở Miền Nam chỉ có 2 trường có Đệ nhất (lớp để thi tú tài 2): Petrusky cho cả Miền Nam –Quốc Học cho cả Miền Trung. Ngay cả trường Đồng Khánh(Huế) củng không có Đệ nhất. Thi cử khó như vậy,nên rất nhiều người “bẻ lái” khi bắt đầu thi Trung học ! Do đó nếu đem so sánh Tú tài ” Xưa” và “Nay”,thì không khác “thủ tướng Dủng nói với Thủ tướng Anh : anh Thủ tướng,tôi củng Thủ tướng!” ,Vì thế “nếu ” NVT có Tú tài 1 củng không có chi lạ !!

  10. Nguyễn Thế Viên says:

    Không đủ khả năng bàn về các vấn đề cao siêu cuả nền Giáo Dục ĐH và bằng cấp thời VNCH, tôi chỉ có một vài ý thô thiển cuả một người bình dân:
    - Chúng ta thông cảm cho một nền giáo dục phôi thai cuả giai đoạn hậu thuộc điạ. Làm sao nước nhà có đủ ngay những trí thức thứ thiệt dưới thời thực dân khi mà có thời (thập niên 1940) cả một quận/ huyện chỉ có vài người đậu Tú Tài. Do đó không lạ gì khi chỉ có bằng tiểu học đã có thể được bổ nhiệm làm giáo viên tiểu học công nhật, chỉ có Diplome (Trung học đệ nhất cấp – hết lớp 9 ngày nay) và 2 năm học ở trường CĐ Sư Phạm Đông Dương đã được bổ nhiệm làm Gíáo Sư Trung Học (Collège), hay sau 2 năm ở trường Y thuộc điạ đã thành Y Sỹ (Médecin Indochinois) mà sau này đa số được đặc cách lên bác sỹ. Thực dân Pháp chủ yếu chỉ “khai hoá” cho dân tộc ta làm “thày thông thầy phán” chớ có mong gì dân ta có kiến thức thật và đủ!!!!!
    - Việc một số trí thức “dổm” cũng là điều hẳn nhiên. Đâu phải chỉ có ông Nguyễn Văn Trung trình luận án liên quan đến Phật Giáo trong một ĐH Thiên Chuá Giáo! Có rất nhiều Tiến Sỹ nổi tiếng khác trình cho các ông giám khảo Tây Mỹ các luận án mà chắc quý vị GK cũng lơ mơ để để lấy các văn bang thuộc loại “hản ngoại đáng thương hại”. Ngay cả bây giờ một số con cháu tôi dốt khoa học cũng chọn lấy các văn bằng “thùng rỗng kêu to” trong các ĐH Mỹ (đa số thộc ngành XH) để loè thiên hạ. Cũng không chỉ có ông Nguyễn Văn Trung bị nghi là không có Tú Tài II mà còn nhiều vị khác có tiến sĩ tại Bỉ cũng bị nghi là không có bằng này (ĐH Bỉ không khắt khe về vấn đề TT II ?). Tôi còn biết một vị GS còn không có bằng tú tài nào mà vẫn có bằng Ph.D. về Xã Hội tại ĐH Mỹ. Với kiến thức rỗng tuếch, vị này đã từng “dạy dỗ biết bao” sinh viên cuả một trường ĐH chuyên nghiệp nổi tiếng ở Miền Nam!!
    Dẫu có nhiều và nhiều hơn nưã các khuyết điểm như trên, chúng ta không phủ nhận được sự tự lực vươn lên cuả nền Giáo Dục VNCH, đặc biệt là công lao cuả CP Đệ nhất CH với sự thưà hưởng từ nền cải cách GD thời CP độc lập đầu tiên sau thực dân: CP Trần Trọng Kim.
    Nguyễn Thế Viên

Phản hồi