WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đôi dòng về Tạp chí nghiên cứu Đại Học

Đại học Huế được thành lập và khai giảng vào tháng 9, 1957. Việc thành lập đại học Huế là đáp ứng lại nguyện vọng của các nhân sĩ Huế muốn có một đại học riêng ở miền Trung. TT Ngô Đình Diệm đã nhận lời và mau chóng đáp ứng nguyện vọng ấy vào năm 1957.

Dưới mắt ông Ngô Đình Diệm, việc thành lập Đại học Huế ngay sát nách vùng ranh giới phân chia Nam Bắc qua con sông Bến Hải còn là một thách đố chính trị. Ông muốn chứng tỏ cho phía bên kia Bến Hải là:

Chúng tôi đang có mặt ở đây.

Đại học Huế vì thế sẽ là biểu tượng của miền Nam như một thể chế chính trị-văn hóa- độc lập và dân chủ.

ngo

Cái mặt ‘yếu’ của ông Ngô Đình Diệm là ông coi trường Võ Bị Sĩ quan Đà Lạt, Trường Quốc Gia Hành Chánh và trường Đại Học Huế là những con cưng của chế độ. Ông nhìn tương lai chế độ qua ba cách đào tạo đó. Trường Võ bị cung cấp những sĩ quan trẻ, có trình độ văn hóa đại học cho một quân đội hùng mạnh. Trường Hành Chánh đào tạo một lớp cán bộ quản lý, thay chế độ hành chánh phong kien61n, quan liêu- một chế độ hành chánh hữu hiệu theo lối Mỹ và trường Đại Học Huế sẽ cung cấp những người trí thức xuất thân từ Huế về đủ các ngành như Đại học sư phạm, luật khoa, văn khoa và y khoa. Người ta thấy được rõ ràng cái điểm yếu của TT Ngô Đình Diệm với sự tự hào và niềm vui sướng rạng rỡ trên khuôn mặt tròn trỉnh của ông trong mỗi dịp chủ tọa lễ tốt nghiệp. Vì thế, ra Huế là ông rẽ sang Đại học xem ông cha Luận mần ăn thế nào.

Niềm tự hào và hoài bão của ông Diệm sau này cả ba đều đạt được như ý nguyện của ông.

Nhưng theo tôi, hơn hết tất cả Đại học Huế đáp ứng khát vọng sâu xa và thầm kín của người dân miền Trung- một phần đất với những người con dân Huế cần cù- hiếu học- và cũng đầy mặc cảm đủ loại với niềm tự hào của ít lắm 100 năm triều Nguyễn.

Mặc cảm ấy đã bị dầy xéo bằng nhiếu cách, nhưng nhục nhã nhất vẫn là việc bôi nhọ Nguyễn Ánh Gia Long.

Về đại học Huế, có lẽ xin mời mọi người đọc bài viết của giáo sư Nguyễn Văn Trường: Huế -Viện Đại Học, Cha Luận và chúng tôi… trên Khoahoc.net. Một bài viết của một người dân xứ Nam Kỳ, nhận làm con của xứ Huế với những phân tích trung thực với đầy lòng tự hào và cảm mến cha Luận, đại học Huế người dân xứ Huế..rồi cuối cùng cũng đành bỏ Huế mà đi..như chính người dân Huế.

Viện trưởng lúc bấy giờ là một ông linh mục- một sự chọn lựa éo le, khó xử cho dân Huế vốn đa phần theo Phật giáo-.

Tuy nhiên, vị viện trưởng này đã làm chuyện mà giả sử vào tay người khác- một thứ viện trưởng công chức- thì vị tất đã được như vậy.

Khả năng chính của cha Luận là thu hút được nhân tài từ nhiều nguồn, nhiều phia, từ trong nước đến ngoại quốc về giúp giảng dạy ở đại học Huế.

Cha Cao Văn Luận đã sống trải qua những thời vinh quang và thử thách và cuối cùng cũng đành bỏ ra đi.. Trách ai bây giờ. Và trách để làm gì.

Ông là người ngay từ trước khi đại học Huế được thành lập đã có kế hoạch trồng người bằng cách gửi các sinh viên ưu tú đi du học. Nay là lúc ông kéo về đoàn tụ dưới mái trường đại học Huế.

Việc thiết lập đại học Huế, tuy vậy, đã bị các thành phần trí thức giảng dậy ở Sài Gòn phản đối dữ dội, chê bai đủ thứ..Đặc biệt là trường Y Khoa Saigon.. Vì họ cho rằng Huế không có đủ khả năng chuyên môn, giáo sư không đủ học vị và nhất là giảng dạy bằng tiếng Việt..

Trong tất cả sự phản đối ấy đều đúng hết chứ không phải sai, nhưng người ta vẫn còn có thể cho thấy lé loi đằng sau các phản đối ấy sự hẹp hòi, sự đố kỵ và sự khinh miệt.

Nhưng giáo dục là đường dài, liệu cơm gắm mắm, có ai hoàn hảo từ lúc khởi đầu. Tự nó đại học Huế được chứng minh cho thấy sau này nó phát triển và trưởng thành về mọi mặt.

Trong số những người từ Sài gòn ra giảng dậy lúc bấy giờ chính thức tại Huế chỉ có hai người. Nguyễn Văn Trung phụ trách môn Triết. Và Nguyễn Văn Trường, dạy toán. Họ đều là những người trẻ thiếu đủ mọi thứ kinh nghiệm mà học vị cũng như khả năng chuyên môn chẳng có thể so sánh với ai, trừ so sánh với chính họ.

Và cứ như thế mà họ lớn lên cùng với đại học Huế.

Sau đó, theo lời giáo sư Trung cho biết, ông đã đề nghị cha Luận cho xuất bản tờ Đại Học- một tờ tập san duy nhất mà ngay ở Sài Gòn cũng chưa có được-.

Cha Luận đồng ý ngay. Khoán trắng theo nghĩa muốn làm gì thì làm, miễn là đem lại lợi ích và danh thơm cho đại học Huế. Và thế là tờ Đại Học ra đời, xuất bản hàng tháng. Tờ báo Đại Học Huế có thể nói mang tầm vóc đại Học Huế trang trải ra khắp nơi.

Chữ Đại học ở đây không mang ý nghĩa một tập san chuyên môn của một chuyên khoa đại học. Nó chỉ có ý nghĩa là một tập san do một viện đại học xuất bản và trong đó có đủ mọi lãnh vực. Nó đã gây được sự chú ý và tiếng vang và chỉ vài tháng sau thì đã có đủ số độc giả để tự túc về tái chánh..Sau này, ông đại sứ Ngô Đình Luyện đã tặng Đai học Huế một máy in và từ đó không còn phải in ở nhà in Nam Sơn Sài gòn nữa.

Tôi đã đọc tỉ mỉ danh sách các vị độc giả ở Huế mua báo dài hạn. Một lần cám ơn các độc giả ấy mà không tiện nêu ra danh tánh ở đây

Mục đích của tờ Đại Học là một sứ mệnh văn hóa.

Tờ Đại Học muốn chứng tỏ cho mọi người thấy đại học không phải là một môi trường khép kín. Tự trị đại học không có nghĩa đóng cửa. Nhưng tự trị về mặt quản lý còn những mặt khác mở tung cửa ra cho mọi thành phần. Đại học là môi trường thuận tiện cho mọi khuynh hướng, mọi ý kiến, mọi quan điểm có quyền phát biểu trình bầy và bảo vệ quan điểm của mình.

Đó là một nền văn hóa mang tính đại chúng!!

Và để thực hiện được điều ấy tờ Đại học cổ súy việc dùng tiếng Việt trong việc giảng dạy bất kể những khó khăn ban đầu về danh từ.

Tờ Đại học ra đời là nhằm đạt các mục tiêu vừa nêu trên.. Trong suốt 6 năm trời, tờ Đại học đã đồng hành và phát triển cùng với sự phát triển của đại học. Tờ báo với số báo đầu tiên, tháng 2-1958 và chấm dứt khi chế độ đệ nhất cộng hòa miền Nam sụp đổ sau vài tháng.

Có tất cả hơn 300 bài viết nghiên cứu về triết học, sử học, địa lý, luật học, ngôn ngữ học, ngữ pháp học, văn học và cả ngành y khoa.. trong khoảng 4000 trang tài liệu.

Số phận của nó liên quan đến số phận chính trị miền Nam những năm đó..Thật rất tiếc sứ mệnh văn hóa đã bị đánh đồng với số phận chính trị.

Trong suốt những năm tháng ấy, có hai đời chủ bút. Từ 1958 đến 1962 do gs Nguyễn Văn Trung chủ trương. Vì những lý do chính trị, gs Nguyễn Văn Trung bắt buộc phải rời bỏ Huế vào Sài gòn dạy Văn Khoa Sài Gòn theo lệnh của Bộ trưởng giáo dục Sài Gòn. Sau đó được giáo sư Trần Văn Toàn tiếp tục công việc cho đến lúc tình hình chính trị miền Trung sôi động, bất ổn vào tháng sáu, năm 1964..

Tờ báo tự đóng cửa một cách thầm lặng, không một lời chia tay độc giả. Như một sản phẩm dư thừa của nền đệ nhất cộng hòa.

Thôi thì nó cũng đã làm tròn nhiệm vụ, là tiếng nói của một thời kỳ của một miền Nam thân yêu.

Ngày hôm nay, thay mặt giáo sư Nguyễn Văn Trung vì lý do sức khỏe đã mong tôi tôi đứng ra phục hoạt lại các số báo đại học cũ nay đang rơi vào tình trạng có nguy cơ mục nát, mối mọt sau hơn nửa thế kỷ. Nói đúng ra vừa tròn 56 năm kể từ số đầu tiên. Nhiều trang báo nay phải chụp lại bằng tay từng trang một vì tình trạng mục nát của nó. Nếu cứ để tình trạng này trong một thời gian nữa có nguy cơ tiêu tán hết.

Nghĩ tới những trang báo Nam Phong, Tập san sử địa, Tri Tân, BAVH và Phong Hóa đã được phục hoạt mà tôi làm công việc này.

Tôi cũng nghĩ tới số phận những đứa con rơi như Đông Dương tạp Chí không người trách nhiệm, không có con cháu, không hậu duệ, không cơ quan tài trợ mà ngày nay chúng ta không được cái may mắn tìm đọc học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Đọc Phạm Quỳnh mà không đọc Nguyễn Văn Vĩnh là thiếu một nửa.

Và trong nay mai, sẽ có cuộc Hội Thảo Văn Học miền Nam tại Nam Cali, người ta sẽ nói gì về Huế nếu thiếu cái mảng văn học của tạp chí Đại Học. Sẽ lại xảy ra cái nạn con yêu, con rơi, con ghét..Hy vọng Huế không rơi vào số phận văn hóa miệt vườn trước đây.

Nhưng muốn được người ta nói đến thì phải có hàng. Ít là như vậy.

Tôi nghĩ đây chẳng những là một gia tài của viện Đại hoc Huế, của người dân xứ Huế mà còn là một di sản tinh thần, vốn văn hóa của cả miền Nam thần yêu của chúng ta. Tôi cũng nghĩ đây là dịp để các cựu sinh viên đại học Huế đủ các phân khoa tìm về kỷ niệm thời đi học của mình qua tờ Đại Học và để tạo dịp ngồi lại với nhau

Nó không là của ai cả. Nó là của cả miền Nam!!

Thay mặt giáo sư Nguyễn Văn Trung, giáo sư Trần Văn Toàn, tôi làm công việc này.

Và một cách nào đó, tưởng niệm và tri ân cha viện trưởng Cao Văn Luận.

Tôi vẫn tự hỏi, nếu không có cha Luận thì viện đại học Huế sẽ như thế nào. Lớp bụi thời gian, lịch sử Huế với nhiều biến động nay đã phải là lúc người ta cần ngồi lại với nhau để nhìn nhận ra chính mình.

Cũng nhân tiện đây, tôi xin nêu tên một số tác giả đã cộng tác với tờ Đai Học mà nay hầu hết đã qua đời..như giáo sư Nguyễn Phương, giáo sư Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa), gs Hoàng Xuân Hãn, gs Bửu Hội, gs Bửu Kế, Olov R.T Janse, gsNguyễn Khắc Hoạch, gsLê Tôn Nghiêm, gs Cung Giữ Nguyên, bs Lê Khắc Quyến và Dương Đăng Bảng,gs Nguyễn Toại, R.P Rietsch ,gs Lê Ngọc Trụ, linh mục Lê Văn Lý, linh mục Cao Văn Luận, bsNguyễn Văn Thọ, gsNguyễn Đăng Thục, ls Lê Tài Triển, gs Bùi Quang Tung, gs Nguyễn Bạt Tụy, lm Thanh Lãng, giáo sư Nguyễn Nam Châu, lm Nguyễn Văn Thích, lm Đỗ Minh Vọng, giáo sư dược khoa Đặng Vũ Biền, học giả Trương văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, giáo sư Trần Thái Đỉnh, giáo sư P. Đỗ Đình, giáo sư Bửu Dưỡng, lm Nguyễn Huy Lịch, giáo sư Phạm Việt Tuyền..

Còn một số các vị giáo sư khác cộng tác mà chúng tôi không được biết sự sống chết hiện nay như thế nào nên không tiện nêu tên.

Và cũng nhân tiện đây tri ân những vị có thể đang còn tại thế gian này như Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, giáo sư Tôn Thất Hanh, Donoghue, giáo sư Huỳnh Văn Lang, gs Trương Bửu Lâm, giáo sư Lê Tuyên, giáo sư Vũ Quốc Thúc, giáo sư Lý Chánh Trung, giáo sư Trần Văn Toàn và cuối cùng là giáo sư Nguyễn Văn Trường.

Chúng tôi sẽ nhân một cơ hội thuận tiện sẽ đưa lên mạng để bất cứ ai muốn tim đọc, in chép, nghiên cứu, sao chụp đều có thể dễ dáng truy cập..

Người trách nhiệm phục hoạt tờ Đại Học

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

————————————————-

Chú thích: Trong các số báo Đại Học mà tôi có trong tay, chẳng may trong lúc dọn nhà nhiểu lần, đã để mất một tập số 4( Nguyên Năm)..Xin cáo lỗi bạn đọc và hy vọng có ai ở Huế còn giử đầy đủ, xin cho được liên lạc để bổ khuyết sự mất mát này.

Mọi liên lạc và trợ giúp tài chánh xin gửi về : nguyenvanluc.jamie@gmail.com

 

45 Phản hồi cho “Đôi dòng về Tạp chí nghiên cứu Đại Học”

  1. Tutai tiensi says:

    Thưa bạn Van Nguyen
    Tôi xin góp ý với bạn nếu viết phản hồi thì chỉ nên đóng góp ý kiến với tư cách một độc giả, mà ý kiến thì phải ngắn gọn vì ngưới đọc không ai thích đọc những còm quá dài. Còn nếu bạn muốn viết dài thì nên viết một bài với tư cách tác giả gửi BBT

    Về v/d ông Ng Van Trung có tú tài hay Tiến sĩ thì cũng không quan trọng lắm, ông ấy có viết sách báo, có nghiên cứu và dậy đại học cũng được

    Còn một v/d bạn nêu ra tôi cho là quá lố, bạn nói đại học Huế và Đà Lạt giá trị hơn đại học Sè Goòng
    ở Pháp hay VNCH (chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp) thì văn bằng ở Thủ đô vẫn được coi trọng hơn văn bằng các tỉnh. Thí dụ bằng Tiến sĩ ớ Paris được gọi là Tiến sĩ Quốc gia (Docteur d’État) rất giá trị, còn bằng tiến sĩ các tỉnh thí dụ Toulouse, Lyon thì được gọi là Docteur d’université
    ở VNCH xưa thì 99.9% những người sinh viên được tuyển lựa đi du học (Mỹ, Tây) bậc Tiến sĩ, Cao học là những người tốt nghiệp đại học Sè goòng.
    Tại các trường tư Sè goòng, người ta ưu tiên mướn những người tốt nghiệp đại học Sè goòng hơn là Đà lạt, Huế…
    Chuyện thì cũng đã quá xa xưa, chúng ta cũng chẳng nên bàn luận nhiều, cũng chẳng học hỏi đuợc gì thêm

    • Van Nguyen says:

      Xin Cảm ơn ông có nhã ý chỉ bào .
      Tuy nhiên ông viết “Còn một v/d bạn nêu ra tôi cho là quá lố, bạn nói đại học Huế và Đà Lạt giá trị hơn đại học Sè Goòng”
      Tôi dọc lại , chỉ viết :”2. Chuyện KHÔNG THẬT :DH Dalat ,Huế KÉM GIÁ TRỊ HƠN DH Saigòn LÀ SAI:
      Thưa Ông tôi không dám viết ”
      đại học Huế và Đà Lạt giá trị hơn đại học Sè Goòng” như ông dẩn chứng dấy chứ ??Ông cũng hiểu tôi vừa theo học DH Saigon vừa hoc DH Dalat ông a.Phần còn lại khen chê là quyền của ông

      Mong ông thong cảm

  2. van nguyen says:

    Trả lời lần 2:
    Tôi xin lỗi, hôm qua dã hồi dáp nhưng không thấy display , mong rang do kỹ thuât -dể trân trọng người hỏi xin nhác lại vài diểm :
    1.NVT không có TT 2 :GS.TQK. cùng học chung với NVT ở Hanoi -Nay ờ Virginia – Lm TDK.(gs chũng viện PD.theo học Sorbonne (Có TT2)- kể lại -Ông chết vì pháo kich 30/4/75.NVT muốn nói khác di thì rất dễ , cần display bang TT2 lên thôi .
    Về nội dung “Luận án T.S.” nếu muốn nói khác thì cứ ciệc trưng dẩn :

    Riêng về Nguyễn Văn Trung, một trí thức Thiên Chúa giáo có những tác phẩm nghiên cứu về Phật giáo, chúng tôi xin nói rõ hơn. Ðược đào tạo tại trường Ðại học Louvam (Bỉ) theo truyền thống Thiên Chúa giáo, nhưng luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung lại viết về đạo Phật: La conception Bouddhique du Devenir, Essai sur la notion du devenir selon le Sthaviravâda. Về nước giảng dạy ở Ðại học Văn khoa Huế rồi Ðại học Văn khoa Sài Gòn , luận án tiến sĩ của ông đã được in thành sách (Nxb Nam Sơn, S, 1962). Nhưng trước đó 4 năm. ông Nguyễn văn Trung đã cho xuất bản Nhận định I (Nxb Nguyễn Du, S, 1958), và Biện chứng giải thoát trong Phật giáo (Nxb Ðại học, 1958), trong Nhận định I có bài “Từ bi của Phật giáo và Bác ái của Công giáo” . Bài viết này đã khiến cho giới trí thức Phật giáo ở miền Nam thời ấy phản ứng mạnh, nhiều bài viết lên tiếng phản bác, đáng chú ý là bài của Dương Minh đăng trên bán nguyệt san Nhân loại (số 6, 7, 8, tháng 11, 12-1958) . Riêng về luận án tiến sĩ của ông đã được Phạm Công Thiện phê bình thẳng thắn, vạch ra những nhầm lẫn hạn chế trong kiến thức, những lệch lạc sai lạc trong quan điểm nghiên cứu, đánh giá đối tượng (xem Hố thẳm tư tưởng của Phạm Công Thiện, Nxb An Tiêm, S, 1967, trang 123- 159). Còn tác phẩm Biện chứng giải thoát trong Phật giáo sau khi ra đời cũng tạo được sự chú ý của giới học Phật bấy giờ. Trên tập san Bách Khoa có bài “Ðiểm sách” tuy ngắn nhưng rất sâu sắc của Thanh Thuyền. Hơn 40 năm đã trôi qua, bây giờ đọc lại, theo chúng tôi, đây là một công trình nghiên cứu Phật học rất thiếu nghiêm túc, thể hiện rõ ở cả 3 phần: Tư liệu tham khảo, quan điểm nghiên cứu và kiến thức Phật học (chúng tôi sẽ xin đề cập kỹ vào một dịp khác). Trich Dạo Phật Ngày nay.
    Chuyển Trục GD Pháp sang mô hình Hệ Thống GD .Mỹ ngay từ dào tạo -Xin dọc một bài mới nhất thôi – chi tiết thì dài :Riêng về Nguyễn Văn Trung, một trí thức Thiên Chúa giáo có những tác phẩm nghiên cứu về Phật giáo, chúng tôi xin nói rõ hơn. Ðược đào tạo tại trường Ðại học Louvam (Bỉ) theo truyền thống Thiên Chúa giáo, nhưng luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung lại viết về đạo Phật: La conception Bouddhique du Devenir, Essai sur la notion du devenir selon le Sthaviravâda. Về nước giảng dạy ở Ðại học Văn khoa Huế rồi Ðại học Văn khoa Sài Gòn , luận án tiến sĩ của ông đã được in thành sách (Nxb Nam Sơn, S, 1962). Nhưng trước đó 4 năm. ông Nguyễn văn Trung đã cho xuất bản Nhận định I (Nxb Nguyễn Du, S, 1958), và Biện chứng giải thoát trong Phật giáo (Nxb Ðại học, 1958), trong Nhận định I có bài “Từ bi của Phật giáo và Bác ái của Công giáo” . Bài viết này đã khiến cho giới trí thức Phật giáo ở miền Nam thời ấy phản ứng mạnh, nhiều bài viết lên tiếng phản bác, đáng chú ý là bài của Dương Minh đăng trên bán nguyệt san Nhân loại (số 6, 7, 8, tháng 11, 12-1958) . Riêng về luận án tiến sĩ của ông đã được Phạm Công Thiện phê bình thẳng thắn, vạch ra những nhầm lẫn hạn chế trong kiến thức, những lệch lạc sai lạc trong quan điểm nghiên cứu, đánh giá đối tượng (xem Hố thẳm tư tưởng của Phạm Công Thiện, Nxb An Tiêm, S, 1967, trang 123- 159). Còn tác phẩm Biện chứng giải thoát trong Phật giáo sau khi ra đời cũng tạo được sự chú ý của giới học Phật bấy giờ. Trên tập san Bách Khoa có bài “Ðiểm sách” tuy ngắn nhưng rất sâu sắc của Thanh Thuyền. Hơn 40 năm đã trôi qua, bây giờ đọc lại, theo chúng tôi, đây là một công trình nghiên cứu Phật học rất thiếu nghiêm túc, thể hiện rõ ở cả 3 phần: Tư liệu tham khảo, quan điểm nghiên cứu và kiến thức Phật học (chúng tôi sẽ xin đề cập kỹ vào một dịp khác).
    Le Monde.fr | 15.07.2014 à 11h20-
    Les Professeursde Mathematiques en voie de disparition ?
    Les professeurs de mathématiques sont-ils en voie de disparition ? L’éducation nationale ne parvient pas à recruter suffisamment d’enseignants dans cette discipline. Un tiers des postes ouverts restent non pourvus après les résultats du dernier capes, le concours des professeurs certifiés.
    Giáo Viên dạy toán phải chăng đang trên đà suy thoái ?Giáo Dục Quốc gia không đạt được đủ định số tuyển dụng các giáo chưc trong ngành này . Một phần ba số chỗ dạy dược mở ra vẫn không đủ số ứng viên hội đủ điều kiện tuyển dụng theo kết quả tuyển dụng cuộc thi lấy chứng chỉ khả năng giảng dạy bậc trung học hay đại học (CAPES)
    . Trong số 1243 việc làm , chỉ có 836 ứng cử viên được cấp chứng chỉ. Diều này cho thấy ban giám khảo đã không tìm được đủ số ứng viên cần thiết để dạy cấp đại học hoặc trung học, và do đó đã không cấp phát chứng nhận. Sự thu dụng giáo viên toán học đã không được thực hiện đầy đủ hơn, với 30% công việc tuyển dụng không dạt dược (275 so với 395 nhu cầu công việc).
    Tại kỳ thi năng lực giảng dạy CAPES trươc- kỳ “đặc biệt” được tổ chức kéo dài từ 2013 và 2014 để thúc đẩy việc tuyển dụng giáo viên – một nửa số công việc trong số 1592 vẫn còn bỏ trống. Tỷ lệ tuyển dụng giáo viên dạy toán không dạt dược, lên tới một phần ba vào năm 2013, một phần ba vào năm 2012 và 40% vào năm 2011.
    Cuộc thi chúng nhân năng lực dạy toán CAPES là một trong những cuộc thi nặng nề nhất. Chác chắn Bộ đã đặt mức cao về việc tuyển mộ giáo viên toán, tổ chức ba đợt tuyển dụng trong hai năm.Tổng cộng cuộc thi CAPES 2014 (khóa thường và khóa đạc biệt ‘Bộ môn Toán ,mở ra gần 2800 chỗ dạy –so với 12000 chỗ dạy vào nam 2013 va800 vào năm .Trong khi đó, các đường cong biểu thị số ứng cử viên không ngửng giảm kể từ cuối những năm 1990,nó cũng tăng trong năm 2012. Nhưng không đủ. Đặc biệt, một số sinh viên ghi danh vào hakhóa thi 2014 CAPES để nhân đôi cơ hội thành công .. Chác chắn một số dược nhận cho thi tới hai lần. Trong trường hợp này, “họ sẽ phải chọn một trong hai cuộc thi và bỏ lại một trong hai chỗ dạy,chổ họ bỏ vẩn còn để trống ,” Caroline Lechevallier, SNES-FSU, một công đoàn lớn nói. Nói cách khác, người ta cho rằng số lượng vị trí tuyển dụng vẫn lớn hơn so với số người đăng ngày hôm nay
    CONCURRENCE AVEC D’AUTRES PROFESSIONS
    CẠNH TRANH VỚI NGHỀ KHÁC
    Lý do tại sao sự thiếu hụt? Hơn các ngành khác, nghề giáo viên dạy toán phải cạnh tranh với các ngành nghề khác. “Có khả năng kiến thưc ngang nhau, sinh viên có thể được đãi ngộ trong lãnh vực khác khấm khá hơn, chẳng hạn như về tài chính, CNTT, kỹ thuật … Có lẽ ngành khoa văn học ít đươc ưu đãi như thế,” Etienne Ghys nhà toán học nói, ông là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa .Để so sánh, một giáo viên bắt đầu vào nghề lãnh khoảng 2000 € / tháng hoặc 24.000 € /mỗi năm, so với trung bình € 33.000 lương một kỹ sư (không bao gồm tiền thưởng). Chứng Chỉ khả năng chuyên nghiệp dạy Toán (le Capes ) cũng dang suy thoái ,chuyển sang các ngành khoa học khác tại trường đại học. Năm 1996, 24% / học sinh tốt nghiệp Tú tài Khoa Học( S series)tìm học khoa học. Ngày nay, số này không nhiều hơn 11%.
    Những cô/ cậu tú này đi đâu ?”Họ càng ngày càng chọn ngành Y
    Martin Andler, giáo sư tại l’université de Versailles-Saint-Quentin nói “và nếu nhiều người thất bại vào năm đầu lựa chọn ,thì cũng ít người chọn toán ,họ tự nhiên chọn sinh học hơn .Sự cạnh tranh cũng đi kèm với các lớp dư bị đại học của tư nhân luyện thi vào các trường chuyên như y , công nghệ thong tin ,điện toán ….. “Chúng tôi tự thấy dang ở trong tình huống sinh viên tránh bằng cqa61p đại học khổng lồ mà họ đổ xô vào các các khóa học chọn lọc – IUT, BTS, các lớp dự bị dại học, dự bị vào trường kỹ thuật … – mà họ coi an toàn hơn đểcó thể kiếm dược việc làm “ông Andler. cho biết thêm .Nếu quay trở lại tiếp tục vẫn còn đi học, ta cũng phải thqa1c mắc hỏi bản chất của ban khoa học( S) ở bậc trung học, mất di toàn bộ nghĩa ly khoa học
    . Nói chung, Lớp học chào đón học sinh loại bình(Good)t hoặc loại bình thứ (assez bon), nhiều người trong số đó có không mong muốn cũng nhưkhông có khả năng nghiên cứu khoa học. Do đó giáo huấn cần phải suy nghĩ lại giáo dục, ngay từ các lớp học nhỏ để tạo hứng thú nhiều hơn đối với cho khoa học. Trong mọi trường hợp, phần tranh luận về ngành nghề, trong đó kêu gọi toán học ít ” gay(cassant)” hơn , nhiều ” linh sống” và cởi mở hơn .”Nhiều sinh viên không dám lao vào (LAUNCH)
    Cuối cùng, các lớp của toán học đã không thoát khỏi tình trạng thiếu các vị trí theo thời hạn năm năm trước. Nhưng “khi bạn trương khẩu hiệu” không thay thế nhân viên cứ hai thay một ““non-remplacement d’un fonctionnaire sur deux”, bạn chạy xua duổi sinh viên. Họ sẽ không tham dư cuộc thi mà cãm thấy ít cơ hội dược nhận việc làm(vi hai người dáo hạn tuổi nghỉ hưu chỉ có một người nghĩ việc, vẫn lưu dụng một người) “Pierre Arnoux, một giáo sư tại Khoa của Đại học Aix-Marseille nói.
    Một nguyên nhân khác mà không phải là cụ thể cho toán học: thời gian học kéo dài . Cải cách “chế dộ thac sĩ”( La réforme de la mastérisation)vào năm 2008, áp đặt ghi danh học chế bậc thạc sĩ 2(master) (Tú tài + 5) để tham dự một cuộc thi giáo dục (thay thay cho trươc kia bằng cử nhân hoạc Tú tài + 3). Lần đầu tiên trong năm nay, cuộc thi dã cải tiến ,học chế thạc sĩ 1(master 1) (Tú tài + 4). Nó vẫn còn đó “nhiều sinh viên không dám tham gia vào một khóa học bốn năm mà không chắc chắn có việc KHI TỐT NGHIỆPi – vì thất bại trong việctrong cuộc thi gay go nhập ngạch giáo viên” Ông nói Arnoux. “với tú tài + 1(dự bị ), như trong ngành y ,bạn có thể thử thờ vận, chẳng cần dến Tú tài + 4 -Đề giảm thiểu rủi ro này,ngày nay nhiều người ủng hộ một biện pháp khắc phục đơn giản đã được chứng minh trong quá khứ: Chỉ số dung dể hướng dẫn các trường trung học (IPES -) đã tỏ ra có hiệu nghiệm ( dả biến mất hơn 30 năm nay ), “Đó là một tình trạng giáo sinh theo học ngành sư phạm dược cấp học bổng và bảo dảm dược bổ dụng , Etienne Ghys cho biết. HÌnh như theo tôi tôi rằng dây là một phiên bản phù hợp với thời dại của chúng ta, sớm giúp thu hút được nhiều sinh viên. “Và để tránh cho học sinh thấy các em không có giáo viên đứng lớp .
    • Aurelie Collas

  3. Van Nguyen says:

    CHUYÊN THẬT Vs CHUYỆN KHÔNG THẬT :
    1.ChuyệnTHÂT- a.Nguyễn văn Trung chưa tốt nghiệp TÚ TÀI 2 -Chỉ có Tú Tài 1 thôi.
    b. Nguyễn văn Trung bê bối TÌNH DỤC bị LM.Cao Văn Luận duổi khỏi DH.Huế.
    2. Chuyện KHÔNG THẬT :DH Dalat ,Huế Kém GIÁ TRỊ HƠN DH Saigòn LÀ SAI:
    a. Khóa Tuyển Sinh CHÍNH THƯC của DH Dalat là BAN SƯ PHẠM PHÁP VĂN và TRIẾT -Sinh viên dược Tuyển là SINH VIÊN DHSP SAIGON -Do DHSP Saigon thi tuyển -Cuộc thi Tuyển chính thưc dược tồ chức tại DH SP Saigon , cùng thơi gian với cac ban khác – Chương trình tuyển dung vẫn cứ thế tiếp tục cho dến khi kết thúc hơp dồng giừa hai DH vào dăm 1965 –
    b.Ban Sư Phạm DH SP Dalat chuyển sang Chương trình giáo Dục theo mô hình dào tạo giáo dục kiểu Mỹ ,liên thông với DH .SOPHIA ở Nhật và DH.FUJEN tại Dailoan -Trong chương trình dào tại SV,SP Dalat có thời gian theo học trực tiếp tại hai DH này -Chương Trinh chưa thưc hiện dươc trao dổi TRỌN VẸN vì CHIẾN TRANH -VHCH không “tiện ” cho phép trao dổi Sinh viên như thế , sinh ra mâuuthuẫn giữa các dại học khác , nhất là một vài dại học tư chưa có diều kiện làm dươc như thế .Khi làm việc tại BÔ GD trước 1975 , người viết có diều kiện biết rõ sự kiện này (qua các văn thư tao dổi giửa Khoa Sư Phạm DH DL với Bộ Giáo Dục (phòng Ngoại viện 2).
    b.Ban giảng huấn cho ngành GD.tại DHSP Dalat trứơc 1965 :SP. Pháp Văn do GS DH văn Khoa Saigon ,DHSP Saigon & các GS. Người Pháp trong chương trinh Viện Trợ văn Hóa Pháp cùng một số linh mục Pháp ,Dòng Tên Jesuites… dảm nhận – Bàng TỐT NGHIỆP PHÁP & TRIẾT có giá trị tương dương với bang tốt nghiệp tại Pháp Canada Mỹ … Nhiều người trong số này dươcc gửi di tu nghiệp cấp cao hơn tại Pháp Dưc Anh Mỹ ….Sinh viên DHSP tốt nghiệp dược Bộ Giáo Dục bổ nhiệm –Số này chiếm tỷ lệ Giáo Sư cấp ba rất cao dảm nhiệm hai môn TRIẾT và Pháp văn – Rất dông trong số này dảm nhiệm những vị trí then chốt trong ngành GD VNCH : từ giám dôc nha sở truờng phòng, chuyên viên,Hiệu Trưởng ,Giám Học tại các trường Trung Học thì nhiều lám lám cụ thể như hai Nha Hoc Chánh và Trung Tâm Học Liệu do hai cựu SV SP. Dalat dảm nhiệm,Phòng Học Bổng Mỹ ,1 trong bốn phối trí viên Chương Trình Tổng Hợp (Chuyển đổi 80 trường TH phổ thong kiểu cũ sang mô hình TH Mỹ)-Ngoài lãnh vực thuần túy ,cựu SV tốt nghiệp hai Ban Pháp Triết còn dóng góp không nhỏ vào văn học nghệ thuật miền nam như Nguyễn Xuân Hoàng , Hoàng ngọc Biên ,Nguyễn Tử Lộc , Huỳnh Phan Anh ,Nguyễn văn Dồng …kể sao cho hết…Và ở hải ngoại hiện nay chác khó quên Phạm phú Minh (Thế kỷ 21),Tô văn Lai (Paris By Night)-
    C. Cũng từ niên khóa 1965-1966 DH Dalat di dầu với Khoa Chính Trị Kinh Doanh –với Khoa trường là GS Nguyễn Cao Hách nguyên Khoa Trưởng DH.Luật Khoa Saigon – Hai Phân Khoa 1/ Chính Trị Xã Hội do GS. Tôn Thất Thiện làm khoa trưởng –GS Thiên từng làm bộ trưởng thong tin và cựu bí thư của TT.Ngô dình Diệm dảm nhiệm –ban giảng huấn tuyệt dai da số là giáo su Luật Saigon như Vũ Quôc Thúc Vương văn Bác …cùng với các GS Học Viện Quốc gia hành chánh như Vủ Quốc Thông và NGuyển Quôc Tru (Viện Trưởng HVQGHC) …toàn bộ xuất than từ các dại học danh tiếng như Sciences Politiques Pháp hay Mỹ (Harvard …)và Cam bridge ,Oxford (anh ) –Ngành KINH DOANH thì do GS.Phó Bá Long tốt nghiệp Havard làm khoa trường –GS hai ngành Chính Trị và Kinh Doanh luôn luôn dược theo học với các giáo sư thỉnh giảnh từ Hoa Kỳ – trong dó có cả nguyên thứ trưởng Quốc Phòng Rostov nũa .Thành tựu ngành này thỉ …xi kể rất ngán , dễ kiểm chứng nhất :nay ở nươc ngoài thôi : các cựu sInh viên hai khoa này thành dạt trong sinh hoat hội nhâp ra sao thì dễ kiểm chứng lắm : GS. Dỗ Quí Toàn ()Ngô Nhân Dụng ) cựu giáo Sư DH. Laval tốt nghiệp ban kinh Doanh DH.Dalat …Lê văn Hiếu hiện là Thống dốc một tiểu bang Úc châu , tốt nghiệp cử nhân Kinh Doanh DH Dalat , Lê Dình Thông GS. Bang giao quôc tế, Dại Học Sorbone , Mai văn Dỉnh GS. Kế Toán DH.Oxford ….nguyên Sv Kinh Doanh Dalat ,rồi nhạc sĩ du ca Nguyễn Dức Quang …Còn hang ngàn người thành công trong lảnh vục chính trị, văn hóa xã hội cho dến ngày hôm nay , trong nước u4nh như tại nươc ngoài .Dù sống ở trong nươc phần lớn con cái họ dều dược cha me cho ăn học và không ít trong số này dược gủi sang các quôc gia Âu Mỷ theo học, dễ hiểu thôi …họ dang tạo ra mang lưới Liên thong cựu sinh viên …Họ còn lập cả trang mạng lien dới trọ giúp các gia dình còn trụ lại(muốn kiểm chúng .xin mỏ THU NHAN UNIVERSITY OF DALAT – và nhiều trang Web khác
    Hai Linh Mục Viện Trường LÊ VĂN LÝ Tiến Sĩ Ngử Hoc Quôc Gia Pháp ( Dại HỌc Danh Tiếng nhất nươc Pháp – GS Thục THụ DH Văn KHoa Saigon , nhà ngữ học nổi tiếng thế giới (Cấu Trúc)-
    Phó Khoa Trưởng : LM. Hoàng Quôc Trương Ph.,D (Hoa Kỳ ) GS. Thực THụ DH Khoa Học Saigon – Chuyên viên Cao cấp Hải Dương Học Thế giới cho Tổ chức Van Hóa Giáo Dục Thế Giới – dã hơp tác với tổ chưc VHGD Liên hiệp quôc trong nhiêu chương trình khảo sát hải dương học Vùng Đông Nam Á .chưa kể những chương trình hợp tác với Hoa Kỳ
    Trươc 1975 , DH .Dalat chiếm vị Trí RẤT CAO .Nếu sắp hạng chác chắn DH dược liệt vào một trong những DH hà.ang dầu hơn hẳn nhiều dại học trong vùng kể cà M Singapore ,Hongkong ,Dai loan Hàn Quôc …
    Tôi không biết về DH Huế, nhưng chác một diều DH HUẾ trươc 1975 cũng có nị tri rất cao –Chưa ai dám nói Huế Dalat thua kém DH Saigon bao giờ -Bạn nào dó có lẽ không có dịp biết qua về Giáo Dục Việt nam thôi –
    Riêng về CẢI TỔ GIÁO DỤC , bạn cũng nên biết rằng từ 1960 về trươc HỆ THỐNG GIAO DỤC PHÁP ANH hay Âu Châu có Vị thế CAO HƠN HẲN HỆ Thống Giáo Dục Mỹ,,Từ thập niên 1960 trở về sau Hệ thống Giáo Dục Mỹ mới dần dần chiếm ưu thế .Giáo Dục Mỹ chiếm uu thế một phần lớn có sự góp mạt của giới trí thưc từ âu châu dến từ khoa học (Einstein…hang trăm ngàn trí thúc tứ âu châu tới ,rất nhiều trong số này từ khôi dông Âu ,Nga ) kỷ thuận dến quản trị kinh doanh , phương pháp giáo dục mới cũng nhập cảng từ Âu châu :Anh Pháp Dực …Việt Nam Công Hòa dã “Xoay trục” rất sớm từ hệ thống giáo dục theo mô hình Cổ diển Tây Phương sang mô hình giáo Dục Tổng hợp Mỹ ngay từ giữa thập niên 1965 …di trươc cả Pháp và Anh …Vào cuối thập nie6n1960 dã bỏ TT phần l , và vào dầu thập niên 1970 chuyển sang thi tốt nghiệp Tú Tài bang mô hình Trác Nghiệm – Dồng thời triển khai hệ thống Trung Hoc Tồng hơp 8o trường TH lớn – Phát triển hệ thống giáo Dục Trung Học Kỹ Thuật và Nông Lâm Súc – Thành lập them Viện Dại Học Saigon thứ hai hoàn toàn theo hệ thống giáo dục Mỹ Thủ Dưc –do GS .Dỗ Bá Khê lam viện Trưởng .
    Nói dến giáo Dục miền Nam Lac Hâu ư ??? Có bao giở bạn njhi2n xem sự có mặt của số Bác Sỉ , Kỹ Su , các nhà giáo xuất thân từ DH miền Nam có phải MẠC CẢM TỤ TI Chua? Chác là CÓ …Nhưng không nhiều ,phải không ???Và ne61`u họ chịu làm những job không ngang tầm với hioc lực ở nươc ngoài thì nhìn vào CON CHÁU họ thế nào ???Có sánh vai dược với người bản xứ lâu dời không ???
    Tôi nghĩ một số người nào dó không thành công ở nươc ngoài thì dâm ra oán trách cho cái họ miền Nam trươc 1975 ?? nhu cái ông tiến sĩ dỏm T.K.D ???

    • vybui says:

      Thưa độc giả Van Nguyen,

      Cám ơn ô/bà cung cấp nhũng tin tức về các anh chị em “Thụ Nhân”, nhưng bạn đọc cũng muốn biết thêm về những “Sự Thật” mà ông/bà đang đề cập đến . Xin giới hạn trong 3 chuyện:

      1) Xin ông/ bà cho biết nguồn nào nói về việc ông Nguyễn Văn Trung chỉ có Tú Tài I mà vẫn được các đại học Pháp, Bỉ thu nhận là sinh viên rồi tốt nghiệp. Tài liệu nào, cá nhân nào nói rằng NVT bị LM Cao Văn Luận “đá đít” ( không cho dạy tại ĐH Huế) vì tôi lăng lăng tình ái?

      2) Là nhân viên cuả Bộ Giáo Dục, xin ông/bà cho biết văn bản nào đề cập đến việc hủy bỏ thi Tú Tài Phần Thứ Nhất (TT 1). ” Cuốí thập niên 1960 đã bỏ TT phần thứ 1…”( trích)

      3) ” Giáo Sư Cấp 3″ là giáo sư gì, ngạch trật ra sao? ( xin trích từ ý kiến cuả ô/bà: ” SV ĐH Sư Phạm tôt nghiệp được Bô giáo Dục bổ nhiệm. Số này chiếm tỉ lệ GIÁO SƯ CẤP 3 rất cao, đảm nhiệm hai môn Triết và Pháp văn…”.

      Ngoài ra, theo chỗ tôi biết không có ai là Nguyễn Quốc Trụ làm Viện Trưởng Viện QGHC. Tôi hy vọng rằng đây chỉ là sai sót trong ‘đánh máy”. ( từ Nguyễn Quốc Trị thành Nguyễn Quốc Trụ…).
      Rồi tôi cũng SẼ từ từ muốn biết về việc Anh, Pháp “xoay trục” theo MÔ HÌNH giáo dục Mỹ, (sau cả VNCH). cái đáng nói là giáo dục Anh, nhất là Pháp chạy theo mô hình giáo dục Mỹ chứ không tính đến chuyện trước hay sau VNCH).

      Trân trọng.

      • Van Nguyen says:

        Nguyễn Văn Trung chỉ có Tú tài l thôi -Vâng ,.Vào dầu thập niên 1990 ,tại hải ngoại mot GS (TQK) ban cùng học chung với NVT ờ Puginier classe Treminal xác quyết với tôi như thế-Chuyện này rùm beng dã từ lâu lám tại Saigon vào thập niên 1960 -trong giới Công giáo cũng như trong giới trí thứ, nổ ra mạnh mẽ nhất sau khi NVT lẹo teo với vọ GS LHM. bị l;inh mục Cao vằn Luận tong cổ khỏi DH Huế .Vào dầu thập niên 1950 các giáo phận công giáp mien Bác :Thanh Hoa, Phát Diệm,Bùi Chu ,Phát Diệm gửi tu sĩ tốt nghiệp Tiểu chủng viện sang các nươc Âu châu du học ,tuyệt dại da số dề không thi bang Tú Tài .DH Louvain là Dại Học Công Giáo, coi việc học hết “Tràng Nhất ” tại chủng viện túc là hoàn tất Chương Trình Trung Học .Vì vậy chỉ cần học Tiếng Pháp thôi .NVT dược theo ho5cDH Louvain là chuyện BÌNH THƯỜNG NHU TẤT CÀ NHỮNG CHỦNG SINH KHAC KHÔNG THI BẢNG TU TÀI -Chuyện nhác dến LÝ LICH NVT mà không nhác dến trường hợp khác vì NVT gây Scandale …Chuyện lăng nhảng tình ái thì nạn nhân là vọ GS.LHM hiện còn dang song ỏ Montreal – kiểm chúng rất dễ .
        2. Năm bỏ thi TT l vào dích xác nam nào thì tôi không còn nhớ rõ ,từ dó dến nay dã trên thế kỷ rồi -Tôi chỉ còn nhớ loáng thoáng vào cuối thâp niên 1960 hoạc dầu thập niên 1970 . Quí vị nên tham khảo những vị thi tốt nghiệp vào khoảng thời gian ấy .-Tôi không trưc tiếp phụ trách ngành khảo thí nên chỉ theo dõi tồng quát vấn dề này – Ngành “Chuyên môn của tôi là quản lý ngành theo dõi chương trình giảng dạy Tại các trường Trung học Công lập toàn bô VNCH .
        Giao Sư cấp ba-Dánh vội trên web ->Giáo Viên cấp ba tiếng VIệt Công – Từ ngày xưa gọi là Giáo Sư Trung Học Dệ Nhị Cấp (thuôc ngach A, cao nhất trong hang ngạch trật công chức VN CH. KHị dược bổ nhiệm sinh vioe6n dươc hưởng chỉ số 47O dành cho những người Tốt Nghiệp DHSP (học 3 hoặc 4 nam ) và người dậu Củ nhân giao khoa -vào nàm 1963 tính ra tiền lúc ấy là 7400$ – có thể mua dược 1 lạng vàng – Nếu dung lớp còn dược hưởng phu cấp dạy là 1600 $ nữa – MỖi tuần phải day 16 giờ – trên số giò qui dịnh ấy , mỗi giờ dược hưởng 160 $ gọi là giờ phụ – Nhưng không dược dạy quá 8 giờ phụ -SAu hai năm (tối thiểu ) có thể làm dơn xin thăng trật mỗi trật tang them 40 chỉ số
        4. Diều rỏ nhsa61 là hệ thong Giáo Dục Pháp và Anh “cồ diển ” dạy theo hệ thong CHỨNG CHÌ sau chuyển sang hệ thong TÍn CHỉ – Trươc dây Pháp không có cấp bang Master (Maitrise ) sau nảy mới chuyển sang hệ thong Maitrise .. Chuyện này dài và phức tạp – khi nào rang , có thời giqan lâu hơn tôi sẽ giới thiệu LINK dể ông tham khảo
        Tôi xin lỗi dánh máy lộn tên GS NGuyễn Quốc TRi .

      • Van Nguyen says:

        Hỏi ” Là nhân viên cuả Bộ Giáo Dục, xin ông/bà cho biết văn bản nào đề cập đến việc hủy bỏ thi Tú Tài Phần Thứ Nhất (TT 1). ” Cuốí thập niên 1960 đã bỏ TT phần thứ 1…”( trích)
        Xin dáp :Bỏ Tú tài I

        Niên khóa 1972-1973, bởi Nghị Định số 939 GD/KHPC/HV/NĐ[17] bãi bỏ Tú tài I và chỉ thi mỗi một bằng Tú tài toàn phần, nay gọi là Tú tài phổ thông xem như bằng tốt nghiệp trung học.[10] Tú tài phổ thông sau đó được tổ chức thi vào 2 đợt: khoảng Tháng Sáu đến Tháng Bảy và lần nữa vào Tháng Tám Tháng Chín mỗi năm.[18]

        Thi trắc nghiệm

        Việc chấm thi cũng đổi vì thay vì viết luận văn, bài thi được soạn theo thể trắc nghiệm để chấm bằng máy điện toán IBM bắt đầu từ năm 1974. Tỷ số trúng tuyển tăng lên thành 50%.[19]

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thưa ,

      Dân xin ngã nón chào các anh chàng “quởn trị” – khoa “chén trị la-de Đò Lạc ” ( Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt) , có một thời …”đi kế ” bên Dân….năm 80

      Phải thừa nhận mấy chàng quởn trị này có “bỏn lãnh” , vô cùng thông minh , nói ít hiểu nhiều , không nói cũng hiểu & rất dễ mến.

      Merci Van Nguyen cho một dư âm bất ngờ chợt hiện

      Ki’nh

  4. Nguyễn Thế Viên says:

    Tôi chia sẻ với Trúc Bạch và xin thêm:
    Thời gian quá ngắn (9 năm) để có thể thay đổi cả một nền giáo dục. Không chỉ có Giáo Dục, mà còn ở rất nhiều vấn đề sinh tử cuả quốc gia,TT Ngô Đình Diệm từng lúng túng trước việc tiến chậm để có sự chuyển tiếp êm thấm và không mắt lòng dân (thực ra là thiểu số to mòm, to thế trong XH) hay tiến nhanh để kịp thời đối phó với nguy cơ CS xâm lăng! Tôi còn nhớ có nghe trong một diễn văn truyền thanh, TT Diệm băn khoăn (đại ý) ” xây dung Áp Chiến Lược châm và chắc thì đượ lòng dân, còn gom dân lập ấp nhanh thì dân chúng sẽ bất mãn. Tuy nhiên nguy cơ xâm lăng cuả CS không thẻ không khiến chúng ta gấp rút trong việc xây dung quốc sách ACL. Dần dà chúng ta sẽ điều chỉnh và dân chúng sẽ hiểu qua việc được hưởng an ninh và phát triển kinh tế cuả chương trình ACL mà ủng hộ chúng ta…” TT Diệm hoàn toàn đúng! Quốc sách ACL đã thành công đặc biệt ở Miền Trung. Chính tài lieu CS sau này cũng đã phải công nhận điều này. Kể cả Mỹ, họ cũng không ưa ACL vì nhờ chính sách tam túc cuả ACL mà VNCH có cơ may it lệ thuộc vào viện trợ HK hơn. Việc HK cắt một phần viện trợ vào năm 1963 mà ông Diệm không nao núng là một dẫn chứng. Không biết có phải do lệnh cuả Mỹ và cả VC(?) không mà Dương Văn Minh sau khi giết chết TT Ngô Đình Diệm thì tức khắc huỷ bỏ quốc sách ACL và trao nông thôn cho CS.
    Đế quốc TB và CS đã,đang và luôn luôn cấu kết với nhau. Vậy mà vẫn có kẻ còn hoàn toàn mù quáng tin tưởng vào Mỹ. Chúng ta cần Mỹ, nhưng đừng mù quáng và ảo tưởng vào TB Mỹ.
    Nguyễn Thế Viên

  5. daihoc says:

    t/g Nguyễn văn Lục đề cập vấn đề này nếu là để nhìn lại quá khứ thì được, nhưng nếu để vinh danh nền giao dục xưa thì không nên vì giáo dục thời xưa lạc hậu, chịu ảnh hưởng hoàn toàn của giáo dục lỗi thời lạc hậu của Pháp

    Nay nhìn lại giáo dục miền nam thời ông Diệm còn chịu ảnh hưởng quá nặng của giáo dục Pháp, từ chương, lý thuyết. Giáo dục đại học ngả về từ chương, lý thuyết. Tại Đại học luật khoa SG, các giáo sư có văn bang đàng hoàng, tại Đại học văn khoa SG thì khoảng 90% các Giáo sư không có văn bằng xứng đáng, rất nhiều ông chỉ có cử nhân cũng đậy đại học

    Giáo dục Mỹ hơn giao dục Pháp ở chỗ thực dụng, đào tạo những người phục vụ sản xuất, kinh tế…
    Hồi đó nói chung văn bằng đại học Saigon giá trị hơn các đại học khác thí dụ Huế, Đà lạt, thi cử khó khăn hơn. Hồi đó cũng đã có kỳ thị đại học, đại học Saigon có khuynh hướng khi dể đại học Huế , Đà lạt

    • TỨ NGÀN says:

      NÓI ĐI NÓI LẠI

      Nói đi nói lại cho vui
      Cũng đành quá khứ ngậm ngùi vậy thôi !
      Nhìn chung giáo dục không tồi
      Đoạn sau kiểu Mỹ khác hồi Pháp xưa !
      Dẫu rằng còn ánh sao thưa
      Nhưng đà hứa hẹn một trời rạng đông !
      Vậy nên cần thật với lòng
      Miền Nam giáo dục quả dòng khơi sâu !

      Ý NGÀN
      (13/8/14)

    • Trúc Bạch says:

      Nền giáo dục của VNCH thời ông Diệm – là một nền giáo dục của một quốc gia còn non trẻ, vừa được trao trả độc lập, như thế thì àm sao tránh khỏi việc bị ảnh hưởng của nên giáo dục Pháp đã có từ 100 năm trước đó ?

      Chính việc phải dùng đến những người “không có văn bằng tương xứng” để giảng dậy cũng đã đủ nói lên tình trạng thiếu giáo sư trầm trọng , và sự thiếu ở đây chính là do chưa đào tạo kịp để thay thế những giáo sư gốc Pháp hay những giáo sư (Việt) có quốc tích Pháp theo Pháp về …Pháp .

      Chuyện phải tạm thời dùng những người không có văn bằng tương xứng – nhưng có trình độ tương đối – là điều bắt buộc, không thể lấy thế làm điều chê trách .

      Không ai tài giỏi đến độ chỉ có sáu (6) năm Từ 1957 đến 1963 là có thể gọt bỏ mọi ảnh hưởng của một nền giáo dục đã có gần 100 năm của Pháp .

      Muốn thay thế nền giáo dục Pháp đã ăn xâu cả trăm năm thì it nhất cũng cần một thời gian chuyển tiếp là mười năm (hoặc 12 năm theo hệ giáo dục 12)

      Xin đơn cử một ví dụ về việc ông Diệm đã cố gắng thoát khỏi càng nhanh càng tốt ảnh hưởng của người Pháp (riêng) trong lãnh vực quân sự qua câu chuyện sau :

      Cha tôi có người anh là sĩ quan quân đội Quốc Gia VN trong Liên Hiệp Pháp (chứ không phải trong quân đội Pháp) – sau 1954 ông được chuyển qua Quân Đội VNCH và được về làm tại một trường huấn luyện ở Nhatrang – gọi là trường Biệt Động Đội (nếu tôi nhớ không lầm) –

      Sau năm 1963, tôi nghe ông kể với cha tôi rằng :

      Chính phủ Ngô Đình Diệm đang có chủ trương đào tạo gấp rút các sĩ quan và hạ sĩ quan tại các trường hoàn toàn do VN đào tạo, để thay thế các sĩ quan và hạ sĩ quan xuất thân từ quân đội Pháp , cũng chính vì thế mà một số tướng lĩnh gốc “Lê Dương” rất ghét ông Diệm – Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân góp phần vào việc đám loạn tướng thân Pháp, (nhưng lại) nhận tiền Mỹ để giết hại anh em ông Diệm .

      Sau khi anh em ông diệm bị hại thì những tướng lãnh gốc “Lê Dương” hoặc ảnh hưởng Pháp như Dương Văn Minh ,v.v….mới có thể tiếp tục nắm giữ quân đội .

      Xin đừng vì “cảm tính”, mà hãy công tâm để chứng tỏ mình là “daihoc” (đại học ?)!

    • noileo says:

      Trích: “t/g Nguyễn văn Lục đề cập vấn đề này nếu là để nhìn lại quá khứ thì được, nhưng nếu để vinh danh nền giao dục xưa thì không nên vì giáo dục thời xưa lạc hậu, chịu ảnh hưởng hoàn toàn của giáo dục lỗi thời lạc hậu của Pháp

      ………..

      Giáo dục Mỹ hơn giao dục Pháp ở chỗ thực dụng, đào tạo những người phục vụ sản xuất, kinh tế… “(daihoc says: 12/08/2014 at 13:18)

      Sự tốt đẹp của nền giáo dục VNCH, nền giáo dục VNCH duoc vinh danh không phải ở chỗ nó còn hay hết “ảnh hưởng nền giáo dục Pháp” không phải ở chỗ nó chịu thêm nhiều hay ít “ảnh hưởng nền giáo dục Mỹ, không phải ở chỗ thi cử bằng một luận văn, hay bằng abc khoanh, không phải ở chỗ thực dụng hay tu chuong….

      Những khác biệt như trên, tuy có tạo nên một số hiệu quả, nhưng vẫn chỉ là râu ria, nếu có gì sai sót thì sai sót ấy có thể đuọc sửa chữa, không phải là “cốt lõi” tạo nên sự tốt đẹp của nền giáo dục VNCH.

      Cái tốt đẹp của nền giáo dục VNCH, cái cốt lõi của nền giáo dục VNCH, khiến nó tốt đẹp là cái tính cách “nhân bản, dân tộc, tự do khai phóng”,

      và nền giáo dục nhân bản, dân tộc, tự do, khai phóng ấy đã có, đã đuọc ấn định, đã được thực thi từ thời đệ nhất Cộng Hòa, khi còn Tổng thống Ngô Đình Diệm, và càng ngày càng đuọc hoàn thiện hơn

      cho đến tháng 4-1975 thì nền giáo dục tử tế ấy đột ngột bị dập vùi & xóa bỏ, khởi sự bằng các cuộc “lễ” đốt sách VNCH tiến hành bởi quân chiếm đóng, quân cộng sản VNDCCH vô học, bọn Việt cộng Lê Duẩn & Việt cộng Hồ chí minh man rợ, dâm ác, vô giáo dục, vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu, bọn trí thức kiki, trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ bắc Việt chuyên nghề làm chứng gian che dấu tội ác cộng sản, lực lượng chiếm đóng VNCH.

    • Trùng-Dương says:

      Ối giời ! Nói cho lắm cũng vẫn còn thua hơn “không nói”. Dốt thì im lại một tí. Sự học của VN thời trước, ngay cả khi quốc gia hùng mạnh là theo khuôn khổ Trung Hoa. Các nước láng giềng Đại Hàn và Nhật cũng là thế.

      Một thời gian rất lâu, nước Pháp với nền văn minh là trung tâm khoa học và, kinh tế và mỹ thuật của Châu Âu. Tiếng Pháp cũng là tiếng ngoại giao trên thế giới. Paris có tên Ville de Lumière chắc là vì ở đó có thắp nhiều đèn nhể. Và the USA có từ đâu ra nếu không phải từ Anh Quốc? Các bậc thông thái của USA cũng lặn lội học từ Châu Âu.

      Chỉ là the USA, khi các nước cho việc “đi học” là cho kẻ có tiền thì họ, vì tương lai đã cho miễn phí bậc tiểu và trung học từ… đầu thế kỷ 20.

      Nay, VN mới ra khỏi đô hộ của Pháp, trong khi USA mãi vẫn không thèm biết đến chỗ ấy lại nghe phán như thần “giáo dục thời xưa lạc hậu, chịu ảnh hưởng hoàn toàn của giáo dục lỗi thời lạc hậu của Pháp”.

      Lỗi thời lạc hậu làm sao khi các đấng bậc VN đã từng giảng dậy ĐH, có bằng tiến sỹ ở Mỹ đều đã học ở Pháp. Các ông bác sỹ tiếng tăm cũng từng ở Pháp. Bố của bạn tôi sau khi có bằng cao học “kỹ sư canh nông” tại Pháp năm 1958 đã sang Mỹ tiếp tục Ph.D. Chắc tại lạc hậu như cụ đây chăng. Các kẻ giỏi của VN thời đầu thế kỷ 20 chui ra từ lỗ nẻ của giáo dục nào?

      Có thằng nào mới đẻ hơn tháng mà đã biết chạy ! Dần dần mà chuyển hướng chứ nhể. Ơ thấy phán như thánh “giáo dục thời xưa lạc hậu, chịu ảnh hưởng hoàn toàn của giáo dục lỗi thời lạc hậu của Pháp”, nhưng chẳng biết gia đình thánh hiền “học đại” thời trước 1945 có ai đỗ đạt gì chăng?

  6. nguenha says:

    ” gs NVTrung vào Saigon vì lý do chính trị” Điều nầy không được đúng ! Sự việc lăng nhăng giửa Phu nhân của GS LHM và Ông NVT đến tai Cha Luận. Do đó Ông NVT vào Sai gòn theo yêu cầu của
    Linh mục Viện trưởng !??

    • TRĂNG NGÀN says:

      CÁI CHI CHI

      Tình yêu là cái chi chi
      Có chi chi cũng chi chi với tình
      Chi chi vẫn cái bực mình
      Nhưng chi chi mới cái tình vậy thôi
      Bây giờ nghĩ lại bồi hồi
      Qua rồi mọi cái một thời chi chi !

      NON NGÀN
      (12/8/14)

    • Trịnh Xuân Viễn says:

      Nguyễn Văn Trung là một nhà tu xuất. Khi được gởi đi du học bên Pháp thì NVT đã có manh ý xuất tục, nhưng quyết định chờ sau khi học thành tài rồi mới xuất để dễ làm ăn trong xã hội Việt Nam thời đó. Có nhiều bài viết của NVT mang nhiều ám ảnh về vấn đề tình dục nên khi lửa gần rơm thì cháy, cuộc tình vụng trộm ngắn ngủi của NVT với vợ của LHM là thể hiện của tịnh trạng bị ám ảnh này. Thực ra, tất cả các đề tài của NVT chẳng mấy có giá trị triết học gì cả, chỉ là những nhận định nông cạn.

      • vybui says:

        Khi đề cập đến một vấn đề nghiêm chỉnh, Văn Học Miền Nam, không ai quan tâm đến những (loại) ý kiến cuả Trịnh Xuân Viễn! Người đọc tin vào (và có trình độ để duyệt lại) những đánh giá cuả Nguyên Sa, cuả Võ Phiến, một phần vì tầm hiểu biết chuyên môn cuả họ, phần khác vì thiện ý, thiện chí cuả hai ông.

        1) Nguyên Sa Trần Bích Lan: Theo Nguyên Sa thì văn chương miền Nam gồm 4 khối lớn: Nhóm “Sáng Tạo” cuả Mai Thảo, Nhóm “Đất Nước” cuả Nguyễn Văn Trung, Nhóm “Bách Khoa” với Võ Phiến, và nhóm thứ tư gồm những nhà văn, nhà thơ độc lập kể từ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng…đến Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Du Tử Lê v.v… (Tạp chí Đời, California, số 37, tháng 10 năm 1985, trang 10).

        2) Võ Phiến: Sau khi nhận định về vai trò cuả Nguyễn văn Trung trên tờ Đại Học, Võ Phiến kết luận:
        ” Quả là “khối” Nguyễn Văn Trung có tầm ảnh hưởng lớn, cái ảnh hưởng ấy bắt đầu từ trước(khi có) tờ Đất Nước ( số 1 xuất bản tháng 11/1967), ngay từ thời (tờ) “Đại Học”, mặc dù NVT không là Chủ Nhiệm cuả tờ báo này( LM Cao Văn Luận). Tờ Đại Học tiếp tục xuất bản cho tới 1964, nhưng nó đã mất sức thu hút từ khi Nguyễn Văn Trung rời Huế vào Sài Gòn nhiều năm trước”.
        ( Võ Phiến, Văn Học Miền Nam: Tổng quan, giai đoạn 1954-1963).

    • Vân Nam says:

      Nếu Nguyễn Văn Trung phải rời Huế vào SG là do “lăng nhăng” và bị LM Viện Trưởng Cao Văn Luận “yêu cầu” thì sao lại có 2 dấu chấm hỏi (??) ở cuối câu? Nếu đã không chắc thì “nguyenha” có nên viết rằng: (” gs NVTrung vào Saigon vì lý do chính trị”. Điều này không đúng!)?

      Theo GS Nguyễn Văn Trường (cựu Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục, thời Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp), một trong những người cộng tác với Đại Học Huế từ những ngày đầu với chức danh Giảng Nghiệm Viên khoa Toán, Trường ĐHSP Huế, thì chính Giám Mục Ngô Đình Thục áp lực với Sài Gòn để NVT phải rời Đại Học Huế. Còn lý do tại sao thì GS Trường không nói.( xem Namkyluctinh.org, bài nói về LM Cao Văn Luận).

  7. Nguyễn Trọng Dân says:

    TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA
    *********************

    Dưới những nỗ lực của Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục là giáo sư Trần Hữu Thế ( sau này có đãm nhiệm Viện Trưởng Viện Đại Học Huế năm 1963 ) , đại hội Giáo dục Quốc Gia lần đầu tại thủ đô Sài Gòn được tổ chức ( hình như là vào năm 1958 ) đưa ra BA NGUYÊN TẮC căn bản của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa , kéo dài cho đến năm 1975

    I. NHÂN BẢN :

    Mục tiêu hàng đầu của giáo dục Việt Nam Cộng Hòa phải là phát triển TRI THỨC & NHÂN CÁCH con người một cách tự do & bình đẳng

    Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa không chấp nhận mọi hình thức trở thành công cụ tuyên truyền cho chế độ chính trị , cho lãnh tụ chính trị & ép buộc con người phải trung thành mù quáng vào các thế lực Đảng phái ý thức hệ chính trị – nhất là ý thức hệ Cộng Sản Mác- Lê -Mao

    Những biểu ngữ kiểu mà ngày nay ta thấy tại các trường học ca ngợi Đảng , Hồ thể hiện giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là một công cụ tuyên truyền , trói buộc con người không hơn không kém

    II. DÂN TỘC

    Mục tiêu quan trọng thứ hai của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nêu lên SỰ THẬT về giá trị nhân bản của con người & dân tộc Việt Nam , trong đó nhằm cũng cố sự đoàn kết- tình tự dân tộc hơn là kêu gọi Đấu Tố , đánh Tư Sản , chia rẽ dân tộc như Cộng Phỉ Mác Lê Mao

    Trong mục tiêu Dân Tộc , sử sách Văn Hiến nước nhà được chỉ dạy cẩn thận kỹ lưỡng- ĐÚNG SỰ THẬT , không bỏ đi , dấu diếm , như chỉ dạy Văn thơ Tố Hữu- bạo lực Cộng Sản như ta thấy trong nền giáo dục tuyên truyền của Cộng Phỉ

    III. KHAI PHÓNG

    Nguyên tắc của giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là phải làm tròn bổn phận căn bản của giáo dục , tức là tạo khả năng để con người thoát ra khỏi những khuôn khổ suy luận lệch lạc bảo thủ sai lầm do bị giáo dục sai sự thật , bị gò bó trói buộc không bình đẳng giữa người & người trong khuôn khổ của giáo hệ như Cộng Sản , Khổng giáo chẳng hạn

    Ngoài ra , giáo dục Việt Nam Cộng Hòa phải mở rộng cửa để con người tiếp cận & học hỏi những văn minh rực rỡ của nhân loại từ Khoa Học , Triết , Quản trị , văn chương , Khảo cổ….etc

    IV.KẾT

    Bằng cách bám trụ , giử vững ba nguyên tắc này , nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa thành công không ngờ giữa tiếng súng nổ không ngừng của chiến tranh khốc liệt , tạo ra hàng loạt các thế hệ đầy Nhân Bản-Dân Tộc Tính- với nhận thức khai phóng văn minh tiến bộ – khiến chủ nghĩa Cộng Sản đã thất bại khi cố nhuộm đỏ – nhồi dốt người dân miền Nam

    Không những thế , nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đang lần hồi QUAY TRỞ LẠI xã hội Việt Nam trước thất bại của nền giáo dục XHCN

    Chiếc áo dài nử sinh bị cấm sau năm 1975 đã được trở thành đồng phục trở lại sau năm 1987 . Các giờ học về văn học tiền nhân lần hồi được thêm giờ thay vì chỉ toàn là học thơ Tố Hữu . Các hệ thống tư thục theo lề lối Việt Nam Cộng Hòa cũng lần hồi được thiết lập

    Càng phục hồi nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa nhanh chóng bao nhiêu , tương lai đất nước càng phát triển vững chắc bấy nhiêu .

    Ki’nh

  8. noileo says:

    Thế “mạnh” của Hồ Chí Minh và bọn cộng sản Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa & trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ:

    -bản công hàm Hoàng Sa 1958
    -cuộc hợp tác với giặc tàu chia cắt Việt nam năm 1954
    -cuộc khủng bố cải cách ruộng đất
    -cuộc ăn cứt tàu, rước giặc tàu vào VN từ 1950

  9. NON NGÀN says:

    NGUYỄN VĂN LỤC

    Hoan hô Nguyễn Văn Lục
    Đầy tâm huyết hiện thời
    Đứng ra phục hoạt lại
    Tờ Đại Học ngày nào !

    Đó là tờ Tạp Chí
    Đại học Huế ngày xưa
    Một thời rất nổi tiếng
    Đứng đầu Nguyễn Văn Trung !

    Nhưng ngoài Giáo sư Trung
    Còn kể thêm ai nữa
    Chính là Cao Văn Luận
    Vị linh mục đỡ đầu !

    Đã qua 56 năm
    Với 300 bài viết
    Khoảng 4000 trang tư liệu
    Quả cả một gia tài !

    Bao nhiêu vị trí thức
    Cùng cộng tác viết bài
    Bây giờ không còn nữa
    Mà giá trị còn hoài !

    Đúng thời Tổng thống Diệm
    Có ba việc để đời
    Trường Võ Bị, Trường Hành Chánh
    Đại học Huế kia rồi !

    Đó là ba việc lớn
    Người sáng suốt trong đời
    Vì Quốc gia Đại sự
    Nhất định phải làm thôi !

    Chuyện thường nhưng không nhỏ
    Như rường cột Nước nhà
    Một lần đã thể hiện
    Ngàn năm không phôi pha !

    Những ai từng đã đọc
    Tờ Đại Học ngày xưa
    Có bao giờ quên được
    Như mới vừa hôm qua !

    THƯỢNG NGÀN
    (11/8/14)

  10. Nguyễn Thế Viên says:

    Việt Nam đầy oan nghiệt, mà Huế là tiêu biểu nhất. Ngày nay chúng ta hoài vọng một Miền Nam tự do . Riêng người xứ Huế còn theê hoài vọng cả một thời kỳ huy hoàng cuả triều đình Nhà Nguyễn.
    Nguyễn Thế Viên

Phản hồi