WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc đối mặt Việt Nam: Cuộc xung đột lớn trên Biển Đông

Richard Javad Heydarian/The National Interest

Lê Quốc Tuấn chuyển Việt Ngữ

Phó thủ tướng VN Phạm Bình Minh tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh TTXVN

Phó thủ tướng VN Phạm Bình Minh tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh TTXVN

Việc Trung Quốc quyết định rút giàn khoan hiện đại ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 dặm của Việt Nam mới đây vì cảnh giác sau gần bốn tháng xô sát dữ dội trên biển giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam, vốn gây nên cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất giữa hai nước cộng sản kể từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, đã được các quốc gia láng giềng và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn thận trọng hoan ngênh.

Trong suốt mấy tháng trời khủng hoảng vì Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan Hải Yến 981 trị giá 1 tỷ bạc vào vùng biển tranh chấp với Việt Nam này, các quan chức ở Hà Nội phải đối mặt với một tình thế khó xử có tính sống còn: Một mặt, lo sợ sâu sắc với nhiệt tình ái quốc bùng nổ trên đường phố Hà Nội và khắp đất nước, dẫn đến bạo loạn tàn phá các nhà máy nước ngoài và cuộc di tản của hàng ngàn công dân Trung Quốc, một khác, phải đối mặt với viễn cảnh của một thách thức hải lực có tính tàn phá vì những hạm đội trang bị tốt hơn của các lực lượng bán quân sự Trung Quốc bảo vệ giàn khoan dầu.

Vẫn hoảng kinh bởi quyết định phá hoại các cuộc đàm phán song phương trước đây nhằm làm giảm căng thẳng cuộc tranh chấp ở biển Đông của Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã đặc biệt không yên tâm với việc Trung Quốc công bố kế hoạch rút giàn khoan dầu vào giữa tháng Tám. Như đại sứ Việt Nam ở Manila, Trương Triều Dương, gần đây đã nói với tôi, “các hoạt động của Trung Quốc vi phạm những thỏa thuận cấp cao của hai nước về việc không xâm lược và không làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.”

Người ta có thể nhận thấy một cảm giác bị phản bội trong nhiều nhà ngoại giao Việt Nam, những người từng không mệt mỏi tìm cách ngăn chặn cuộc đối đầu vũ trang, làm sâu sắc thêm những căng thẳng lãnh thổ với nước láng giềng hùng mạnh của mình. Việc triển khai giàn khoan dầu phần lớn đã được nhìn như một động tác có tính cơ hội để tăng cường tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và xoa dịu các nhóm lợi ích dân tộc ở trong nước.

Có những mối lo ngại thật sự rằng Trung Quốc sẽ tính đến một sự hiện diện thường trực ở những khu vực tranh chấp, củng cố đòi hỏi của mình bằng cách gửi thêm các giàn khoan dầu đi kèm với một đội bảo vệ dày đặc của tàu hải quân và Cảnh sát biển Trung Quốc. Nói cho cùng, trong những thập niên cuối của Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã từng tỏ ra không chút do dự trong việc cưỡng chế trục xuất các lực lượng (Nam) Việt Nam ra khỏi chuỗi đảo Hoàng Sa và, sau đó là các lực lượng Việt Nam (thống nhất) ra khỏi vị trí chiến lược trong chuỗi quần đảo Trường Sa.

Căn cứ vào sức mạnh bất cân xứng ngày càng lớn giữa hai nước láng giềng trong những thập kỷ gần đây, Hà Nội lo lắng tự hỏi liệu có thể cản ngăn những hành động khiêu khích hơn của Trung Quốc. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến tính hợp pháp chính trị ở trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Cũng có những mối quan tâm với triển vọng của một làn sóng mới những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vốn có thể làm suy giảm hấp dẫn của Việt Nam, nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là giới doanh nhân Trung Quốc quan tâm đến chi phí lao động phải chăng và vị trí thuận lợi của đất nước.

Chắc chắn, quyết định rút giàn khoan dầu một tháng trước thời hạn của Trung Quốc khiến các chính phủ và các chuyên gia trong khu vực bối rối. Để giải thích thủ đoạn mới nhất của Trung Quốc, các nhà phân tích đã đề cập đến một số yếu tố thúc đẩy, từ mối đe dọa của việc duy trì khai thác hydrocarbon phức tạp giữa một mùa mưa bão trong khu vực đến các suy diễn về một món hời ngoại giao có thể đã đạt được giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Nhưng lời giải thích tốt hơn chính là Trung Quốc đã (một lần nữa) có được cuộc tái kiểm tra tình hình lãnh thổ của mình để trở lại chiến lược sử dụng các biện pháp lâu nay của mình tạm thời làm giảm nhẹ căng thẳng để cải thiện áp lực quốc tế trong khu vực.

Đà dịch chuyển

Trong tác phẩm uy tín của mình, On China, Henry Kissinger đã thông minh nắm bắt được văn hóa chiến lược của Trung Quốc qua việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các khái niệm như đà chiến lược và cân bằng sức mạnh trong các tính toán về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Trung Quốc, như bất cứ diễn viên hiện thực khôn ngoan nào, dù đánh giá cao các sức mạnh cứng trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia, nhưng các biến số tâm lý và nhận thức của đà dịch chuyển trong cấu hình quyền lực quốc tế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Trung Quốc có thể có giá trị như một diễn viên bản xứ mạnh nhất ở châu Á, nhưng các nhà lãnh đạo của họ cũng biết rằng mình khó có thể đảm bảo được sự thành công trong cuộc tranh dành vai trò lãnh đạo trong khu vực. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm cách thay thế Hoa Kỳ như một sức mạnh ưu việt ở châu Á, Bắc Kinh cũng không thể kham nổi việc hành động như một quyền lực hung hăng, nhất quyết thúc đẩy lợi ích của mình bằng chi phí của các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Các tranh chấp đang diễn ra ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông, đang phá hoại đáng kể hình ảnh của Trung Quốc trong các nước láng giềng và trong thế giới rộng lớn hơn.

Ví dụ, một cuộc khảo sát mới do Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, đa số trong tám quốc gia châu Á đã báo động về hành vi gia tăng những tranh cãi lãnh thổ với các quốc gia yêu sách đối thủ của Trung Quốc trong vùng biển Nam và Đông Trung Hoa. Một số nước láng giềng đã bị hoảng kinh và cảm thấy ngày càng dễ bị tổn thương với năng lực hải quân và tính quyết đoán về lãnh thổ của Trung Quốc. Tại Philippines, quốc gia được xem như cầu thủ yếu nhất trong số các thành phần đang tranh chấp ở biển Nam Trung Quốc, 93 phần trăm số người được hỏi đã nói rằng họ đã “rất quan tâm” tới các tranh chấp đang diễn ra, tiếp theo là Nhật Bản (85 phần trăm) và Việt Nam (84 phần trăm). Những nước không tranh chấp, như Hàn Quốc, vốn phụ thuộc rất nặng nề vào hành lang di chuyển các sản phẩm dầu khí nhập khẩu qua vùng biển tranh chấp, cũng cho thấy một cảm giác cảnh giác sâu sắc, với 83 phần trăm số người được hỏi bày tỏ suy nghĩ tương tự. Ngay cả ở Trung Quốc, cầu thủ chiếm ưu thế trong các tranh chấp, hơn 60 phần trăm số dân được hỏi đã bày tỏ sự lo ngại về triển vọng của một cuộc xung đột vũ trang về các tính chất tranh chấp.

Đáng lo ngại, ác cảm đối với Trung Quốc đã trở nên chủ đạo: Các công dân Philippines, Việt Nam và Nhật Bản xem Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của họ, làm phức tạp thêm triển vọng của bất kỳ thỏa hiệp ngoại giao có ý nghĩa nào trong tương lai gần. Trong khi đó, mối quan tâm trong khu vực về sự quyết đoán trong các tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đã tạo điều kiện cho việc phục hồi đáng chú ý hình ảnh toàn cầu của Hoa Kỳ, đặc biệt là ở châu Á, bất chấp những lo ngại về cam kết và khả năng tài chính của chính quyền Obama để đẩy lùi cường quốc đang lên như Trung Quốc nhằm bảo vệ các đồng minh của mình đang bị bao vây. Không nghi ngờ gì, Mỹ tiếp tục được xếp hạng rất cao, trong một số quốc gia châu Á.

Tất cả các lựa chọn đều có thể mặc cả được

Trong những tuần gần đây, các chuyên gia như Alexander Vuving và Zachary Abuza đã lịch sự tranh cãi rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan dầu trước hạn định có thể do một thoả thuận có chủ ý đằng sau hậu trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Để (tạm thời) đổi lấy sự buông tha của Trung Quốc trong khu vực này, họ cung cấp khả năng rằng Việt Nam được cho là đã đồng ý xét lại việc tăng cường các quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ và từ bỏ kế hoạch trước đó là đưa cuộc tranh trấp ở biển Đông ra một đệ tam nhân để phân xử – vốn sẽ củng cố thêm vụ khiếu kiện của Philippines ở The Hague.

Căn cứ vào cuộc nói chuyện của tôi với các quan chức Việt Nam, rõ ràng rằng Hà Nội đã không nhận ra bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp thực sự nào về phía Trung Quốc. Và cũng không ngạc nhiên, họ cương quyết phủ nhận việc đã có bất kỳ mặc cả nào với Trung Quốc như lập luận của Vuving và Abuza. Vì Trung Quốc có thời gian và một lần nữa đã chứng tỏ xu hướng đơn phương xây dựng các bằng chứng của mình ở Biển Đông, Việt Nam không thể làm gì khác hơn là giữ tất cả các lựa chọn trên bàn thương lượng, đặc biệt là những lựa chọn có liên quan đến sự cần thiết phải tăng cường quan hệ quốc phòng với các cường quốc bên ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Đối với kế hoạch của Việt Nam để nộp đơn khiếu nại pháp lý chống lại Trung Quốc, người ta có thể cho rằng Hà Nội có lý để thúc đẩy mối đe dọa về trọng tài pháp lý và cẩn thận quan sát nhằm rút ra bài học từ kết quả vụ khiếu kiện chjống lại Trung Quốc của Philippines đang diễn ra. (Chưa kể đến việc tốn kém thời gian phức tạp cho việc tạo dựng một trường hợp khiếu kiện và lựa chọn các cơ quan trọng tài thích hợp để xét xử những tuyên bố và hành động của Trung Quốc.)

Trong khi chính sách ngoại giao chia nhỏ và dọa dẫm nhẹ của Trung Quốc ở Biển Đông đã được chứng minh là khá thành công, người ta phải xem xét đến thực tế rằng Bắc Kinh không phải hoàn toàn không nhạy cảm với các chi phí về ngoại giao từ các cách giải quyết tình hình lãnh thổ của mình. Bên cạnh những khó khăn về hậu cần trong việc duy trì hoạt động bán quân sự và quân sự rộng lớn trên vùng biển tranh chấp, nhà chức trách Trung Quốc cũng đang lo lắng với các phát triển chiến lược đồng bộ giữa các quốc gia yêu sách đối thủ trong khu vực Biển Đông, cụ thể là Việt Nam, Philippines và Malaysia, vốn đã nồng nhiệt chào đón một dấu chân chiến lược sâu sắc hơn của Mỹ trong khu vực.

Trong thực tế, ngay cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dưới sự chủ trì của Myanmar, một đồng minh lịch sử của Trung Quốc, cũng đã nhiều lần bày tỏ sự “lo ngại nghiêm trọng” của mình đối với các tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông. Trong Hội nghị Bộ trưởng ASEAN vừa kết thúc (AMM), các nước thành viên rõ ràng ủng hộ một giải pháp giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc, hoàn thiện một luật có tính ràng buộc ứng xử (CoC) và chấm dứt những hành động đơn phương của các bên tranh chấp. Tất cả các tuyên bố này là một lời chỉ trích các hành động khiêu khích của Trung Quốc, khuyến khích các cầu thủ khác trở nên mạnh dạn và chiến lược như Ấn Độ, để làm sâu sắc thêm dấu chân của họ ở Đông Nam Á. Ấn Độ đã không chỉ tăng cường đầu tư dầu khí trong vùng biển tranh chấp với công ty quốc doanh ONGC Videsh (OVL) đạt được các hợp đồng thăm dò dầu mới (mà không phải đấu thầu) trong những tháng gần đây, mà còn trở nên mạnh dạn hơn trong việc bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực biển miền Nam Trung Quốc và chỉ trích các hành động của Trung Quốc.

Đáng lo ngại hơn cho Trung Quốc là hành động của họ cũng đã khuyến khích Nhật Bản tái tạo lại tầm nhìn chiến lược, củng cố khả năng phòng thủ của mình và mạnh mẽ quyến rũ các sức mạnh ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, như Úc và Ấn Độ để đưa ra ra các dự án hợp tác quốc phòng. Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tận dụng ảnh hưởng ngoại giao đối với quốc gia ngỗ nghịch như Bắc Hàn và cung cấp các thỏa thuận thương mại đầu tư quy mô lớn để quyến rũ đồng minh của Mỹ như Nam Hàn và Úc, có những dấu hiệu ngày càng tăng rằng các đối tác trong khu vực của Mỹ đều xác định sẽ tự bảo vệ mình chống lại Trung Quốc.

Trở lại vào giữa năm 2011, như cách giải thích ngắn gọn của Taylor Fravel, Bắc Kinh đã tìm cách làm giảm mối căng thẳng với các nước láng giềng qua việc đột nhiên quan tâm nhiều hơn đến cuộc tìm kiếm một giải pháp dựa trên nguyên tắc cho các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này được đi kèm với cam kết song phương cấp cao với các quốc gia yêu sách khác, chẳng hạn như Việt Nam. Trong nhiều cách, đó là một biện pháp hiệu chỉnh để làm dịu nỗi lo lắng của các nước láng giềng và đối phó với sức thu hút của chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đối với khu vực. Khi Trung Quốc phải đối mặt với áp lực gia tăng bên ngoài và một vị trí chiến lược trong khu vực xấu đi, đất nước này đang xem xét một thủ đoạn tương tự, được thể hiện qua việc sớm rút giàn khoan dầu ra khỏi khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng vẫn còn phải xem liệu Trung Quốc sẵn lòng giảm thiểu quy mô lãnh thổ của mình đến mức nào. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào các thủ đoạn chống trả của các quốc gia yêu sách đối thủ khác, cũng như ở mức độ và tính chất cam kết của Mỹ đối với khu vực.

© Lê Quốc Tuấn

13 Phản hồi cho “Trung Quốc đối mặt Việt Nam: Cuộc xung đột lớn trên Biển Đông”

  1. vk mỹ says:

    Báo chí Trung Quốc: Nếu chiến tranh xảy ra, TQ cầm chắc thất bại

    (Quốc phòng) – (Phunutoday) – Đây là tin tức mới nhất phát đi từ một chuyên trang về quân sự của Trung Quốc (tờ Military.china.com). Bài báo nêu ra 4 lý do chắc chắn Trung Quốc sẽ thất bại nếu chiến tranh nổ ra.

    Bài báo trên trang quân sự Military.china.com của Trung Quốc đã chỉ rõ rằng với tình hình hiện tại, Trung Quốc không thể gây chiến, bởi nếu chiến tranh nổ ra, họ sẽ gần như chắc chắn thất bại. 4 lý do cốt tử đã được vạch rõ.
    Lý do thứ nhất: Quân đội Việt Nam lão luyện và thiện chiến
    Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy. Những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào. Chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng vẫn thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.
    Bài báo trên trang mạng của Trung Quốc nói: “Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá” và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng “chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm” (ám chỉ rất nhiều xác máy bay Mỹ đã xuất hiện trên mặt đất ở miền Bắc Việt Nam)… Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân hùng mạnh nhất thế giới bị Việt Nam tiêu diệt vẫn còn giá trị”.
    Lý do thứ 2: Sự lên án gay gắt từ dư luận phương Tây, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
    Gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động.
    Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào Trung Quốc.
    Lý do thứ 3: Đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp khi cùng một lúc phải đối mặt với nhiều mặt trận.
    Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.
    Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng…
    Lý do thứ 4: Đặc điểm địa hình và con người của Việt Nam khó khăn cho Trung Quốc tác chiến
    Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi. Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây. Một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc!
    Các đơn vị cơ giới (của Trung Quốc) sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài. Việc thực hiện cách đánh nhanh thắng nhanh như Mỹ đã làm tại Lybia hay bài học của Nga tại Gruzia gần như là không thể đối với cuộc chiến của Trung Quốc ở Việt Nam. Bởi vì địa hình của những nước này đồng bằng và sa mạc, có thể oanh tạc dễ dàng.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Trung Quốc cần gì phải đánh Việt Nam em , không tự nhiên Trung Quốc xách quân xứ mình đi đánh…”xứ mình ” là sao ?! Đâu có điên dữ vậy em!

      Anh Linh đã dặn rồi , Trung Quốc có bành trướng gì thì cũng là…Cũng là XHCN đó em. Quên rồi sao?

      Chừng nào thì em tổ chức ăn mừng hiệp định Thành Đô vững bền…thắng lợi đây ?

  2. vk mỹ says:

    Mỹ chi 10 tỉ đô khai thác dầu khí ở Việt Nam
    Thỏa thuận hợp tác này triển khai với Exxon Mobil – một đại gia năng lượng Mỹ thông qua dự án điện – khí.
    Theo ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) thỏa thuận có thể triển khai trong năm 2015.
    Chia sẻ trên tờ Vnexpress, ông Hậu cho biết: Exxon tỏ ra rất quan tâm đến việc đầu tư vào mỏ này, cũng như hệ thống đường ống và nhà máy xử lý. PetroVietnam sẽ là nhà đầu tư chính vào nhà máy điện, với tổng chi phí cho dự án “vào khoảng 10 tỷ USD”.

    Dù tình hình Biển Đông liên tục có những căng thẳng song các nước vẫn mặn mà hợp tác dầu khí với Việt Nam
    Theo đại diện phía Việt Nam, nhà máy điện này sẽ giúp tiêu thụ 6.000-8.000 tỷ m3 khí tự nhiên tại mỏ khí ở miền Trung. Khối lượng này tương đương hai phần ba dự trữ của Thái Lan và Myanmar.Đại diện Exxon cũng khẳng định: “Exxon Mobil đang đàm phán với PetroVietnam, các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp để đánh giá độ khả thi của việc phát triển các mỏ khí đốt tự nhiên ở miền Trung Việt Nam”.
    Như vậy đến thời điểm này không chỉ Nga, Mỹ mà cả Nhật Bản, Ấn Độ… đều mặn mà quan tâm đến hợp tác dầu khí với Việt Nam.
    Theo đó một đại gia dầu khí của Nga là Gazprom Neft cũng lên kế hoạch mua 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất và đầu tư mở rộng nhà máy.
    Hiện thỏa thuận khung đã được công ty Gazprom Neft (Nga) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) ký kết. Đây cũng là nội dung về việc hợp tác đầu tư dự án nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất.
    Với Ấn Độ cũng đã có hợp tác thăm dò khai thác dầu khí trên Biển Đông. Mới đây Việt Nam cũng đã gia hạn một năm đối với hợp đồng cho Ấn Độ thuê 2 lô thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Khoe…hả em !

      Nằm thoai thoãi chỉ chực chờ….khách nước ngoài tới…”khai thác ” mong có tiền sống qua ngày mà lại hay khoe hở em !

      Nước nghèo bỏ mẹ đời , quyt nợ Vinashine , đáo nợ công phiếu , lại thiên đường ngu- kỹ thuật kém , đành phải bán ” tài nguyên “…thô , có mông bán mông … có gì bán nấy … xuất khẩu cả con người …mà cứ khoe mãi –

      Chừng nào thiên đường XHCN Việt ta có gì bán nấy bằng được như Nhật hả em mà cứ khoe mãi. Nghe anh Duẫn nói mười năm nữa nà xứ ta bằng Nhật đó nha ! Mấy cái 10 năm rồi em?

      Ngu hay láo mà khoe hoài vậy em ?

  3. vk mỹ says:

    Nhật phát hiện mỏ dầu khí mới ngoài khơi VN
    (Tin tức thời sự) – Ngày 21/8, công ty Idemitsu Kosan của Nhật Bản đã thông báo tìm thấy mỏ dầu khí mới ngoài khơi Việt Nam.
    Theo bản tin của Reuters, công ty này cho biết việc phát hiện đã được xác nhận dựa trên những vụ khoan thử nghiệm thực hiện hồi tháng 5 và tháng 8, ngoài các cuộc phát hiện ra dầu khí tại các giếng khác đã được khoan trong hai lô vừa kể.
    Hãng tin AP cũng đã trích dẫn một thông báo của công ty Idemitsu cho biết các cuộc xét nghiệm sẽ được thực hiện để xác định trữ lượng của mỏ dầu khí mới này.
    Công ty Idemitsu và công ty khai thác Dầu Khí JX Nippon của Nhật sở hữu 35% cổ phần mỗi công ty tại các lô này, trong khi một công ty khác là Inpex Corp nắm giữ 30%.

    Giàn khoan dầu khí của Việt Nam
    Tập đoàn công ty X Nippon Oil & Energy đang tìm cách xây dựng các nhà máy lọc dầu và các trạm xăng tại Indonesia và Việt Nam, giữa lúc mức tiêu thụ nhiên liệu sút giảm trong nội địa. Đây được coi là dự án đầu tư chủ yếu đầu tiên trong lĩnh vực khai thác dầu bên ngoài Nhật Bản.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Tội cho em , ráng khoe cho bớt sầu..

      Lấy tiền khai thác… “tài nguyên ” thô đó mà ráng trả nợ đi em , chớ chơi màn tiền thì bỏ túi mà lại bán công khố phiếu , lấy nợ mới trả nợ cũ…kì kục quá phải không em?

      Công trình xây dựng nào cũng phải mượn tiền nước ngoài , không Úc thì Mẽo , không Tây thì Tàu , nhục quá đúng không em ?

  4. tuphuong says:

    Thành viên Tòa trọng tài thường trực nói về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
    (Dân trí) – Giáo sư Luật Erik Franckx, thành viên của Tòa trọng tài thường trực, cho rằng công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đề cập đến việc mở rộng lãnh hải của Trung Quốc chứ không hề nhắc đến Hoàng Sa hay Trường Sa.

    Giáo sư Erik Franckx, Đại học Tự do, Bỉ, thành viên Tòa trọng tài thường trực (trái) và Giáo sư Jerome Cohen, Chủ tịch Viện Luật pháp Hoa Kỳ – Châu Á, ĐH Luật New York, trao đổi vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa theo những khía cạnh pháp lý bên lề Hội thảo “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” ở Đà Nẵng.
    Trung Quốc cho rằng nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và một trong những lý do thường được Trung Quốc viện dẫn để biện hộ cho yêu sách chủ quyền của mình là ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó Phạm Văn Đồng đã gửi công hàm cho Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).
    Tại triển lãm quốc tế “Hoàng Sa-Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” tại Bảo tàng Đà Nẵng ngày 21/6 vừa qua, Giáo sư Luật Erik Franckx, Đại học Tự do Brussel, Bỉ và là thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA) cho biết: “Cần phải đọc công hàm này rất kỹ, nhất là tuyên bố của ngài Phạm Văn Đồng, bởi vì nó chỉ nhắc đến việc mở rộng lãnh hải.”
    Ông cho biết vào thời điểm công hàm được đưa ra (năm 1958), nhiều nước ra tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý và ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ủng hộ cho việc mở rộng đó của Trung Quốc”. Tuy nhiên ông nhận định: “Điều quan trọng là Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, nên không thể suy diễn Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa.
    Nói về giá trị pháp lý của các bản đồ, Giáo sư Franckx cho biết, rất khó có thể chứng minh chủ quyền lãnh thổ chỉ bằng bản đồ vì vậy bản đồ cần phải đi kèm với những tài liệu, thỏa thuận có giá trị pháp lý.
    “Bản thân bản đồ chỉ là bằng chứng đủ, hỗ trợ thêm cho các thỏa thuận, tài liệu được đưa ra. Vì lý do đó tôi cho rằng việc kết hợp các thỏa thuận, tài liệu với bản đồ là rất quan trọng”, Giáo sư Franckx cho biết.

    • UncleFox says:

      Nghe anh ráo sư Erik Franckx nói làm quần chúng nhân rân hồ hởi phấn khởi quá cỡ thợ mộc . Mầng vui quá, thế là Kụ Hồ nhà tôi và đồng chí Ba Tô Phạm Văn Đồng không còn mang tội bán biển Đông cho Tầu nữa … Thôi thì còn mấy mươi cân thóc giống cứ đổ hết ra xay rồi cất riệu uống cho thoả . Mẹ kiếp ! Đời có mấy lúc được vui sướng thế ni ? Kỳ này quan Tể Tướng An-nam mình thể nào cũng đâm đơn kiện lên Hội Quốc Liên cho bỏ mẹ thằng Tầu !
      Đang lúc ấy thì thằng Tiểu A man sang chơi . Nghe chuyện, hắn gật gù khen đểu :
      _Cụ Fox quá tuổi cổ lai hy mà còn gân thế nhỉ ? Hai lần quẳng dép chạy rồi mà vẫn còn muốn lăm le chạy thử lần thứ ba chăng ?
      Bị tạt nước đá vào niềm vui đang cháy bỏng, lão Fox quát :
      _ Gì thế ? Nói không thông thì ăn gậy đánh chó đấy nhớ !
      Bị hù roạ như thế mà thằng Tiểu A Man vẫn chẳng tí gì e sợ . Cái giọng cà tửng của hắn càng làm lão Fox nổi điên :
      _Có chi mô . Hôm rồi cụ Bí Trọng ta có gửi “đặc phái viên” Lê Hồng Anh đi sứ sang Tầu . Nghe đâu quan sứ thần ta đã thuyết phục thành công để Tầu nhượng bộ cho ta cùng khai thác cái South China Sea rồi . Thế thì, chẳng cần thưa kiện lôi thôi, ta vừa được làm ăn chung với mẫu quốc, vừa được an tâm xây dựng thế giới đại đồng mà khỏi phải sợ thế lực thù địch nó giở trò quấy phá .
      Lão Fox vụt cho thằng A Man một gậy, nhưng nó tránh được dễ dàng . Lão gầm lên :
      _Tiên sư mày . Biển Đông là của ta, thằng Tầu muốn làm ăn gì thì cũng phải nộp rự án như các nước khác chứ “khai thác chung” là thế chó gì hử ?
      Tiểu A Man vần cười nhếch mép trông thật đểu :
      _Thế chó gì thì cụ Fox phải hỏi mấy thằng chó đẻ ở làng Ba Đình chứ . Còn nhớ hồi sau bảy nhăm, những ai có phương tiện sản xuất như xe o-tô khách chẳng hạn, cứ nộp đơn xin vào Hợp Tác Xã thì nhà nước ta sẽ cho được làm thuê, chia phần theo công điểm . Ngày nay ta có biển Đông, đảng ta nạp đơn xin xỏ thì người Tầu cũng đâu có hẹp hòi cho chúng ta vào Hợp Tác Xã để làm thuê cho họ . Người Tầu là một dân tộc tôn sùng Khổng học, câu nhiễu điều, bấu bí gì đấy họ rất xem trọng đấy cụ Fox à !

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thằng giáo sư EriK này bị…đuổi việc chưa vậy em?

      Tự nhiên cái đi kí công hàm ủng hộ thằng hàng xóm kế bên mở rộng…hải biên? Đã vậy còn đánh trống ầm ỉ , cho xuất bản sách giáo khoa khẳng định chủ quyền của hàng xóm là…phải tới đó , tới đó… có luôn Hoàng Sa , Trường Sa

      Em nàm ơn nói với giáo sư Erik rằng thì mà là , cái hôm Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa , đoảng ta có gởi điện tới…Trung Quốc chúc mừng.

      Bắc Kì cộng phỉ bán nước ràng ràng, cãi hết được trước dân tộc , lịch sữ…bao nhiêu thằng giáo sư , cố phun phèo phèo cái láo cũng không xong đâu em !

  5. Dân Việt says:

    Nguyễn Cơ Thạch Khuyên Con
    Nay biết con giờ nối nghiệp cha
    Làm quan đối ngoại đảng gian tà
    Rồi làm phó tướng cho thằng Dũng
    Buồn vui lẫn lộn đến trong ta.

    Vui bởi con có ngày vinh hiển
    Chẳng bỏ công ăn học sách đèn
    Chẳng phụ lòng cha hằng ước nguyện
    Đẹp mặt ông bà, rạng tổ tiên.

    Tận đáy lòng cha, một nỗi buồn
    Tiềm tàng, u uẩn, rất mông lung
    Nợ nước thân trai đều phải trả
    Nhưng thờ ác đảng, đúng hay không?

    Con biết nhà ta vốn hiếu trung
    Trung thành với nước, hiếu cùng dân
    Sắt son tấm lòng vì tổ quốc
    Xem thường danh vọng, đám phù vân.

    Vì thế mà cha đã chẳng màng
    Quyền cao, chức trọng, của ai ban
    Dốc lòng phục vụ theo công đạo
    Cho dẫu sai đường đảng ác gian.

    Con yêu, hãy nhớ lấy lời cha:
    “Kẻ thù dân tộc chẳng đâu xa
    Là phường xâm lược từ phương bắc
    Là đảng gian manh tại nước nhà.”

    Chuyện đến cùng cha con đã biết
    Hãy lấy mà xem tựa tấm gương
    Như gương của bác Trần xuân Bách
    Đừng phụ lòng cha chốn suối vàng.

    Phan Huy MPH
    http://fdfvn.wordpress.com

  6. TT says:

    Come on Mr. Pham, hit real hard to his face!

  7. Glen says:

    Hi, I do think this is a great web site. I stumbledupon it ;) I will come back yet again since i have saved as a favorite it.
    Money and freedom is the best way to change, may you be rich and
    continue to help others.

  8. Vũ duy Giang says:

    “Người ta có thể nhận thấy 1 cảm giác BỊ PHẢN BỘI trong nhiều nhà ngoại giao VN…”,và ngay cả trên mặt các người CS cầm quyền,như TBT.Nguyễn phú Trọng,tuy bị TQ phản bội,nhưng vẫn tiếp tục tụng niệm”tứ bất hảo” (mới thêm”Tứ bất chuẩn”do Thiên Triều ban cho!),và”16 cục vàng”,còn có nơi muốn mở tiệc liên hoan,mừng TQ rút dàn khoan HD981!

    Nhìn kỹ cả trên đầu Trọng”lú”sẽ thấy 2 sừng dê TQ đang nhú mọc!Vậy mà Trọc lú còn tự ti rằng:
    “Mình phải thế nào,thì người ta mới cho mọc sừng chớ!”. Đúng như Pháp có câu”Hắn bị mọc sửng, nhưng vẫn sung sướng”(Il est cocu,mais heureux!),cũng chỉ vì Đại cục…vàng!!

Leave a Reply to Vũ duy Giang