WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khốn khổ nước tôi

untitledDưới đây là một bài thơ tôi chép lại từ trên mạng. Vốn có tên là Khốn khổ nước tôi – nguyên tác Pity the Nation, tác giả là nhà thơ Kahlil Gibran, Từ Linh phỏng dịch.

Không rõ bài thơ đúng với nước Liban đến đâu nhưng tôi thấy nó gần đúng với tình cảnh nước Việt ta hôm nay:

Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn
Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Khốn khổ nước tôi
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Khốn khổ nước tôi
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời
Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước

Thử cắt nghiã sự tương đồng:
1) Ở thời điểm nửa cuối của năm 2014, điều gợi ra sự chú ý của nhiều người Việt với bài thơ hẳn là mấy đoạn nói về mối quan hệ của một xứ sở thuộc loại nhược tiểu với các quốc gia khác. Số phận cái nước tôi của K.Gibran với số phận nước Việt như do cùng một bàn tay nhào nặn.
Giá có thể đứng ngoài mà nhìn, ta sẽ thấy ta đang sống như mơ ngủ.

Ta không có hiểu biết đúng đắn về các nước lân bang và nói chung là
không hiểu mọi đối tác khác mà chúng ta có quan hệ. Sai lầm bắt đầu từ nhận thức. Từ chỗ lẫn lộn các tiêu chuẩn Ca ngợi côn đồ là anh hùng Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng, nay là lúc quốc gia này không tìm ra được một cách ứng xử hợp lý với các quốc gia khác.

Không phải nhiều lúc ta không biết ghê sợ cho tâm địa giảo quyệt của bọn người tự xưng là các bạn vàng. Trước kẻ xâm lăng, lại cũng nhiều lần ta đã biết vùng dậy. Nhưng trái đắng bắt đầu cảm thấy rõ nhất là khi xét hiệu quả của sự hy sinh ấy. Phải chăng chúng ta hăng hái quyết liệt hy sinh cho danh nghĩa hão bao nhiêu thì lại dễ dãi phù phiếm trong việc xem xét nền độc lập giành được bấy nhiêu?

Lý do, xét thật đơn giản, là ở tình trạng miệng khôn trôn dại, như các cụ xưa nói. Mà lý do sâu xa hơn, chúng ta thiếu một tầm vóc trí tuệ để hiểu về phương thức tồn tại của một quốc gia, cũng như thực chất các mối quan hệ quốc tế trong lịch sử hiện đại.

2)Sau hai câu nói về đời sống tinh thần của cộng đồng, mê tín thì vô hạn / tôn giáo thì nông cạn – sẽ còn trở lại về sau – tôi đặc biệt thích thú mấy câu tiếp khắc họa mấy nét sinh hoạt vật chất.
Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm

Trong một ngôn ngữ thơ mà người sành thơ thế kỷ XX hẳn nhớ tới những dòng thơ chính trị của B. Brecht, — tác giả vẽ ra cho ta thấy hình ảnh một cộng đồng hết sức thiếu tự trọng. Bước ra thế giới, miệng hò hét rõ to, ra cái điều mình chẳng kém ai, nhưng trong bụng thì không biết vị trí mình là ở chỗ nào. Sống ở đất này nhưng ta luôn luôn mơ tới con người và sản vật ở các nước khác.

Xưa nay ai cũng bảo dân ta có thói quen bằng lòng với cuộc sống của mình. Ở Liban thế nào không rõ chứ ở Việt Nam, nét tâm lý cái gì đang có cũng chán, cái gì không có cũng thèm nói trên thật ra chỉ mới nảy sinh vài chục năm nay. Một quá trình lạ lùng đã xảy ra, tạm phác họa như sau:
- Trong những năm tháng chiến tranh, người dân sống trong sự tách rời với thế giới bên ngoài.
- Thuở ấy, được bộ máy tuyên truyền phù phép, ai cũng nghĩ dân ta là thông minh sáng láng nhất trần đời, đánh Mỹ được thì làm gì cũng được.
Cái niềm tin kỳ lạ mang tính ảo tưởng có giải phóng ở chúng ta một sức mạnh thật —trước tiên là năng lực thích ứng chịu đựng.
- Thế rồi sau chiến tranh ngẩng lên nhìn ra thiên hạ, trong mỗi một con người không ai bảo ai âm thầm bùng lên một sự hoảng loạn.

Nhìn ra thấy các dân tộc khác làm được bao nhiêu việc, quay lại thấy mình thân tàn ma dại, lùi mãi sau người và nếu cứ kéo mãi thế này thì chắc chắn là không bao giờ bằng người.

Tâm lý đầu hàng bất lực buông trôi… ngày một nẩy nở.

Nay là lúc dân ta nhiều người chỉ thèm thuồng mong được ăn ngon mặc đẹp, đi những cái xe rất sang, tận hưởng những tiện nghi cuộc sống hiện đại mà người dân các nước được hưởng. Tinh thần yêu nước, niềm tự hào vì quốc gia xứ sở xét cho kỹ chỉ còn là những lời nói suông. Những ám ảnh về sự sung sướng hạnh phúc của các dân tộc khác thường trực trong đầu mọi người. Tinh thần vọng ngoại đã thế chỗ cho tinh thần bài ngoại.

3) Ở nhiều quốc gia, trong những giai đoạn lịch sử khó khăn, thường thấy xuất hiện những bài thơ ái quốc, trong đó nhân vật trung tâm là nhân dân.

Công cụ chủ yếu được dùng để tuyên truyền là cái lối mị dân, ca ngợi nhân dân là tốt đẹp và kêu gọi họ đứng lên đánh đổ giai cấp thống trị đương thời, trong thực tế là mở đường cho một giai cấp thống trị mới.
Bài thơ của Gibran có hai nét khác:
- Một là miêu tả sự tầm thường hèn mọn ẩn kín trong đời sống tinh thần của đa số dân chúng. Nó là cái ý được đề cập ngay từ đầu Mê tín thì vô hạn / tôn giáo thì nông cạn. Vâng, bề sâu là vậy, bản sắc văn hóa là vậy, cái đã kéo dài trong lịch sử là vậy. Mọi sự thiếu ý chí, thiếu nghị lực của con người cũng bắt đầu từ đây.
- Hai, cũng quan trọng không kém, là sự hư hỏng của tầng lớp tinh hoa

Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá.

Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì khái niệm tinh hoa của một xã hội không chỉ là gồm các triết gia, các nghệ sĩ mà trước tiên còn bao hàm cả các chính khách, tức là các nhà hoạt động chính trị.

Sau khi xác định bọn này xảo quyệt như chó sói, tác giả nói rõ hơn về cái đám tinh hoa cao cấp
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời.
Nhưng quan trọng hơn là phản ứng của nhân dân trước bọn chính khách nghiệp dư:
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Rõ ra một nhân dân nông nổi nhẹ dạ, dễ bị lừa bịp.

“Nhân dân như thế nào thì sẽ có một giai cấp thống trị tương xứng”. Tôi nhớ đã đọc được đâu đó một nhận xét như vậy, nay lại thấy toát ra ở bài Khốn khổ nước tôi.

Điều khiến chúng ta khâm phục là cái ý cuối của Gibran.
Quốc gia này còn là khốn khổ vì không tìm được những người quản lý xứng đáng.. Trong khi đánh lộn lẫn nhau, phe chính trị nào cũng tự xưng mình là đại diện chân chính của quốc gia.

Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước
Nhân dân Tổ quốc luôn luôn được nêu lên như một thứ bung xung.

Bài thơ kết thúc ở đây, nhưng nó ở dạng không hoàn thành. Mà như vẫn gợi cho chúng ta nghĩ tiếp theo cái mạch đã mở.

Phụ lục
* Tôi biết tới bài thơ này lần đầu qua bài Li-băng – Trận chiến của những mảng màu Mosaic của Nguyễn Thị Phương Mai, in Tia sáng 13/12/2013. Đoạn thơ được trích ở dạng nguyên văn trước rồi mới kèm theo bản dịch.

Vương Trí Nhàn
Nguốn: Blog Vương Trí Nhàn
Tựa do bbv ĐCV đặt

5 Phản hồi cho “Khốn khổ nước tôi”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    Buồn buồn lấy một bài thơ TUYỆT TÁC của anh NGUYÊN THẠCH ra ngâm chơi…

    Dạo tháng hai
    Em vừa tròn mười chín
    Tôi chiến trường mang phận kẻ thương binh
    Những lá thư xanh ấp ủ trang tình
    Còn bỡ ngỡ đời sinh viên đại học.

    Tháng Tư đến
    Dòng đời theo cơn lốc
    Bão giao mùa tang tóc dậy thương đau
    Tuổi trẻ niềm tin tha thiết dạt dào
    Bỗng nhập cuộc chung niềm đau đất nước.

    Tôi trở lại Tây nguyên miền sơn cước
    Đường mù sương đẫm ướt nửa tấm thân
    Kẻ một chân lê nẻo bước phong trần
    Cánh tay phải cũng trọn dâng cho Tổ Quốc.

    Từ dạo ấy nỗi niềm đau chất ngất
    Cao nguyên buồn lất phất giọt thu rơi
    Kiếp lang thang lạnh buốt giữa đất trời
    Thầm giã biệt tình ơi em nào biết.

    Mai nhớ về… xin em đừng luyến tiếc
    Kẻ phế tàn, đời ngả nghiệt thương đau
    Hạnh phúc nào?
    Hay thầm tủi bên nhau?
    Tiễn quá khứ
    Nhói đau lời vĩnh biệt.

    Cũng từ dạo ấy
    Tôi làm người thua thiệt
    Dài âm buồn…kẻo kiệt đong đưa
    Chiều tàn hoang
    Dấu binh lửa tàn chưa?
    Đời hiện nét những lọc lừa căm hận.

    Nay còn gì đâu để tôi dấn thân vào thế trận
    Một mối hận thù
    Một mối thương đau!
    Quê hương lầm than, nay tôi chỉ còn lại con tim nguyên vẹn thét gào
    Nhân thế đã ném tôi vào quên lãng!

    Phận tật nguyền đâu được làm người di tản
    Trôi lững lờ dạ hôm đói sáng lo
    Đêm lạnh về
    Một tay ấp ủ một chân co
    Còn đâu nữa những hẹn hò cuộc sống.

    Chiều tha hương lần về đôi mắt ngóng
    Người yêu xưa biệt dạng bóng phương nao?
    Chiều hoàng hôn ngã bóng vẫy tay chào
    Cô đơn nạn gỗ
    Niềm đau… thôi từ giã.

    Mây ngàn thu
    Giọt rơi buồn phiến đá
    Gió thu ơi nghiêng ngã bóng Quê Hương
    Nửa tấm thân, biền biệt chốn sa trường
    Nửa còn lại, bụi vương mờ lối mộng.

    thơ NGUYÊN THẠCH

    ( đọc bài thơ này nên đọc cho thiệt chậm…lời thơ sẽ thấm từ từ …. từ từ )

  2. Đời chỉ vì một lần lầm lỡ... says:

    Sự ngu dốt đẻ ra bi kịch .

    Không ai có thể chạy trốn khỏi những hệ quả từ lựa chọn của mình – Nobody ever did, or ever will, escape the consequences of his choices – Alfred Montapert “

    Có được người lãnh đạo tốt mà người dân lại ăn phải bùa mê cháo lú của bọn Việt cộng và ngoại bang đem giết đi thì rốt cuộc phải trả giá sống trong Thiên Đường Mù của bọn chúng . Hối hận, tiếc rẻ thì đã muộn .

  3. tudo says:

    Xin nói thật….biết rỏ khi viết ra ý nghỉ nầy sẻ làm cho nhiều người bất mãn….! mong rộng lòng tha lổi cho…!!! đa tạ . Xem bài thơ trên…hàng thứ hai …. ” mê tính thì vô hạn ” …và hàng thứ ba ….”" tôn giáo thì nông cạn “” . Kính thưa quý vị thật… và rất đúng hiện tại tại nước VIỆT NAM….không biết nói gì hơn !!! .

  4. Thanh Pham says:

    ‘tiền tươi thóc thật’

    Nông dân không còn đất
    Tài nguyên cũng cạn dần
    Hiện ” tiền tươi thóc thật”
    Từ Việt kiều, bán người!

    Mỗi năm tiền Việt kiều
    Gởi về khoảng mười tỷ
    Bán lao động xứ người
    Và tiết trinh phụ nữ
    Đó” tiền tươi thóc thật”
    Của cả một giống nòi!

    Nó chỉ bán và cướp
    Nuôi cái đảng thổ tả
    Và trả nợ nước ngoài
    Làm giàu bọn đểu giả!

    Còn khúc ruột ngàn dặm
    Gởi tiền về Việt Nam
    Còn vô cảm ngậm câm
    Dân ta còn lầm than
    Tham quan còn đầy túi
    Nước ta bị ngoại xâm!

    T.Phạm
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  5. TT says:

    Trích: ” Khốn khổ nước tôi
    Chỉ dám nói năng khi đưa tang ”
    Xin được viết lại như sau:
    Khốn khổ nước tôi
    Chỉ dám nói năng khi thôi việc!
    Khốn khổ đất nước tôi
    Chỉ viết hồi ký khi về già!

Leave a Reply to Thanh Pham