Cuộc trò chuyện với ông Đạo Khờ
Trong khu vườn nhà, cây cao bóng mát, mang mang vẻ trầm tích cổ phong, thấy ông Đạo Khờ thơ thẩn trong vườn một mình, trên tay cầm ly trà vừa đi vừa uống, trông có vẻ tư lự suy nghĩ lung lắm. Đệ tử bắt chuyện hỏi ông đôi điều:
“Thưa ông Đạo khờ, bữa nay ngài có vẻ buồn buồn trông không được vui, hay ông không được khỏe?” Ông Đạo đủng đỉnh trả lời .
“Cám ơn Đệ tử hỏi thăm, Bần Đạo sức khỏe cũng bình thường. Đó là nói về cái thân, còn cái tâm thì thấy buồn nhiều hơn vui.Tuổi già lại hay nghĩ ngợi xa xôi. Về cuộc sống hiện tại, về gia đình. Chuyện con cái ở đây ít quan tâm đến cha mẹ như nhiều người nói . . . Rồi lại nghĩ về đất nước, đã lâu, không có dịp về thăm, dẫu bên kia Thái bình dương, tuy xa mà gần tuy gần mà xa, đang lao đao vì ngoại xâm lấn chiếm . Hết đất liền ở địa đầu giới tuyến. Bây giờ thì ở Hoàng Sa, Trường Sa, chúng xây những công sự chiến đấu, những sân bay. . .
Này Đệ tử anh ngắm trời đất mà xem, Trời lúc mưa lúc nắng. Cách đây chừng vài tiếng đồng hồ Trời mưa tầm tã, cứ tưởng là mưa suốt ngày, thế mà bây giờ Trời lại bắt đầu có ánh nắng ấm áp , chim chóc bay lượn, tiếng hót líu lo. Anh nghĩ coi, chuyện con người sống ở trên đời , lúc vui lúc buồn là chuyện thường, có gì đâu mà anh thắc mắc? Vả lại, trong một ngày, đời sống luân chuyển theo thời gian. Người ta làm công việc hay suy nghĩ, thường cũng thay đổi liên tục, ít khi dừng lại, ít khi giống nhau.
Những văn nghệ sĩ làm công việc sáng tạo thường nắm bắt những thay đổi của vũ trụ, những xúc động vui buồn theo cảnh vật tự nhiên để sáng tác. Họ gọi đó là nắm bắt thực tại , nghĩa là nắm bắt cái đang xẩy ra, cái sinh động hay sinh linh của con người còn nóng hổi, gây cảm hứng, để họ viết nên văn thơ, nhạc, hay tác phẩm hội họa .v.v… Không ít những câu thơ, bài văn xuất thần đã thành kiệt tác trong những trường hợp ấy ra đời, từ xa xưa còn để lại cho hậu thế cho đến ngày nay. Nếu ai nhận ra thì sẽ được thưởng thức, hay rút ra được kinh nghiệm mà học hỏi. Người ta gọi đó là người “có kiến thức” là như vậy. Và như thế đời sống mới sinh động, những sự kiện bên ngoài, nó mang đến cho chúng ta cảm giác hay cảm nhận. Nó cũng sẽ ru lòng ta theo cơn hỷ, nộ, ái, ố tùy theo suy nghĩ, hay diễn biến tình cảm. Cái vẻ bề ngoài của kẻ này mà anh thấy được , nó thể hiện, là do anh quan sát, nhận xét. Phải thế không.” Ông Đạo trả lời.
Rồi Đệ tử xoay qua đề tài chánh trị hỏi ông:
“Cách đây không lâu, ông Đạo có viết một bài trên trang mạng Internet , có tựa đề là “ Máu thịt Việt Nam”. Thấy thiên hạ xúm vào, đa số là dấu tên ( lấy tên giả ), giống như một đàn ong túm vào “bề Hội đồng”. Tôi cũng thắc mắc một số điều , xin hỏi ông Đạo ít câu. Thưa ngài được chăng?”
“Được chứ, Đệ tử có gì vướng mắc xin cứ hỏi , kẻ hèn này sẽ trả lời. Đừng võ đoán, cái chính trong bài không nhận ra, mà chỉ thấy cái phụ rồi suy diễn lung tung, đi đến chỗ chụp nón cối không đúng chỗ, thì ấu trĩ, xoàng xĩnh lắm. Anh cũng biết kẻ này không về VN, cũng không liên hệ với người trong nước , thì mũ nón có chụp cũng bằng thừa.”
“Ông là người viết văn, làm thơ. Trong giới văn học gọi ông là Nhà thơ. Sao ông không làm thơ, viết văn, cớ gì ông lại viết bài liên quan đến chánh trị , có tên là “Máu thịt Việt Nam” “ rất nhậy cảm” như đã nói ở trên? Khiến thiên hạ có người “phản cảm” , xôn xao bàn tán, lại có kẻ buông lời xỉ nhục, chụp mũ ông bậy bạ vậy? ” Ông trả lời:
“Tôi viết bài báo “Máu thịt Việt Nam” cũng là mần văn chương đấy chứ, bạn không thấy sao.Viết văn là viết về mọi vấn đề phản ảnh cuộc sống đang diễn ra hay đã diễn ra.
Những cái nhố nhăng, bát nháo, làm mất đi cái đẹp, cái giá trị cuộc sống ấp ủ nhân sinh. Nếu ai cũng im lặng không phê phán, nó sẽ gây “ô nhiễm môi trường” khiến chính mình ghê sợ, không chịu được. Khi phê phán nói lên điều gì, miễn là trung thực , nói thẳng, nói thật, dù có bị người khác hiểu lầm, mất lòng vì đụng chạm, tự ái chửi bới hay hăm dọa, cũng cứ nói . Còn dư luận khách quan bình luận, phê phán nghiêm túc, đúng sai là quyền của họ. Nếu họ chưa hiểu mà phê phán sai, thì rồi ra sau này sẽ hiểu. Nếu họ phê phán đúng, thì Bần Đạo phải cám ơn họ chứ. Chúng ta đang sống ở một đất nước tự do nhất thế giới mà có kẻ lại như đang sống trong bóng tối độc tài như ở trong nước, lại lên giọng dậy dỗ chửi bới người khác, khi mình bị phê bình, vì mình làm sai. Cứ vỗ ngực tự cho mình là người hoàn hảo , thì thật là nực cười chết được. Phải thế không? Hãy noi gương cô diễn viên nổi tiếng Jane Fonda bên Hoa Kỳ.
Hồi còn chiến tranh Việt Nam, nữ diễn viên gạo cội Jane Fonda, đã đoạt giải Oscar. Lúc đó cô là một trong những người người phản chiến bậc nhất, cô ủng hộ kẻ thù của thế giới Tự do và nước Mỹ là Cộng Sản VN. Những năm cuối thập niên 71, 1972 cô đã từng sang thăm Việt Nam. Người ta còn nhớ , trong một cuộc viếng thăm một đơn vị Phòng không của Bộ đội Bắc Việt, cô Fonda đã ngồi trên đầu một khẩu súng phòng không, khẩu súng đã bắn rơi máy bay phản lực F-5 của Không lực Mỹ, Tất nhiên là viên phi công lúc đó đã bị bắt và bị giam ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Cách đây ít hôm, vào trung tuần tháng 01 – 2015 vừa qua , cô đã hối hận việc làm của mình, đồng thời chính thức xin lỗi Quân đội Mỹ. Cô còn nói , hình ảnh và lỗi lầm đó sẽ ám ảnh cô cho đến khi nhắm mắt.
Tôi nghĩ cô Jane Fonda xin lỗi nhân dân và quân đội Mỹ tuy đã muộn, nhưng đáng khen vì biết phục thiện. Nhưng cô còn thiếu một lời xin lỗi với những anh linh đã hy sinh, của Quân Lực và người dân sống dưới chế độ VNCH. Vì những người phản chiến như cô đã gây những bất lợi và tổn thất cho Quân Đội và nhân dân chúng tôi.
Anh Đệ Tử à, thường một bài văn hay bài báo có giá trị, được dư luận chú ý quan tâm, thì họ mới bình luận hay phê bình. Mình phải cám ơn những người viết và độc giả phê bình xây dựng ấy mới phải chứ. Còn chuyện những kẻ buông lời thô bỉ và xỉ nhục người khác một cách láo xược và hồ đồ không có chứng cứ, thiếu văn hóa. Dù họ có bằng cấp cao chăng nữa cũng đáng khinh, trong miệng họ bị bệnh ấu trĩ hoành hành. Những người này thường kết bè kết phái và hay nói theo. Để ý đến chuyện đó làm gì. Chuyện nhỏ mà. Đó cũng là chuyện thường ngày ở “Huyện” xảy ra như cơm bữa , không những trên các tạp chí điện tử đây đó, mà còn xẩy ra đầy rẫy trên các tạp chí giấy khác , có gì đâu mà để tâm, hay nóng giận cơ chứ. Phải thế không?
Nhân đây Người viết xin trân trọng cám ơn ban biên tập của những diễn đàn internet và những tờ báo trung thực, đã làm tròn trách nhiệm của một cơ quan truyền thông, đã đăng tải những ý kiến khác biệt, ngay thẳng, vô tư của những tác giả trước dư luận thế giới một cách rất đúng đắn, với từ ngữ Tự Do báo chí đúng nghĩa, không xu thế theo đường một chiều, độc tài thô bạo như Cộng sản trong nước khủng bố bắt bớ những người viết báo, blogger, nhà văn, nhà thơ , chống lại những việc làm phản quốc, hại dân, bất đồng quan điểm với họ. Phải chăng họ sợ hãi sự thật , nên không muốn ai vạch ra”
Ông Đạo Khờ nói tiếp:
“ Đã gần đến ngày 30-4-75, ngày miền Bắc xâm chiếm miền Nam, vì (VC gọi đó là ngày Giải phóng) họ không tuân thủ và chấp hành ngiêm chỉnh Hiệp định Paris 4 bên đã ký kết năm 73. Đó là ngày đau buồn của dân quân miền Nam, hơn 20 mươi năm đấu tranh chống độc tài Cộng sản Hà Nội. Vết thương này mãi mãi vẫn còn, không bao giờ xóa được.( Chắc Đệ tử cũng biết, sau ngày “mất nước”, nhiều người bảo vậy. Tuy nước Việt Nam ta còn sờ sờ ra đó. Chỉ có Chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là mất thôi. Có mất chăng là một số đảo trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang bị Trung cộng chiếm đóng từ năm 1974 đến nay. Những người đó lẫn lộn hai từ ngữ, giữa Đất nước và Chế độ, nên họ hiểu sai. Cần phải sửa chữa lại, nhất là những người làm báo, hay viết văn).
Thiên hạ năm nào cũng vậy, đến ngày này. Các Hội đoàn thuộc các binh chủng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) ở những tiểu bang khắp nước Mỹ, hay những nước khác có nhiều người Việt đến tỵ nạn đều tổ chức Ngày “Quốc hận”. ( Tôi đề nghị dùng cụm từ “Ngày Chấm dứt chiến tranh” thay vì gọi là ngày Quốc hận. Tại sao như vậy? Vì cuộc chiến tranh quá ư thảm khốc, huynh đệ tương tàn do ngoại bang hai phía giật giây chỉ huy hối còn chiến tranh lạnh, làm tan hoang đất nước về mọi mặt.
Hầu hết gia đình nào cũng mang “thương tích” chết chóc đau thương, ly tán. Đã là con dân Việt ai cũng mong mỏi chiến tranh mau chấm dứt. Bất cứ sự thắng hay bại trận ra sao, đó là chuyện bình thường vì đánh nhau phải có bên thắng bên thua. Thực sự nói như thế thì dễ, nhưng tình cảm của những con người thua trận sẽ không ngớt đắng cay, đau buồn . Nhưng thiết nghĩ vận mệnh của một dân tộc cũng giống như vận mệnh con người, khi nó đến là phải biết chấp nhận. Nếu chuyện xấu đến với mình dù là sự thất bại đi chăng nữa , phải biết chuyển hóa, làm thay đổi số phận trong tương lai.)
Trong ngày 30 – 4 – 75 này, hay những ngày lễ Kỷ niệm khác, như Ngày Quân lực VNCH, các Quân Binh chủng đều mặc quân phục binh chủng riêng của mình. Họ tổ chức mít ting , diễn hành, đọc diễn văn lên án Việt Cộng cướp nước. Tôi nghĩ trong những ngày lịch sử đáng ghi nhớ này, ngày cả triệu người bỏ nước ra đi lánh nạn CS là việc nên làm, nhưng nên tránh những việc làm phô trương quá mức, làm trở ngại giao thông, trở ngại buôn bán, khiến người bản xứ phiền lòng, bởi họ đang muốn quên đi cái mà họ gọi là “ Hội chứng Việt Nam “ từ bao năm nay .
Mới đây lại có chuyện vui về ngày 30- 4 – 75 bên xứ Canada, nguyên do là ông Nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã đạo đạt xin Quốc Hội Canada công nhận là ngày 30-4 là ngày “Hành trình người Việt đi tìm tự do “. Có rất nhiều người ở bên Mỹ và một số nước bên Úc Châu phản đối, có người còn thóa mạ và lên án ông Nghị sĩ Ngô Thanh Hải là Việt cộng nằm vùng , một cách hồ đồ.
Rồi lại chuyện ông Nguyễn Ngọc Bích lấy danh nghĩa là Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia VNCH, sang Canada liên kết với ông Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải tổ chức Hội nghị bàn tròn về chuyện đòi hỏi Quốc tế mang Hiệp Định Paris Đình Chiến Việt Nam 1973 ra “ tá i” cứu xét để quốc tế bàn bạc lại. Vì Cộng sản Việt Nam và Tàu cộng không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định đình chiến mà họ đã ký kết. ( Tuy VNCH bây giờ đã không còn danh nghĩa nào trên bản đồ thế giới! Nhưng ông Bích đang hô hào phục hoạt Việt Nam Cộng Hòa và ông là CTUBLĐLT/ VNCH ngang chức Chủ Tịch Nước hay Tổng Thống.)
Suốt 40 năm nay ngày nào trên báo, đài , các phương tiện truyền thông của người Việt tỵ nạn Cộng sản lúc nào cũng ra rả là, VNCH thua Cộng sản Việt Nam vì bị Hoa Kỳ phản bội , bị Mỹ bỏ rơi “đồng minh”. Mà thực sự họ có coi chúng ta là đồng minh hay không? Lại không dám nhìn thẳng vào sự thật , để bàn luận , mổ xẻ, hòng rút kinh nghiệm để lại cho thế hệ mai sau, đừng bước vào vết xe cũ lỗi lầm như thế hệ cha anh của họ vấp phải. Trong bài “Máu thịt Việt Nam” người viết đã nói rõ. Trận chiến Quốc Cộng trước đây. Yếu tố chủ yếu khiến VNCH thua cuộc là vì:
1 / Có sự hiện diện của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trên lãnh thổ VNCH.
2 / Tinh thần chiến đấu, quyết chiến, quyết thắng của VNCH ít hơn phía Cộng sản Bắc Việt. (Chính trị và Văn hóa chủ bại , yếu kém tác động đến tinh thần chiến sĩ. Thí dụ như : Những bài nhạc Kỷ Vật Cho Em do Khánh Ly hát, cứ nhai đi nhai lại trên các đài Phát thanh ,TV cho đến tận bây giờ. )
3 / Điều cốt lõi là họ dùng chiến thuật “ Chiến tranh du kích, rồi chiến tranh nhân dân” dựa vào nông dân nghèo khó bị áp bức ở nông thôn bao vây thành thị .
4 / Còn việc Mỹ bỏ rơi, cắt viện trợ, rút quân cũng quan trọng nhưng chỉ là phần thứ yếu. ( Vì Hoa Kỳ không tin vào một cuộc chiến thắng, trong lúc Phong trào phản chiến ở Mỹ đã ngày một dâng cao) .
Tại sao nước Mỹ bỏ cuộc, cuốn cờ về nước? Mọi người đều biết. Cuộc chiến tranh dai dẳng hơn hai mươi năm. Kể cả việc dùng pháo đài khổng lồ B52 , phản lực chiến đấu tối tân (lúc đó) F5, không kích miền Bắc . Nhiều phố xá làng mạc quanh Hà Nội bị san bằng, xác người dân và bộ đội chất cao như núi, máu chảy thành sông , cũng không giải quyết được chiến tranh . Vì ý chí quyết chiến quyết thắng của phía Cộng sản quốc tế áp lực để Việt cộng cưỡng bức người dân , bắt buộc phải chiến đấu, mà họ rêu rao tuyên truyền là cuộc Thánh chiến của “ nhân dân miền Bắc”. Nếu Nga , Tàu không tiếp viện vũ khí đạn dược, lương thực dồi dào , thì cục diện chiến tranh đã đổi khác. Có thể phía Mỹ và VNCH đã thắng trận, bởi cuộc không tập miền Bắc được mệnh danh là trận Điện Biên Phủ Trên Không, dù sức kháng cự của phòng không dưới đất rất dữ dội cũng không sao chịu nổ sức tàn phá của bom đạn Mỹ.
Đã thế phía miền Bắc đã tuyên truyền là cuộc chiến tranh do Mỹ xâm lược, để lừa bịp nhân dân miền Bắc chứ không phải là chiến tranh Ý thức hệ giữa Cộng sản và Tư bản thế giới.
Tại sao vậy? Vì họ bị tuyên truyền nhồi sọ là Chống Mỹ Ngụy xâm lược để cứu nước! Và người dân miền Bắc đã tin là như vậy, dù đói khát, thiếu thốn vẫn thắt lưng buộc bụng, có chết cũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thoát khỏi ách xâm lược của Mỹ đến hơi thở cuối cùng.
Còn một lý do khác cực kỳ quan trọng nữa bắt buộc nhân dân miền Bắc phải chiến đấu, là do họ bị cưỡng bức đi lính, bị nhồi sọ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nếu không, gia đình họ sẽ bị cắt tem phiếu gạo, thực phẩm. Sẽ bị khai trừ khỏi Đảng, Đoàn. Có thể họ còn bị đi tù, bị đấu tố , bị thủ tiêu, bị tra tấn cực hình .v.v. . .
Thấy không thể thắng được cuộc chiến tranh tàn khốc, Việt Nam Cộng sản lại ở xa nước Mỹ, cuộc chiến lại gây chia rẽ trầm trọng trong nội bộ giữa Quốc hội và Chính phủ .
Trong nhiều tầng lớp như Phong trào phản chiến trong giới Sinh viên học sinh, các Công đoàn Lao Động, Phụ nữ trong dân chúng Mỹ , nhiều cuộc xuống đường đến không sao dập tắt được ở rất nhiều tiểu bang , dù con em của người Mỹ đã hy sinh cả hàng nhiều chục ngàn người lúc đó. ( Kết thúc chiến tranh tổng cộng hơn 58 nghìn lính Mỹ tử trận, hàng trăm ngàn bị thương tích). Người dân Mỹ nản lòng muốn chiến tranh chấm dứt , bất kể giá nào . Lúc đó các trường Đại học Mỹ ở khắp các Tiểu bang bãi khóa biểu tình liên tục, các xí nghiệp bãi công khiến các dân biểu nghị sĩ đòi chính phủ phải tìm cách chấm dứt chiến tranh ngay , làm tình chứ không tham gia chiến tranh ( Made love not war ), càng sớm càng tốt. Báo chí và phe phản chiến Mỹ ngược lại ủng hộ Hà Nội chứ không ủng hộ chính quyền của họ.
Như chúng ta đều biết để kết thúc cuộc chiến . Chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cho Cố vấn An ninh Quốc gia Kissinger phải thu xếp chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt. Năm 1972 sau khi những trận oanh tạc miền Bắc không làm cho Hà Nội thua trận đầu hàng. Hiệp định Paris được tiến hành do Mỹ khởi xướng, với sự giúp đỡ của Trung cộng áp lực Cộng sản Hà Nội và Mặt trận Giải phóng miền Nam phải vào bàn hội nghị, theo sự xếp đặt của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Dường như hầu hết các bài báo đến những quyển sách sau năm 75 của chúng ta, thường đổ lỗi cho đồng minh, mà không nhìn ra sự thật hay không dám nhìn thẳng sự thật như tôi đã phát biểu nhiều lần, trên những diễn đàn khác.
Ông Đạo ngừng nói một chút để nghỉ mệt, rồi lại thao thao nói tiếp:
“ Đệ tử à. Không ít Sĩ quan và viên chức VNCH bị cộng sản áp bức , bắt tù đầy thống khổ, sau khi được rời Việt Nam đi tỵ nạn chánh trị, ra đến hải ngoại lòng căm thù vẫn còn, lại mang ảo tưởng, hô hào chiến đấu trực diện với Việt cộng , mà không có nước đồng minh nào, ngay cả nước Mỹ giúp đỡ ủng hộ làm hậu thuẫn nên đã thất bại như lực lượng vũ trang Hoàng Cơ Minh trước đây . Những cuộc mitting trình diễn văn nghệ, lại cứ tiếp tục ra rả những bài hát như, Kỷ vật cho em. . . anh về bằng nạng gỗ hay hòm gỗ cài hoa, như đã nói ở trên. Rẻ tiền và chủ bại trước đây, và bây giờ vẫn vậy, thì chiến thắng hay sẽ thất bại, hỏi cũng là đã trả lời rồi vậy!
Chúng ta không phủ nhận , đa số những gia đình tỵ nạn có con em học hành chăm chỉ, đã thành đạt trong mọi lãnh vực ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới . Có người đã giữ những chức vụ lãnh đạo hay Dân biểu, Nghị viên . Con em của chúng ta thành công khiến người bản xứ phải ngạc nhiên nể trọng có khi đến ganh tỵ. Song cũng có không ít những việc làm khiến người bản xứ khó chịu , khiến họ phản ứng ra mặt . Như hơi một chút là biểu tình trong trang phục chiến trận, trong một đất nước không có chiến tranh. Dù là cuộc biểu dương đường phố chỉ có ít chục người, thậm chí dăm bẩy người. Những việc làm thiếu suy nghĩ này gây ách tắc lưu thông, chính quyền phải điều nhân viên cảnh sát đến giữ trật tự và can thiệp làm tốn kém công quỹ tiền bạc của người dân đóng thuế. Việc quan trọng nữa là làm trở ngại cho việc buôn bán làm ăn của họ. Những việc làm trên chỉ gồm một số ít người chủ xướng , nhưng nó lại tác hại to lớn cho một cộng đồng. Thử nhìn những cộng đồng bạn như: Nam Hàn, Đài Loan, Cu Ba. Những nước này cũng còn Cộng sản độc tài áp bức, Có khi còn hơn Việt cộng. Tại sao họ không biểu tình ồn ào như người Việt chúng ta? Thưa đó là vì họ không hành động quá khích, vì thiếu ý thức. Vì họ có văn hóa nhiều hơn chúng ta.
Những ngày lễ Cựu chiến binh của Hoa Kỳ hay ngày lễ Trận Vong Chiến sĩ, chưa thấy Chánh phủ của họ mời Tướng Tá người Mỹ gốc Việt chính thức tham dự. Mà có tham dự chăng là do phía Ta đề nghị! Mỗi lần tham dự chỉ một số rất ít người cho có Phái đoàn Cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Cho có tiếng nói để Ta “ tự hào” trong hoang tưởng , khi người bạn hữu đồng minh thờ ơ, lơ là không đếm xỉa.
Chúng ta nên nhớ từ sau năm 75, người Mỹ họ đã coi cuộc chiến tranh đã giải quyết . Không biết VNCH là gì. Hãy quên quá khứ tiến đến tương lai. Và cuối cùng họ đã bắt tay với Việt cộng thậm chí còn thân tình giúp đỡ và trân trọng về nhiều mặt như mọi người đều biết.
Ở Austin Tiểu bang Texas Hội Cựu Chiến sĩ Hoa kỳ xây dựng Tượng đài Kỷ niệm các chiến sĩ bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam. Trước đây mấy năm trong dự kiến đồ án Tượng đài có người lính chiến VNCH . Khi đến ngày sắp tiến hành xây cất lại không có tượng người Lính Việt Nam nữa. Trong khi cộng đồng Việt Nam có đóng góp tài chính cho Ủy ban Tượng đài. Người việt chúng ta khắp các thành phố trong tiểu bang như Dallas, Houston, Austin đã gửi phái đoàn đến khiếu nại nhiều lần nhưng Ủy ban nhất định không thay đổi . Bất chấp Đạo lý giữa đồng minh với nhau cùng chiến đấu trong một chiến hào, một mục đích bảo vệ Tư do chống lại cộng sản. Và đó cũng là lẽ phải hợp tình hợp lý vì cộng đồng của chúng ta đã đóng góp tài chánh và trước đây Ủy ban đã đồng ý, nay họ lại thay đổi.
Về việc này Dân biểu Tiểu bang là ông Huberd Võ đã gửi công văn đồng thời ông cũng đã trực tiếp đến Văn phòng Thống Đốc Tiểu bang đệ đạt nguyện vọng. Cũng không có kết quả. Tại sao họ lại đối xử nghiệt ngã với người Việt tỵ nạn như vậy? Câu trả lời này tự mỗi người chúng ta suy nghĩ.
Cũng cần nói thêm Dân biểu Võ là người có uy tín trong Quốc hội Tiểu bang . Ông đã đắc cử dân biểu đến bốn nhiệm kỳ. Thế mà Ủy ban Xây dựng Tượng đài, Thống Đốc tiểu bang cũng không đếm xỉa. Cuối cùng sau nhiều lần thỉnh nguyện họ đã chấp thuận để NGƯỜI LÍNH Á CHÂU được giữ lại Tượng đài, tôi đã thấy có mitting biểu tình để mừng chiến thắng!
Cần nói thêm. Sau khi ra hải ngoại, những năm trước đây tôi có viết vài quyển sách và một quyển Trường ca “Mùa Chuộc Tội” và cũng sáng tác những bài thơ , văn , đăng trên hầu hết các Tạp chí như Văn Học, Tạp chí Thơ, tạp chí Văn, tạp chí mạng internet Da Màu, Talawas , Văn Chương Việt. . .Lập trường không Cộng Sản của tôi đã rõ rệt. Có điều, ý kiến của người viết không “thích mặc đồng phục” giống ai, nên tư duy cũng không giống ai, dễ bị hiểu lầm. Đệ Tử thấy không?”
“Dạ thưa đúng như vậy. Nhưng còn một câu hỏi chót là: sao ông lại bảo ông viết về đề tài Chánh trị để đọc cho vui , rồi Đệ Tử thấy có bài , lại trích một câu Kiều của nhà thơ Nguyễn Du : “ Mua vui cũng được một vài trống canh?” Là một người làm thơ. Ông có thể cho nghe một bài thơ mới nhất về chánh trị được không? “
Được ông trả lời.
“Thường những chuyện bi hài ở đời, hay chuyện buồn quá mà ta không khóc được , thì phải cười chứ sao! Giống như Cụ Nguyễn Du gửi tâm sự mình trong Kim Vân Kiều vậy. Hay nhà thơ Bùi Giáng thường nói câu” Vui thôi mà”, trong khi cuộc đời của ông rất buồn và nhiều thống khổ.” Về thơ, nhân kỷ niệm 40 năm Quân và dân miền Nam chống lại quân xâm lược Trung cộng, tôi xin chép lại bài thơ như sau:
MÁU THỊT VIÊT NAM – HOÀNG SA – TRƯỜNG SA
Tôi không hiểu quí vị còn tha thiết điều gì
Hãy vắt tay lên trán suy ngẫm
Phận người
Ngắn ngủi
Tất cả danh lợi đều phù phiếm
Có còn chăng chỉ là nhân phẩm và lòng tự trọng lòng yêu nước
*
Đất nước và dân tộc Việt Nam mãi mãi vẫn còn
Đừng để mang tiếng
Bán nước cầu vinh
Trường sa & Hoàng sa
Máu thịt nước Việt ngàn đời
Chúng ta hãy quyết tâm bảo vệ
*
Triệu con tim một tiếng thét
Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam
Trung Quốc!
Hãy trả lại Trường Sa Hoàng Sa cho Việt Nam .
Trên đây là cuộc trò truyện của thày trò chúng tôi. Thấy đã khá dài nên Đệ Tử xin kiếu từ. Hẹn dịp khác có chuyện hay hơn.
QUỲNH THI
© Đàn Chim Việt