Lược ghi cuộc nói chuyện của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại CLB Thăng Long
Lược ghi cuộc nói chuyện của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại CLB Thăng Long 8h 00 ngày 19/2/2013
Từ Đại hội khóa 7 đến nay vẫn tồn tại 4 nguy cơ mà các đ/c cũng đã rõ. Mỗi nhiệm kỳ đều có nhắc lại, nhưng suy thoái ngày càng phức tạp, càng nguy cấp, không giảm mà chỉ có tăng mỗi năm một cao và phức tạp hơn.
Hội nghị T.Ư 4 với ý đồ tạo chuyển biến rõ rệt, chỉ có thể làm giảm còn phần nguy cơ suy thoái chứ không thể thay đổi cơ bản ngay được, chỉ có thể thực hiện ở một vài khâu, không phải là tất cả . Nghị quyết nhấn mạnh vào 3 vấn đề suy thoái là : Lối sống, Dân chủ và công tác cán bộ. Về giải pháp đã đề ra 4 giải pháp: Tự phê bình và phê bình từ trên xuống dưới. Chấn chỉnh tổ chức cán bộ -Cải tiến cơ chế chính sách và cuối cùng là việc xây dựng Đảng. Cũng chỉ làm được các việc đó mà thôi, đó là những vấn đề cấp bách trước mắt.
Việc tiến hành tự phê bình và phê bình từ trước ta làm từ dưới lên nay đổi lại làm từ trên xuống dưới: Vấn đề kỷ luật là phải tự giác, không thể ép buộc được. Trước đây trong kháng chiến chúng ta có kỷ luật thép, tự giác và nghiêm chỉnh, còn nay tự giác nhận kỷ luật là rất khó khăn, còn nêu ưu điểm thì dễ thôi.
Việc tổ chức tự phê bình và phê bình của cấp lãnh đạo trên là rất kỹ, công phu nhưng cũng không thể công khai tất cả mọi việc được. Nhưng mọi người đều biết cả, thông tin hiện nay khá phổ cập, cả trong Nam ngoài Bắc, cả miền xuôi miền ngược, đừng coi thường. Tôi đã gặp một cháu học sinh miền núi đang dùng chiếc điện thoại nhiều chức năng, cháu nói: Cháu biết mọi chuyện cả. Có đ/c hỏi thế tại sao trên không công khai mọi chuyện lên mạng cho mọi người đều biết, không thể làm được đâu, sẽ phát sinh rối ren, phức tạp lắm! Chúng tôi nhận được tất cả các loại thông tin, phản ánh, nói thực không phải thông tin phản ánh nào cũng sai và xuyên tạc đâu, nhiều vấn đề rất đúng. Có điều nguy hiểm là có thông tin chưa được nhận thức ra đúng thực chất, không nhận ra và phủ nhận cả! Sau khi biết được các vấn đề đã có giải trình, có hộp thư khi chuẩn bị ở hội nghị TƯ có khác trước , nhưng khi trình ra hội nghị lại khác đi.
Trong Đảng hiện nay tệ nể nang còn nặng lắm, nên chắc chắn còn có thiếu sót, rồi khi trình bày ở hội nghi ý kiến lại khác nhau. BCT họp đã nhận định suy thoái kéo dài, ngày càng nghiêm trọng, trong BCT có 9 đ/c có mặt từ khóa trước, có 5 đ/c mới tham gia lần đầu. Nhưng tất cả đều nhận thấy có khuyết điểm, sai lầm và kết luận phải có kỷ luật, BCT đã bỏ phiếu và các đ/c trong BCT đều có phiếu, mỗi đ/c có số phiếu khác nhau. Khi ra hội nghị TƯ 6 thảo luận, mặc dầu có khuyết điểm, sai lầm từ các khóa trước để lại, BCT vẫn tự nhận khuyết điểm, tự kiểm điểm và xin nhận kỷ luật. Có đ/c hỏi tại sao lại phải giấu tên đ/c X của BCT nêu phải kỷ luật. Sở dĩ thông báo như vậy về ai / kể đứa trẻ con cũng biết đều biết đ/c X là ai, không nêu tên cũng là tế nhị mà thôi! Hội nghị TƯ đã thảo luận và đồng ý với kiểm điểm khuyết điểm, sai lầm mà BCT trình bày kể cả một đ/c ủy viên BCT, nhưng sau khi thảo luận, Hội nghị TƯ đã biểu quyết yêu cầu phải sửa chữa sai lầm, khuyết điểm nhưng không có hình thức kỷ luật, kể cả hình thức kỷ luật nhẹ nhất! Điều này gây bức xúc rất nhiều đối với đảng viên, nhất là cách mạng lão thành.
Khi tôi vào Miền Trung có đ/c Lão thành chỉ vào tôi nói:.” Các vị ăn nó vừa vừa thôi, còn phải để thương và để nhớ cho Dân chứ, nếu các anh không làm được thì để chúng tôi làm.” , nhiều ý kiến gay gắt lắm! Nhưng về phần tôi ,tôi là thiểu số phải phục tùng đa số, không thể khác được mà là nghị quyết của T.Ư. Nhưng vấn đề hiện nay tôi cho rằng; phải làm gì sau đó! Khi đã nhận khuyết điểm, sai lầm thì phải sửa chữa ,chúng ta cần phải nhận rõ vấn đề này, phải theo dõi .Giám sát sửa chữa ra sao! Có làm được không? Tôi mong các cụ, các bác lưu ý cho, giám sát kể cả cấp trên và cấp dưới!
Ban chấp hành TƯ đã nhận khuyết điểm vì sai lầm của cả Ban chấp hành TƯ, đ/c TBT đã phát biểu có lời xin lỗi toàn Đảng và toàn Dân, yêu cầu toàn Đảng nghiêm túc chấp hành nghị uyết TƯ4 để Đảng ta trong sạch, vững mạnh! Sang quý 1 và quý 2 năm nay TƯ sẽ họp đánh giá lại cái gì đã làm được. Vừa qua, khi nhận xét việc tự phê và phê bình của cấp Tỉnh, Thành cũng đã có thấy chuyển biến tốt hơn; đã bắt đầu phát huy được nhân tố tích cực, có tác dụng răn đe, thức tỉnh cho con người và tập thể. Có phải như vậy không? Chưa thực rõ lắm, chưa đồng đều nhưng dù sao cũng có tác dụng,có chuyển biến.
Tập thể BCT, Ban Bí Thư đã xem xét xác định các qui tắc, thủ tục trong Đảng và Nhà nước, đề xuất ý kiến cải tiến rồi đến còn bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm vào tháng 5 và tháng 10 năm nay, thay đổi một số nhân sự ngay trong quý 1 này, quy chế công tác mặt trận cũng được xác định, bổ sung cho hoàn thiện hơn. Tích cực xử lý một số vấn đề nổi cộm như: nợ công, nợ xấu,ngân hàng, Vinaline, Vinashin…. Mà trước đây làm chưa tốt, nay phải làm lại cho đúng, cho minh bạch.
Vừa qua BCT nhận khuyết điểm, nhưng BCH TW lại không kỷ luật ,điều này gây bức xúc lớn lắm. Có đ/c đã nói với tôi rằng: Một Đảng mà không sửa khuyết điểm sai lầm không có kỷ luật là một Đảng hư hỏng, đó là lời của Hồ Chủ Tịch.
Tôi thấy đúng là như vậy. Nhưng vấn đề tự phê và phê bình xây dựng Đảng không phải không phải dừng tại đây mà mới chỉ là bước đầu, không phải chỉ có một lần mà còn phải làm tiếp, có được chuyển biến rõ rệt, việc làm vừa qua chưa thỏa mãn được đòi hỏi của Đảng, của nhân dân. BCT đã ngồi lại đánh giá toàn diện và kết quả đạt được.
Việc sau khi nhận khuyết điểm thì sửa chữa thế nào? Mong các đ/c theo dõi, giám sát chúng tôi cả cấp trên, cấp dưới ,cơ quan có làm được không? Có thực sửa chữa không? Rồi đây, mỗi năm sẽ bỏ phiếu tín nhiệm mấy lần, cả TƯ và cơ qua Nhà nước cũng vậy, nếu làm được công bằng, dân chủ, không hình thức thì sẽ là việc kiểm tra của các cấp cả TƯ và địa phương! Chúng ta đã bàn bạc và chấn chỉnh một số qui định, lập Ban chống tham nhũng, Ban Nội chính …mọi việc cơ bản đã sắp xếp xong cả về nội dung, trách nhiệm và nhân sự. Các tổ chức này sẽ làm nhiệm vụ giám sát các mặt kinh tế, chính trị,an ninh, quốc phòng. BCT đã quy định lấy ý kiến, tiếp nhận ý kiến đóng góp. Sửa đổi lại các qui chế cũ, việc này đến quý 2 sẽ công bố.
Về lãnh đạo: Xác định trách nhiệm của cá nhân. Truyền thông phổ biến cho mọi người đều hiểu biết, thông suốt . Nhưng không phải như thế đã là xong, còn phải làm nhiều nữa. Không phải hội nghị TƯ 4 quyết định không kỷ luật đã là xong rồi? Vậy thì có suy thoái, ai suy thoái cần phải lý giải thế nào chứ?
Phạm vi suy thoái mà không thu hẹp được vì không chuyển biến rõ rệt thì lại càng nghiêm trọng. Cơ quan Tuyên giáo phải làm rõ việc này và phải giải thích thuyết phục được mọi người. Việc sai lầm khuyết điểm liên quan đến ai phải rõ ràng ,nhất thiết không thể bỏ qua được!
Việc chỉ đạo xử lý Vinaline, Vinaxin báo chí đã nói nhiều, phải làm cho nghiêm túc, công khai. Chúng ta còn nợ xấu quá lớn ,tại sao? Trách nhiệm thế nào? Phải làm cho rõ chứ?.
Xem trên tivi thấy kinh tế ta có khả quan hơn, tham nhũng có giảm đi tăng trưởng có khả năng cao hơn .Nhưng nhìn lại mấy năm nay toàn tụt hậu. Năm 2013 cố gắng đạt cho được GDP 5,5%, năm 2012 chỉ đạt 5,2%, so với các năm trước cứ tụt dần, sức sản xuất không được tái sản xuất nữa vậy thì khả năng còn tụt nữa. So với các nước xung quanh, chúng ta kém họ hàng chục lần! Sản xuất giảm, nợ chồng chất ngày càng tăng, gỡ không ra được thì nguy hiểm lắm. Cho nên phải tái cơ cấu lại. Phải xử lý một cách triệt để mới mong cứu vãn tình hình.
Chúng ta còn phải tiếp tục nâng cao công tác đối ngoại, quan hệ quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh ,năm nay sẽ có nhiều vấn đề phức tạp nổi lên, phải đề cao cảnh giác và đề phòng! Còn chỉ đạo xử lý một số vụ án trọng tâm, không để tồn đọng. Phải sửa lại luật đất đai cho phù hợp thực tế, phải chấn chỉnh lại luật pháp. Đến quý 2 sẽ công bố một số việc phải làm.
Xem trên báo chí thấy kinh tế ta đã thấy nhộn nhịp. Nhìn qua lại năm 2012; nền kinh tế thế giới phát triển chậm. Chưa hẳn vì khủng hoảng kinh tế thế giới mà ở dạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2012 kinh tế thế giới chỉ bằng 3,3% (mọi năm trên 4%) .chỉ tăng 2,2% (mọi năm từ 4% trở lên) thế là đã khá lắm rồi – Khối EU -4% (nguy hiểm lắm) .Nhật tăng trên 2% (hy vọng 4% mà không đạt) nhưng đó là khá ,TQ 7,8% (năm trước 9 – 10%) (Ấn đương 1200 tỉ đô .TQ 1600 tỉ đô) . Các nước có quy mô lớn nên tuy bị giảm GDP nhưng họ dễ xử lý hơn ta. Hiện nay các nước cũng nợ công cũng rất lớn, họ bàn cãi, tranh luận mãi chưa xong, nước Anh muốn rút khỏi EU.
Năm 2012 có nhiều cuộc bầu cử thay đổi hàng loạt thủ lĩnh: Mỹ, Nga,TQ, Thái, Nhật, Hàn …
Đông Nam Á : Nổi lên gay gắt tranh chấp đảo giữa TQ và Nhật, Nhật với Bắc Triều Tiên về vũ trụ tình thế trở nên rất căng bất chấp dư luận. TQ cũng không hài lòng? Tình hình Hoa Đông rất phức tạp. Khối Asean chúng ta thì Campuchia đứng về phía TQ gây nhiều trở ngại đã buộc Hội nghị ngoại giao không ra được tuyên bố chung, nhưng khi gặp là vẫn thân thiết, vui vẻ. Năm 2013 Brunej làm Chủ tịch Asean, nước này nhỏ lắm, tiếng nói ít trọng lượng, do đó Biển Đông sóng gió hơn do TQ xúi giục, can thiệp, nói một đường làm một nẻo, nên 2012 Capuchia làm chủ tịch Asean phá rất dữ, phản đối nhiều cái vô lý, tuy vậy ta cũng có nhiều cách và cố gắng giữ cho năm 2012 không nổ ra chiến tranh, tuy vậy ta cũng bị chê trách là nhu nhược, bị TQ lấn lướt cả trên các mặt quốc phòng, kinh tế, an ninh. TQ cho tàu hải giám và tàu đánh cá vào quấy rối, ngăn cản ta, thực sự đó là tàu chiến, là hải quân TQ giả dạng mà thôi. Ta có phản đối thì họ chống chế, nói là tàu đánh cá của địa phương hoạt động thôi “Ta xử lý thật vất vả TQ yêu cầu không quốc tế hóa Biển Đông ,nhưng họ không làm được, TQ đã gửi hồ sơ đường Lưỡi Bò lên LHQ, pháp lý hóa đường lưỡi bò để không ai được đụng chạm, can thiệp. Ta cố gắng giữ hòa bình để không xảy ra xung đột. Ta kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải như Lê Thánh Tôn đã nói “Ai để mất một tấc đất của tổ tiên thì phải chu di tam tộc.!!”.
Trung Quốc năm qua có khá nhiều vấn đề: Xử lý vụ Bạc hy Lai, bắt và trục xuất luật sư mù Trần Quang Thành (lãnh tụ phái tứ thừa độc lập), phanh phui tài sản TT Ôn Gia Bảo. Tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc … Bổ sung lý luận ba đại diện và phát triển khoa học xây dựng CNXH theo màu sắc TQ. Phấn đấu nâng GDP tăng cao từ 5500 đô-la/người lên 11000 đô-la/người, tức là gấp 2 lần hiện nay? Dân số đã 1,4 tỉ dân rồi. TQ kiên quyết để trở thành cường quốc biển, bắt các nước nhỏ xung quanh phải phục tùng (kế hoạch đến năm 2030).
Tôi có dịp gặp ông Tăng Khúc Hồng (nhân vật số 3 khóa trước) ông ta hỏi tôi: VN sao lại ra luật Biển, gây căng thẳng đối chọi với TQ. Tôi trả lời: TQ đã có luật Biển từ 10 năm nay, chúng tôi chỉ học TQ mà thôi, vì chúng tôi có đủ chứng lý lịch sử để xác định luật biển. Ông ta đành im lặng không trả lời. Ta phải giữ tình hữu nghị với TQ nhưng tuyệt đối không được mơ hồ mất cảnh giác. Mục tiêu TQ cố gắng vươn cao cạnh tranh với Mỹ. Họ rất thực dụng, chớp thời cơ, dựa vào thực lực .TQ tuy khẳng định: Giữ gìn hòa bình, nhưng kiên quyết bành trướng chiếm lấy Biển Đông, chiếm các đảo của ta, ta không thể nhân nhượng đượcnhưng phải khôn khéo, có bài bản, liên kết với các nước xung quanh như Phi luật Tân, Indonesia, Singapore … để đối phó lại họ. Âm mưu của họ là lôi kéo các nước Asean để cô lập ta và chèn ép ta nhượng bộ? Ta cứ đi nước nào thì TQ sau đó lại đi tới nước đó và có chi viện hậu hĩnh hơn hẳn ta, thực tế là phá thế liên kết của ta vì họ được một phần kết quả. Đặc biệt là kinh nghiệm của tôi: các vị lãnh đạo cũ (đã nghỉ) gặp chúng ta nói chuyện dễ dàng lắm, tầng lớp trẻ có khó hơn (như ở Lào chẳng hạn).
Đối với Mỹ: Obama làm tổng thống lần 2 vẫn không có gì thay đổi:
Tăng cường về Châu Á – Thái bình dương.
Tích cực phát triển kinh tế, thương mại khu vực Châu Á.
Vẫn còn vấn đề Nhân quyền đang là một vấn đề đối ngoại giữa ta và Mỹ.
Obama đã xếp 2 người, 1 Bộ ngoại giao ,1 Bộ Quốc phòng đều là người cùng cánh của Obama có can thiệp với ta đã từng chống chiến tranh Mỹ -Việt, nhưng vẫn còn gay cấn về nhân quyền với Việt Nam. Rồi đây Mỹ còn nỗ lực hợp tác hơn nữa, có e ngại ta gần TQ hơn.
Về công tác đối ngoại: Ta ưu tiên các nước láng giềng trong tổ chức Asean. Tổ chức chặt chẽ quan hệ Lào-Việt, các nước khác còn có sự chia rẽ, các bạn Lào gắn bó với ta hơn, các đ/c lãnh đạo cao tuổi gắn bó hơn, lớp trẻ có phần giảm sút kém mặn mà.
Với TQ ta cố gắng giữ hữu nghị giữa hai nước, tuy vấn đề Biển Đông phức tạp như vậy ta vẫn gắng sức tìm kiếm sự đồng thuận, còn vấn đề không đồng thuận thì gác lại. Ta hy vọng xây dựng được DOC để có thể ràng buộc pháp lý, còn COC chỉ là mong muốn không ràng buộc nhưng TQ vẫn chần chừ muốn kéo dài và đòi được tham dự bàn bạc xây dựng DOC. Khối Asean không thể đồng ý được, vì đây là việc của các nước Asean với nhau. Năm 2013 Bruney làm Chủ tịch chắc có khác Campuchia năm trước. Ta tích cực bảo vệ Biển Đông, đưa dân ra sống ở Trường Sa, phát triển đánh cá, khai thác khoáng sản. Anh và Mỹ việc khai thác dầu khí nếu họ ngần ngại, Nga dám làm. Hiện Nga có thể khai thác 520 triệu tấn dầu mỏ và hàng ngàn tỉ khí đốt, Nga đang dùng sức mạnh về năng lượng để đối phó với các nước, nhưng lại rất ưu tiên cho Việt Nam cùng vào Si-bê-ria (các nước khác thì Nga không cho vào tham dự), Nga cho biết Việt Nam cũng đã khai thác được 1 tỷ Đôla dầu khí ở Si-bê-ri rồi!.
Còn Singapore tuy gốc người TQ, đảo nhỏ, người ít nhưng phát triển tốt, ngang hàng với TQ, không chịu lép vế cũng là một tấm gương cho ta theo. Chúng ta quan hệ với nhiều nước, nhưng với Nga thì rất tự nhiên thoải mái không nề hà gì. Khi gặp Medvedev vẫn gọi là đồng chí mặc dù chế độ chính trị hiện nay đã khác xưa nhưng đọng trong con người họ vẫn còn tình cảm sâu đậm và họ tỏ rõ một cách tự nhiên khác các nước Châu Âu đối với ta. Ông Bộ trưởng Kế hoạch Nga lại còn nói: Ông là con vị Tham tán Thương mại của Sứ quán Liên Xô ở Việt Nam trước đây nên rất thân mật với Việt Nam, như một quê hương của mình. Nga hứa giúp ta về quốc phòng, vũ khí, cả kinh tế trở thành đối tác chiến lược của ta, họ nhận học sinh sang học tập, sĩ quan sang huấn luyện là đối tác toàn diện. Khi tôi nhắc đến số tiền còn nợ lại, Medvedev gạt đi nói không có vấn đề gì khó khăn cả. Nga cho biết khi được tin Nga tham dự thăm dò vùng dầu 6 nam Trường Sa dưới Côn Đảo, Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga phàn nàn việc này thì Bộ Ngoại giao Nga lấy ngay tấm bản đồ cũ của TQ ra chỉ vào và nói: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chính TQ đã thừa nhận như vậy có liên quan gì đế TQ đâu, thế là Bộ Ngoại giao TQ đành lờ đi không nói gì nữa.
Còn Indonesia không bao giờ đả kích Việt Nam. Họ hành động kín đáo. Khi tôi gặp các cháu Indonesia chúng cầm cờ hai nước và hô “Hồ, Hồ.”, tỏ ý hoan nghênh. Indonesia có 220 triệu dân. Họ thân thiết với Việt Nam, nhiều tiếng của họ giống tiếng Việt và có nhiều phong tục tập quán như ăn trầu giống như Việt Nam. Vợ Tổng thống Indonesia khi nói chuyện với vợ tôi có thổ lộ: “ Trong thời kỳ chống Pháp, Indonesia đã trang bị vũ khí cho 1 tiểu đoàn quân đội Việt Nam đấy.” Họ mua vũ khí của Anh rồi chuyển cho ta, việc này chính họ nói ra, tôi đâu có biết! Quan hệ với Indonesia có lúc ta cũng lơi lỏng nay mới thắt chặt trở lại.
Về trả lời một số câu hỏi của các đ/c:
Có đ/c hỏi: Tại sao nguyên thủ các nước chỉ có một người còn ta khi ra đón lại là TBT chứ không phải là Chủ tịch nước? Điều này tế nhị lắm, có khi sang họ chỉ có một người, chả lẽ ta có hai người đi hai bên hay sao, vì vậy lấy Đảng là vị trí cao nhất nên chúng tôi bàn để TBT thay mặt cho cả Chủ tịch nước đón tiếp họ. Kể ra như vậy cũng không tiện, nhưng mà khó nói quá, sau này có lẽ phải xem lại như: TQ, Lào, Bắc Triều Tiên, Cuba họ đến thống nhất vào một người là nguyên thủ Quốc gia mà thôi.
Có quyền lực phải đi đôi với giám sát, kiểm sát như vậy quyền lực càng lớn kỷ luật phải càng nặng, không thể cấp bé chịu kỷ luật nặng còn cấp càng to lại càng nhẹ, vô lý quá, phải sửa thôi!
Đảng cũng phải tuân thủ Hiến Pháp và Pháp Luật của Nhà Nước không thể đứng trên Hiến Pháp và Pháp Luật được. Có thế mới chống được suy thoái, chống được tham nhũng lạm quyền. TQ còn làm được vậy ta cũng phải làm được, phải dựa vào dân, không thể để dân quay lưng lại với Đảng, tôi thấy vấn đề này đúng quá, rõ quá!
Đã có người khi gặp tôi đã chỉ vào mặt tôi nói: “Các anh ăn vừa thôi, phải để cho dân sống với chứ, dân không phải họ không biết đâu, nếu các anh không dám làm, bọn tôi sẽ làm.” .
Tôi tự thấy mình cũng có cái tốt, nhưng cũng còn có cái xấu, sai lầm, cần phải được phê phán chỉnh đốn, dân họ nói là đúng! Ví như, thiểu số phải phục tùng đa số, có những cái thấy đúng mà không thực hiện được. Phải chờ đợi thôi, có thể đến Đại hội XII mới có thể thay đổi cơ bản, nay mới chỉ vá víu mà thôi.
Qua nhiều Đại hội tôi thấy đã có từ ngữ khá lạ: Ban đầu bỏ Chống Chủ nghĩa cá nhân, rồi lại chống tiêu cực, chống tham nhũng, sau lại phát triển hủ bại, suy thoái, lợi ích nhóm nhỏ vvv .. tức là cùng qua nhiều Đại hội thì cái xấu phát triển dần lên.
Các báo chí nhiều lúc ca ngợi ta làm tốt rồi, thế mà tại sao còn có bao nhiêu vấn đề này, vấn đề khác ngày càng to, càng phức tạp. Các đ/c xin hãy giám sát chúng tôi, góp ý kiến bằng mọi hình thức, càng nhiều càng tốt, không kiêng kỵ gì cả.
Chắc chắn rằng, phải đến Đại hội XII mới có chuyển biến cơ bản được. Hiện nay không phải chỉ có các đ/c các cán bộ đảng các cấp mà tất cả người dân từ anh xe ôm, bà hàng nước đều biết cả và nói rất nhiều, nói đủ thứ hết. Họ nói giống nhau lắm, đúng lắm cả trong Nam ngoài Bắc, miền xuôi miền ngược. Đảng ta phải trong sạch vững mạnh, còn dân thì còn, mất dân là mất hết. Tôi thấy đúng như vậy, tính tôi muốn thẳng thắn bộc lộ như vậy, mong các đ/c kiểm tra, giám sát góp ý kiến, mong rằng sau này càng được sáng sủa hơn.
Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành,bảo vệ Tổ quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.
Theo Hiến Pháp: Chủ tịch là Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, nhưng hiện nay theo tập quán là khi trong kháng chiến vẫn đặt ra vấn đề do người đứng đầu Đảng trực tiếp thống lĩnh quân đội nên vẫn để như cũ sau này nếu có sửa đổi thì xem xét lại thế nào cho hợp lý và phù hợp với phong cách quốc tế hiện nay.
Đã hết giờ và nói cũng đã lan man, xin kết thúc tại đây chúc mọi người sức khỏe, mọi sự tốt lành,góp sức đóng góp cho Đảng được trong sạch,vững mạnh.
Sau đó đ/c Oanh (Chủ nhiệm CLB Thăng Long) lên cám ơn và tặng quà , chụp ảnh lưu niệm .
Người ghi: Đoàn Sự
10.00h ngày 17-2-2013
Đọc đây nè , Đm. Kinh hồn chưa . Tiên sư “Lý nịnh “Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp . Toàn BỊP
*****
Giữ điều 4 Hiến pháp là phù hợp nguyện vọng của dân
Theo ông Phan Trung Lý, quy định như trong điều 4 là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Báo cáo tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về sửa đổi Hiến pháp sáng 13/3, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý cho hay, hầu hết ý kiến đồng tình với những nội dung chính của dự thảo. Đối với vai trò lãnh đạo của Đảng tại điều 4, cơ bản các ý kiến tán thành như trong dự thảo. Một số ý kiến đề nghị làm rõ quy định Đảng, các tổ chức đảng và đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và phải ban hành luật về Đảng.
Ban biên tập dự thảo cho rằng, quy định như trong điều 4 là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình mới.
Về vấn đề bảo vệ Tổ quốc, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết , một số ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định quá cụ thể về việc “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”.
“Ở Việt Nam, lực lượng vũ trang là công cụ của Đảng và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử cũng đã chứng minh, lực lượng vũ trang luôn luôn trung thành với Đảng và cũng chỉ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì lực lượng này mới thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, chế độ. Vì vậy, quy định của Hiến pháp về nội dung này là phù hợp và cần thiết”, ông Lý nói.
Liên quan đến nội dung về đất đai, có ý kiến đề nghị nên quy định chế độ sở hữu tư nhân hoặc đa sở hữu về đất đai. Song, theo quan điểm thống nhất của Ban biên tập, từ Hiến pháp 1980 đến nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Đây là quy định nhằm bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với đất đai, nguồn tư liệu sản xuất quan trọng và lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia; đồng thời hoàn toàn phù hợp với thực tiễn quản lý đất đai của Việt Nam.
Điểm mới cơ bản trong lần sửa đổi này là việc hiến định nguyên tắc “quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ”. “Điều này vừa thể hiện thái độ tôn trọng, bảo vệ nhà nước đối với quyền cơ bản của công dân, vừa tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tiếp tục phòng, chống và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm trong thực hiện pháp luật về đất đai”, ông Lý cho hay.
Trước một số ý kiến cho rằng, nếu Hiến pháp quy định việc nhà nước thu hồi đất phục vụ mục tiêu kinh tế – xã hội thì rất dễ dẫn đến tùy tiện, lạm quyền, mâu thuẫn với việc bảo hộ quyền tài sản của người dân về đất đai, ông Lý cho rằng, đây là một ý kiến cần được tiếp thu nghiên cứu để có phương án hợp lý trình Quốc hội xem xét quyết định.
Với 3 thiết chế hiến định độc lập gồm Hội đồng Hiến pháp, Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia, hầu hết ý kiến tán thành với việc bổ sung 3 cơ quan này. Song, một số ý kiến đề nghị thay đổi Hội đồng Hiến pháp bằng chế định Tòa án Hiến pháp và có quyền phán quyết đối với những hành vi vi phạm Hiến pháp. Cũng có ý kiến đề nghị không cần thiết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia mà nên có một tổ chức tương đương như Ban công tác đại biểu Quốc hội để tránh cồng kềnh. Ban biên tập cho rằng, cùng với việc tiếp tục phát huy hiệu quả của cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành thì việc bổ sung thiết chế Hội đồng bảo hiến là rất cần thiết.
Về đề xuất người dân phải có quyền phúc quyết Hiến pháp, theo Biên tập, quy định như hiện nay là phù hợp. Người dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, thông qua Quốc hội, HĐND. Quy định như dự thảo cũng đã thể hiện được đầy đủ chủ quyền nhân dân…
(Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về sửa đổi Hiến pháp sẽ kéo dài đến hết ngày 14/3)