WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Valentine trong di sản chiến tranh

Quả thực Hiệp Chủng Quốc là đất nước Phú quý sinh lễ nghĩa. Tháng Hai hàng năm là tháng của Tình yêu, bày tỏ tấm lòng của con người với con người. Tháng Hai, nhà văn gọi là tháng Tình yêu thăng hoa, tháng làm đẹp lại lòng thương yêu đã tàn lụi, làm mới lại mối tơ duyên đã phai màu.
Bây giờ nhập gia tùy tục, người Việt Nam tại Mỹ cũng Happy Valentine, và nhà viết bình luận cũng phải có đề tài về ngày tháng của tình yêu.
Tại sao lại có Valentine vào tháng Hai mỗi năm. Nhiều câu chuyện lịch sử rất mơ hồ truyền tụng từ cả ngàn năm pha trộn giữa nguồn gốc tôn giáo và xã hội. Sau cùng hầu hết các nước Tây phương và Mỹ châu đều mừng lễ hội Valentine. Mời nhau bữa tiệc. Tặng hoa, trao thiệp viết lời yêu thương và giá trị nhất là những lá thư, những lời bày tỏ bằng chử viết gởi cho nhau.

Trong nhiều chuyện Valentine từ thưở xa xưa, người ta có ghi lại một huyền thoại cảm động. Có chàng trai trẻ ở tù đã đem lòng yêu thương cô con gái của viên chúa ngục. Anh chàng tên là Valentine đã tự viết ra một tấm thiệp đầu tiên cho chính mình và ghi hàng chữ FROM YOUR VALENTINE. Thành ngữ này vẫn còn dùng trên các thiệp in bán ra hàng triệu tấm mỗi năm. Trong tấm thiệp còn có bức thư gởi người yêu thầm kín mà người tử tù để lại sau khi chết.

Ðó là năm 269 trước khi Thiên Chúa ra đời. Từ đó lá thư tình bất diệt của người tù Valentine mở đường cho lời bầy tỏ tình yêu vĩnh cửu tháng Hai, của mùa lễ hội Valentine.

Ðối với quý vị, câu chuyện đã gợi ra được những kỷ niệm gì?

Trong thế giới về cuộc sống của chúng ta, mỗi người một cảnh, mỗi người mang một mảng đời khác biệt. Những cánh thiệp hồng, những lá thư tình thời học sinh, những bài ca tình thơ của lính. Bài Phượng Hồng tuyệt tác thi sĩ đã viết về cậu học trò có lá thư Valentine ngập ngừng đem tới lại đem về. Rồi những cậu bé lớn lên giữa thời binh lửa. Thư chiến trường đầy vơi nước mắt kéo dài 20 năm với những ngày hạnh phúc quấn khăn tang. Sau cùng, oan nghiệt nhất là thư từ trại tù cải tạo tràn đầy cay đắng trong những kỷ niệm vừa đau thương vừa huy hoàng của một thời đã qua.

Ðó là câu chuyện Valentine trong di sản chiến tranh.

Về câu chuyện những cánh thư Valentine của chiến trường Việt Nam thì Asia đã có cảm hứng làm ra một tác phẩm DVD phát hành năm trước.
Tuy nhiên, những câu chuyện mà chúng tôi kể ra sau đây sẽ không bao giờ còn có dịp giới thiệu với bà con Việt Nam.

Cách đây đã lâu vào ngày 6 tháng Hai năm 2005, một cô gái Sài Gòn tên là Hoàng Hoa từ Việt Nam phổ biến cho người Việt hải ngoại qua diễn đàn Thủ Ðức một tài liệu làm người đọc vô cùng xúc động. Ðó là lá thư tình cảm 20 trang viết tay của chuẩn úy Trần Văn Quý.

Lá thư của anh sĩ quan trẻ tuổi từ chiến trường Kontum chưa hề có nửa mối tình đầu viết cho cha mẹ và cho người chị gái tại Sài Gòn. Thư chưa bao giờ được gởi đi vì người ta chỉ tìm được trong túi quân phục của tử sĩ chết đúng vào ngày 6 tháng Hai năm 1974.

Cô em gái nhỏ của gia đình đã cất giử kỷ vật suốt bao năm để phổ biến vào tháng hai đầy tình cảm.

Tuy nhiên phải là người trong quân ngũ mới thực sự rung động vì những lời ghi lại trong lá thư hồi ký chiến trường của một chàng trai trẻ đi trả nợ binh đao. Chuẩn úy Quý ra trường Thủ Ðức vào tháng 10 năm 1973, đã chọn đơn vị về tiểu khu Kontum.

New Picture2

Ngày 11 tháng 11 năm 1973, được giao chức vụ Trung đội trưởng trung đội 3 đại đội 2 thuộc tiểu đoàn Ðịa phương Quân Kontum, đóng bên bờ sông Ðap La.

Chỉ vừa nhận đơn vị 3 giờ đồng hồ thì đơn vị giải tán, quân số chuyển qua đơn vị khác và anh chàng chuẩn úy Thủ Ðức còn ngơ ngác với đầu óc học trò đã trở thành sĩ quan thặng số đi theo tiểu đoàn hành quân, nhưng không có một người lính trong tay. Và cuộc đời binh nghiệp bắt đầu với những diễn tiến đau thương cười ra nước mắt. Tuy là sĩ quan nhưng vẫn còn l ãnh lương trung sĩ theo quy chế sinh viên. Ðược chia gạo nhưng không có thực phẩm. Chuẩn úy Quý hết sức nhẫn nại, lóc chóc vác súng theo đơn vị như một tân binh thặng số. Từ quan đến lính, chẳng ai quan tâm. Chưa hề có kinh nghiệm nên cũng không chuẩn bị quân trang đi tác chiến trong rừng. Những lời anh viết trong thư rất chừng mực và bình thản. Anh kể chuyện xảy ra hàng ngày không hề có một lời than van. Anh không viết một chữ tuyên truyền ồn ào giữa ta và địch. Hết sức từ tốn và đơn giản, anh sĩ quan trẻ viết về những ngày tháng đầu đời quân ngũ để gởi cho chính mình, gởi cho cha mẹ và anh chị. Tác giả không bao giờ nghĩ rằng câu chuyện kể ra sẽ được chúng ta đọc lại hơn 30 năm sau. Tập bút ký dưới hình thức thư nhà tràn đầy yêu thương mà ngày nay chúng ta có thể gọi là Valentine của tình người.

Ðịnh mệnh đã đưa những người trai xa lạ đến sống bên nhau và cùng chết bên nhau trong một đơn vị rất tầm thường ở miền núi rừng xa thẳm gọi là Tân Cảnh, Kontum. Họ không phải là thiên thần Mũ Ðỏ hay cọp biển Mũ Xanh. Tuyệt đối không có một chút gì là lãng mạn oai hùng.
Từ tháng 10 năm 1973, mặt trận Kontum đã được giải tỏa. Khói lửa trận mùa Hè đỏ lửa 72 đã tạm thời lắng dịu. Các đơn vị tổng trừ bị đã rút về. Chỉ còn lại địa phương quân cấp chi khu ngày đêm chống lại quân du kích và cộng sản địa phương.

Sau một thời gian đeo lon chuẩn úy mà sống như binh nhì, anh sỹ quan Thủ Ðức nhận được lính để đóng vai trung đội trưởng. Trung đội của anh sau cùng có được 8 lính, trong đó có 2 lính thượng và 6 lính lao công đào binh vừa được thả từ quân lao Gò Vấp ra. Một ông trung sĩ già làm trung đội phó.

Ðó là hoàn cảnh của anh s ĩ quan Sài gòn 20 tuổi chưa hề ra trận, sẽ cầm trung đội 10 người để chiến đấu ở tuyến đầu Kontum, chặn đường Nam tiến của binh đoàn cộng sản.

Chuẩn úy Quý tả cảnh phải chiến đấu với núi rừng, đèo cao dốc thẳm và đói khát giá lạnh. Từ đỉnh đồi 945 thước cao, anh lính học trò chỉ huy lính đào binh ngó về thành phố Kontum mà nhớ Sài gòn. Nơi chân trời xa thẳm có cha mẹ, bạn bè và các cô gái hậu phương anh chưa hề tỏ tình.
Xin đọc một đoạn trong lá thư của chuẩn úy Trần văn Quý “ … trên đỉnh đồi 949 m nhìn về thành phố Kontum con thấy nhớ nhà làm sao ấy. Ở đây mỗi ngày chỉ viết một trang vừa làm nhật ký vừa làm thư, và cũng là lúc đang suy tư về gia đình. Bây giờ chỉ có cách chờ ngày về dưỡng quân mới bỏ thư được. Chắc sau gần một tháng trời bặt tin ở nhà cũng trông thư con lắm. Nhưng vì chiến cuộc con cũng chẳng biết làm sao hơn, nếu thư liên lạc thường xuyên không được, thì sau ngày hành quân con sẽ gởi về nhà một lá thư dài thế này để bù lại những ngày gởi thư lẻ tẻ”…

Cho đến cuối năm 1973, trung đội 10 người của chuẩn úy Quý chạm súng lần đầu tiên lại là một trận đánh ngắn ngủi và đau thương hết sức. Ðại đội cho lệnh chia trung đội làm hai, một nửa tung quân ra tiền thám và một nửa giữ vị trí. Giữa rừng già núi đồi cây cối chằng chịt, ông trung sĩ phó nằm cố thủ với 3 anh lính ba gai. Cậu chuẩn úy với 5 anh lính du côn và lính thượng đi mở đường. Bỗng nhiên có tiếng súng ầm ì phía trước, một anh lính của trung đội trúng đạn bị thương. Chuẩn úy Quý đứng xững như mơ ngủ. Anh lính thượng đeo máy lao vào bụi rậm. Tay lính xuất thân từ quân lao Gò Vấp la lên, thiếu úy nằm xuống. Rồi chợt nghe xa xa có tiếng của trung sĩ trung đội phó “ Chết rồi, bắn nhầm lính của ta rồi” Chuẩn úy Quý dẫn lính đi một vòng rồi lại về chỗ cũ nên quân ta tưởng chạm địch rồi bắn nhầm. Bút ký kể lại chân thật không hề che dấu và cường điệu. Ðây là những tài liệu chính xác nhất của chiến trường.

Cho đến trận sau cùng, theo lời thuật của cô em gái ghi lại như sau:

“Name: Hoang Hoa. City: Saigon , Viet Nam / Sent: Sun. February 06/2005/21:02

Anh tôi là cựu sinh viên trường sỹ quan trừ bị Thủ Ðức. Anh đã hy sinh tại Kontum ngày 6 tháng 2 năm 1974. Kỷ vật còn lại tấm thẻ bài, vài tấm hình và một bức thư dài chưa kịp gởi, vì suốt thời gian hành quân không thể gửi thư về nhà được, kể cả kỳ tiếp tế vì máy bay có đáp xuống được đâu mà chuyển thư.

Bức thư đó đã được tìm thấy trong túi áo của anh. Chiến hữu cùng đơn vị kể rằng quanh xác anh nằm vương vãi nhiều đôi dép râu. Tay anh còn nắm chốt lựu đạn. Một viên đạn xuyên đùi, nhưng viên xuyên sọ đã cướp đi mạng sống của anh khi tuổi đời chưa đầy 21. Suối Non Nước và đồi Tân Cảnh đã ghi lại dấu chân sau cùng của cố Thiếu Úy Trần Văn Quý.

Anh tôi đã hy sinh cho non sông, xứng đáng là trai nước Việt hào hùng, đem mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh. Xin cho tôi gởi hình ảnh và bức thư lên trang web Thủ Ðức hải ngoại để linh hồn anh được ấm áp bên bạn bè chiến hữu.”

Như vậy chuẩn úy Trần Văn Quý sau khi chết đã được truy thăng cố thiếu úy. Gia đình được lãnh lương chuẩn úy suốt 4 tháng từ khi ra trường đến khi tử trận, và thêm tiền tử tuất bằng 12 tháng lương cấp thiếu úy. Từ khi rời bỏ gia đình Saigon và quân trường Thủ Ðức ra đi, anh Quý cứ mong ước và hứa hẹn nhưng chưa hề gởi được 1 đồng bạc tiền lương cho cha mẹ mua quà như đã viết trong thư. Và lá thư Valentine của tình thương gia đình chỉ được trao về cho thân nhân vào tháng 2 năm 1974 cùng với di hài tử sĩ khi anh đã chết sau hai lần nổ súng. Trận đầu tiên đánh nhầm quân ta. Trận thứ hai mới thực sự chạm địch tại chiến trường. Ðó là trận cuối cùng gói trọn tình thương trong tấm thiệp Valentine thứ nhất. Lá thư Valentine bi thảm từ chiến trường năm 1974.

Bây giờ xin kể đến chuyện những lá thư Valentine có hậu của Happy Ending.

Từ hơn 20 năm nay chúng ta vẫn nghe nói về chuyện tù cải tạo nhận thư nhà và gởi thư đi từ những miền thượng du Bắc việt. Những lá thư Valentine hết sức cay đắng đó bây giờ ở đâu. Ai là người nhận và ai là người gởi.

Thêm vào đó, khi tù được giải lao từ nơi này đến nơi khác, mỗi khi chuyển trại các anh ném những lá thư xuống bên đường, rơi vào đám dân và hy vọng có người nhặt được gởi về cho gia đình. Khi chuyển trại từ Bắc vào Nam đi ngang qua vùng Saigon , tù cải tạo đã ném xuống cho dân những lá thư hy vọng. Ai là người nhặt được. Ai người tìm đến nhà trao lại. Ngày nay ai còn lưu giữ được những lá thư như thế.

Cuối năm 2008 tôi đã có may mắn gặp được một người con của cựu tù cải tạo đem đến món quà vô giá dành cho viện bảo tàng. Những lá thư từ trại tù miền Bắc gởi về cho gia đình trong Nam , những lá thư từ Sai Gon gởi vào trại tù Yên Bái. Và một lá thư ném xuống đường để nhờ người dân miền Nam vô danh đã đem đến nhà và bây giờ còn lưu lại. Ðó là những di vật Valentine huyền diệu nhất của cuộc đời và chúng ta không thể có kỷ vật nào so sánh đươc.

Ông bạn chiến binh cựu tù cải tạo đã gấp và xếp những lá thư hết sức cẩn thận dành cho chúng tôi giữ làm di sản tình yêu trong chiến tranh. Những hàng chữ rất nhỏ trên tờ giấy xám như bầu trời của chế độ tù đày.

Lời lẽ thương yêu của chồng của cha gởi về nhắn nhủ vợ con. Viết sao cho gia đình hiểu được những ẩn ý dưới hàng chữ thân yêu.

Thư con trai 16 tuổi lớn lên trong chế độ cộng sản mang lý lịch ngụy quân đã hứa với người cha tù tội sẽ thay cha lo cho tương lai gia đình.

Thư rơi bỏ trên đường được sản xuất rất nhiều với ghi chú rõ ràng dành cho tấm lòng vô danh nhặt được sẽ đem giao tại nhà. Một trong những thông điệp tình yêu huyền diệu đến tay người nhận.

Tất cả những kỷ vật chúng tôi nhận được do trung tá tù cải tạo gửi đến gồm có chiếc áo tù rách vá nhiều chỗ gấp lại hết sức cẩn thận. Chiếc áo đã sống với người tù Vương Ðình Viên Hồng trên 30 năm. Kèm theo là 7 lá thư trao đổi trong gia đình có cả lá thư do ân nhân nhặt được trao về địa chỉ tại Sàigon. Có lá thư đứa con trai của ông, 16 tuổi, Vương Bá Quốc Hùng viết cho cha từ Phú Nhuận ngày 6 tháng 3 năm 1981 với gói quà đầu tiên. Thư gửi cho K 9 HT:AH.118-NT.

Cháu báo tin một vài thân nhân ở nhà ta đã di chuyển về Hà Nội, đến nơi bình yên, con cũng muốn đi nhưng chưa có điều kiện. Ðọc thư biết ngay là báo cáo vượt biên thành công. Ðặc biệt lại có 2 sợi giây dù Việt Cộng đã dùng để trói anh bạn tù Lê Ðức Thịnh khi xử bắn tại Long Giao 1976. Hai sợi giây này đã được ông Viên Hồng đem theo suốt những năm cải tạo từ Nam ra Bắc và trở về. Tài liệu này sẽ được lưu giữ dưới tiêu đề Valentine từ Yên Bái đến Sàigòn

Những con người Việt Nam trong chiến tranh đã gởi thông điệp Valentine yêu thương cho nhau bằng cả mạng sống, bằng cả cuộc đời tù tội. Cách gởi đã nhiệm màu mà lời thương yêu chân thành còn mầu nhiệm hơn biết bao nhiêu. Ðó là chuyện những lá thư tình Valentine của quá khứ.

Còn chúng ta ở đây, bây giờ, trong mùa Valentine ở xứ sở của thiên đường Mỹ quốc. Xin hãy viết cho nhau những thông điệp đẹp đẽ một lần. Ðể khỏi phụ lòng con người sáng tạo mở đường viết thiệp tình thương như anh chàng tử tù tên Valentine hơn hai ngàn năm trước. Như thiếu úy Thủ Ðức Trần Văn Quý 40 năm xưa trong rừng núi Kontum và như người tù lao cải Vương Ðình Viên Hồng viết từ trại tù Yên Bái trong những năm đầu thập niên 80.

Hãy viết lời yêu thương ngay từ San Jose, California cho những người ngồi bên cạnh ta. Một lần. Và xin đừng gửi thông báo cho tôi những lời mắng chửi qua lại giữa anh em làm hư hỏng cả chữ nghĩa tổ tiên ông bà để lại từ ngàn xưa.

Hôm nay, nhân ngày Valentine với ý nghĩa rộng hơn tình yêu đôi lứa, nhân danh tình thương của con người với con người, tác giả xin gửi hoa hồng cho cháu Trần Hoàng Hoa, em gái của cố thiếu úy Thủ Ðức Trần Văn Quý, hiện còn ở Sàigòn. Xin gửi hoa hồng cho người tù cải tạo Vương Ðình Viên Hồng ở Virginia và xin gửi hoa hồng cho cháu Vương Bá Quốc Hùng ở San Jose . Cậu bé 16 tuổi ngày xưa ở Phú Nhuận, cũng muốn đi nhưng không có điều kiện. Phải chờ đến khi bố về mới có vé HO bơi thuyền đến bến tự do. Happy Valentine cho mọi người. Giao Chỉ, San Jose phổ biến qua đêm tình yêu tại Mỹ.

© Giao Chỉ

6 Phản hồi cho “Valentine trong di sản chiến tranh”

  1. Trần giả Tiên says:

    Bạn của Lão Ngoan Đồng rất đúng và rất được tôn vinh.

    Dân tộc ta đã có 4000 vănG miễng, MỸ chỉ mới có vài 100 năm thì làm sao mà so sánh, mà KHÔNG CHÔM CHỈA óc “sáng tạo” của dân ta? 

    Va-lăn-thai là một điển hình biện chứng “đứng đái” ý lộn đúng đắn mới nhất của dân ta.

    Còn ngôn ngữ nữa, MỸ đã ăn cắp của dân ta rất nhiều từ ví dụ như TỐI NAY thì chúng đọc trại là TONIGHT, cái CỐC thì chúng lại đọc trại là CUP và còn nhiều nữa…

    Không những vậy, chúng đã không biết XẤU HỔ, còn dám CHÔM CHỈA nghề làm và bán HỘT VỊT LỘN của dân ta mà không xin phép nhà nước Chưa Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu (CHXHCNVN).

    Bởi vậy, chúng ta phải TỰ SƯỚNG, ý lộn TỰ HÀO như đồng chó cái Tôn Nữ mặt ngựa Thị Ninh CẶP, CẶP đã phát động phong trào “TÔI TỰ HÀO LÀ NGƯỜI “VỊT” NAM” và thêm nữa đất nước ta có thủ đô làm lụng là “VINH QUANG lang than là chết đói” với 1000 năm vănG C… và đã được đứng vào hàng HẠNH FUC thứ nhì “thay giái” (lại lộn) thứ 2 thế giới.
    Híc.

  2. Trần giả Tiên says:

    Lão Ngoan Đồng quên giải thích rõ ý nghĩa Valentine (Va-lăn-thai) made in VN
    Để rõ ràng ý nghĩa  Va-lăn-thai tui xin copy ý của vài còm sĩ bên Dân Làm Báo để quí vị đọc vui cuối năm.

    —–Còm sĩ  Nguyên Anh:

    ĐỈNH CAO LOÀI KHỈ : LỄ VATENTINE XUẤT PHÁT TỪ VIỆT NAM ?

    Tình cờ dạo nét phát hiện ra một công bố chấn động thế giới loài…khỉ khi được biết lễ tình yêu-một ngày lễ mới được du nhập gần đây vào Việt Nam của giới trẻ sính ngoại-đã được cơ quan nghiên cứu văn hóa Việt trực thuộc bộ nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho biết có xuất phát từ nước Việt Nam (!)

    để minh chứng cho điều này bộ NCVHVN đã lý giải như sau:

    Va = va chạm-gặp gỡ-tiếp xúc (!)

    Lăn = lăn lộn-lăn lóc ( lăn búa xua) (!)

    Thai = tượng trưng cho có thai sau khi lăn lộn(hahaha)

    Và như vậy từ xa xưa con người Việt Nam đã có lễ Valentine và ngày nay sự kiện này là do thế giới ăn cắp và sao chép bản quyền của nước chúng ta !

    thật là bó tay chấm com mà không những bó tay chúng ta còn phải bó chiếu đem chôn những tên tiến sỹ giấy ngu ngốc của triều đại csvn.

    http://www.tinparis.net/vn_ind

    vì sống trong một quốc gia ngu ngốc cho nên chúng đã đầu độc giới trẻ thành một tầng lớp ngu dân,nói sao nghe vậy,thông qua đó chúng còn lồng ghép niềm tự hào VN một cách mù quáng để cho những người trẻ tuổi hôm nay cái gì cũng có thể tự hào mà quên mất đi dân tộc chúng ta dưới sự điều hành của bọn chúng đã trở nên nghèo nàn,xơ xác,nhân phẩm bị rẻ rúng,nhân cách không tồn tại mới có thể phiên âm chữ Valentine thành Va lăn thai…!

    Trở lại với lễ valentine, đó được gọi là ngày lễ tình yêu có xuất phát từ thời Trung cổ và bắt nguồn từ Mỹ và Anh quốc, đó là ngày tôn vinh tình yêu của các quốc gia phương tây mà ngày nay VN sao chép ý tưởng và cho là của mình !

    Giáo án học sinh ngữ tại Mỹ có nói về ngày lễ tình yêu, tuyệt nhiên không có một lời nào cho thấy họ có liên hệ gì với VN và đời vua Hùng Vương thứ 8 !

    Như vậy đã rõ,ngày lễ tình yêu xuất phát từ thời Trung Cổ với truyền thuyết thần Cupid con trai của thần Venus (Vệ nữ ) bắn mủi tên tình yêu mà hình thành cho đến ngày hôm nay trên toàn thế giới tuy nhiên điểm xuất phát của ngày lễ này đến từ Nhật Bản, Mỹ và Anh Quốc chứ không phải từ Việt Nam !

    giới trẻ trong nước hôm nay đã có một ngày lễ tình yêu nhưng qua sự tuyên truyền láo lếu của bọn chuyên viên ngu dốt trong nước họ cũng ảo tưởng và tự hào đó là ngày lễ của nước Việt Nam, tuy nhiên điều nguy hiểm nhất của chúng khi phiên âm Valentine là va chạm, lăn lộn, có thai dường như ngầm cổ súy cho nam thanh nữ tú nước Việt bỏ qua những bước tiến cần thiết phải có của một tình yêu, mà hãy yêu cuồng, sống vội dẫn đưa lớp trẻ băng hoại từng ngày từng giờ….

    từ đám tang cho chó, nghĩa địa cho thú cưng hay đánh chết các người dân nghèo hèn đi ăn trộm chó, ngày lễ tình yêu lại cũng là một phiên bản sao chép đầu cua tai nheo dành cho giới trẻ vọng ngoại của một quốc gia nghèo hèn và thiếu những giá trị cao cả như những người dân tại các quốc gia khác, tại đó họ kiêu căng hãnh tiến về con pet cưng của mình, chết phải ở nghĩa địa, có thầy chùa tụng kinh, lễ tình yêu cũng phải có nến, có hoa, có những vật phẩm ngọt ngào trong không gian riêng của mình, còn ngoài kia là hình ảnh cụ già ăn xin, em thơ bán vé số, những mãnh đời bất hạnh không nơi nương tựa họ không cần phải quan tâm vì xét cho cùng đó cũng không phải là chuyện của mình…..

    đó là di hại nặng nề của chính sách ngu dân của tập đoàn csvn !
     
    ——Còm sĩ  Hồ dâm tặc :

    Ngày Valentine đúng là ngày tình yêu của Việt Nam ta, nhưng không phải là từ thời Hùng Vương thứ 8, mà là bắt đấu có ngày Valănthai là xuất phát từ hang Pắc Bó. Khi ông già râu tóc bạc phơ yêu đứa trẻ vị thành niên ở Thượng Du Bắc Việt và đưa vào hang Pắc Bó làm việc và lần là rồi yêu nhau và VA+LĂN+rồi có THAI cho nên mới có ngày Valănthai, nhưng Việt Nam ta khi trước thì kinh tế còn khó khăn nên không có làm lể Tình Nhân gì ráo, bây giờ thì cách mạng thành công, cướp được chính quyền và tất cả thuộc về đảng ta và ổn định cho nên mới nhớ đến ngày Va Lăn Thai và là ngày ấy là ngày của Bác Hồ khi yêu nhau với Cụ Nông Thị Xuân mới sinh ra chữ Va Lăn Thai, rồi Mỹ nó mới chôm chĩa về mà đặt là Valentine ấy chớ, chứ Bộ Văn Hóa ta là “Chí Tệ Lòi ngợm”mà, Thế Giới đều biết văn hóa ta là như thế. Ai không tin thì cứ hỏi trực tiếp Giáo Sư Tiến Sĩ Kiêm Tổng Bí Thư Nông Vô Mạnh.

  3. DâM TiêN says:

    Nơi chiến trường thật sự, người ta yêu thương nhau bằng mối tình
    chai đá, hững hờ, nhưng sẵn sàng hy sinh mạng sống vì nhau. Còn
    thì giờ nào mà lòng thòng tâm sự ủ ê như ông Giao Chỉ ?

    Dù sao cũng khen ông Giao Chỉ, có tài vọng cổ, sẽ viết huyền sử
    những người chết trận trên những DVDs, bán giá khoảng 30 USD.

    Mỗi người một việc. Ông Giao Chỉ đi sau, ở phía sau, mà di tản lẹ,
    bọ hàng quân mà chạy! mong ông có thì giờ thu dọn chiến trường

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    1/
    Lễ Valentin (tình yêu) vốn xuất phát từ đời Hùng Vương thứ 8 ở xứ ta đấy ạ.
    Hồi ấy vua Hùng muốn tăng dân số mau, đã mở hội thờ cái “nõn nường” để khuyến khích …
    VA CHẠM LĂN LỘN (rồi) MANG THAI ! Tây sau này bắt chước, gọi ngắn gọn thành VALENTINE !

    2/
    Thấy bọn trong nước phịa quá sức tưởng tượng, anh bạn tôi bèn bịa luôn là nước giải khác Cola của Mỹ xuất phát từ đời An Dương Vương lận. Chính vua chế ra nước trà đen và gọi là nước thành CỔ LOA ! Sau này Mỹ bắt chước theo và cắt gon thành Cola !

    3/
    Thủ Dzũng nhà ta to miệng kêu gọi phát triển đất nước bằng chăn nuôi và nông nghiệp !
    Nhưng cần phải bíêt nắm lấy trọng điểm là nuôi con gì ? và trồng cây gi ??????
    Toàn nội các họp và đúc kết: nuôi con CA-VE và trồng cây CỎ (thuốc phiện) !
    Trước Dzũng cũng có dạo VN nuôi gà móng đỏ để xuất khẩu làm dâu thiên hạ !

    • Tô Mã Ý says:

      Có chàng bác sĩ Valentine
      Mang áo treillis cũng như ai
      Lúi húi đêm ngày trong…cái hố
      Chữa lành binh lính chẳng chừa ai

      Chữa lành binh lính chẳng chừa ai
      Bên bạn bên thù cứ vãng lai
      Bác sĩ Mạnh Cường ban phép lạ
      Từ trái tim chàng thuở đời trai

      Có chàng toubib Lại Mạnh Cường
      Tôi vừa ghét…lắm, lại vì thương
      Thương ai lẽ sống tình Nhân Ái
      Mừng Xuận Bác sĩ Lại Mạnh Cường.

      (Ý)

  5. Quân Nguyễn says:

    Chân thành cám ơn tác giả Giao Chỉ, những bài viết của ông luôn luôn làm cho tôi suy nghĩ và cảm động ! Trong tháng Hai ‘của tình yêu’ này cho phép tôi được thắp một nén hương cho tất cả những người lính đã nắm xuống cho một miền Nam Tự Do. Và cũng xin cám ơn đén mọi gia đình !

Leave a Reply to Quân Nguyễn