WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lễ hội chém lợn, đâm trâu ‘trái luật’

Lễ chém lợn. Ảnh internet

Lễ chém lợn. Ảnh internet

Từ năm 2000, dân làng Ném Thượng (tên cũ là Niệm Thượng), tỉnh Bắc Ninh đã khôi phục một lễ hội gọi là «lễ hội chém lợn» được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Tại lễ hội này, những đao thủ được dân làng chọn ra chém những con lợn khỏe mạnh ra làm đôi trước đám đông, trong đó có cả trẻ em. Sau đó những người dự lễ lấy tiền nhúng vào máu lợn tung tóe trên mặt đất để cầu may. Theo dân làng, lễ hội là để tưởng niệm tướng quân Đoàn Thượng, thời Lý, đánh giặc ngoại xâm bị thua trận, chạy về vùng này và phải chém lợn rừng để nuôi quân.

Thế nhưng từ ba năm nay Tổ chức bảo vệ động vật châu Á (Animals Asia) đã phản đối quyết liệt lễ hội này khi gửi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thông báo theo đó “việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng.” Quan điểm này ngay lập tức vấp phải phản ứng quyết liệt không kém của những người đại diện cho dân làng Ném Thượng và một số quan chức và nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Đại để lập luận của những người này như sau.

Thứ nhất, lễ hội tôn vinh một viên tướng chống ngoại xâm nên việc bỏ lễ hội sẽ tác động tiêu cực đến lòng yêu nước của người dân Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, lễ hội không dã man. Bà Đại biểu Quốc Hội Trần Thị Quốc Khánh phát biểu: “việc giết mổ không gây đau đớn cho động vật thì rõ ràng đâm trâu một nhát vào tim, chặt phăng thủ cấp lợn sẽ dẫn tới cái chết nhanh chóng hơn hẳn so với đưa chúng vào phòng hơi ngạt như phương Tây”.

Thứ ba, phải tôn trọng tín ngưỡng. Giáo sư Trần Lâm Biền cho rằng: “Máu đỏ trong tín ngưỡng nguyên thuỷ là biểu trưng cho sự sống, sinh khí. Vì thế, người dân làng Ném Thượng thực hiện nghi thức chém lợn để máu đỏ chảy ra sân đình nơi thờ Lý thành hoàng, là nhằm gợi ý với bậc thánh thần hãy mang sinh khí, sự phát triển đến nơi đây. Phong tục này là để cầu may cho mọi người, nó vượt qua cả khái niệm dã man hãy không dã man. Văn hoá nếu chỉ nhìn hình thức có thể tưởng là dã man nhưng đằng sau lại là tính nhân đạo mênh mông”.

Thứ tư, bỏ lễ hội là ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa, làm nghèo văn hóa. Tiến sĩ dân tộc học, Đại biểu Quốc Hội Trần Hữu Sơn cho rằng: “Nếu cái nào cũng phải thay đổi theo cuộc sống mới thì còn đâu ra các phong tục và sẽ làm nghèo văn hoá.” Đại biểu Quốc Hội Trần Thị Quốc Khánh có cùng quan điểm: “Nếu cái gì ta cũng thay thế thì dần dà chúng ta sẽ giữ lại được điều gì? Đồng bào Tây Nguyên thay vì đâm trâu thì đua trâu và nhân dân Bắc Ninh thay vì chém lợn sẽ vật nhau với lợn chăng?”

Thứ năm, đó là lễ hội riêng, chuyện nội bộ của người dân làng Ném Thượng, người ngoài không có quyền can thiệp. Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, khẳng định: “Không thể yêu cầu ban hành một luật lệ nào để áp vào việc tổ chức lễ hội truyền thống, để ngăn cấm người dân tổ chức lễ hội, quyền tiến hành các văn hóa truyền thống tâm linh là phụ thuộc vào suy nghĩ của người dân trong xóm, phường, làng xã đó”.

‘Lý lẽ thuyết phục?’

Tác giả bất đồng với GS Trần Lâm Biền khi ông cho rằng ‘Văn hoá nếu chỉ nhìn hình thức có thể tưởng là dã man nhưng đằng sau lại là tính nhân đạo mênh mông’.

Dã man. Ảnh Dân Trí

Dã man. Ảnh Dân Trí

Vậy “cái lý” của những người bảo vệ “lễ hội chém lợn” có thuyết phục?

Theo Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư, nhân lúc lòng dân chán Nhà Lý, khoảng năm 1207 Đoàn Thượng nổi dậy và đã nhiều lần bị đánh bại. Năm 1228, Đoàn Thượng bị sứ quân Nguyễn Nộn giết chết.

Như vậy, việc Đoàn Thượng thua trận, dạt về khu vực Ném Thượng hiện nay và phải săn lợn rừng để nuôi quân là có cơ sở. Ngược lại, thuyết Đoàn Thượng chống ngoại xâm là hoàn toàn bịa đặt vì đã không có “giặc ngoại xâm” nào, cụ thể là không có giặc nào đến từ nước Tống (Trung Quốc ngày nay) trong suốt thời gian Đoàn Thượng dấy binh. Nói cách khác, các cuộc chiến mà Đoàn Thượng tham gia đều là nội chiến giữa những người Việt.

Quan điểm coi việc chém lợn cũng như đâm trâu là việc giết mổ gia súc để làm thực phẩm và do đó không dã man là đánh tráo khái niệm. Thực vậy, việc giết gia súc như vậy là để mua vui cho đám đông, đúng như cái tên “lễ hội”.

Trên thực tế, không có trường hợp nào là lợn bị “chặt phăng thủ cấp” tức bằng một nhát đao hay trâu bị “đâm một nhát vào tim” để chết nhanh chóng cả. Ngược lại là đằng khác, nhất là trong lễ đâm trâu, cái chết của con vật được kéo dài để người xem “thưởng thức”. Thực tình chỉ riêng những từ ngữ mà bà Đại biểu Quốc Hội Khánh dùng để mô tả cách giết chết các con vật đã đủ làm người nghe ghê rợn. Việc mua vui bằng cảnh giết chóc chỉ có thể là dã man, là tàn bạo.

Lấy tín ngưỡng để biện hộ cũng không thuyết phục. Bảo “lễ hội chém lợn” là để lấy máu cầu may vì máu đỏ là “biểu trưng cho sự sống, sinh khí” thì “sự sống, sinh khí” đâu chưa thấy mà đã thấy cái chết rình rập con người bởi chính tính hiếu sát mà lễ hội gieo mầm và kích động nơi người xem trong đó có trẻ nhỏ, vì suy cho cùng máu người cũng đỏ! Tóm lại, lễ hội chém lợn là man rợ, là thú tính, là ở cực kia của “tính nhân đạo mênh mông” như lời lẽ của Giáo sư Trần Lâm Biền.

Còn nói bỏ “lễ hội chém lợn” là làm nghèo văn hóa thì đó là tư duy số học chứ không phải tư duy văn hóa. Văn hóa là “gạn đục khơi trong”, những gì tôn vinh và phát huy nhân tính, quyền con người hay mỹ tục thì được giữ lại, ngược lại là hủ tục phải bỏ. Nói cách khác, văn hóa song hành với các giá trị nhân văn. Bởi “lễ hội chém lợn” đồng nhất với hiếu sát, tức phản nhân văn thì việc loại bỏ nó chỉ có thể là đúng quy trình đào thải của văn hóa, của văn minh nhân loại.

‘Không còn chỗ đứng’

Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội”. “Lễ hội chém lợn” và “đâm trâu” reo rắc tính hiếu sát hay kích động bạo lực rõ ràng đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội và vì vậy là hủ tục, theo tác giả.

Quan điểm “lễ hội chém lợn là lễ hội riêng, chuyện nội bộ của người dân làng Ném Thượng, người ngoài không có quyền can thiệp” cũng sai nốt. Cần khẳng định ngay rằng lễ hội nói riêng, văn hóa nói chung không phải là một phạm trù “kín cổng cao tường”, chủ thể lễ hội không chỉ là những người đã tạo ra nó mà còn là những người chia sẻ nó. Trên thực tế “lễ hội chém lợn” chưa bao giờ được giới hạn trong khuôn khổ làng Ném Thượng, nếu không muốn nói được tổ chức nhằm thu hút người ngoài làng bao gồm cả người nước ngoài đến xem.

Do đó ý kiến phản đối lễ hội, nếu có, là sản phẩm tự nhiên của lễ hội hay sản phẩm nội sinh, tuyệt nhiên không phải là một sự can thiệp. Còn chính quyền địa phương hay chính phủ có ý kiến về lễ hội thì đó là thực thi chức năng quản lý xã hội miễn là ý kiến này phải dựa trên luật pháp và phù hợp với lợi ích chính đáng của toàn thể xã hội. Tóm lại, lối nghĩ “Phép vua thua lệ làng” không có chỗ đứng trong một xã hội hiện đại cai trị bởi luật pháp.

Cuối cùng, về quan điểm “lễ hội chém lợn” không vi phạm pháp luật thì người viết bài này khẳng định lễ hội này vi phạm Luật Di sản văn hóa (LDSVH).

Trước hết, theo Khoản 1 Điều 4 LDSVH lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể, tức thuộc diện điều chỉnh của Luật này.

Tiếp đó, Khoản 1 Điều 12 LDSVH quy định: “Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội”. Như vậy, “lễ hội chém lợn” và “đâm trâu” reo rắc tính hiếu sát hay kích động bạo lực rõ ràng đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội và vì vậy là hủ tục.

Do đó, căn cứ Điều 25 LDSVH theo đó “Nhà nước bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội”, chính quyền tỉnh Bắc Ninh cần khẩn trương ra quyết định cấm việc tổ chức “lễ hội chém lợn”. Tương tự như vậy, chính quyền địa phương những nơi “lễ hội đâm trâu” diễn ra cần thuyết phục người dân từ bỏ tổ chức lễ hội đẫm máu, kích động bạo lực này bởi trong mọi trường hợp biện pháp hành chính chỉ nên là giải pháp cuối cùng.

Mặc dù “lễ hội chém lợn” cần bị loại bỏ nhưng không vì thế mà ta quay lưng với lịch sử của dân làng Ném Thượng. Như trên đã nói, tên cũ của làng Ném Thượng là Niệm Thượng và theo tôi, “Niệm Thượng” hẳn là cái tên mà người dân đặt ra để tưởng niệm tướng quân Đoàn Thượng, người có công khai khẩn vùng đất này cho dù ông đến đây là để lánh quan quân nhà Lý. Trên cơ sở này tôi đề nghị dân làng Ném Thượng tổ chức “Lễ hội Niệm Thượng” vẫn vào mồng 6 Tết nhằm tôn vinh công lao của tiền nhân trong hình thành xứ sở.

Hà Nguyễn (BBC)

21 Phản hồi cho “Lễ hội chém lợn, đâm trâu ‘trái luật’”

  1. nguyễn tiến sĩ says:

    Dã man ! mọi rợ !

  2. Trúc Bạch says:

    Trích :

    “Thực tình chỉ riêng những từ ngữ mà bà Đại biểu Quốc Hội Khánh dùng để mô tả cách giết chết các con vật đã đủ làm người nghe ghê rợn. Việc mua vui bằng cảnh giết chóc chỉ có thể là dã man, là tàn bạo.”

    Bà Trần Thị Quốc Khánh đi từ cháu ngoan bác Hồ lên đến đại biểu quốc hội , tức cũng thuộc hàng đảng viên trung kiên, tay cũng đã nhuốm nhiều máu lắm rồi, cho nên cũng là bình thường khi bà ta “mô tả cách giết chết các con vật” một cách dã man, công khai trước mắt các cháu nhi đồng .

    Lại còn cái ông giáo sư Trần Lâm Biền biện luận rằng :

    “Máu đỏ trong tín ngưỡng nguyên thuỷ là biểu trưng cho sự sống, sinh khí….”

    Ơ hay, thế ông giáo sư cho việc trở Tính Ngưỡng Nguyên Thủy là đúng hay sao ?

    Thế thì theo tín ngưỡng Nguyên Thủy, người ta đem trẻ sơ sinh quăng xuống sông để cúng Hà Bá, hoặc đốt gái trinh để cúng Thần Hỏa …v.v…Vậy thì nay theo ông, chúng ta cũng nên “khôi phục” lại những tục lệ này để cho may mắn, để cho sự sống và sinh khí hay sao ?

    Đúng là một lũ dã man theo đúng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xuốt đời cứ đòi phải thấy máu .

  3. Búa Tạ khủng says:

    Hội bảo vệ súc vật có đến 3 đầu sáu tay cũng không thể nào cãi lại với đám trăm năm trồng người của HCM được đâu!

    Con người mà chúng nó còn chôn sống chỉ để lòi cái đầu trên mặt đất rồi cho trâu kéo cày đứt bay đầu (trong CCRĐ) hoặc là chôn sống tập thể ở Huế trong tết mậu thân 1968, thì con lợn bị chúng chém phứt làm đôi, hay con trâu bị đâm thủng ngực có nghĩa lý gì cơ chứ?

    Máu càng chảy thì chúng nó càng hăng say, đó là cách chúng nó dạy dỗ con trẻ học tập để “bạo lực cách mạng” đấy!

    Những chuyện con chém cha mẹ, cháu giết ông bà để cướp tiền đã xảy ra nhan nhản ở VN hiện nay có phải là do truyền thống lễ hội chém lợn đâm trâu mà những kẻ thủ ác kia đã thưởng lãm, ám ảnh khi xem lúc còn nhỏ?

  4. Tư Gò Vấp says:

    Hệ quả của sự dã man mọi rợ tập thể này là gì? Các GS TS trong nước nên nghiên cứu và trình cho dân trong nước và cả thế giới biết. Nếu muốn giữ lại cái “văn hóa” độc đáo này thì quí vị sẽ được lưu danh vào sách vỡ thế giới đó.
    Nhân tiện cũng nói ra đây cho bà con hay: Tết vừa qua trong nước có hơn 4000 (bốn ngàn) vụ đánh nhau dẫn đến hàng trăm tử vong, hàng nghìn thương vong, chưa kể hàng nghìn người chết vì tai nạn giao thông , hầu hết là do nhậu nhẹt say xỉn lái xe.
    Không hề gì, chỉ là con số nhỏ so với 90 triệu dân. Có phải thế không, quí vị lãnh đạo, quí vị trí thức, quí vị GS TS ?

  5. Hồ Bác Cụ says:

    Nếu theo đúng như lý luận của các ông các bà Đại Bẻo V+ và Ráo Sư, thì mai sau khi nhân dân VN ta có đem toàn bộ các đảng viên đảng Cướp Sạch VN ra chém như chém lợn, đó cũng sẽ là….”nếu chỉ nhìn hình thức có thể tưởng là dã man nhưng đằng sau lại là tính nhân đạo mênh mông”…..Tui xin được ủng hộ bằng cách mài dao cho nhân dân VN.

  6. nguyễn duy ân says:

    “Lễ hội chém lợn và đâm trâu reo rắc tính hiếu sát hay kích động bạo lực rõ ràng đi ngược lại lợi ích của toàn xă hội và vì vậy là hủ tục”

    Rất đúng

    Nhưng với bọn việt cộng: chặt đầu hay chôn sống đồng bào của chúng còn được ca ngợi thì chuyện đâm trâu chém lợn nhằm nhò gì!

  7. Nhìn cảnh chém con heo ra làm đôi kinh khiếp dã man thật , vậy mà cái đám đại biểu quốc hội cùng nhiều nhà giáo sư tiến sỉ phụ họa vào cho là việc này nên khuyến khích và giử gìn cùng nhiều lý do khác , nghe mấy ông bà này phát ngôn mà thấy xấu hổ , không biết họ tội nghiệp hay đáng thương nửa

    Vấn đề ở đây nó không nằm ở truyền thống hay lể hội gì ráo trọi . Việtnam đang ở trong giai đoạn kết nối văn hoá toàn cầu với thế giới , nên những gì Vietnam làm phải cho thế giới thấy họ có thiện cãm với việtnam chứ không phải ác cãm , nếu cứ ngoan cố duy trì quan điểm như thế thì thế giới họ nghỉ gì về chúng ta , từ ác cãm đến ghét không ưa đâu có xa , tại sao nói muốn làm bạn với thế giới
    Suy nghỉ hay làm gì thì cũng phải nghỉ đến hậu quả chứ , đừng làm hoen ố hình ảnh Việt nam với thế giới phải tốn mất mấy chục năm xương máu mới được như ngày hôm nay !

  8. HN says:

    Mọi rợ quá

  9. Thanh Pham says:

    Văn hóa chém heo?

    Chúng dẫn người dân xuống tận cùng địa ngục
    Nhưng dường như chưa thỏa mãn lòng nhục dục
    Chúng khôi phục những trò man rợ bạo tàn
    Khích động tính hiếu sát từ những hủ tục!

    T.Phạm

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

  10. nguenha says:

    Chúng ta nghĩ gì,khi những đứa trẻ nhìn hình ảnh “chém lợn” dân Ném thượng.! Đành rằng đây là phong tục-tập quán.Nhưng đây củng chính là “hủ tục” cần phải dẹp đi . Củng going như Quốc ca “Uống máu người. xây Vinh quang trên xác quân thù” cần phải dẹp đi. Vì tất cả đó là Âm-vang của Chủ nghĩa man-rợ./

Leave a Reply to HN