WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng thống Thiệu triệt thoái Quân đoàn Hai

triet thoaiGần đây trong một cuộc tiếp xúc riêng với cựu Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, Đại tá cho tôi biết đã có rất nhiều người hỏi ông: “Có phải TT Thiệu rút bỏ Quân đoàn 2 tại Pleiku giữa tháng 3-1975, giả vờ thua chạy để tháu cáy Mỹ, khiến cho Mỹ sót ruột phải nhẩy vào?”

Cách đây khoảng nửa năm, trong một lần tiếp xúc khác Đại tá có nói ông nghi ngờ TT Thiệu rút bỏ Cao nguyên để tháu cáy Mỹ nhưng thất bại và ông có gợi ý tôi viết về chủ đề này.

Đại Tá Lê Khắc Lý nói ông đã tốt nghiệp Trường Cao Ðẳng Quốc Phòng khóa 4 năm 1972 và đã đi học ở Mỹ nhiều lần, lớp học cao nhất là “Trường Ðại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ” tại Fort Leavenworth, Kansas (US Army Command and General Staff College). Chính tại trường Chỉ Huy và Tham Mưu Command and General Staff College này, ông đã học nguyên tắc chiến thuật (tactical) căn bản ngoài chiến trường là luôn luôn chiếm giữ “high ground” (vùng cao) để chế ngự các vùng đất chung quanh. Nhưng khi giảng, “thầy” cũng có nói nguyên tắc này cũng áp dụng cho “chiến lược” (strategy) nữa. Trong trường hợp Quân đoàn 2 của ta hồi 1975, ông nghĩ là đúng với nguyên tắc này. Ông cho rằng quyết định bỏ cao nguyên của ông Thiệu là sai lầm. Rôi từ vùng đất thấp là vùng duyên hải sẽ đánh ngược lên để gọi là “tái chiếm Ban Mê Thuột” là chuyện quá khó nếu không nói là “không tưởng.

Tóm lại TT Thiệu đã sai lầm về chiến thuật chiến lược khi ban lệnh lui binh xuống đồng bằng duyên hải để từ đó lên tái chiếm Ban Mê Thuột.

Trên thực tế nhiều người cũng đã nghi ngờ ông Thiệu tháu cáy Mỹ cho rút bỏ Cao nguyên. Khoảng năm 1975,1976 khi chúng tôi ở trong trại tù CS, có một anh bạn tù tin rằng ông Thiệu giả vờ thua chạy đưa tới sụp đổ, thua luôn cuộc chiến.

Sơ lược tái phối trí

Trước hết tôi xin sơ lược về cuộc triệt thoái lịch sử này, dựa theo tài liệu, lời kể của ký giả Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương, các vị Tướng lãnh Cao Văn Viên, Hoàng Lạc, có tham khảo thêm tài liệu phía Cộng Sản. Như chúng ta đều biết, cuộc lui binh này đã bị thất bại nặng, nó là khúc quành quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh VN giai đọan cuối. Người ta kết án TT Thiệu đã làm sụp đổ cả hai Quân khu 1 và 2, kế đó sụp đổ miền nam.

Sau ngày Ký Hiệp định Paris 27-1-1973, Quốc hội cắt giảm quân viện mỗi năm khoảng 50% khiến cho miền nam VN lâm vào tình trạng thiếu thốn trầm trọng về hỏa lực, tiếp liệu đạn dược.

images

Ngày 11-3-1975, Tổng thống Thiệu bàn luận tình hình với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang. Ông Thiệu cho biết với khả năng hiện có Quân đội VNCH không thể bảo vệ tất cả lãnh thổ, nên phải tái phối trí lực lượng để bảo vệ những vùng đông dân trù phú, quan trọng nhất là Vùng 3 và Vùng 4. Ông Thiệu không lạc quan về Vùng 1 và Vùng 2. Tại vùng 2, Ban Mê Thuột quan trọng sẽ phải chiếm lại, miền duyên hải Vùng 2 giữ được phần nào hay phần nấy.

Ngày 12-3-1975 ngân khoản 300 triệu quân viện bổ túc đã bị Quốc hội Mỹ bác bỏ, ngoài ra họ cũng không chuẩn chi cho năm tới, nghĩa là từ náy sẽ không cho một xu viện trợ nào. Tin sét đánh đã khiến TT Thiệu bị mất tinh thần khiến ông quả quyết tái phối trí.

Ngày 13-3-1975 mất Ban Mê Thuột, hôm sau ông Thiệu bay ra Cam Ranh mở phiên họp cao cấp quân sự, có mặt các Tướng Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Cao Văn Viên, Phạm Văn Phú, Tư lệnh vùng 2 . Phạm Huấn ghi lại theo lời kể của Tướng Phú: Tổng thống Thiệu cho biết Quốc hội Mỹ cắt quân viện, hủy bỏ những cam kết yểm trợ không lực, lãnh thổ phòng thủ quá rộng nên ta phải tái phối trí lực lượng. Ông cho biết Tướng Phú Tư lệnh Quân đoàn 2 phải rút quân bỏ Pleiku-Kontum về duyên hải, Nha Trang sau đó sẽ hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột. Tại Quân khu 2, VNCH chỉ có 2 Sư đoàn bộ binh (22, 23) và 7 liên đoàn Biệt động quân trong khi BV có 5 sư đoàn bộ binh và 4 trung đoàn độc lập ( theo tài liệu CS).

Tướng Phú xin ở lại tử thủ nhưng Tổng thống Thiệu bác bỏ, ông còn cho biết Tướng Phú phải dấu không được cho địa phương, các Tỉnh trưởng Quận trưởng biết, họ phải ở lại chiến đấu. Các vị Tướng lãnh không có ai phản đối trừ Tướng Phú xin ở lại tử thủ. Về buổi họp này Tướng BV Văn Tiến Dũng ghi lời khai của Chuẩn tướng Phạm duy Tất cũng gần giống như vậy, ông Cao Văn Viên cũng ghi lại chi tiết buổi họp cũng gần giống như lời Phạm Huấn.

Trong buổi thảo luận ông Cao Văn Viên cho biết đường quốc lộ 21 về Nha Trang không thể xử dụng được vì đường 14 từ Pleiku tới Ban Mê Thuột đã bị BV cắt, đường 19 nối Pleiku với Qui nhơn Cộng quân đóng chốt nhiều nơi, đèo An Khê bị cắt ở hai phía đông tây, ngoài đường số 7 xuống Tuy Hòa không còn đường nào khác. Đường số 7 tuy tạo được yếu tố bất ngờ nhưng là con đường bỏ hoang cầu cống hư hỏng.

Kế hoạch được hợp thức hoá và giữ bí mật cho tới giờ phút chót. Kế hoạch của Tướng Phú là Liên đoàn 20 công binh chiến đấu đi trước mở đường , thiết giáp đi theo các đoàn xe để bảo vệ, hai liên đoàn Biệt động quân và thiết giáp đi bọc hậu đoàn quân di tản.

Ngày 16-3-1975 đoàn xe bắt đầu rời Pleiku gồm các đơn vị quân cụ, đạn dược, pháo binh, khoảng 200 xe. Tướng Phú và bộ tư lệnh đi trực thăng về Nha Trang, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc cuộc di tản, mỗi ngày một đoàn xe khoảng 200 hay 250 chiếc, ngày đầu êm xuôi vì bất ngờ.

Ngày hôm sau 17-3-1975 các đơn vị pháo binh còn lại, công binh, quân y, tổng cộng chừng 250 xe. Khi ấy dân chúng, gia đình binh sĩ chạy ùa theo, làm náo loạn gây trở ngại cho cuộc triệt thoái.

Ngày 18-3 Bộ chỉ huy và ban tham mưu Quân đoàn về tới Hậu Bổn, Phú Bổn, các đoàn xe từ ba ngày trước kẹt lại đây, đoạn đường từ Hậu Bổn về Tuy Hoà chưa giao thông được vì công binh chưa làm xong cầu qua sông Ae Pha. Tối ấy Việt Cộng đuổi theo pháo kích dữ dội gây thiệt hại hầu hết chiến xa và trọng pháo tại đây. Sư đoàn 320 BV đóng tại Buôn Hô, Ban Mê Thuột được lệnh đuổi theo đoàn xe triệt thoái từ 16-3 đến 18-3-1975 vào Phú Bổn rồi tiếp tục đánh phá tới Củng Sơn. Ngày 19-3 một số lính địa phương quân người Thượng cướp giựt và bỏ hàng ngũ trốn đi gây thêm hỗn loạn. Các liên đoàn Biệt động quân, thiết giáp, bộ binh bị thiệt hại nặng, BV cũng xử dụng các chiến xa đại bác của ta bị bỏ lại để tấn công đoàn triệt thoái.

Đoàn quân rời Hậu Bổn ngày 20-3 nhưng chỉ đi được 20 km thì phải đi chậm lại vì Phú Túc phía trước bị VC chiếm, đoàn quân di tản vừa chống trả vừa tiến. Không quân đến yểm trợ nhưng ném bom nhầm vào đoàn quân gây tử thương gần một tiểu đoàn BĐQ, thiệt hại này lại càng gây thêm rối loạn. Tại Phú túc hỗn loạn diễn ra dữ dội. BV đóng chốt, một tiểu đoàn Địa phương quân và Biệt động quân được giao nhiệm vụ nhổ chốt. Khi đến Củng Sơn cách Tuy Hoà 65 km đoàn di tản phải băng qua sông Ba. Trực thăng CH-47 chở từng đoạn cầu lên sông Ba để ráp, ngày 22-3 cầu ráp xong đoàn di tản qua sông theo hương lộ 436 về Tuy Hoà, vì xe cộ quá đông cầu bị sập chết nhiều người phải sửa chữa thêm lần nữa.

Chặng đường cuối cùng từ đây về Tuy Hoà rất cam go vì có nhiều chốt VC, trời mưa lạnh, VC pháo kích đoàn di tản để cầm chân ta. Tiểu khu Tuy Hoà không còn quân để tiếp viện nên đoàn quân di tản phải tự lo lấy, các binh sĩ tiểu đoàn 34, Liên đoàn 7 BĐQ lều mạng lên tấn công các cứ điểm CS cùng với chiến xa M-113 tiêu diệt chốt địch. Ngày 27-3 sau khi thanh toán chốt cuối cùng đoàn di tản về tới Tuy Hoà buổi tối tổng cộng 300 xe (trong số 1,200 xe) mở đường máu về được Tuy Hoà.

Đường rút quân tỉnh lộ 7 lại gần vị trí đóng quân của Sư đoàn 320 BV tại Buôn Hô, Ban Mê Thuột, họ được lệnh đuổi theo ngày 16-3, chỉ hai ngày là đã đuổi kịp. Ngày 18-3 Cộng quân pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đoàn di tản. Lực lượng chiến xa pháo binh dồn đống tại Phú bổn bị thiệt hại nặng tới 70%.

Các kho quân dụng tại Kontum, Pleiku bỏ ngỏ, tất cả quân dụng, vũ khí trị giá 253 triệu Mỹ Kim lọt vào tay CS. Sự thiệt hại về tinh thần còn to tát hơn nhiều.

Theo Nguyễn Đức Phương trong số 60,000 chủ lực quân chỉ có 20,000 tới được Tuy Hoà, 5 Liên đoàn BĐQ 7,000 người chỉ còn 900 người. Lữ đoàn 2 Thiết Kỵ với trên 100 xe tăng nay chỉ còn 13 chiếc M-113.

Ông Cao Văn Viên nói ít nhất 75% lực lượng, khả năng tác chiến của Quân đoàn 2 gồm Sư đoàn 23 BB, BĐQ, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh… bị hủy hoại trong vòng có 10 ngày. Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột không thể thực hiện được vì không còn quân.

Tái phối trí lực lượng có mục đích co cụm lại vì không đủ lực lượng trải rộng toàn lãnh thổ.
Những nguyên do thất bại chính của cuộc di tản có thể gồm:
-Di tản quá gấp rút, cả một quân đoàn quá đông đảo, đường xá bị tràn ngập xe cộ và người chạy loạn.
-Đường số 7 bị bỏ hoang, cầu cống hư hỏng khiến cho cuộc di tản bị ngừng trệ.
-Dân chúng di tản làm náo loạn mất tinh thần quân đội
-Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh vì quá gấp rút
Thực ra cuộc di tản thất bại nặng nề vì xui xẻo, đường di tản lại gần với vị trí đóng quân của Sư đoàn 320 CSBV tại Buôn Hô. Tối 16-3 Văn Tiến Dũng đã điều động, đốc thúc đạo quân này đuổi theo, hai hôm sau họ bắt kịp đoàn di tản tại Phú Bổn và đã pháo kích gây thiệt hại nặng cho ta về thiết giáp, pháo binh. Sự thất bại chứng tỏ ta không có tin tình báo chính xác về vị trí các đơn vị Cộng quân.

Ngoài ra theo lời kể của một một nhân dân tự vệ cùng gia đình từ Kontum di tản trên đường số 7, anh thanh niên này cho biết Pleiku di tản trước nên phần nhiều dân quân đã chạy thoát khỏi cuộc truy kích của Cộng quân. Người dân Kontum ở phía bắc, cách Pleiku 40 cây số khi biết Pleiku di tản thì cũng ùa chạy theo, vì chạy sau họ bị VC đuổi kịp pháo kích dữ dội. Khi ấy đoàn xe dân quân dồn đống dưới một vùng đất trũng. Đạn pháo khiến bụi bay mù mịt, không ai thấy ai chỉ thấy tiếng đạn nổ ấm ầm ghê rợn, người chết vì pháo kích, người bị xe cán nằm la liệt. Theo lời nhân chứng này dân chết rất nhiều, lính chết ít vì họ lanh lợi hơn, biết tránh đạn, nạn nhân đa số là dân Kontum . Ký giả chiến trường Phạm Huấn mô tả đây là một hành lang máu.

Giả thuyết

Ngoài những nghi ngờ của Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 kể trên tôi xin góp ý thêm về giả thuyết này.

Như chúng ta đã thấy, ông Thiệu lệnh cho cả một đại đơn vị (60 ngàn người) hành quân từ Pleiku xuống Tuy Hòa phía đông , rồi từ Tuy Hòa xuống Nha Trang phía nam, rồi lại từ đó lên tái chiếm Ban Mê Thuột ở phía tây. Chặng đường hành quân hình chữ U rất dài và tốn kém nhiên liệu trong khi ta đang kiệt quệ về tiếp liệu. Kế hoạch không logic lại viển vông cho thấy ông Thiệu có mục đích tháu cáy, giả vờ thua chạy hơn là mục đích quân sự. Việc tái chiếm Ban Mê Thuột theo kế hoạch của ông rất gay go và khó thực hiện trong khi ta đang thiếu thốn về mọi mặt.

Ngoài ra tôi nghĩ ông Thiệu rất chủ quan, ông vẫn tin người Mỹ không thể bỏ Đông Dương. Hạ tuần tháng 10-1972 Tiến sĩ Kissinger sang Sài Gòn thuyết trình cho ông Thiệu biết BV đã nhượng bộ những đòi hỏi chính mà họ đã dai dẳng đòi từ mấy năm qua: Không đòi lật đổ Thiệu, không có Liên Hiệp, Hội đồng hòa giải chỉ hữu danh vô thực… nhưng có điều họ không chịu rút về Bắc. Kissinger tưởng là ộng Thiệu sẽ đồng ý ký bản Dự thảo đã soạn chung với phía BV ngày 9-10-1972, dự định ký 25-10, trước bầu cử Mỹ (7-11-1972). Ông Thiệu chống đối bản dự thảo và chỉ trích Kissinger. Nixon khuyên Kissinger không nên ép Thiệu vì Nixon không muốn Hiệp định được ký trước bầu cử, qua thăm dò Nixon biết chắc sẽ tái đăc cử nhiệm kỳ hai.

Tháng sau 11-1972 và cả tháng 12 ông Thiệu mở chiến dịch trên báo chí đài phát thanh lên án Kissinger và cả Nixon ép VNCH ký bản Hiệp định bất bình đẳng, mục đích để vận động cánh tả, diều hâu bên Mỹ áp lực hành pháp không được ép VNCH . Theo TT Nixon (No More Vietnams trang 152), nếu đòi điều kiện BV rút quân sẽ không có Hiệp định, Hà Nội sẽ không chịu ký. Đó là một điều nguy hiểm, nếu VNCH gây trở ngại hòa bình thì Quốc hội thù nghịch sẽ ra tay giải quyết, họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ miền Nam, thực hiện rút hết quân để đánh đổi lấy tù binh Mỹ.

Người Mỹ coi việc lấy 580 người tù binh là quan trọng vào hàng đầu, dĩ nhiên đứng trên cả sự sống còn của Đông Dương, TT Nixon, Kissinger, Tướng Haig.. và các nhà học giả nghiên cứu về chiến tranh VN đều nói thế. Cuối tháng 11, ông Thiệu quảng bá tin TT Nixon gửi hậu thư cho Thiệu bắt phải ký Hiệp định Paris mục đích vận động phe diều hâu bên Mỹ ủng hộ miền Nam VN.

“Sài Gòn như nghĩ rằng chuyện tối hậu thư sẽ khiến cánh hữu áp lực tòa Bạch Ốc không bỏ rơi một đồng minh đang bị CS bao vây đe dọa. Nhưng thực ra đó là sự đánh giá sai lầm lớn, câu chuyện không được chú ý tới”
(Saigon apparently assumed that an “ultimatum” story would encourage America’s right wing to apply pressure on the White House not to abandon a beleaguered ally threatened by Communism. It turned out to be a gross and embarrassing overestimation. The Story caused barely a ripple – Marvin Kalb, Bernard Kalb, Kissinger- p. 405).

Từ TT Nixon tới Kissinger, Tướng Haig tới Đại Sứ Bunker đều nhắc nhở cho ông Thiệu biết đừng hy vọng gì vào sự ủng hộ tại chính trường Mỹ, nay diều hâu đã đổi lông đổi cánh biến thành bồ cu hết, Quốc hội thù nghịch chỉ tìm cách xiết cổ Đông Dương. Tại nước Mỹ nay số người còn ủng hộ chiến tranh Đông Dương chỉ còn đếm trên đầu ngón tay trước hết TT Nixon, Kissinger, Tướng Haig và một số phụ tá của Tổng thống và của Kissinger. Người dân và Quốc hội đã quá chán ngấy cuộc chiến sa lầy đến tận cổ. Mặc dù hành pháp Mỹ nhắc nhở TT Thiệu nhưng ông vẫn không tin, ông vẫn chủ quan cho rằng Mỹ không dám bỏ miền Nam, nơi đây vẫn là tiền đồn chống Cộng.

Vì quá chủ quan nên tháng 3-1975 ông đã sai lầm tháu cáy giả vờ thua chạy để Mỹ xót ruột nhẩy vào. Trên đây chỉ là những giả thuyết về việc Tổng thống Thiệu tháu cáy người bạn đồng minh.

Kết Luận

Tuy nhiên không có nghĩa là TT Thiệu tháu cáy sai lầm làm sụp đổ Quân đoàn 2 đưa tới sụp đổ miền Nam. Thực ra sự sai lầm của ông chỉ làm cho miền Nam sụp đổ nhanh hơn dự kiến. Nếu TT Thiệu không thực hiện tái phối trí và để Tướng Phú tử thủ tại Pleiku, chính ông Tướng này đã nói nếu được tiếp viện có thể giữ được một tháng nhưng đó chỉ là hy vọng chủ quan trong khi đạn dược tiếp liệu miền Nam đang lâm vào tình trạng kiệt quệ. Sự sụp đổ cả hai Quân đoàn 1, 2 và cả miền Nam tháng 4-1975, một phần vì sự sai lầm của TT Thiệu và nhất là do hỏa lực yếu kém của ta trước áp lực mạnh, đông đảo của đối phương. Người ta thường nói vì ông Thiệu sai lầm triệt thoái Cao nguyên mà mất nước hoặc nói vì ông Dương Văn Minh đầu hàng CS mà mất miền Nam, vấn đề không đơn giản như thế.

Xin nói sơ về thực trạng bi đát này do hậu quả của việc Hoa kỳ cắt giảm quân viện năm 1974, 75.
-Trước hết trang 92 Cuốn Những Ngày Cuối của VNCH, ông Cao Văn Viên cho biết trong tháng 2-1975 tồn kho đạn dược của tất cả các loại súng lớn, súng nhỏ chỉ còn đủ xài 30 ngày.
-Trước đó hai tháng sau khi Cộng quân chiếm Phước Long ngày 7-1-1975, vài tuần sau vào ngày 24 và 25-1-1975, TT Thiệu gửi thư cầu cứu TT Ford về tình trạng nguy khốn của VNCH. Bức thư này được Tiến sĩ Kissinger nói tới trong Years of Renewal trang 490 như sau.

“Ông Thiệu diễn tả cuộc tấn công này của địch rất qui mô hùng hậu bằng hỏa lực mạnh và thiết giáp. Trái lại quân đội miền nam VN đã phải đếm từng viên đạn pháo để tiết kiệm để còn đạn xử dụng”
(He described the intensity of the North Vietnamese attacks, backed by the “massive application of fire power and armor”. By contrast, the South Vietnamese troops “had to count every single shell they fired in order to make the ammunition last)”.

-Theo Kissinger tháng 1-1975 báo Học tập cùa CS viết về tình trạng khó khăn của VNCH.

“Hỏa lực và sự di động của quân Ngụy giảm mạnh trong quí ba 1974, hỏa lực pháo binh hàng tháng của quân Ngụy giảm ba phần tư (3/4) so với 1973. Số phi vụ chiến thuật hàng ngày của Ngụy giảm chỉ còn một phần năm (1/5) so với năm 1972. Số máy bay Ngụy so với thời ký chiến tranh trước đây giảm 70%, trực thăng giảm 80%…Kho bom đạn Ngụy giảm mạnh và gặp nhiều khó khăn về tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa các loại máy bay, xe tăng, tầu thuyền, vũ khí nặng…
Years of Renewal trang 480

Nhận xét của CS về sự thiếu thốn của quân đội miền Nam cũng gần với các dữ kiện trong cuốn NNCVNCH kể trên của ông Cao Văn Viên trang 86. 87. Từ trang 89 tới trang 94 tác giả đề cập vấn đề đạn dược tiếp liệu, từ tháng 8-1974 tới tháng 2-1975 quân đội ta chỉ xử dụng 19,808 tấn đạn hàng tháng chỉ bằng 27% so với 73,356 tấn dùng hàng tháng trong thời gian trước đó, nghĩa là hỏa lực đã giảm 70%!

Trong khi ấy Hà Nội được CS quốc tế viện trợ dồi dào. Giai đoạn 1969-1972 họ được Nga, Trung Cộng và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ 684,666 tấn vũ khí. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí, số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.(Bản tin của BBC.com ngày 5-10-2006).

Theo Kissinger, Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Thàng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn (Years of Renewal trang 481).

Quân khu 2 diện tích rộng nhất toàn quốc gồm 12 tỉnh chỉ có 2 Sư đoàn bộ binh và 7 Liên đoàn biệt động quân bảo vệ là nơi yếu nhất so với các Quân khu khác nên CS đã chọn để tấn công trước. Sư đoàn 23 chịu trách nhiệm cao nguyên, Sư đoàn 22 bảo vệ vùng duyên hải.

Lực lượng BV tại đây gồm 5 Sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 Trung đoàn độc lập (25, 271, 95A, 95B), Trung đoàn đặc công (14, 27), chưa kể các lực lương yểm trợ. Tổng cộng khoảng 6 Sư đoàn bộ binh. (Theo Dương Đình Lập, Trần Minh Cao, Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, trang 90, 91.)

Như vậy dù ông Thiệu không rút bỏ Cao nguyên và giao cho Tướng Phú tử thủ thì cũng chỉ giữ được một thời gian nào đó, có lẽ không quá một tháng vì như đã nói trên miền Nam đã bị kiệt quệ đạn dược tiếp liệu trước áp lực mạnh và hỏa lực áp đảo của địch.

Tướng Phú nói một câu rất anh hùng, ông xin TT cho ông ở lại giữ đất chiến đấu và chết tại đó, nhưng dù ông có chết tại trận địa cũng không cứu được Quân khu, không cứu được miền Nam mà chỉ kéo dài sự dẫy chết thêm hơn một chút.

Trường hợp Tướng Phú đẩy lui được cuộc tấn công của địch tại Pleiku, Kontum…, sau đó ta lâm vào tình trạng hết đạn VNCH cũng sẽ phải xin viện trợ khấn cấp. Thực tế cho thấy hạ tuần tháng 4-1975, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ tất cả các khoản viện trợ cho chiến tranh VN. Đảng Dân chủ đã thắng lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 11-1974, họ chiếm 66.9% Hạ viện, gồm nhiều người mới chủ trương chống chiến tranh tới cùng và bác bỏ tất cả mọi ngân khoản quân viện cho Đông Dương. Trên thực tế tại chính trường Mỹ năm 1975 số người ủng hộ chiến tranh VN chỉ còn vài người: Tướng Weyand, Kissinger và TT Ford. Ngay tại nội bộ Hành pháp, các cố vấn, phụ tá của Tổng thống cũng đã căn ngăn ông đừng can thiệp vào cuộc chiến sa lầy. Quốc hội thù nghịch như ta đã biết thái độ của họ rõ ràng là “Sống chết mặc bay”.

Cựu Đại Tướng Cao văn Viên cho biết
“Nghĩ lại việc đã qua, câu hỏi là miền Nam có sống sót nếu chúng ta không áp dụng kế hoạch tái phối trí lực lượng quân sự hay không. Bây giờ nói thì sự đã rồi, nhưng tác giả tin miền nam có nhiều cơ hội hơn nếu không thực hiện tái phối trí. Tinh thần chiến đấu của quân đội VNCH và nhân dân bị hủy diệt là nguyên nhân trực tiếp của kế hoạch tái phố trí. Không có kế hoạch đó, có lẽ quân đội của chúng ta không tan rã nhanh như vậy. Chúng ta có thể mất đi một phần của sư đoàn 23 BB nhưng tất cả những đơn vị khác vẫn còn nguyên vẹn. Dù lấy được ban Mê Thuột Cộng quân vẫn phải ngừng lại, suy tính kỹ trước khi mở một mặt trận mới ở vùng II. Vùng II vẫn còn Sư đoàn 22BB, cộng thêm với một lực lượng tương đương với 2 sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn không quân. Vùng II có đủ quân nhu và tiếp liệu để chiến đấu đến hết mùa khô. Không có kế hoạch tái phối trí, tác giả không nghĩ Cộng Sản có thể thành công, đánh nhanh và chiếm được nhiều đất như họ đã làm ở vùng I. Tình hình quân sự nhân lực của VNCH vẫn gặp những khó khăn dai dẳng như trước khi có quyết định tái phối trí: thiếu thốn về quận viện; không còn nhân lực để lập thêm những đơn vị tổng trừ bị. Nhưng ít ra quân đội VNCH sẽ không tan rã nhanh chóng như khi quyết định tái phối trí được thực hiện”. (Những Ngày Cuối của VNCH, trang 134)

Theo ông Cao Văn Viên sau khi mất Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975 lực lượng VNCH tại Quân khu 2 còn tương đối đầy đủ, nếu TT Thiệu không cho rút khỏi Pleiku, Kontum miền Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn. Sự thực thì chẳng có cơ hội nào cả vì cuộc bầu cử Hạ viện Mỹ thượng tuần tháng 11-1974 đã là bản án tử hình cho cả Đông Dương. Đảng Dân chủ phản chiến đã chiếm đại đa số tại Hạ viện 66.9%, họ nắm giữ túi tiền, họ nắm giữ sinh mạng của cả Đông Dương. Hạ viện đã hai lần trả lời miền Nam xin viện trợ bổ túc tháng 3-1975 và viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 một cách thẳng thừng “Sống chết mặc bay”.

Tôi xin ngược dòng thời gian một chút để vấn đề được sáng tỏ hơn. TT Nixon thắng cử nhiệm kỳ hai tháng 11-1972 với 60% số phiếu bầu, hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu phổ thông, 530 phiếu cử tri đoàn. Người ta ủng hộ ông vì ông sắp mang lại hòa bình, nhưng họ chống lại ông vì ông còn tiếp tục ủng hộ cuộc chiến VN. Từ sau Hiệp định Paris đảng đối lập và phản chiến tiếp tục chống Nixon. Sự thực ngay từ sau trận Mậu thân khi số người ủng hộ cuộc chiến tụt thang nhanh chóng, số chống chiến tranh lên cao, khi ấy số phận Đông Dương đã bắt đầu ngắc ngoải. Sang năm 1969 khi Nixon lên nhậm chức Tổng thống phong trào phản chiến càng dữ dội hơn trước. Từ 1969, 70..biểu tình tiến tới giai đoạn bạo động, đổ máu, sinh viên bắn cảnh sát, bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học (No more Vietnams, trang 126-127). Họ chán ngấy cuộc chiến tranh Đông Dương.

Đứng trước sự chống đối ngày càng mạnh của phong trào phản chiến, họ đòi phải ra khỏi cuộc chiến Đông Dương ngay. TT Nixon và Kissinger, người phụ tá cố tìm lối thoát, mở cuộc tấn công qua biên giới Mên, Lào…rút quân về nước để xoa dịu sự chống đối. Nhưng thực ra tình trạng ngày càng bi đát, mọi cố gắng của Nixon và Kissinger cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vá víu, nói khác đi chỉ giúp cho Đông Dương và miền Nam sống thêm ngày nào hay ngày nấy.

Sự ngoan cố của Hà nội đã khiến hòa đàm Paris kéo dài tới bốn năm. Mặc dù Nixon đã dội 20 ngàn tấn bom lên Hà Nội, Hải phòng cuối năm 1972 nhưng ông vẫn phải nhượng bộ BV để cho họ được ở lại miền Nam vì bị Quốc hội thúc ép phải ký. Lập pháp luôn hăm dọa ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ VNCH để đánh đổi lấy tù binh Mỹ. Trước khi ký Hiệp định, các Trưởng ban tại Quốc hội hứa hẹn tiếp tục viện trợ nhưng ký xong, họ trở mặt cắt giảm viện trợ dần dần và trói tay hành pháp. Tháng 6-1973 Quốc hội ra luật cắt bỏ mọi ngân khoản cho việc oanh tạc cũng như mọi hoạt động quân sự khác tại Đông Dương, có hiệu lực từ 15-8-1973. Họ còn đi xa hơn thế, ngày 7-11-1973 ra luật War Power Act hạn chế quyền Tổng thống, trước khi gửi quân ra ngoại quốc tham chiến, TT phải hỏi Quốc hội.

Trói tay hành pháp bằng các luật mới như trên chưa đủ, người ta sợ Nixon sẽ làm liều, làm ẩu cho ném bom B-52 khi BV vi phạm Hiệp định. Quốc hội thù nghịch và phong trào chống đối tìm cách loại bỏ Nixon vì ông vẫn là trở ngại hòa bình. Mặc dù đã ký Hiệp định ngưng bắn nhưng họ thừa biết Nixon và Kissinger vẫn tiếp tục chiến tranh dưới hình thức cưỡng bách thi hành Hiệp định (to enforce the agreement), trừng trị mọi vi phạm của CS bằng B-52, hai người đã lên kế hoạch nghiền nát BV. Khi Nixon đã mang lại hòa bình, họ chống đối hành pháp mạnh hơn trước, hết chống chiến tranh họ quay ra vụ Watergate từ tháng 4-1973, cho tới ngày 8-8-1974 Nixon phải từ chức. Vài tháng sau, 7-11-1974, họ hả hê kéo nhau vào Hạ Viện, Dân chủ phản chiến từ 242 ghế (55.6%) năm 1972 tăng lên 291ghế (66.9%) năm 1974, Cộng hòa giảm từ 192 ghế (44.2%) năm 1972 xuống còn 144 ghế (33.1%) năm 1974.

Nay những người Dân chủ mới, kiên quyết chống chiến tranh Đông Dương đã vào Hạ Viện, số phận của ba nước Việt Miên Lào đã được quyết định rồi. Họ chống bất cứ khoản viện trợ nào cho cuộc chiến sa lầy. Tháng 3-1975, và tháng 4-1975, hai khoản viện trợ Bổ túc 300 triệu và viện trợ Khẩn cấp 722 triệu của VNCH đã bị bác bỏ không thương tiếc.

Trở lại vấn đề đang bàn trên đây, dù TT Thiệu cho rút khỏi Cao nguyên hay không cũng không tránh khỏi sự sụp đổ sau cùng, không bao giờ miền Nam VN còn hy vọng được Hoa Kỳ cấp viện trợ để tiếp tục chống xâm lăng. Ngay cả TT Nixon cũng không thể quay ngược bánh xe lịch sử, người Mỹ đã quá ghê tởm cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Hà Nội.

Tác giả Walter Isaacson trong Kissinger, A Biography trang 487có nói “Một khi người Mỹ đã tìm được con đường ra khỏi Việt Nam, cả Quốc hội lẫn người dân đều đã không muốn can thiệp trở lại, dù có hay không vụ Watergate. . . Bất kể có hay không có vụ Watergate, người Mỹ không còn muốn dính dáng gì với Việt Nam”Once America had found a way to disengage from Vietnam, neither the Congress nor public would have permitted a reengagement, with or without Watergate. . . Irrespective of Watergate, Americans wanted nothing more to do with Vietnam).

© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt

Tham Khảo

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987
Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005
Phạm Bá Hoa: Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7B, Người Việt Dallas 19-3-2004
Hồi Ký Của Trung Uý D: Những Ngày Cuối Cùng Trên Liên Tỉnh Lộ 7B, Người Việt Dallas, 25-3-2005
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

192 Phản hồi cho “Tổng thống Thiệu triệt thoái Quân đoàn Hai”

  1. Cha Nhà Thờ says:

    Nguyễn Trọng Dân ăn cắp thơ says.
    Thuở trước nồn tôi nưng nứng quá.
    Nồn thơ nguyên vẹn một nồn hương
    Nhưng rồi CÔNG GIÁO từ đâu nại .
    Ni ếm cả nồn tôi nứng đau thương .

    HeHeHe .
    Diễn đàn này nong nóng quá xin BBT cho
    đăng để giảm nhiệt,để cười chút chơi
    cho đời man mát mẻ,cho đời nên hương.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Sao trò lại cười giỡn vô phép hỗn hào mất dạy thế . Ai lại đem tôn giáo người khác ra mà nhạo báng như thế bao giờ. Hổn hào quen nết à !

      Qua ăn cắp thơ của ai , hồi nào , giỡn chơi hoài , …Trò quen thói Đấu Tố của tên Nguyễn Sinh Cung ( tức Hồ) , chỉ là vụ khống bậy bạ lấp liếm cái dốt nát láo lếu của mình

      Sao , đã chịu phục và hiểu hết y’ nghĩa tại sao qua dùng hai chữ “làng huơng ” chưa? Hồng Kông chừng nào cấm sách Thánh Kinh đây?

      Trò vừa dốt , lại vừa mất dạy du côn quen thói , dạy dỗ trò thiệt là cực nhọc cho Qua

      • Cha Nhà Thờ says:

        Ối dào . Tôn giáo đếch gì mà toàn là những “Điêu ngoa gian dối,lừa bịp,
        đểu cáng mất dạy.Chỉ có những đồ ngu mới tin thôi “(Tư Võ SĨ) . Còn
        Thánh Kinh ư ! ? Tự nó đã và đang chui vào thùng rác trên khắp thế giới rồi.
        Hồng Kông họ đâu có cần nhọc sức để cấm đoán làm chi . Khiếp đảm.
        Thương quá đi thôi,cho đồng bào tôi những đồng bào miền bắc vì đói khổ
        nên bị hai bọn Công và Cộng đem Thiên đàng Giêsu và Thiên đường
        Cộng sản ra dụ dỗ để bỏ tình tự quê hương đất nước giống nòi để đi theo
        chúng làm tan nát quê hương đất nước Việt Nam . Chủ thuyết Cộng Sản
        cũng như chủ thuyết lừa bịp thiên đàng cứu rỗi đang bị Thế giới vất vào
        nhà XÍ hết rồi hỡi ba ông chăn trâu Nguyễn phú Trọng,Trương tấn Sang,
        Nguyễn tấn Dũng và các con CHIÊN ơi . Mau tỉnh giấc u mê đi.
        Kính mong BBT cho đăng.

    • Tudo.com says:

      Nghĩ mà thương Cha Nhà Hồ, trồng người mà đẻ ra toàn là Chó, cắn sũa xóm làng bị đánh gãy răng, quay qua cắn chùa chiềng- nhà thờ bị phang què giò về nhà cạp tới…cạp lui cuối cùng lại cạp lòi cu….Chố Hò!

      Tội nghiệp, nghiệp báo cái thằng Chô Hà!

  2. Austin Pham says:

    Phú ơi!. Từ từ nghen em. Lóng rày mấy tuồng chèo có đoạn…tự đả thương nữa hả em?
    Em ráng dằn cơn nóng giận, lên gối chấn chỏ vô mặt nó thì..o.k. Nhiều lắm thì em chỉ có…tự chảy máu mũi. Chớ có DM nó mà bu của em mang…bầu à!
    Người anh em B52.

  3. dao cong khai says:

    Đề tài này có liên quan đến chiến tranh VN. Đây là vấn đề lớn và phức tạp, cả trăm cuốn sách cũng chưa mô tả hết mọi khía cạnh của nó. Bài viết này nói rất đúng những điều mô tả của những người trong cuộc mà tôi đã đọc. Chiến tranh VN là một sai lầm và sa lầy lớn của chính phủ Mỹ, nó cũng nói lên sự hiếu chiến, thối nát, và hèn nhát của khá đông những nhân vật trong chính quyền và quốc hội Mỹ. Và dù sao nó cũng là ngu muội, hoang tưởng của người dân cũng như khá đông thanh niên và trí thức VN trong cùng thời kỳ đó.

    Ngay từ đầu tiên, chính phủ Mỹ đã có chiến lược sai lầm trong việc giúp VNCH chiến đấu chống CS. Chiến lược của họ là chủ đích chỉ phòng thủ, vừa đánh địch vừa sợ địch; họ chủ trương chiến tranh chủ yếu bằng quân sự, trận địa chiến, nhưng lại rất hiếu chiến và họ muốn mở rộng chiến tranh để xử dụng tiền thuế của dân Mỹ nuôi các bọn tư bản chế tạo vũ khí.

    VNCH cần có Mỹ để được viện trợ vũ khí chống CS, nhưng chính phủ Mỹ đã lợi dụng nhu cầu đó của VNCH để xen vào nội bộ VNCH, giành lấy cuộc chiến tranh của VNCH để lèo lái theo chiến lược, chiến thuật và mục đích riêng của họ. Họ muốn chi phối VNCH như một chư hầu của Mỹ, rồi sau đó khi họ không muốn chiến đấu chống CS nữa thì họ bỏ rơi VNCH.

    Và vấn đề là chính người VN đã bị tuyên truyền mà chém giết nhau, những tướng tá VNCH thì nhiều người đã cam tâm làm tay sai cho Mỹ để hy vọng VNCH sẽ được viện trợ về quân sự và kinh tế, chống lại CS Bắc Việt. Cho nên tới khi Mỹ không viện trợ súng đạn nữa thì đương nhiên họ phải bại trận.

    Chính cá nhân tôi, hồi đó khi còn là học sinh và cuộc di tản quân đoàn 2 sắp sửa bắt đầu, tôi cũng chẳng biết được những sự thật rằng lúc đó VNCH không còn cơ hội để phòng thủ bảo vệ đất nước nữa. TT Thiệu biết rõ điều đó nhưng ông ta không dám nói ra cho toàn dân biết, và nếu ông ta nói ra thì có lẽ mọi người đều buông súng bỏ chạy hết. Quả thật tới năm 1974 thì qua những vấn đề dân VNCH có thể hiểu được về tình hình chính trị (mặc dù không biết rõ sự thực thê thảm của đất nước như hôm nay chúng ta được biết) thì lúc đó binh sĩ VNCH đã mất tinh thần quá rồi. Còn một số đơn vị đến cuối cùng vẫn anh dũng chiến đấu (như Sư Đoàn 18 Bộ Binh VNCH ở Xuân Lộc) thì quả là họ rất yêu nước và anh hùng.

    Theo tôi khúc quanh lớn nhất trong chiến tranh VN không hẳn là cuộc di tản của quân đoàn 2, bởi vì theo đánh giá thì dù có rút lui hay không rút lui thì cái thế của VNCH chắc chắn sẽ thua rồi mà. Nhưng khúc quanh trong chiến tranh VN bắt đầu từ hiệp định Geneve năm 1962 về việc trung lập hoá vương quốc Lào. Khúc quanh lớn hơn là vụ đảo chánh TT Diệm năm 1963, để Mỹ chính thức lèo lái chiến tranh VN và đổ bộ vào VN, làm cho CS Bắc Việt vội vã họp đại hội đảng và ra nghị quyết “Giải Phóng Miền Nam”. Một khúc quanh lớn nữa là trận Tết Mậu Thân, nó dẫn tới Hiệp Định Paris; vấn đề này ngoài tầm tay của những người chống cộng VNCH. Qua cuộc tổng tấn công của VC hồi tết Mậu Thân năm 68, VNCH đã thắng và đáng lẽ họ đã thành công trong cuộc chiến đấu chống CS; nhưng người Mỹ đã tạo cho VC một chiếc phao để bám ở ngay Washington. Đây là chiếc phao mà VC đã hy vọng ngay từ những năm trước đó khi phong trào phản chiến bộc phát nhanh chóng và mạnh mẽ. Chính lợi thế này mà VC dù thất bại trong việc thôn tính miền Nam VN nhưng họ vẫn kiên trì tiếp tục chiến đấu cho tới khi những thành công chính trị của họ ảnh hưởng tới tình hình quân sự; và thành công nhất của họ là hiệp định Paris để đuổi Mỹ về nước tiến tới chấm dứt viện trợ vũ khí cho VNCH chống CS.

    Cho tới năm 1973, sau khi VNCH bị Mỹ ép buộc phải ký hiệp định Paris thì những người hiểu biết chính trị đã thấy rõ là VNCH sẽ mất nước tới nơi rồi. Ở trường Luật, năm thứ nhất, sinh viên chúng tôi cứ tới giờ Luật Hiến Pháp VNCH là được đi về; và cho tới tháng 2 năm 1973 mới học giờ đầu tiên của niên khoá 72-73. Ông thầy hồi đó là gs Trần Độ đã làm cho cả lớp chúng tôi toát mồ hôi lạnh khi nghe ông ta trình bày tình hình chính trị của VNCH và lớp chúng tôi thay vì học hiến pháp VNCH thì phải học môn Hiệp Định Paris. Ông ta nói rằng chúng tôi cần phải hiểu rõ hiệp định đó vì trong tương lai nó sẽ cần thiết hơn hiến pháp VNCH và sinh viên chúng tôi sẽ là những chiến sĩ tie^n phong trong mặt trận đấu tranh chính trị với CS. Chúng tôi không muốn nghĩ nhiều tới cái tương lai ảm đạm đó, nhưng thời cuộc đã diễn tiến đưa chúng tôi tới cái tương lai trôi nổi, tù đày, điêu linh và tủi nhục như đã xẩy ra khủng khiếp hơn những gì chúng tôi được biết trong giờ học đầu tiên (của môn Hiệp Định Paris) ngày hôm đó.

    TT Thiệu là người yêu nước, trước tình thế đó ông ta không còn làm gì cứu nước nổi nữa. Thất bại quân sự của VNCH bắt đầu từ khi TT Thiệu bị TT Nixon ép buộc mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 sang Hạ Lào để làm quà cho chiến dịch Việt Nam Hoá chiến tranh của Nixon. Vì phải hành quân vào mật khu lớn nhất của VC mà quân số lại chỉ bằng nửa quân số của VC mà lại không có đủ yểm trợ bằng không quân của Mỹ thì làm sao VNCH thắng nổi. Thất bại đó dẫn tới tình trạng quân đội VNCH bị VC chiếm dần các vị trí chiến lược trên đường mòn HCM như căn cứ Charlie, Đắc Tô, Tân Cảnh, Khe Sanh, A-Shau… Từ đó Quân Khu 2 luôn luôn bị đe doạ.

    VNCH thì càng ngày càng cạn kiệt vũ khí và nguồn viện trợ cuối cùng cũng bị cut-off, trong khi quân VC lúc đó được Nga, Tàu viện trợ dồi dào hơn bao giờ hết; đường mòn HCM, nhờ hiệp định, được VC xử dụng như xa-lộ để đưa vũ khí vào Nam. Do cái thế đó, chúng ta bị thất bại về đầu tiên về thế cờ và tinh thần chiến đấu, nên các tỉnh Phước Long, Ban Mê Thuật bị mất là chuyện không sớm thì muộn. Tất cả những cuộc bại trận, tháo chạy đó (nhu* qua^n khu 2), Washington họ đã chuẩn bị tinh thần trước và chờ đợi một thời gian tối thiểu phải có để giữ thể diện cho nước Mỹ của họ. Quan điểm của các tướng tá phản bội TT Diệm hồi năm 63 là họ phải đảo chánh TT Diệm để theo Mỹ vì nếu không có vũ khí của Mỹ thì họ sẽ không thể chống cộng được. Bởi họ theo Mỹ nên khi Mỹ bỏ thì họ cũng bỏ chạy, mất nước luôn.

    • ĐaoCongNgu says:

      Ngườita gây chiến để hốt tiền
      Không cần chiếnthắng, cần bìnhyên!
      Bìnhyên để hưởng tiền hốt được
      Nước nghèo, dân nợ, ”phiệt” thành tiên!?,
      Giáophiệt được tiền, thêm giáophận
      Chiên nghèo được ”chuá” sướng như điên?!,
      Thông ”Cống Khai” ùm, đừng chửi nữa
      Làm con ”CôngNgủ”, nằm mơ tiên!!!

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    @ ThecMecThuSinh

    Cám ơn trò khen bài thơ “Suối Máu” hay còn gọi là “Anh về ” của Qua.

    Thấy trò vẫn còn nhức nhối về Việt Nam Cộng Hòa , nể mặt Khổng Khuyết là Bố của trò , thôi để Qua tấp thêm một bài nữa…

    Chân lý tháng Tư

    Bao nhiêu người bị chết ở trại Học Tập Cải Tạo?
    TRẢ LỜI ĐI , CÔNG LÝ ĐANG CHỜ
    Chết kiểu nào … đói , giết hay bệnh vật vờ ?
    Khi bị giam có luật sư nào bào chữa?

    Có bao nhiêu người bị lấy nhà lấy cửa
    TRẢ LỜI ĐI , CÔNG LÝ ĐANG CHỜ
    Họ tội gì mà phải hại xác sơ
    Xã hội nào hoan hô cướp bóc?

    Có bao nhiêu trẻ buộc thôi nghĩ học?
    Bởi cha là lính của cờ Vàng
    Tội tình gì bọn trẻ phải lang thang
    Để dân trí điêu tàn trong chóng vánh !

    Có bao nhiêu phận vợ hiền gồng gánh?
    Thăm nuôi chồng đất Bắc nhọc nhằn
    Tội thuơng ai xuân sắc nếp vội nhăn
    Thân mềm yếu dãi dầu thiên lý

    Có bao nhiêu ruộng cày hoang phí
    Vào Tập Đoàn láo lếu Mác Lê ?
    Người nông dân MẤT TRẮNG UẤT NÃO NỀ
    Buông cày cuốc khiến lúa mùa giãm sút !

    Có bao nhiêu người thuyền khô gỗ mục
    Quyết bỏ đi , VƯỢT BIỂN dẫu hiễm nguy
    Phải cố liều vì chẳng còn gì
    Ôi ty nạn , nhọc nhằn & mất mát !

    Chân lý Tháng Tư?- Quê huơng tôi tan nát
    Từ mái nhà , từ thửa ruộng , đường quê
    Đều tăm tối hoảng lo -ĐÓI THÃM THÊ
    Kinh Tế Mới điêu tàn bao số phận !

    Chân lý Tháng Tư?- Quê huơng tôi mang hận
    Vì tù đày , bắt bớ với điêu ngoa
    Dân tộc tôi chia rẽ bởi … cái loa
    Của phường khóm “Mác Lê” khốn nạn !

    Quân Cộng láo điều hành quờ quạng
    Chân lý Tháng Tư? Chân ly’ của Đổi Tiền!
    Đổi tất cả cho Quá Độ cuồng điên
    ÔI NGU DỐT LÊN NGÔI SÁNG CHÓI

    “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói
    Mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm ”
    Lời TỔNG THỐNG* vang dội khắp trời Nam
    Khiến muôn dân thở dài… thì quá muộn !

    Chân Ly’ tháng Tư?
    Là tấm lòng Người Lưu Vong … gởi đồ cuồn cuộn
    Giúp quê nhà đói khổ rách te tua
    Tình đồng loại …mọc trái mùa
    Bọn Cán Cộng , mắc nhìn căm hận lắm !

    Chân lý tháng Tư? Tháng của tình yêu nồng thắm
    Khắp Bắc Nam tranh đấu diệt Cộng cuồng
    Cho nước nhà Dân Chủ được thành khuôn
    Cho Công Lý tuốt gươm trừ tội ác

    Chân lý tháng Tư? Chân lý của dân mình khao khát
    Nhìn quê huơng như rung chuyễn thét gầm
    VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM !
    Và đất nước không còn Cộng phỉ
    ********************
    (* Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu)

    Merci DCV

Leave a Reply to ĐaoCongNgu