Lý Quang Diệu qua đời ở tuổi 91
Lý Quang Diệu, người đã biến Singapore từ một cảng nhỏ thành một quốc gia giàu có trên thế giới. Ông làm thủ tướng Singapore 31 năm liên tục cho đến khi tự rút lui khỏi chính trường năm 1990, nhưng vẫn phục vụ cho chính phủ đến năm 2011, vừa qua đời vào lúc 3:18, thứ Hai, ngày 23 tháng Ba năm 2015, tại Bệnh viện Tổng quát Singapore.
Dân gọi ông là kiến trúc sư của nền thịnh vượng Singapore. Phương Tây gọi ông là một nhà lãnh đạo quốc gia với bàn tay sắt. Những đấu thủ chính trị của ông bị nghiền nát bởi hệ thống tòa án. Tự do ngôn luận dưới triều đại của ông cũng bị giới hạn nghiêm ngặt.
Ông sinh ngày 16 tháng Chín năm 1923, tại Singapore, thế hệ thứ ba trong một gia đình di cư từ Trung Quốc.
Ông tốt nghiệp nghành luật tại Đại học Cambridge, Anh, rồi trở thành luật sư. Năm 1954, ông thành lập Đảng Nhân dân Hành động (People’s Action Party) và lãnh đạo đảng này trong bốn thập kỷ liên tục sau đó.
Năm 1959, đảng của ông giành được quyền lãnh đạo Singapore, tách ra khỏi Malaysia, trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1965. Ông gọi thời gian này là khoảnh khắc của đớn đau, nhiều cuộc xung đột sắc tộc đã xảy ra, nhưng ông thề xây dựng một quốc gia dân chủ, đa sắc tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo.
Singapore chỉ là thành phố cảng không có một nguồn tài nguyên, nằm bên cạnh Malaysia khổng lồ. Ông đã tìm mọi cách đưa thành phố này vượt lên Malaysia về mọi mặt, khoa học, giáo dục, công nghệ, xã hội và quốc phòng.
Ông khôn ngoan chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức khi lập quốc, mặc dù Trung Quốc đã làm mọi cách lôi kéo, mua chuộc để ông chọn tiếng Hoa. Ông thấy tiếng Hoa không thể giúp Singapore hội nhập nhanh vào cộng đồng công nghệ cao của thế giới.
Công việc đầu tiên ông bắt tay khi trở thành thủ tướng là một cuộc đầu tư lớn, toàn diện vào hệ thống giáo dục bằng Anh ngữ, loại bỏ tiếng Hoa ra khỏi hệ thống giáo dục chính.
Công việc tiếp theo là ông hướng tới Hoa Kỳ. Quả thực, trong suốt ba thập kỷ, đầu tư của Mỹ cùng với tiếng Anh, và sự lao động kiên cường của người dân Singapore đã biến thành phố cảng này thành một công xưởng lớn của thế giới. Giờ đây, Singapore là trung tâm lọc dầu, thương mại, và tài chính toàn cầu.
Ông Lý thắng liên tục trong bẩy kỳ bầu cử, và tự rút lui khỏi chính trường vào năm 1990. Singapore hôm nay, Đảng Nhân dân Hành động vẫn kiểm soát toàn bộ quốc hội. Những luật lệ hà khắc vẫn được áp dụng. Đảng đối lập hình như vẫn còn vô cùng yếu ở xứ sở này.
“Bất kỳ ai muốn lãnh đạo Singapore phải có một bàn tay sắt, nếu không thì nên đầu hàng”, “Tôi dành cả cuộc đời xây dựng lên hệ thống này, chừng nào tôi còn lãnh đạo, thì không ai có thể đánh đổ được”. Ông Lý từng pháp biểu như vậy. Xây dựng một quốc gia thành công với bàn tay sắt là di sản mà ông để lại cho Singapore. Giờ đây, con trai ông Lý Hiển Long tiếp bước lãnh đạo đảo quốc này cùng phương pháp.
Năm 2014, Singapore đứng thứ 153/180 quốc gia trong bảng xếp hạng tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên không Biên giới. Những quốc gia phương Tây vẫn phàn nàn ông đã áp dụng những hình phạt hà khắc lên đảo quốc này, và không khuyến khích hình thành đối lập.
© Trần Gia Hồng Ân
© Đàn Chim Việt
Ông Lý Quang Diệu khi qua đời được người Việt Nam, cả quốc gia lẫn cộng sản, ca ngợi.
Người quốc gia ca ngợi ông Lý Quang Diệu ở chỗ ông ngăn chặn được Cộng Sản hoạt động tại Singapore.
Người cộng sản ca ngợi ông Lý Quang Diệu ở chỗ ông cấm biểu tình, cấm tự do ngôn luận.
Trích: “Những luật lệ hà khắc vẫn được áp dụng. Đảng đối lập hình như vẫn còn vô cùng yếu ở xứ sở này.”
Đối lập tại Singapore yếu mà Singapore vẫn ít tham nhũng, vẫn cai trị theo luật pháp là nhờ cá nhân ông Lý Quang Diệu là người trong sạch và có kiến thức. Nói cách khác, mức độ tự giác của ông Lý Quang Diệu cao nên ông ta không tham nhũng, không lạm quyền nên ít cần đến sự phê phán của đối lập. Gặp phải lãnh đạo tham nhũng, kiến thức kém, ra quyết định thường sai mà đối lập yếu thì sẽ Xuống Hố Cả Nút.
Không ai bảo đảm là các nhà lãnh đạo sau này ai cũng sẽ trong sạch và khôn ngoan như ông Lý Quang Diệu. Cái gương ăn ở giản dị của ông Hồ không cản được ông Nông Đức Mạnh có nhà ở xa hoa, tráng lệ thì cái gương ăn ở giản dị của ông Lý Quang Diệu chắc gì đã ngăn được các thế hệ sau của Singapore đừng tham nhũng, đừng ăn ở xa hoa.
Cai trị một quốc gia nhỏ bé với dân số trên dưới 5 triêu người ,lảnh thố vài tram cây số vuông ,không khó trên mọi Lảnh vực. Nhưng biến lảnh thổ nhỏ bé nầy thành một trong những trung tâm tài chánh lớn nhất Thế-giới,thì không dễ chút nào!! Đây chính là điểm mà Thế giới ngả mủ kính nể Ô LQD. Ngay cả chuyện Ông Lý chon tiếng Anh làm Quốc ngữ ,cho dù Ông là người Hoa ,đả tạo điều kiện thuận lợi để Thế giới văn minh đến với mình. Mấy ai bỏ được “định kiến”về gốc gác như Ông. Ngay cả nhà khoa học Einstein còn phải kêu lên ” phá vở nguyên tử còn dễ hơn phá vở định kiến”.! Thé mà Ông lý làm được và thành công. Tiếc thay Ông đả quá “dở” khi nghĩ rang những cái gì mình làm được thì VNCS củng làm được. Ông không biết đó là những “Con trâu” !!
TÀI NĂNG, HỌC VẤN
VÀ SỰ ĐỘC TÀI SÁNG SUỐT
Người ta có thể hỏi
Tại sao Lý Quang Diệu
Đã làm được nhiều điều cho đất nước Singapore ?
Đó không ngoài tài năng, học vấn, và kể cả sự độc tài sáng suốt
Bởi không có tài năng, cũng chẳng thể làm được gì cho đất nước
Không có học vấn, vẫn cũng chỉ là con số không !
Còn độc tài sáng suốt
Thì đôi khi cũng lại là điều hoàn toàn cần thiết
Lý Quang Diệu, không cần nô lệ theo bất kỳ học thuyết nào
Ông cũng không nô lệ theo bất cứ cá nhân hay lực lượng nào
Ông là con người hoàn toàn tự do và độc lập !
Nhưng với trí tuệ, học vấn, và quyết tâm cao
Ông đã xây dựng được một đất nước Singapore
Thành công là như thế đó !
Nên bất kỳ cá nhân hay đất nước nào
Cũng có thể lấy được hoàn cảnh của ông để mang ra so sánh
Nếu không có các yếu tố như ông đã có
Có dễ nào làm cho đất nước thành công !
Mà thật ra chỉ là thứ danh hảo
Và dầu có được sơn son thép vàng giả tạo
Thì thực chất cũng chỉ có vậy thôi
Nào có gì đâu hơn như thế
Nên không gì vốn tệ hơn là thứ độc tài mù quáng
Nó chỉ nô lệ theo sự cuồng tín điên khùng !
Nó chỉ làm cho xã hội và con người rách nát phập phồng
Bởi chỉ sống theo sự dối dang và giả tạo !
Chỉ có lợi cho quyền lợi và tham vọng riêng tư của cá nhân
Thì làm sao so sánh được
Điển hình sự thành công
Của Singapore, hay là cũng của chàng thanh niên nhiệt tình Lý Quang Diệu
Ngay từ ngày đầu lập quốc của đất nước ông ta ?
GIÓ NGÀN
(29/3/16)