WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quảng Nam hay cãi

LTG: Những năm gần đây các cuộc họp mặt thân hữu nở rộ khắp nơi ở hải ngoại. Các hội đồng hương, cựu quân nhân, công chức, các hội ái hữu cựu học sinh, sinh viên… thường gặp nhau đôi năm một lần. Bạn bè gặp nhau sau nhiều năm xa cách quả có nhiều điều thú vị. Tuy vậy bên cạnh những hân hoan, vui mừng cũng có những nỗi ái ngại mà lẽ ra không đáng có nếu hoàn cảnh đất nước chúng ta không như hôm nay. Bài phiếm này nêu lên vài khía cạnh ấy.

(Đây là bài viết dành cho Đặc san Cựu học sinh Trung học Trần Cao Vân và Nữ Trung học Quảng Tín vào dịp hội ngộ đầu Tháng Bảy vừa qua tại Little Saigon.)
—————————————————————-
Anh Chín Chơn Đờn vốn dân xứ nổi tiếng hay cãi. Cái địa linh đó tất nhiên cũng ít nhiều thấm vào máu nên anh Chín từ nhỏ ưa lý sự lắm. Đúng sai chưa cần biết, hễ nghe người ta nói thì để ý coi có chỗ nào yếu lý một chút thì cãi chơi. Còn cái gì người ta nói đúng thì… lơ tuốt! Tật đó xét ra cũng dở, nhưng đôi khi nhờ cãi như vậy lại lòi ra ý hay.

Tính “đặc sản” đó của anh Chín đã giảm đi tới 80% kể từ ngày “giải phóng”. Ấy là khi “vinh dự được sống dưới ánh sáng quang vinh của đảng, hưởng nền dân chủ tuyệt vời gấp triệu lần thứ giả hiệu của Mỹ Ngụy” thì tật cãi, dù lắm khi không bướng, đã dần dà biến mất. Ngu sao mà cãi! Bộ muốn bị cúp khẩu phần, làm kiểm điểm, đi cưỡng bức lao động, bị đuổi học hay sao mà cãi? Nó nói láo, nói ngang, nói ngược, nói thánh, nói tướng, nói ngu… thì kệ bà nó, hơi sức đâu mà cãi với mấy thằng rừng rú đó. Cãi với nó là…bằng nó, tức là tự hạ phẩm giá của mình đi! Đó là cách anh Chín thường tự an ủi mình để nuốt cái… giận.

Tháp Chiên Đàn

Tháp Chiên Đàn

Đến khi anh Chín lấy vợ thì tật cãi giảm thêm 10% nữa và khi mang vợ qua Mỹ tỵ nạn (cộng sản chớ ai) thì 10% còn lại của cái vốn quí đậm đà sắc thái quê hương kiên cường dũng cảm ấy chính thức đội nón ra đi. Nói cách khác, từ ngày sống trên đất Mỹ thì anh Chín là người không những không ưa mà còn rất ghét cãi. Trong gia đình hễ vợ chồng con cái có chuyện gì bất đồng thì anh Chín bèn bỏ… chín làm mười. “Chuyện nhỏ, mẹ mầy nói thì nghe, cãi làm gì cho ồn nhà.” Rồi thêm: “Nên nhớ, cha con mình có thể sai chớ mẹ mầy không bao giờ sai!”, anh Chín thường muợn lời bác Hồ nói về bác Mao mà nhỏ nhẹ khuyên các con một cách chí lý chí tình như thế. Trong nhà thì vợ nói chồng nghe theo, chồng nói thì vợ cũng nghe (tui đâu có điếc ông!) mà hổng thèm… theo thì tự nhiên gia đình êm ru, đầm ấm hết sức vậy đó.

Thế mà cuối tuần qua vợ chồng anh Chín có việc tranh luận, cãi nhau tuy không đến nỗi đổ nồi bể chén nhưng cũng khá hăng. Nguyên nhân gần là tại vụ họp mặt bạn cũ cựu học sinh Tam Kỳ sắp đến tại Little Saigon, nguyên nhân xa là tại… “bác Hồ”. Thì ra với người Việt mình chả có cái rắc rối nào trên đời mà không dính ít nhiều tới “bác”! Câu chuyện “‘vùng lên mần cách mạng” của anh Chín như vầy.

***

- Em à, Tháng Bảy này tụi mình đi dự họp mặt bạn cũ cựu học sinh Tam Kỳ chơi nghen.

- Coi bộ các anh càng già thì tình nghĩa càng đậm đà nhỉ? Ừa! Đi thì đi, mà kỳ này có đông không anh?

- Nghe nói cũng bộn! Cựu học sinh của hai trường Trần Cao Vân và Nữ trung học Quảng Tín ở các nơi trên thế giới về, trong nước cũng có người qua.

Chị Chín sinh sau để muộn, lại là người trong Nam, nên không rành mấy về các danh nhân xứ Quảng, mới hỏi:

- Anh à, từ ngày mần dâu xứ Quảng của anh, em nghe nhắc đến tên Trần Cao Vân cũng nhiều mà không biết cụ ấy là ai, anh giảng cho em nghe được hôn?

Ngay từ hồi mới đậu đệ thất anh Chín đã rất hãnh diện về ngôi trường với cái tên lóng “Tôi Chưa Vợ ” của mình nên khi nghe chị Chín hỏi anh quên phứt tính khiêm tốn thường lệ, lên giọng kẻ cả:

- Kể cũng đáng thương cho em, lớn lên sau năm 75 nên chỉ được học tiểu sử mẹ rượt của mấy thằng cộng sản mà chả biết gì về các nhà cách mạng của nước ta. Để anh kể sơ sơ cho em nghe về cụ Trần.

Nói rồi anh Chín cẩn thận lên trang Wikipedia tiếng Việt bê nguyên con đoạn tiểu sử của cụ Trần Cao Vân mà kể lại cho chị Chín, sắc bộ ta đây thông thái lắm:

“Cụ Trần Cao Vân là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung kỳ Việt Nam, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng. Ông sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tên thật là Trần Công Thọ, lúc lớn lên từng học và đi thi lấy tên là Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh là Như Ý, khi ra hoạt động cách mạng đổi tên là Trần Cao Vân, biệt hiệu là Hồng Việt và Chánh Minh, còn có biệt danh là Bạch Sĩ. Ông lãnh đạo khởi nghĩa cùng vua Duy Tân và Thái Phiên năm 1916 và có thời gian hoạt động tại Phú Yên. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị chém cùng với nhà cách mạngThái Phiên và một số người khác. Vua Duy Tân thì bị bắt đi lưu đày ở đảo Réunion nằm giữa Ấn Độ Dương...”

Chị Chín nghe nói cụ Trần bị chém thì thương lắm, ngậm ngùi:

- Mấy thằng Tây thiệt ác nhơn, vậy chớ cụ Thái Phiên là người ở đâu?

Anh Chín khoe tiếp:

-Thì cũng là người xứ Quảng anh hùng chớ đâu. Tên cụ ấy cũng được đặt cho một trường học khác. Em à, quê anh người làm cách mạng nhiều lắm, kể đến ba đời cũng chưa hết. Hồi trước 1975 ở Quảng Nam nói riêng và cả Miền Nam nói chung, nơi đâu cũng chọn người anh hùng trong lịch sử để đặt tên cho các trường học. Mỗi nơi lại thường chọn tên các danh nhân của địa phương mình như một niềm hãnh diện. Ví dụ như Quảng Nam thì có các trường Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Nguyễn Dục, Tiểu La… đều là người Quảng cả. Đặt tên như thế cũng là cách khuyên bảo học sinh tỉnh nhà noi gương các nhà cách mạng ấy.

 Cựu học sinh hợp ca 7-2015Cựu học sinh hợp ca 7-2015


Cựu học sinh hợp ca 7-2015Cựu học sinh hợp ca 7-2015

Vợ chồng sống với nhau đã mấy mặt con nên chị Chín chả lạ gì tật “tự hào địa phương” của chồng, nên phanh bớt:

- Đáng khâm phục quá anh nhỉ! Vậy chớ các “hậu duệ” có noi gương sáng của các cụ ấy không?

Anh Chín hơi khựng lại một chút, rồi khẳng khái:

- Có chớ sao không! Ai học ở đâu thì không biết chớ tụi anh ngày xưa được giáo dục kỹ càng ngay từ tấm bé. Anh vẫn còn nhớ như in các câu cách ngôn bên trên tấm bảng đen hay trên tường xung quanh lớp học. Thí dụ “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, “Ăn quả nhớ kể trồng cây” “Học sinh là tương lai của tổ quốc”… Được dạy như thế nên tụi anh đứa nào đưa nấy lớn lên cũng đầy lòng yêu nước thương nòi hết trơn hết trọi!

Chị Chín trề môi:

-Chắc hôn đó! Sao hồi mới quen anh nói với em ngày xưa anh lo học đến lòi con mắt vì sợ thi rớt phải đi lính…

-Thì lo học cũng là cách… yêu nước, mỗi người mỗi việc chứ. Chính quyền ngày xưa hay lắm, tuy đang chiến tranh nhưng vẫn lo xây dựng. Mà nếu lỡ thi rớt rồi đến tuổi lính thì anh cũng… hăng hái tòng quân chớ đâu có trốn!

Tuy miệng anh Chín nói cứng như thế nhưng bụng cũng không lấy gì làm vững nên hỏi giả lả:

- Vậy còn em? Chớ hồi nhỏ em học trường nào?

- Em học ở trường tiểu học Lê Văn Tám…

Mới nghe tới đó anh Chín ôm bụng cười ngất làm chị Chín hơi quê, bất bình hỏi:

- Sao anh lại cười? Lê Văn Tám cũng là anh hùng chống thực dân Pháp, mới 15 tuổi đã can đảm tẩm xăng làm cây đuốc sống chạy được tới 100 mét vào đốt kho xăng Nhà Bè…

Anh Chín cười thêm một chặp nữa, câu nhựt tụng “không có gì ngu bằng cãi vợ” anh quên mất nên hể hả nói:

-Để anh phân tích đầu đuôi cho em nghe cho bớt… dốt! Lê Văn Tám là nhân vật ma. Nó là tác phẩm tưởng tượng do tên ma đầu Việt cộng Trần Huy Liệu nặn ra nhằm đầu độc trẻ con để xúi chúng xông vào chỗ chết cho “bác và đảng”. Một cậu bé bị đốt mà chạy được đến 100 m thì láo hơn cả Vẹm. Điều đáng buồn là chuyện láo khoét như vậy lại gạt được rất nhiều người trong thời gian khá dài. Nói không phải nói chớ học sinh nào mà lấy Lê Văn Tám làm tấm gương thì sau này lớn lên chỉ giỏi ăn ngang nói ngược.

Liều mạng nói khía vợ chút đỉnh xong anh Chín liền chữa cháy:

- Anh thấy em là người hết sức chân thật thì biêt chắc hồi xưa em chả hấp thụ gì cái nền “giáo dục ưu việt” ấy đâu.

- Ừa! Hồi sau 75 đói rả họng nên chỉ đến trường cho có lệ. Em đâu có nhớ Võ văn Bảy, Lê văn Tám gì, trừ “anh Ba” thì tụi nó bắt hát mãi nên cũng nhập tâm.

- Anh Ba Thành hả? Tay đó còn thúi hơn cả Lê Văn Tám nữa vì “giả”tự mạo danh để ca tụng chính mình! Thôi quên mấy chú Vẹm ấy đi! Thế rồi lên trung học em học ở đâu?

- Trường Phổ thông Nguyễn Văn Trỗi, nhà em cũng ở con đường cùng tên! Nghe nói ông đó là đồng hương của anh, chắc anh khoái lắm phải hôn?

Lần này thì anh Chín hổng cười nổi, mếu máo nói:

- Chuyện này thì thiệt là… hết chỗ chê rồi. Đúng là anh ta cũng Quảng nhưng là Quảng… cộng nên tệ lắm! Nguyễn Văn Trỗi là anh nông dân nghèo mạt rệp quê ở làng Thanh Quít vào Sài Gòn kiếm ăn rồi bị cộng sản lợi dụng xúi vào chỗ chết. Câu chuyện của anh ta cũng được thêu dệt một cách hết sức láo.

- Ai thêu dệt mà láo ra sao hả anh?

- Thì bọn bồi bút chớ ai! Thi nô Tố Hữu có làm bài thơ trong ấy có câu: “Phút giây thiêng anh gọi bác ba lần” nghe láo ra da luôn! Bây giờ trên youtube lan truyền cái video clip khi xử tử anh ta, cho thấy khi bị bịt mắt lôi ra pháp trường thì ảnh xuội lơ cán cuốc, coi bộ ỉa cứt trong quần chớ làm gì có chuyện hô với hét!

- Nhưng dù sao với chế độ cộng sản thì anh ta cũng có công nên chúng đặt tên trường cũng được chứ?

Câu hỏi này gãi đúng chỗ ngứa của anh Chín vì từ lâu anh rất bực với cách đặt tên bừa bãi của bọn Việt cộng, bèn hăng hái giảng:

-Đó là cái khác nhau giữa người quốc gia và cộng sản. Ngày xưa ở Miền Nam, khi tên một danh nhân được chọn để đặt cho một con đường hay một trường học, sự nghiệp của danh nhân đó phải được thẩm định qua thời gian. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… là những vị anh hùng chống ngoại xâm hay Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Petrus Ký… là những văn nhân đã có công đóng góp vào nên văn học nước nhà. Những vị ấy rõ ràng đã được lịch sử và toàn dân công nhận. Dù có khác quan điểm về vai trò của vài nhân vật lịch sử, hầu hết người dân đều đồng thuận về công lao của họ đối với đất nước ở điểm này hoặc điểm khác. Thí dụ Nguyễn Huệ và Gia Long là hai vị vua đối nghịch, ngày nay chúng ta đều công nhận cả hai đều có công. Một vị chống ngoại xâm, một vị thống nhất đất nước và là sáng lập của một triều đại đã có công mở mang bờ cõi về phương Nam.

Nói cách khác, tên được chọn là của người có công với đất nước mà không phải là người có công với chế độ đương thời. Trong cuộc chiến vừa qua có rất nhiều chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh rất anh dũng nhưng hiếm khi tên họ được chọn để đặt cho một con đường hay ngôi trường. Lý do chỉ vì công lao của họ cần được bề dày thời gian, tức là lịch sử, phán xét để có được sự đúng đắn và khách quan. Ngược lại, cộng sản luôn luôn dành những vị trí cao nhất cho người của họ, dù người đó chỉ là một tên nằm vùng đã “có công” giật sập một cây cầu, ám sát một viên chức hay đốt phá một ngôi chợ, một mái trường. Điều đó biểu lộ tính băng đảng, cẩu thả, thiếu khiêm tốn, thậm chí xấc láo của người cộng sản.

Chị Chín nghe chồng nói cũng có lý, nhưng không muốn ra mặt đồng tình, bèn nói tránh qua chuyện khác:

- Thật ra em cũng hơi mắc cỡ khi nói mình học trường Nguyễn Văn Trỗi! Cái tên gì nghe xấu hoắc, lại có vẻ… bần cố nữa!

Anh Chín bật cười:

- Ừ! Đó cũng là một điểm thú vị! Đối với một cơ sở văn hóa như trường học thì cái tên hoa mỹ có cũng ảnh hưởng tới tâm lý học sinh. Thật là mất sướng cho các nữ sinh khi học các trường như Nguyễn Văn Trỗi, Phạm Văn Hai hay Võ thị Sáu…

-Thế các cô bồ cũ của anh hồi xưa học trường “mô”?

- Đâu có em! Con nít đánh răng chưa sạch mà bồ bịch chi, chỉ thấy liêng liếng thì để ý chút đỉnh thôi! Ở quê anh có một trường nữ tên là Nữ trung học Quảng Tín.

- Đúng là quê anh nghèo quá xá nghèo! Ngay cả cái tên cũng không có mà đặt cho một trường trung học nữ lớn nhất tỉnh.

- Thì anh cũng công nhận điều đó. Các ông sáng lập thời ấy coi bộ hơi lười. Thiếu gì tên hay mà chẳng chọn, lại đặt cái tên nghe khô khan và… huề cả làng như vậy. Ngôi trường ở thị xã Tam Kỳ mà toàn con gái thì ai chả biết đó là trường nữ ở Quảng Tín!

Chị Chín thấy chồng chê trường của “các cô bồ cũ” thì cũng hả dạ, mới xởi lởi:

- Thế năm nay họp mặt lớn như vậy thì anh có đóng góp chi không?

- Anh có tài nghề chi mà đóng góp! Viết lăng nhăng trên mấy trang mạng thiên hạ còn ưa chớ lạng quạng ở chốn … hay cãi này dễ gây mích lòng, không khéo còn bị đòn nữa đó. Ngó tới ngó lui cũng toàn người quen cả.

- Anh tính viết gì mà sợ mích lòng?

- Thì như em biết đó, sở trường của anh là mắc võng trên diễn đàn chửi bọn cộng sản ác ôn, bán nước, hèn với giặc ác với dân. Ngoài những chuyện ấy anh đâu biết viết chuyện gì. Ba chuyện tình ướt át thì anh… quá đát rồi, không hợp nữa!

- Nói nghe lạ! Nếu anh chửi cộng sản mà lại chửi đúng thì việc gì phải sợ?

- Số là em chưa biết. Anh nghe “phong thanh” trong số cựu học sinh có người yêu cầu không nói chuyện chính trị trong buổi họp mặt. Một phần vì nhiều “bạn cũ” có quá khứ khác nhau, phần khác thì nhiều người đang ở trong nước, nhất là những người đang có chuyện làm ăn với Việt cộng nên họ ngại.

- Thế thì gặp nhau chỉ để nói chuyện… chơi thôi à?

- Thì đại khái thế!

- Cụ thể chớ đại khái sao được! Chả lẽ đi cả ngàn dặm để gặp nhau nhằm nhắc lại chuyện cũ, kể lể chuyện mới, khoe xe, khoe nhà, khoe con, khoe cháu thôi sao?

- Cũng không đến nỗi tệ như vậy; nhưng nói chuyện chính trị thì dễ… xa nhau lắm!

Đến đây thì chị Chín coi mòi hơi bị nực, lấy tay vuốt tóc ra sau cho ngay ngắn lại rồi nghiêm mặt nói với chồng:

- Tui tưởng xưa rày lấy được ông chồng Quảng Nam là vinh hạnh lắm, vì nghe dân xứ ấy ngang tàng, thẳng tính, kiên cường, anh dũng, nào ngờ cũng yếu xìu à!

- Em nói răng nói lại rõ rõ cho anh nghe thử? Yếu là yếu chỗ nào, nói lấp lửng như thế dễ gây hiểu lầm à nghen!

- Yếu cái tinh thần, lập trường, khí phách chớ các anh còn chi mà đòi mạnh! Vừa rồi anh có kể là hồi nhỏ đã được dạy nào là “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”,”Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”, “Học sinh là tương lai của tổ quốc”... và hãnh diện là học sinh của các trường mang tên các nhà cách mạng mà suy nghĩ ba phải, cầu an quá. Thôi để em khai trí cho anh như vầy:

Ngày hôm nay ai cũng biết cộng sản là hiểm họa của nhân loại; riêng với nước Việt ta nó đã và đang là tai họa về nhiều phương diện. Trong nước dân oan bị cướp đất cướp nhà, người yêu dân chủ bị bỏ tù, thanh niên đi làm lao nô, phụ nữ đi làm điếm cho ngoại bang, giáo dục suy đồi, môi trường bị tàn phá, lãnh thổ lãnh hải bị giăc Tàu xâm chiếm…Tất cả khổ nạn ấy đã phơi bày hằng ngày, đứa con nít cũng thấy. Điều đáng nói là dù cộng sản là thủ phạm, trách nhiệm về sự hưng vong của đất nước lại thuộc về tất cả chúng ta. Ví như một căn nhà chung bị kẻ xấu đốt thì chúng ta phải cùng nhau dập lửa. Nếu khoanh tay đứng nhìn cũng có tội chứ đừng nói đến tiếp tay cho kẻ đốt. Ngày nào mà những vấn nạn của đất nước còn tồn tại thì mỗi người chúng ta dù ở đâu đi nữa cũng phải quan tâm, không thể bàng quan được.

Do đó, nếu có cơ hội chúng ta phải ngồi lại để cùng chia sẻ những gì mình có thể đóng góp cho quê hương chứ không nên làm ngơ. Họp mặt bạn cũ tuy là để thăm nhau sau nhiều năm xa cách nhưng đồng thời cũng là dịp tốt cho chúng ta cùng nhau bàn về hiện tình đất nước và qua đó mỗi người tìm ra cách đóng góp của mình. Việc làm đó cũng nêu gương tốt cho thế hệ sau. Ngược lại, nếu né tránh chuyện thời sự thì chúng ta hết sức tắc trách, thậm chí rất đáng xấu hổ với lương tâm, với con cháu.

Nói nào ngay thì anh Chín cũng hiểu những điều chị Chín vừa trình bày, nhưng kinh nghiệm cho thấy nếu “găng” quá thì dễ gây chia rẽ. Tình trạng một hội ái hữu bị bể ra làm nhiều “hội” là điều khá phổ biến. Nghĩ thế nên anh trả lời vợ:

- Biết thế em à, nhưng như anh nói ở trên, cũng lấn cấn nhiều thứ lắm! Mình cần tạo sự đoàn kết.

- Thế nào là đoàn kết? Không biết anh cả nể hay chậm tiêu, thôi để em nói toạt móng heo ra cho dễ hiểu:

Đoàn kết không có nghĩa là thỏa hiệp với cái xấu, là dung dưỡng thói ba phải, cầu an, sống chết mặc bay và quay lưng lại với hiện trạng của đất nước. Với quá khứ, nếu ngày xưa trẻ người non dạ, bạn bè chung lớp có thể có nhiều chính kiến khác nhau, có người lầm lẫn ủng hộ cộng sản, nhưng hôm nay những sự khác biệt ấy không thể tồn tại nếu chúng ta còn lương tri. Nói một cách thẳng thừng, chúng ta có thể xí xóa cho nhau những lỗi lầm hồi ấy nhưng không thể chấp nhận những ai hôm nay còn tiếp tay cho cộng sản. Mọi thứ tình, từ tình yêu, tình bạn, tình thầy trò, tình đồng hương chỉ có ý nghĩa và vững bền khi chúng ta thành thật với nhau. Vui sướng gì khi “hội ngộ” cùng một người mà trong lòng nghi kỵ hay không ưa nhau? Hơn nữa đã là cựu học sinh Trần Cao Vân thì phải noi gương lòng yêu nước, tính khẳng khái và tinh thần hy sinh của cụ.

Chị Chín nhắc tới chuyện noi gương cụ Trần làm anh Chín sực nhớ một điều. Anh lặng lẽ đứng dậy lấy cái DVD kỷ niệm lần “Hội ngộ Cựu học sinh Trần Cao Vân năm 2013 tại San Jose” bỏ vào máy xem lại, vừa xem vừa gật gù!

Chị Chín thấy vậy hỏi:

-Anh tâm đắc điều gì đó?

- Anh rất thích bài hát “Trần Cao Vân hành khúc” và bài tham luận về cụ Trần Cao Vân được trình bày hôm ấy. Cả hai đều có nội dung là cựu học sinh Trần Cao Vân và Nữ Trung học Quảng Tín nguyện theo bước chân của cụ, nguyện sống xứng đáng với tinh thần của cụ, nguyện hy sinh…

Chị Chín ngắt lời:

- Thôi nhiêu đó đủ rồi anh. Thề, nguyện, hứa nhiều như thế thì ít nhiều phải làm theo cụ chớ không lẽ nói suông. Đất nước đang bên bờ vực thẳm, dân chúng trăm bề lầm than tủi nhục mà mình chỉ biết vui chơi thì coi sao được! Em nói thế anh thấy có lý hôn?

- Còn phải hỏi! Từ hồi nào đến giờ lúc nào em lại chả có lý!

- Vậy thì viết đi.

- Ừ! Thì viết. Ít nhất cũng có chuyện cho mấy anh chị em… cãi cho vui!

San Diego, Mùa Hè 2015

3 Phản hồi cho “Quảng Nam hay cãi”

  1. Hoàn Vũ says:

    “Thôi nhiêu đó đủ rồi anh. Thề, nguyện, hứa nhiều như thế thì ít nhiều phải làm theo cụ chớ không lẽ nói suông. ”

    Tôi chấm câu này. Biết bao nhiêu đoàn thể, đảng phái họp nhau thì diễn văn thông cáo, thề nguyện nghe rôm rả lắm rồi xong ai về nhà nấy. Thề cương quyết chống cộng hôm trước hôm sau mua vé đi VN chơi vài ba tháng. Chán phèo,

  2. MÂY NGÀN says:

    QUẢNG NAM HAY CÃI

    Quảng Nam hay cãi cũng vui
    Nhưng khi cãi bướng cũng người ta chê
    Chuyện này vốn thuở ngày xưa
    Thời làm cách mạng chống Tây cứu đời !

    Nhưng nay thời thế đổi rồi
    Từ lâu dân Quảng quả thời im re
    Anh hùng một dạo cũng ghê
    Cứ ra đầu ngõ gặp ngay tức thì !

    Tượng đài hoành tráng uy nghi
    Quảng Nam mới có dễ gì nơi đâu
    Ấy là thời buổi Mác Lê
    Phải theo gương Bác đê mê cõi lòng !

    Vậy nên hết cãi lòng vòng
    Vào khuôn vào phép khó hòng bung ra
    Suy đi nghĩ lại cũng là
    Anh hùng lạc vận hóa ra đều huề !

    TRĂNG NGÀN
    (13/7/15)

  3. Trần Vinh says:

    Tác Giả: Lê Diễn Đức: Đã từng đi qua và sống ở nhiều nước Cộng Sản Châu Âu, tôi chưa thấy có quốc gia nào lấy tên những người lãnh đạo Cộng Sản đặt cho đường phố tràn ngập như ở Việt Nam.

    Thông thường đường phố được lấy tên các danh nhân văn hóa, khoa học, hoặc những anh hùng dân tộc có công đối với đất nước. Các nước Cộng Sản Châu Âu cũng lấy tên những người Cộng Sản đặt để đặt tên đường phố nhưng rất ít.

    Thủ đô Warszawa của Ba Lan tôi nhớ chỉ có quảng trường Dzierzynski (Dzierzynski’s Square) mang tên trùm mật vụ Xô Viết Feliks Dzierzynski. Sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ vào năm 1989, tượng đài ông ta trên quảng trường đã dân chúng Ba Lan giật đổ và thành phố Warszawa đổi tên thành quảng trường ngân hàng với tượng đài nhà thơ Juliusz Slovaski.

    Một con đường lớn khác chạy dài từ trung tâm xuống quận Zolibosz mang tên một vị tướng Xô Viết là Karol Swierczewski được đổi thành tên của Giáo Hoàng Joan Paolô II ngay khi ông còn sống.

    Feliks Dzierzynski hay Karol Swierczewski là những tội đồ của dân tộc Ba lan với bàn tay nhuộm máu, tên tuổi của họ đã được lưu giữ trong hồ sơ tội ác của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại viện tưởng nhớ dân tộc.

Leave a Reply to Trần Vinh