WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dạy thêm, học thêm: Chuyện nhỏ như con thỏ

Dạy thêm đang trở thành đề tài tranh luận gay gắt ở VN

Dạy thêm đang trở thành đề tài tranh luận gay gắt ở VN. Ảnh minh họa

Dậy thêm và học thêm chưa bao giờ là một vấn đề ở mọi quốc gia trên thế giới. Duy nhất chỉ có ở Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa việc cô thầy dậy thêm và học trò đi học thêm mới tạo ra vấn nạn gây ồn ào trong nhiều năm vẫn chưa có giải pháp. Nếu được trao trách nhiệm, với mười hai năm phụ giáo trường cấp ba tại Hoa Kỳ, tôi có thể dẹp vấn nạn đó trong một tháng bằng giải pháp mà các cô thầy sẽ hài lòng, phụ huynh thỏa mãn và các học trò cũng vui vẻ.

Theo dõi việc trao đổi ý kiến và các biện pháp của giới hoạt động và lãnh đạo giáo dục Việt Nam Xã hội chủ nghĩa về vấn đề dậy thêm & học thêm, người ta thấy hình như giới lãnh đạo giáo dục và các cô thầy giáo xã hội chủ nghĩa đều thiếu khả năng nhận định, phân tích, tổng hợp và lý luận; những khả năng mà người tốt nghiệp đại học bốn năm trở lên ở bất cứ quốc gia văn minh nào cũng phải có. Bởi vì thiếu cái khả năng đó, giới lãnh đạo và hoạt động giáo dục XHCN đã lúng túng không giải quyết được một vấn đề vốn dĩ “nhỏ như con thỏ”.

Khả năng trước tiên là ghi nhận dữ kiện (data). Thực tế là đại đa số các cô thầy giáo dậy thêm, đại đa số học trò đều đi học thêm kể cả học sinh lớp 1 và mẫu giáo, đại đa số học trò đều không muốn mà bị ép đi học thêm, đại đa số học trò kiệt sức vì học thêm, đại đa số học trò đều không có thì giờ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí vì học thêm; đại đa số phụ huynh đều không muốn cho con học thêm vì nhiều lý do, nhưng vẫn phải miễn cưỡng đóng tiền cho con đi học thêm vì sợ con họ bị cô thầy giáo cho điểm xấu, cho lưu lớp.

Tất cả các dữ kiện đó đều được phản ảnh trên báo chí. Vấn đề kế tiếp là phải biết phân tích xem dữ kiện nào là chính đáng, dữ kiện nào là không chấp nhận được cần xóa bỏ. Rõ ràng là việc học trò đi học thêm là chính đáng và việc cô thầy dậy thêm cũng là chính đáng. Các dữ kiện còn lại không chấp nhận được.

Việc học sinh đi học thêm là chính đáng bởi vì quyền đi học thêm không thể bị cấm cản. Việc cô thầy dậy thêm cũng là chính đáng vì cũng như tất cả mọi người, ai cũng có quyền làm việc, quyền mưu sinh. Đó là một nhân quyền căn bản được luật pháp quốc tế cũng như luật pháp quốc gia công nhận.

Ai cũng có quyền tự do làm việc miễn là việc làm của mình không có nguy cơ gây hại cho người khác. Nếu việc làm có nguy cơ gây hại cho người khác ví dụ nghề y thì nhà nước cần có những qui định chặt chẽ điều kiện hành nghề để bảo vệ bệnh nhân. Việc một người là cô thầy hay không là cô thầy mà mở lớp dậy thêm chữ nghĩa hay dậy bất cứ ngành nghề gì như đàn hát, ca múa v…v đều không có nguy cơ gây hại cho người học nên không thể và không cần một qui định giới hạn hay cấm cản nào.

Việc cấm thầy cô hay bất cứ ai (không phải thầy cô giáo) mở lớp dậy thêm là vi phạm hiến pháp. Vấn đề cần phải dẹp bỏ ở đây không phải là sự dậy học mà là sự đe dọa của thầy cô để ép học trò của mình phải đi học thêm lớp tư của mình. Đe dọa học sinh dưới bất cứ hình thức nào là hành vi phản giáo dục và vi phạm luật pháp cần phải triệt để cấm. Bình thường việc đe dọa làm thiệt hại người khác đã là hành vi bị luật pháp trừng phạt.

Trong trường học Hoa Kỳ, việc đe dọa học sinh cũng bị tuyệt đối cấm. Việc đó gọi là bắt nạt (bully). Ngay từ đầu năm, các trường học Hoa Kỳ đều cho học sinh học tập rất kỹ thế nào là hành vi bắt nạt và hành vi đó phải bị cấm đoán ra sao.

Ngăn cản hành vi bắt nạt nhau trong trường là tối quan trọng. Cô thầy giáo khi nghe nói có học sinh bị bắt nạt thì phải hoặc giải quyết ngay tức khắc, hoặc báo hiệu trưởng để cùng giải quyết cấp thời. Nếu một học sinh báo cáo bị bạn đồng lớp hay đồng trường bắt nạt, đe dọa mà cô thầy và hiệu trưởng không họp giải quyết ngay tức khắc mà để việc đó kéo dài nhiều lần thì hiệu trưởng hay cô thầy giáo có thể bị mất bằng hành nghề (và dĩ nhiên mất việc).

Việc bảo vệ học sinh trong trường học Hoa Kỳ là một trong các mục tiêu hàng đầu. Đấy là nói về việc học sinh đồng trường hay đồng lớp bắt nạt, đe dọa nhau. Cô thầy trong trường Hoa Kỳ tuyệt đối không được lớn tiếng (raise the voice) với học trò chứ đừng nói là đe dọa. Tôi chưa thấy trường hợp nào cô thầy đe dọa học trò ở Hoa Kỳ. Chỉ thỉnh thoảng báo đăng trường hợp cô thầy giáo tằng tựu với học trò và trường hợp này cô thầy bị đuổi việc ngay tức khắc (không cần chờ kết luận của cuộc điều tra của công an), chưa kể còn bị truy tố trước pháp luật.

Tất cả các biện pháp đó nhằm bảo đảm trường học là một môi trường thân thiện và an toàn cho học sinh. Chương trình cải cách giáo dục của Việt Nam cũng đề ra mục tiêu trường học thân thiện, an toàn nên cũng là hợp lý nếu áp dụng biện pháp của trường học Hoa Kỳ vừa trình bày.

Vì thế nếu được trao trách nhiệm tận diệt vấn nạn dậy thêm & học thêm hiện nay tôi sẽ ban hành một nghị định với nội dung sau:

1-Yêu cầu hiệu trưởng và các giáo viên các trường từ vườn trẻ tới cấp 3 trên toàn quốc phổ biến trực tiếp cho tất cả các học sinh và phụ huynh nghị định này.

2-Các cô thầy giáo được hoàn toàn tự do mở lớp dậy thêm bất cứ ở đâu và bất cứ ngày giờ nào miễn không xâm phạm giờ giảng dậy trong trường và cơ sở nhà trường.

3-Các cô thầy giáo tuyệt đối không được đe dọa học sinh dưới mọi hình thức để bắt học sinh đi học thêm.

4-Các cô thầy giáo tuyệt đối không được nhận học sinh trong lớp công của mình về lớp tư của mình để dạy thêm lấy học phí.

5-Các học sinh bị cô thầy giáo đe dọa hay phụ huynh biết con em mình bị đe dọa dù dưới bất cứ hình thức nào, với bất cứ mục đích gì, được khuyến khích làm tờ trình gửi hiệu trưởng liên quan và bản sao gửi về văn phòng của tôi để theo dõi.

6-Ngay khi nhận được tường trình của học sinh hay phụ huynh về hiện tượng cô thầy đe dọa học sinh dưới bất cứ hình thức nào, với bất cứ mục đích gì, thì hiệu trưởng phải làm tờ báo cáo gửi trưởng ty giáo dục đề nghị bãi nhiệm giáo viên liên hệ ngay lập tức (trong ngày) và thông báo kết quả việc xử lý tới văn phòng tôi.

7-Nếu phụ huynh thấy hành vi đe dọa của cô thầy đối với con mình đáng bị khởi tố tội hình sự thì được khuyến khích làm đơn gửi cơ quan công an thụ lý.

8-Giáo viên bị phụ huynh và học sinh tố cáo dù không bị cơ quan công an truy tố hình sự thì vẫn bị kỷ luật hành chánh là sa thải.

9-Tất cả các hiệu trưởng và giáo viên trên toàn quốc phải tức khắc áp dụng nghị định này.

 

Trong 9 điều của nghị định, điều thứ 4:”Các cô thầy giáo tuyệt đối không được nhận học sinh trong lớp công của mình về lớp tư của mình để dạy thêm lấy học phí.” nhằm triệt để ngăn chặn sự đe dọa của cô thầy đối với học sinh.
Nguyên lý trong biện pháp này là việc bảo vệ học sinh là mục tiêu tối hậu và lời tố cáo của học sinh được coi là bằng chứng phạm tội đối với cô thầy bị tố cáo.

Đây là sự khác biệt đối với nguyên tắc hình sự thông thường. Theo nguyên tắc hình sự thông thường, nghi can được coi là vô tội cho tới khi có bằng chứng phạm tội. Nhưng trong các tội danh liên quan giữa cô thầy và học trò thì lời khai của học trò lại được coi là bằng chứng phạm tội của cô thầy, vì học trò vị thành niên là thành phần dễ bị xâm hại và các em không có khả năng tự vệ hay khả năng thu thập bằng chứng, và cần được bảo vệ. Vả lại lời nói của các em vị thành niên được tin tưởng trong mọi xã hội.

Ngay xã hội Việt Nam cũng có câu châm ngôn “đi xa hỏi già, về nhà hỏi trẻ.” Chính vì thế một khi bị học trò tố cáo thì giáo viên sẽ bị trừng phạt ngay tức khắc, nhẹ nhất là đình chỉ công tác cho tới khi chứng minh được mình vô tội. Tôi bảo đảm nếu áp dụng đúng nghị định này thì tệ nạn dậy thêm & học thêm lâu nay ở Việt Nam sẽ chấm dứt hoàn toàn trong vòng một tháng.

© Nguyễn Tường Tâm

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Dạy thêm, học thêm: Chuyện nhỏ như con thỏ”

  1. Thầy giáo một thời. says:

    Lương không đủ sống: dạy thêm. Ở Mỹ và các nước phát triển khác, nhà nước, xã hội phải bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, có vậy giáo viên mới giữ được vị trí của mình, mới tạo được sự kính nễ của xã hội, mới xứng đáng vai trò, nhiệm vụ được xã hôi trao cho. Và như vậy các trường Sư Phạm mới thu hút được sinh viên giỏi, yêu nghề. Thầy dốt sinh ra trò dốt. Dốt cả thế hệ.
    Không thể vừa bán cá, vừa đạp xích lô mà vừa là giáo viên được.
    Dĩ nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt. Giải quyết tốt một mặt, còn mặt kia, nếu xảy ra hiện tượng tiêu cực, sẽ không có lý do biện minh. Thẳng tay chém.

  2. Austin Pham says:

    Tôi thấy dạy thêm là cần thiết ở mấy nước zân chủ hạnh fuc. Mấy ông/bà nghĩ coi có đứa học lớp sáu mà không biết đọc, không biết viết như báo VNEXPRESS đưa tin thì làm sao chịu nỗi? chỉ mong “bác” phò hộ cho tụi nó mau biết chữ quốc ngữ như bác là đi…bán vé số được rồi.

  3. thịnỡ says:

    Dạy thêm ,dạy kèm ở Mỹ 30 năm về trước là chuyện thường ,phụ huynh không tốn đồng nào , Hay dạy kèm mà NTT nói là phụ giáo cho con em VN yếu tiếng Mỹ cũng rất tốt ,vì gđ. nó cần như vậy . Nó gióng như trước 75 ,nghe nói miền Bắc các giáo viên đều kèm những em học sinh kém trong lớp mình và mổi niên khóa ít nhất tới thăm gđ phụ huynh đẻ hỏi han và có thể giúp đở .Lý thuyếtt hay nhưng không biest ở Bắc áp dụng ra sao nhưng vào miền Nam ,mấy tên g/viên trường tư (không sư phạm) vào trường công lập (vì chúng được coi là thành phần trốn đi linh giết CM,tức CS ,nghĩa là chông CHVN..) và thành phần này đều day học và đưa học sinh về nhà làm một lớp dạy kèm .Đẻ lôi cuốn hoc snh ,bọn này dở mánh là kèm ,tức là giải bài toan trước sau đó đem vào lớp cho học sinh làm ,đoi khi là khảo sát ở cuộc thi ,cố nhiên là học sinh học lớp riêng thầy cô ,có dặn trước đều có điểm cao…Như vậy đòán ra ,phụ huynh nào chiều con đều cho con đi học .Lớp học đôi khi ngồi hàng hiên hay dựa chép bài học bài mong thi đậu ! Do đó khi hỏi một thằng thầy có quán cà phê do con vợ đứng bán (hăn day kèm phía sau,khuyến khich học sinh uống cafe cho tỉnh táo)rằn có đí thăm phu huynh hoc sinh chưa thì con vọ cong môi : ‘thầy mà đí thăm học sinh .Ngược ngạo !”
    Ở trên có nói là có nhứng người trẻ biết tiếng Mỹ ,có học qua lớp 12 hay một ,hai năm toán ở ĐH đã xin vào Phu giáo . Không biết NTT sao,nhưng kẻ góp ý biết một phụ giáo là tú tài 2 ban toán Ngụy trước 75 đã rất tốt vói học sinh VN tận tụy và rất lể phép vói phụ huynh VN,,, tận tâm giúp đở và khuyên bảo như anh đói vói em nhỏ ,như chú đói vói cháu…
    Nhưng hiên nay ,cách đay vài năm thì CĐTN nẩy sinh ra lớp dạy kèm.qui mô lớn .Phần lớn là sv VN dạy đẻ kiếm tiền và con em chịu khó học bởi cha mẹ ai cũng muốn con mình giỏi ,gặt hạng A hay có số điểm lớn đẻ vào các trường danh tiếng . Do đó dạy kèm nở rộ ơ Bắc Ca…me đón con ra trường ,hối con “lẹ lên con còn đi học lớp toán nữa ..” Nghĩa là ở Mỹ dạo VN qua nhiều bổng nhiên ,như ở VN ,lóp dạy kèm mở ra như Nấm và con em cùng phụ huynh chạy sô “bở hơi tai!’…
    Cho nên có thể nói cái NÀY NÓ đã xâm nhập vào Mỹ lôi cuốn Mỹ theo VN mất rồi !
    Hay đay cung là một bước tiến trong việc hình thành một nước VN trên đất Mỹ vói lớp hoc ,chợ búa tiêm ăn dầy dẩy và về tinh thần thì hầu như chùa mọc lên nhiều nơi …Có chuyên người con kỷ sư thất nghiệp đã cùng cha mình biến cái nhà thành cái chùa…
    ….cũng kinh kê ,bán hức ăn chay cũng dạy kèm có học phí . Phát đạt /dỉ nhiên !
    Gọi là Phật độ!
    (thịnở)

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Giáo viên bị phụ huynh và học sinh tố cáo dù không bị cơ quan công an truy tố hình sự thì vẫn bị kỷ luật hành chánh là sa thải.”

    Cũng có lúc tôi cũng nghĩ giống như tác giả bài này là sa thải những người bắt học sinh phải học thêm là dẹp được nạn học thêm. Nhưng xã hội Việt Nam ngày nay không giống như xã hội Mỹ. Tại Việt Nam trong các cơ quan nhìn vào thì thấy rất nhiều người được vào làm vì lý do bà con, thân thuộc. Cũng có người vì tài năng mà được dùng nhưng số người vì họ hàng mà được tuyển dụng đông vô kể. Nếu xét một cô giáo thì cô ta có thể có họ hàng với ông nào đó trong tỉnh ủy. Còn ông nào đó ở trong tỉnh ủy lại có họ hàng hay cùng một phe với ông nào đó ở trung ương, ngoài Hà Nội. Khi sa thải cô giáo này thì sẽ đụng chạm đến ông nào đó trong tỉnh ủy. Nếu người làm việc sa thải lại thuộc về một phe của ông nào khác ở trung ương thì việc sa thải đó có nghĩa là phe này tuyên chiến với phe kia. Có thể là phe kia sẽ trả đũa lại bằng sa thải người của phe này. Mà dưới chế độ ngày nay chẳng ai mà không có lúc làm điều gì đó vi phạm pháp luật hay qui định vì có quá nhiều thứ cấm đoán. Vì thế việc sa thải người không dễ như ở Mỹ. Ở Mỹ, sa thải một người là sa thải cá nhân đó mà thôi, chứ ít khi mà đụng đến dây mơ rễ má liên quan đến cả một phe phái, một thế lực.

    Cái câu nói về tiêu chuẩn tuyển dụng người nói lên tình trạng nhân sự tại Việt Nam: “Nhất hậu duệ, nhì liên hệ, ba tiền tệ, tứ trí tuệ”. Nếu có nhiều người được tuyển dụng vì tiêu chuẩn hậu duệ và liên hệ thì việc sa thải họ rất khó khăn vì gây ra nhiều đụng chạm.

    Nạn dạy thêm, học thêm không nhỏ như con thỏ mà nó lớn như con khủng long vì nói phát xuất từ cơ chế của chế độ, từ văn hóa về cách dùng người của chế độ. Vì không thể sa thải người có lỗi nên nạn làm bậy lan tràn khắp nơi, lan đến cả nhà thương, trường hoc. Bắt đầu từ con ông này, cháu bà kia làm bậy và vẫn nhởn nhơ không sao cả rồi thì mọi người bắt chước. Người trên thấy mình không phạt được một người vì người đó có gốc bự thì những người khác làm theo cũng không phạt được.

    • Thiên Phúc says:

      Tôi rất đồng ý với anh Minh Đức. Cái hỏng trong vấn đề này nằm ở gốc rễ rồi chứ không phải thân hay cành nữa. Hiện tượng của vấn đề xem chừng như đơn giản nhưng khi giải quyết nó thì lại “lòi ra” cái nguyên nhân, cái bản chất phức tạp vô cùng.

  5. Người Sài Gòn says:

    Bán nước cho Tàu, xúc phạm nhân phẩm đồng bào cả nước, trộm cướp đến tận xương tủy dân tộc Việt,…là tội của Việt cộng.
    Làm cho trẻ con cũng tìm đường bỏ nước ra đi là tội của lũ hèn trong hàng ngũ thầy cô “dậy thêm”.
    (Thầy giáo VN nhiều tuổi nghề, kiếm tiền không ít, nhưng không dậy thêm lũ học trò tội nghiệp của mình.)

  6. Tran Vinh says:

    ” Thực tế là đại đa số các cô thầy giáo dậy thêm, đại đa số học trò đều đi học thêm kể cả học sinh lớp 1 và mẫu giáo, đại đa số học trò đều không muốn mà bị ép đi học thêm, đại đa số học trò kiệt sức vì học thêm, đại đa số học trò đều không có thì giờ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí vì học thêm” – Nguyễn Tường Tâm .

    Học nhiều, thế nhưng dưới chế độ cai trị của đám khỉ Trường sơn, hang Pắc Bó, đất nước vẫn nghèo mạt !

    Tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hội và thách thức”, do Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) , thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu không đổi mới, chỉ 3 đến 5 năm tới, Việt Nam có thể bị các nước láng giềng vượt qua về thu nhập.

    “Trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timor, Myanmar. Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt, đó là điều đáng buồn”.

Phản hồi