Trung Quốc nằm gai nếm mật, chờ đợi ngày phục hận?
Tác giả: Brushwood and Gall (The Economist) -04-12-2010
Sau 30 năm cải tổ kinh tế do Chủ Tịch Đặng Tiểu Bình chủ xướng, Trung Quốc đã mạnh. Thời đại ngoại giao thân thiện đã qua?
Trung Quốc khẳng định rằng tăng cường sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngoại giao không là mối đe dọa đối với ai. Cả thế giới còn lại, đặc biệt là Hoa Kỳ, không tin chắc như như vậy (nhận định của Sử Gia Edward Carr).
Vào năm 492 trước Công Lịch, vào cuối Thời Kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Hoa, Vua Câu Tiễn của nước Việt tại vùng Chiết Giang hiện nay bị bắt làm tù binh sau một trận chiến chống lại Vua Phù Sai của nước Ngô, một quốc gia láng giềng về phía Bắc. Câu Tiễn bị sai làm việc ở chuồng ngựa của Vua Ngô, nhưng vẫn giữ nhân cách của mình trong thời gian bị giam giữ nên được Vua Phù Sai dần dần kính nể. Sau vài năm, Vua Phù Sai cho phép Câu Tiễn trở về quê quán với tước hiệu của một chư hầu.
Câu Tiễn không bao giờ quên được nỗi nhục. Đêm nằm trên giường kết bằng cành cây và hàng ngày liếm một túi mật treo ở trong phòng để nuôi dưỡng ý chí trả thù. Nước Việt xem ra trung thành với Vua Ngô. Nước Việt lại có nhiều thợ thủ công khéo léo và gỗ tốt nên Vua Ngô xây nhiều cung điện và lâu đài khiến mang nợ. Câu Tiễn làm Vua Ngô lãng trí với nhiều gái đẹp nhất của nước Việt (trong đó có Tây Thi), hối lộ quan chức của nước Ngô, mua ngũ cốc để làm cạn kho lương thực của Vua Phù Sai. Trong khi vương quốc của Phù Sai suy sụp, nước Việt trở nên giầu có và gây dựng một đạo quân mới. Câu Tiễn chờ đợi thời cơ trong suốt 8 năm trời. Vào năm 482 trước Công Lịch, tin tưởng vào ưu thế của mình, Câu Tiễn đưa gần 50,000 quân tiến về phía bắc. Sau một vài trận chiến, Câu Tiễn đánh bại Phù Sai và nước Ngô.
Câu chuyện nằm gai nếm mật rất quen thuộc đối với người dân Trung Hoa như câu chuyện Vua Alfred và những chiếc bánh đối với người Anh, và Tổng Thống George Washington và loại cây anh đào đối với dân Mỹ. Vào đầu thế kỷ 20, Vua Câu Tiễn trở thành một biểu tượng của sự phản kháng của Trung Hoa chống lại những thương ước buộc nước này phải mở rộng hải cảng và những nhượng bộ khác do ngoại quốc đòi hỏi trong những năm Trung Hoa bị biến thành thuộc địa.
Câu chuyện ngụ ngôn về Vua Câu Tiễn được kết luận bởi một số người như là một báo động đối với việc Trung Quốc trở thành một đại cường quốc hiện nay. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình quyết định cải tổ kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc chỉ nói về hòa bình. Còn quá yếu về mặt quân sự và kinh tế để có thể thử thách Hoa Kỳ, Trung Quốc chú trọng về việc làm giầu. Ngay cả khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh và xây dựng lại quân đội, Tây Phương và Nhật Bản mắc nợ và bán kỹ thuật cho Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc vẫn kiên nhẫn, nhưng cái ngày quốc gia này có thể thực hiện ý chí của mình đã gần kề.
Tuy nhiên cũng có một cách giải thích khác về chuyện Vua Câu Tiễn. Học giả Paul Cohen của Đại Học Harvard viết về Vua Trung Quốc giải thích rằng người dân Trung Quốc nhìn Vua Câu Tiễn như một tấm gương kiên trì và tận tình. Học sinh được dậy rằng nếu muốn thành công thì phải như Vua Câu Tiễn, nằm gai nếm mật – những thành quả lớn đòi hỏi sự hi sinh và phải có mục đích vững chắc. Vua Câu Tiễn này tượng trưng cho sự tự cải tiến và tận tình, không phải là sự trả thù.
Vào thế kỷ 21 này Trung Quốc sẽ theo Vua Câu Tiễn nào? Trung Quốc sẽ hội nhập hay không vào thế giới Tây Phương, nơi mà mọi người không mong muốn gì hơn là có cơ hội thành công và thụ hưởng kết quả của sự làm việc vất vả? Hay là khi sự giầu có và sức mạnh của Trung Quốc vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa – một quốc gia tức giận muốn phục thù những sai trái trong quá khứ và buộc những nước khác phải uốn mình theo ý muốn của Trung Quốc? Jim Steinberg, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao của Hoa Kỳ nhận xét rằng sự lựa chọn vai trò của Trung Quốc là “một vấn đề to lớn của thời đại chúng ta.” Nền hòa bình và thịnh vượng thế giới phụ thuộc vào đường lối của Trung Quốc.
Một số người lập luận rằng hiện nay Trung Quốc vướng mắc quá sâu vào mạng lưới toàn cầu hóa để có thể làm đảo lộn kinh tế thế giới bằng chiến tranh hoặc áp bức. Thương mại đã mang lại sự thịnh vượng. Trung Quốc mua nguyên liệu và bộ phận ở nước ngoài và bán sản phẩm chế tạo trên thị trường ngoại quốc. Hiện nay Trung Quốc có trong tay $2,600 tỉ dự trữ ngoại tệ. Tại sao Trung Quốc lại muốn phá sập hệ thống đã phục vụ nước này một cách khá tốt đẹp?
Nhưng quan điểm này quá lạc quan. Trong quá khứ sự hội nhập đến trước xung đột. Âu châu nằm trong biển lửa vào năm 1914 mặc dù Đức là thị trường xuất cảng lớn thứ hai của Anh và Anh là thị trường lớn nhất của Đức. Nhật Bản trở nên giầu có và gia nhập vào nhóm các cường quốc Âu châu trước khi xâm chiếm Á châu làm thuộc địa một cách tàn bạo.
Một số người khác có quan điểm cực đoan trái ngược lập luận rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt buộc là kẻ thù của nhau. Theo những người này kể từ khi Đế Quốc Sparta lãnh đạo Liên Minh Peloponnesian chống lại Athens [theo lịch sử Hy Lạp 600 năm trước Công Lịch], những cường quốc suy thoái không chịu nhường bước nhanh chóng để thỏa mãn những cường quốc đang vươn lên. Khi sức mạnh kinh tế và quân sự tăng lên, quyền hạn và tham vọng của Trung Quốc cũng sẽ tăng lên. Cuối cùng, Trung Quốc không còn kiên nhẫn được nữa vì Hoa Kỳ sẽ không muốn từ bỏ vai trò lãnh đạo.
Lý do để lạc quan
Quan điểm trên quá đơn sơ và bi quan. Trung Quốc quyết tâm đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ về Đài Loan, Nam Hải, một số hải đảo và tranh chấp về biên giới với Ấn Độ. Tuy nhiên không giống những đại cường quốc trước 1945, Trung Quốc không tìm thuộc địa. Và không giống Liên Bang Sô Viết, Trung Quốc không có chủ thuyết gì để xuất cảng. Thật sự, lý tưởng cấp tiến của Hoa Kỳ có sức thuyết phục hơn là chủ nghĩa Cộng Sản, đạo Khổng đang được làm sống lại, hay bất cứ cái gì khác mà Trung Quốc phải cống hiến. Khi hai nước đều có võ khí nguyên tử, không đáng để giao chiến với nhau.
Trên thực tế, cách đối xử giữa những cường quốc đang vươn lên và những cường quốc đang suy thoái không đơn giản. Hai lần nước Anh lo sợ lục địa Âu châu bị chế ngự bởi một nước Đức đang bành trướng và cả hai lần nước Anh dấn thân vào chiến tranh. Tuy nhiên, Hoa Kỳ dành vai trò lãnh đạo thế giới của Anh, hai nước vẫn tiếp tục là đồng minh của nhau. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản và Đức vươn dậy từ đám tro tàn và trở thành cường quốc kinh tế thứ hai và thứ ba của thế giới mà không có một dấu hiệu nào muốn thử thách Hoa Kỳ.
Những lý thuyết gia về bang giao quốc tế dành nhiều suy nghĩ về sự suy tàn của những đế quốc. Sự hiểu biết sâu sa về “lý thuyết về chuyển tiếp quyền lực” (power-transition theory) cho thấy rằng những cường quốc được thỏa mãn như Đức và Nhật Bản sau chiến tranh không thách thức trật tự thế giới khi đang vươn lên. Nhưng những cường quốc bất mãn như Đức và Nhật Bản trước chiến tranh nghĩ rằng hệ thống xếp đặt và duy trì bởi những cường quốc đang ngự trị chống lại họ. Trong thời đại hỗn loạn của địa chính (geopolitics), những quốc gia này tin rằng những quyền lợi chính đáng của mình sẽ bị phủ nhận, trừ khi họ ép buộc các nước khác phải tôn trọng.
Theo nhận định của GS David Lampton thuộc Shool of Advanced International Studies, Johns Hopkins University, trong gần cả một thập niên vừa qua, hai đại cường quốc tiến gần đến tình trạng được gọi là hai cuộc đánh cá. Một cách tổng quát, Trung Quốc nằm trong trật tự hậu chiến của Hoa Kỳ, đánh cá rằng những nước khác trên thế giới cần sự giúp đỡ và thị trường của Trung Quốc, sẽ cho phép Trung Quốc làm giầu hơn và mạnh hơn. Hoa Kỳ không ngăn cản sự vươn lên của Trung Quốc với niềm tin rằng sự thịnh vượng cuối cùng sẽ biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia ủng hộ chế độ – một “cổ đông có trách nhiệm” theo cách nói của Ông Robert Zoellick, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng Thống George W. Bush và nay là Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới.
Trong gần cả một thập niên vừa qua, bỏ ra ngoài những xích mích nhỏ, hai cuộc đánh cá trên đã thành công. Trước 2001, Trung Quốc và Hoa Kỳ tranh cãi nhau về Đài Loan, Hoa Kỳ ném bom vào Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Belgrade và vụ đụng độ làm chết người giữa phi cơ do thám EP3 của Hoa Kỳ và một chiến đấu cơ của Trung Quốc. Nhiều bình luận gia vào lúc đó nghĩ rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc ở trong chiều hướng nguy hiểm, nhưng những nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ đã không theo đuổi con đường này. Kể từ đó, Hoa Kỳ bận rộn với việc chống khủng bố, và chọn lựa cách ứng phó giản dị với Trung Quốc. Những công ty Mỹ vui vẻ được tiếp cận với thị trường của quốc gia này. Trung Quốc cho chính phủ Hoa Kỳ vay một số tiền lớn lao.
Điều này rất phù hợp với Trung Quốc. Đã từ lâu Trung Quốc kết luận rằng cách tốt nhất để xây dựng quyền lực quốc gia toàn diện là bằng cách phát triển kinh tế. Theo sự phân tách của Trung Quốc qua những sách trắng và những bài diễn văn vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Trung Quốc cần một “Quan Niệm An Ninh Mới.” Phát triển cần sự ổn định. Điều này đòi hỏi rằng những quốc gia lân cận với Trung Quốc không cảm thấy bị đe dọa.
Để làm các nước láng giềng an tâm cũng như để chứng tỏ là một công dân tốt, Trung Quốc gia nhập những tổ chức quốc tế mà một thời đã tránh xa. Đây là cách an toàn nhất để đối phó với ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Trung Quốc lãnh đạo cuộc thương thuyết giữa sáu nước để ngăn chặn chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. Chính phủ Trung Quốc ký kết Hiệp Định Chống Việc Thử Nghiệm Võ Khí Nguyên Tử Toàn Diện (Comprehensive Test-Ban Treaty) và một cách tổng quát chấm dứt phổ biến võ khí (mặc dù những công ty đểu cáng vẫn tiếp tục việc này). Trung Quốc gửi nhiều nhân viên tham dự vào những hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc hơn là các thành viên thường trực của Hội Đồng An Ninh hoặc bất cứ quốc gia nào trong tổ chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chắc chắn là vẫn còn có những tranh chấp và khác biệt. Nhưng những nhà ngoại giao, những người làm chính sách, và giới học giả tự cho phép mình tin tưởng rằng trong thời đại nguyên tử, Trung Quốc có thể trỗi dậy thành một đại cường quốc mới một cách hòa bình. Tuy nhiên, sự tin tưởng đó đã yếu đi. Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã tranh cãi với Nhật về việc một chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc đã đâm vào ít nhất một lần, nếu không phải là hai, hai chiến hạm bảo vệ duyên hải ngoài khơi của một chuỗi đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Diaoyu.
Trước đó, Trung Quốc đã không ủng hộ Nam Hàn về vụ một chiến hạm của Hải Quân Nam Hàn bị bắn chìm với 46 thủy thủ bị thiệt mạng – mặc dầu một nhóm chuyên viên quốc tế đã kết luận rằng chiến hạm Cheonan bị tấn công bởi một tầu ngầm của Bắc Hàn. Khi Hoa Kỳ và Nam Hàn phản ứng lại bằng cách tổ chức một số cuộc tập dượt hỗn hợp ở Hoàng Hải (Yellow Sea), Trung Quốc đã phản đối và đã buộc một cuộc tập dượt phải dời qua biển Nhật Bản. Và khi Bắc Hàn nã đạn vào một hòn đảo của Nam Hàn vào tháng vừa qua, rõ ràng là Trung Quốc miễn cưỡng lên án Bắc Hàn.
Trung Quốc cũng đã bắt đầu xếp việc dành chủ quyền trên những phần rất lớn của Nam Hải vào danh sách sáu “quan tâm quan trọng nhất” của Trung Quốc – một ngôn ngữ mới đã làm những nhà ngoại giao lo ngại. Khi các nước hội viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations – ASEAN) than phiền tại buổi họp tại Hà Nội vào mùa Hè, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Trung Quốc Yang Jiechi đã tức giận tuyên bố: “Tất cả quý vị nhớ rằng bao nhiêu thịnh vượng kinh tế của quý vị dựa vào chúng tôi.” Theo báo cáo, ông ta cũng phản ứng bằng cách nhổ nước bọt.
Năm ngoái, một bài xã luận của tờ Nhật Báo Nhân Dân của Trung Quốc đã tấn công Ấn Độ sau khi Thủ Tướng của nước này, Manmohan Singh, viếng thăm một địa điểm trong vùng tranh chấp gần Tây Tạng; Barack Obama bị đối xử một cách không xứng đáng, lần thứ nhất trong cuộc viếng thăm Bắc Kinh và lần thứ hai tại Hội Nghị về môi trường tại Copenhagen. Tại đây một viên chức ngoại giao cấp thấp của Trung Quốc vừa lắc vừa chỉ ngón tay vào nhà lãnh đạo của thế giới tự do như để quở trách. Những chiến hạm của Trung Quốc liên tiếp quấy rối tầu của Hải Quân Hoa Kỳ và Nhật Bản, kể cả khu trục hạm USS John S. McCain và tầu tuần thám USNS Impeccable.
Những điều này xem ra nhỏ bé nhưng mang tính cách quan trọng vì cả đôi bên đều dò dẫm nhau. Hoa Kỳ liên tục tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chấm dứt quan hệ bình thường và trở thành gây hấn – Trung Quốc cũng tìm kiếm những dấu hiệu chứng tỏ rằng Hoa Kỳ và các nước đồng minh cấu kết với nhau để ngăn cản sự vươn lên của Trung Quốc. Mọi sự đều bị pha trộn với mầu sắc của sự ngờ vực có tính cách chiến lược.
Chăm chú nhìn qua ống kính này, những người theo rõi Trung Quốc phát hiện một sự thay đổi. Ông Richard Armitage, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng Thống George W. Bush nói: “Chính sách ngoại giao thân thiện đã qua rồi.” Yukio Okamoto, một chuyên viên về an ninh Nhật Bản nhận xét rằng: “khát vọng về quyền lực của Trung Quốc khá rõ rệt.” Những nhà ngoại giao với điều kiện dấu tên nói về những ngờ vực và lo ngại trong sự giao tiếp với Trung Quốc. Mặc dù sự liên lạc hàng ngày giữa các bộ của hai chính phủ vẫn trôi chảy, nhưng “sự ngờ vực chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục tăng thêm” theo nhận xét của chuyên gia về Trung Quốc, Boonie Glaser của Trung Tâm Nghiên Cứu chiến Thuật và Quốc Tế (Centre for Strategic and International Studies) tại Washington-DC.
Không có thể tránh được sự suy đồi này. Hòa bình vẫn có ý nghĩa. Trung Quốc phải đối phó với những vấn đề to lớn ở trong nước. Trung Quốc hưởng lợi từ thị trường Hoa Kỳ và liên hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, cũng giống như vào năm 2001. Đảng Cộng Sản Trung Quốc và những nhà lãnh đạo Tòa Nhà Trắng dù thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị nào cũng đều thu thập được nhiều lợi ích từ phát triển kinh tế hơn bất cứ cái gì khác.
Những nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ điều này. Vào tháng 11-2003 và tháng 2-2004, Bộ Chính Trị của Trung Quốc đã nhóm những phiên họp đặc biệt về sự hưng thịnh và suy thoái của các quốc gia kể từ thế kỷ 15. Những nhà làm chính sách Hoa Kỳ dư hiểu biết rằng mặc dù đối phó với một Trung Quốc mạnh sẽ khó khăn, không thể có một Trung Quốc bất mãn và hùng mạnh.
Tuy nhiên ngày nay nhiều yếu tố về nhiều mặt, từ chính trị nội bộ đến hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chánh, kết hợp lại làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn. Sự rủi ro không phải là chiến tranh – vào giai đoạn hiện nay điều này gần như không thể nghĩ ra được, nếu chỉ vì rủi ro quá to lớn, rất bất lợi cho mọi người. Sự nguy hiểm là các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ tạo ra một nền tảng cho sự đối kháng sâu đậm trong thập niên sắp tới. Điểm này được Ông Henry Kissinger mô tả tốt nhất.
Khía cạnh đen tối
Dưới thời Tổng Thống Richard Nixon, Ông Kissinger đã tạo điều kiện cho 40 năm hòa bình ở Á châu bởi nhìn thấy rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng hưởng lợi khi hợp tác làm việc với nhau thay vì cạnh tranh lẫn nhau. Ngày nay, Ông Kissinger lo âu. Tại buổi họp của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Chiến Lược (International Institute for Straregic Studies) vào tháng 9 vừa qua, Ông Kissinger nhận xét rằng mang Trung Quốc vào trật tự thế giới còn khó hơn là mang Đức quốc vào một thế kỷ trước.
Theo Ông Kissinger: “Đây không phải là một vấn đề kết hợp một quốc gia thuần nhất mà là một cường quốc to lớn phát triển toàn diện… DNA của cả hai quốc gia có thể tạo ra một mối quan hệ thù nghịch ngày càng lớn rất giống như hai nước Đức và Anh chuyển từ bạn sang thù… Washington hoặc Bắc Kinh đều không thực tập một quan hệ cộng tác với sự bình đẳng. Những nhà lãnh đạo của hai nước không có một nhiệm vụ nào quan trọng hơn là cần nhận thức một chân lý rằng không bao giờ một nước này có thể chế ngự nước kia và sự xung đột giữa hai nước sẽ làm kiệt quệ xã hội và làm hại cho triển vọng hòa bình thế giới.”
Không có nơi nào mà sự kình địch chớm nở lại rõ rệt hơn là giữa quân lực của Hoa Kỳ và quân lực của Trung Quốc, một lực lượng đang được tối tân hóa nhanh chóng. Về toàn bộ, quân lực của Hoa Kỳ siêu việt hơn nhiều. Nhưng quân lực của Hoa Kỳ sẽ không còn có thể đoạt được chiến thắng một cách dễ dàng ở trong vùng duyên hải của Trung Quốc.
Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải
© Đàn Chim Việt
Chúng tôi đọc bài viết này và tất các ý kiến của bạn đọc mà có thể nói đều là những bậc kỳ tài giỏi về chính trị hiện nay có mặt trong mục góp ý này thì thấy ý kiến xác đáng nhất là của ông Người Quán Sát và ông Ngô Nhân Dụng. Hai ý kiến này khách quan và khoa học có dẫn chứng xác đáng không thể chối cãi và có khi còn hay hơn cả tác giả bài viết này. Chúng tôi rất mong hai vị này có bài viết riêng cặn kẽ hơn về đề tài này để bạn đọc được thưởng thức.
Trân trọng:
Nguyễn Thượng Hiền.
trung cong la chu nghia cong dan coai thai,no da bien dang tu chu nghia cong san de ton tai.nen chu nghia cong san trung cong rat la nguy hiem.;boi vi quyen luc chinh tri va kinh te nam trong tay mot nhom nguoi .khi quyen luc va kinh te cua nhom nguoi do bi de dao thi ho se bat chap tat ca hanh dong mot cach dien ro de bao ve ;bang chung vu thien a mon dung xe tang de can nguoi dan trong nuoc bieu tinh.cho nen the gioi tu do phai doan ket lai mot khoi va triet de canh giac.neu khong cuoc chiem tranh nguyen tu se xay ra trong khoang 20 nam nua.luc do khoang 1/3dan so nhan loai se chet trung cong chi con khoang 4000,000 song sot chu nghia cuc doan tren toan the gioi moi bi tieu diet nhan loai se song trong hao binh vinh cuu
(BBT: Mời ông bà vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)
Rồng về bể cạn dễ ai hay!(hình thể nước VN)
Rắn mới hai đầu khó đổi thay,
Ngựa đà gác yên không người cởi,
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây,
Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu…
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay,
Chó nọ vẫy đuôi mừng Thánh (Phật)chúa,
Ăn no ủn ỉn Lợn kêu ngày…
***
Bốn thằng bù nhìn ngồi ngất nghễu.
Kìa thằng cắt cỏ(mục đồng) đứng đợi ai ???
Ông Nguyễn đình Lượng,cựu trưởng đoàn đàm phán CSVN về Bilateral Trade Agreement(BTA)với Mỹ mới tiết lộ là tháng 9/1999 BTA có thể được ký kết tại New Zealand,nhưng BCT đã ra lệnh ngừng lại,để đợi TQ thỏa thuận với Mỹ chấp nhận TQ ra nhập WTO trước VN,rồi sau 10 tháng(=khoảng 10 tỷ USD trao đổi thường mại VN/HK) đấy thì BTA mới được ký kết vào tháng 7/2000.Ông Lượng kết luận rằng:”Thời đại thay đổi,mình cũng phải thay đổi theo,không thể cứ bám riết cái của mình đã rất cũ,chỉ có làm THIỆT mình,và bắt DÂN TỘC mình TRẢ GIÁ”
Nước Mỹ ‘thuộc về’ Trung Quốc?
Những chính sách lợi dụng quan hệ với Trung quốc từ đời tổng thống Ri-chat Nisxon được phát huy cao độ thời tổng thống Bush đã khiến cho kinh tế Trung quốc nhảy vọt bốc đồng và ngày càng nuốt đi và thâm nhập kinh khủng vào Hoa kỳ nay biến quốc gia này phụ thuộc hơn vào họ khó mà thoát ra được. Dư luận cho rằng Mỹ không còn khả năng kiểm soát ngăn được xu thế Trung quốc hoá ở Hoa kỳ. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài báo nhan đề sau đây đang được đăng tải trên các báo quốc tế CNN và Việt nam với nhan đề Nước Mỹ ‘thuộc về’ Trung Quốc để các bạn tự quán xét:
Trân trọng:
Người Quán Sát
“Theo công bố của Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) hôm 2.12, tính đến cuối năm 2009, Trung Quốc có 670 nghìn hộ gia đình có số tài sản hơn 1 tỉ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung, tổng tài sản của những người giàu Trung Quốc tăng 28%, lên 5.4 nghìn tỉ USD.
“Sự gia tăng nhanh chóng tầng lớp những người giàu có là do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, cộng với sự lớn mạnh của thị trường vốn và doanh nghiệp khu vực tư nhân” – ông Frankie Leung, giám đốc điều hành BCG nhận xét.
Theo kết quả nghiên cứu của BCG, mặc dù các doanh nhân Trung Quốc chiếm phần lớn dân số có tài sản trị giá trên 1 triệu USD, nhưng xu hướng gần đây còn có các nhà đầu tư chuyên nghiệp, giám đốc điều hành và những cá nhân độc lập cũng sở hữu bộn tiền. Ngành nghề hoạt động của những người giàu mới nổi này khá đa dạng, từ kinh doanh bất động sản, sản xuất hàng hoá trong các ngành công nghệ cao hoặc dược phẩm.
Sự giàu có cũng lan rộng về mặt địa lý, vượt khỏi những thành phố ven biển tới những khu vực xếp hàng thứ 2, 3 trên khắp đất nước.
Trong năm 2009, các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông và Bắc Kinh, Thượng Hải chiếm hơn một nửa số tài sản của các triệu phú đô la. Tuy nhiên, các khu vực miền trung và tây dự kiến sẽ thu hút đầu tư mạnh mẽ trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc (2011-2015), đặt nền móng cho sự phát triển tiềm tàng và gia tăng nhanh chóng số người siêu giàu ở những khu vực này.
Mặc dù có tốc độ kinh tế phát triển đã rất ấn tượng, nhưng Trung Quốc vẫn còn nhiều “đất” để nhân lên nhiều lần số tài sản của giới giàu có. Theo BCG, Trung Quốc chỉ chiếm 5% số của cải toàn cầu, ít hơn “thị phần” GDP là 7%, trong khi đó số tài sản của giới triệu phú chỉ chiếm 0.2%, ít hơn nhiều lần so với ở Mỹ là 4.1% và ở Thuỵ Sĩ là 8.4%.
“Số lượng tài sản của những người giàu mới nổi là một cơ hội hấp dẫn để tăng trưởng, nhưng Trung Quốc cũng cần chú trọng vào vấn đề sự giàu có được tạo ra từ đâu và như thế nào” – ông Leung nói.
Chẳng hạn, Hong Kong là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn và là một nơi để giới giàu có ở lục địa tới định cư, rất nhiều người đã mua nhà ở đây. “Đây là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư nước ngoài cũng như từ đại lục chớp lấy cơ hội để hiện diện tại Hong Kong” – Nelson Choi, giám đốc BCG nói.
Hiện nay Mỹ là con nợ lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có số người thật nghiệp bặc nhất hiện nay ở ngưỡng 13,5 % nhưng con số mà bộ lao động mỹ đưa ra trên đây vẫn bị cho là không phản ánh chính xác mà phải ở người 30 %, nghĩa là cứ 10 người ở độ tuổi lao động thì có 3 người thất nghiệp. Nhiều người Việt, Hoa, Ấn và châu Âu đã dời Mỹ làm ăn ở nước khác thay vào đó lại là đoàn quân nghèo khổ Mexico tiếng sang thay thế. Nước Mỹ ‘thuộc về’ Trung Quốc. Nước Mỹ ‘thuộc về’ Trung Quốc
Với các công ty Trung Quốc, Mỹ đang là địa điểm thuận lợi và ít tốn kém để kinh doanh.
Nếu bạn có dịp qua nhà thờ Bountiful Blessings ở vùng ngoại ô Spartanburg, Nam Carolina thì hãy rẽ phải. Tới một khu công nghiệp sau những hàng cây anh đào mơn mởn, rồi lại qua một công ty sản xuất con dấu cao su và sản phẩm để gắn logo lên mũ và cặp, bạn sẽ nhìn thấy một nhà máy mới toanh: nhà máy chuyên sản xuất xi lanh dùng cho công nghệ in lõm của công American Yuncheng. Họ tạo ra những ống xi lanh dùng để in nhãn chai như nhãn bao quanh chai sô-đa chẳng hạn. Nhưng không giống như những láng giềng của mình tại Spartanburg, Yencheng là một công ty Trung Quốc. Họ đến Nam Carolina vì theo tiêu chuẩn của người Trung Quốc nước Mỹ thật là rẻ.
Khu đất mà công ty Yuncheng mua tại Spartanburg chỉ có giá là 350.000 USD cho 2,6 hecta, bằng một phần tư giá của đất phía sau của Thượng Hải hay Đông Quan – thành phố gần Hong Kong mà công ty này đã có 3 nhà máy. Giá điện cũng rất rẻ: họ phải trả tới 14 nhân dân tệ cho một kWh trong giờ cao điểm ở Trung Quốc, nhưng chỉ mất 4 tệ tại Nam Carolina. Ở đây cũng chẳng hay sụt điện như ở Trung Quốc.
Phân xưởng sản xuất của một nhà máy Trung Quốc tại Mỹ.
Tất nhiên, nhân công Mỹ đắt hơn nhiều và tổng chi phí để sản xuất một sản phẩm ở Trung Quốc có lẽ sẽ luôn thấp hơn so với ở đây. Nhưng đối với hàng trăm công ty Trung Quốc như Yuncheng, nước Mỹ đã trở thành một địa điểm ít tốn kém và vô cùng thuận lợi để kinh doanh.
Có lẽ sự ngược đời này bắt đầu kể từ khi Nixon đến Trung Quốc. Jonh Ling, một người Mỹ nhập tịch gốc Trung Quốc, đang phụ trách văn phòng tuyển chọn các doanh nghiệp Thượng Hải của Bộ Thương mại Mỹ cho khu vực Nam Carolina cho rằng: “Khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc đang đang được rút ngắn”. Ling đã chọn Yuncheng và nhiều công ty khác vào Spartanburg: những công ty Trung Quốc đã đầu tư 280 triệu USD và tạo ra hơn 1.200 việc làm chỉ tính riêng ở Carolina.
Hiện nay, đã có 33 bang, cảng và thành phố của Mỹ cử đại diện giống như Ling tới Trung Quốc để thu hút những việc làm của Mỹ đã bị mất vào tay Trung Quốc. Ngoài những khu đất rẻ và nguồn năng lượng đảm bảo, các bang và thành phố hiện cũng áp dụng chính sách hoàn thuế và nhiều ưu đãi khác để thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc. Trong khi đó, theo những nguồn tin kinh doanh từ Trung Quốc, Bắc Kinh – nơi đang chỉ thị cho các công ty Trung Quốc toàn cầu hóa bằng cách mở rộng tới các thị trường trọng điểm trên thế giới – đang thu hút đầu tư bằng cách cấp vốn lên tới lên tới 30% chi phí đầu tư ban đầu.
Theo tập đoàn tư vấn kinh tế Rhodium có trụ sở tại New York, số vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã lên tới gần 5 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2009. Mức này thấp hơn rất so với đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ với 148 tỷ USD năm 1991, tuy vậy đây vẫn là một bước nhảy lớn so với mức đầu tư trung bình chỉ đạt khoảng 500 triệu USD một năm trước đây.
Năm ngoái, số lượng các công ty tại Mỹ mà các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại hoặc thông báo bắt đầu kinh doanh đã lên tới hơn 50. Và khi Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, người Mỹ có thể tiên đoán rằng trong tương lai những dự án của Trung Quốc sẽ thực sự phát triển và có ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ.
Đây có thể là điều tốt cho mối quan hệ giữa hai nước. Ông Dan Rosen, người đứng đầu Rhodium Group nói: “Sẽ mất nhiều năm để cân bằng sự đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc”. Nhưng ông cũng cho rằng mối quan tâm tích cực của Trung Quốc trong việc đầu tư vào Mỹ đã tạo ra đòn bẩy cho Washington trong bối cảnh nước này đang nỗ lực đàm phán với Bắc Kinh về thuế nhập khẩu, các vấn đề thương mại và chính sách kinh tế.
Thế nhưng, đó không phải là điều quan trọng tại Spartanburg. Những công nhân có tay nghề tại American Yuncheng kiếm được 25 đến 30 USD mỗi giờ, những người điều khiển máy kiếm được 10 đến 12 USD một giờ. Mức lương này nhiều hơn 2 USD so với chi phí cho lao động không có tay nghề tại Trung Quốc, nhưng công ty lại có đủ điều kiện nhận khoản hoàn lại thuế lương của chính quyền là 1500 USD mỗi công nhân (cho các công ty sử dụng hơn 10 lao động).
Và với việc trở nên thân thiết với những công ty như Cocacola, Yuncheng có thể nhanh chóng đáp ứng khi họ cần một nhãn mác mới cho các sản ít béo hay những sản phẩm có thêm hương vị mới của mình. Nếu như việc kinh doanh tiến triển tốt, ông Li Wenchun – Chủ tịch công ty, hy vọng có thể mở rộng quy mô hoạt động lên gấp đôi trong 5 đến 10 năm nữa, và tuyển dụng thêm khoảng 120 lao động Mỹ.
Cho đến nay, có ít dấu hiệu cho thấy người dân Carolina ác cảm với các công ty của Trung Quốc, dù họ từng chứng kiến bang của mình đã đánh mất ngành công nghiệp dệt may vào tay những đất nước giá rẻ như Trung Quốc. Được hỏi về quan điểm của mình khi chứng kiến những người cộng sản đang tạo ra công ăn việc làm cho người dân bang mình, Nghị sĩ Jim DeMint, một lãnh đạo của Đảng Cộng hòa, chỉ trả lời: “South Carolina là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới để làm kinh doanh và đó là lý do tại sao rất nhiều công ty nước ngoài đã đến bang của chúng tôi.”
Bà Brenda Missouri, một công nhân 43 tuổi chuyên kiểm tra lỗi rò rỉ cho công ty sản xuất thiết bị Haier, đã nói về ông chủ của mình với những từ khá hoa mỹ. Haier là công ty Trung Quốc đầu tiên xây dựng nhà máy tại Mỹ vào năm 2000- đó là một nhà máy sản xuất tủ lạnh tại Camden, Nam Carolina. Bà nói: “Họ là những doanh nhân tài giỏi. Còn việc họ là cộng sản ấy hả? Có hề gì, tiền mới là thứ làm nên sự khác biệt”
Trước các tình trạng này thì Mỹ phải làm gì? Câu trả lời này thật là nan giải cho tổng thống OBama dù ông là người rất yêu và có trách nhiệm với nước Mỹ hiện nay nhưng người ta ăn ốc đã đổ thành dãy núi dài mà ông phải đổ vỏ lại diễn ra khi lòng dân Mỹ chán chường thật vọng nhất liệu có thành công? Hãy chờ xem liệu có phép nhiệm mầu từ trên trời ban cho ông đảo ngược ddược tình thế này?
Tuyến Nguyễn (dich theo CNN)
Hỡi các khúc ruột ngàn dặm đang đánh móng tay, làm hãng ký cóp nhặt tiền lẻ để đóng vai con bò sữa cho người ta vắt đọc cái copy & paste của Người Quán Sát xong có biết sợ hay không ? Đế quốc Mỹ nhất định suy vong, chạy đi đâu đây hở trời !. Người Quán Sát còn dấu chưa tiết lộ cho biết tư bản đỏ VN gom kiều hối, ODA đã lập hãng xưởng, mua strip malls ở Houston Texas, mua gần hết khách sạn chung quanh Disneyland ở Orange County Cali, mua một đoạn đường ( nhà villa ) ở Irvine Cali trong đó thân nhân của Lê Khả Phiêu làm tổ trưởng tổ dân phố, một cái mall lớn ở Bakerfield Cali, nhiều cơ sở trồng cỏ ( marijuana ) ở Anh, Canada,Úc, các nước XHCN anh em cũ; dự tính sẽ đem 7 tỷ USD đầu tư ra nước ngòai nữa kìa ( ở đâu chắc ăn bằng Mỹ ).
Nghĩ lại đi các khúc ruột ngàn dặm ơi, từ nay chớ có cầm cờ đón vua chém gío nữa nghe không, như ở Dana Point hôm nảo đó, mau mau làm đơn xin trở về trong lòng dân tộc kẻo không sẽ hối.
Việc con cháu của Lê Khả Phiêu đã mua nhà để sống ở Mỹ là có thật đấy nhưng
có lẽ thực hiện mục đích của NMT.là…”để gây phân hóa nội bộ đế quốc Mỹ”.Như thế mới là cao cả,vĩ đại chứ ! Không biết Người quán sát hay Người quan sát nhỉ ?
Chẳng lẽ “quán sát” nghĩa là thạo việc giết chóc hay sao nhỉ ? Chắc là lỗi ở “cậu…
ngón tay” đánh máy chăng ?
Dư luận chung đều nghĩ rằng nếu các chính sách kém cỏi hiện nay của các tổng thống Mỹ về mọi phương diện từ kinh tế, quân sự, ngoại giao thì rồi không ai khác Trung quốc sẽ lấy luôn cả nước Mỹ. Điều này nghe qua nhiều người thấy xốc nhưng đó là sự thật. Gần 55 % các công ty của Mỹ chạy khỏi nước mình đầu tư làm ăn tại Trung quốc và cũng tương tự như thế 52 % các công ty và đại gia Trung quốc đầu tư vào Mỹ và mua gần như hết các ngân hàng và công ty Mỹ bị phá sản. Có đến 75 hàng hoá dân dụng đang bán tại Mỹ là hàng trung quốc và Mỹ nợ Trung quốc là 600.000 tỷ đô-la riêng trả lãi mỗi năm rẻ nhất là 6% thì đã là 600 tỷ rồi. Nhiều người đâu có nhìn thấy điều này.
Ngô Công Dụng
Hiện nay Trung quốc tăng cường phản công vào Mỹ không chỉ đơn giản bằng các chiêu kinh tế và vấn đề Triều tiên mà đang triệt để lợi dụng những tổn thất uy tín lớn nhất sau khi các tin mật được tung ra để làm các đồng minh Mỹ sẽ phải xa lánh hoặc ít ra không còn tin vào Mỹ. Trong mấy ngày qua báo chí quốc tế liên tục sôi động về hai vấn đề lớn đó là chuyện căng thẳng trên biển Hoàng hải sau khi Bắc và Nam Triều tiên nã pháo sang nhau và nối theo sau là cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn quốc đang gây phẫn nộ Bắc hàn và có nguy cơ bùng nổ chiến tranh bất kỳ lúc nào. Nhưng sự kiện quan trọng nữa là hàng ngàn tài liệu mật mà Wikileaks đã tung ra, gây cơn sốc về ngoại giao giữa Hoa kỳ và các nước đồng minh, giữa Hoa kỳ và cả thế giới còn lại. Những cuộc ngoại giao con thoi giữa Trung quốc và các lãnh đạo quốc gia trên thế giới đang hướng vàog mục tiêu này và để hót đi cái dư âm còn lại của Mỹ tại Đông Nam Á, Trung quốc đã ve vãn Việt nam đàm phán riêng và có thể hướng tới chủ trương cùng chung khai thác biển Đông nhưng cái khó là Trung quốc không chịu trả lại Hoàng sa và một vài đảo Trường sa mà họ đãchiếm của Việt nam. Phía Việt nam không bnhân nhượng về vấn đề này nhưng nghe chừng giải pháp cùng khai thác biển Đông đã làm cho vài vị lãnh đạo Việt nam thân Trung quốc hài lòng nhưng không dám lên tiêng công khai vì đại hội Đảng CSVN đang đến. Còn vấn đề Triều tiên Trung quốc đang chờ đón đòn Bắc Triều tiên dành cho Mỹ đó là tấn công vào tầu khổng của Mỹ bằng hoả tiễn hay thuỷ lôi . Mỹ đãcho tầu khổng lành khỏi khu vực này và chỉ còn mình Nam hàn hậm hực tập trận một mình.Bài viết của ông Nguyễn Hoàng Hà trước đó theo chúng tôi ông đưa ra các vấn đề thật chính xác vô cùng.
Trần Thị Thanh Thảo.