WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TQ đang vươn lên thế siêu cường: Hoa Kỳ có cần tránh chiến tranh với TQ không?

us-vs-china

Lời giới thiệu: Ông John Glaser là nhà nghiên cứu về an ninh thế giới tại đại học George Mason. Các bài nghiên cứu của ông thường được đăng tải trên tuần báo Newsweek, và các nhật báo Guardian, Washington Times. Đài CNN cũng thường dùng tài liệu của ông.

Trong bài nghiên cứu đăng trên tờ National Interest , ngày 28/12/2015, tôi trích thuật sau đây, ông Glaser, trích dẫn nhiều nguồn nghiên cứu của nhiều học giả khác như Graham Allison (giáo sư môn khoa học chính trị trường John F. Kennedy of Government tại đại học Harvard); John Mearsheimer (nhà nghiên cứu về bang giao quốc tế); Lyle Goldstein (gíáo sư phụ giảng về Trung quốc và Hải quân tại trường US Naval War College); Robert Jervis (Giáo sư trường Bang giao Quốc tế Adlai Stevenson, đại học Columbia); và nhiều nhà nghiên cứu khác trong nhiều lĩnh vực như giáo sư Charles Glaser, giáo sư Daniel Drezner, Joseph M. Parent (Trường Mỹ nghệ, đại học Miami), Paul K. MacDonald (Khoa học chính trị, đại học Wellesley) và giáo sư Barry Posen (Khoa học chính trị, đại học MIT) để đi đến kết luận rằng: 

Hoa Kỳ không cần phải giành thế thượng phong tại Á châu Thái bình dương, vì chính sách này có thể tạo ra chiến tranh một cách không cần thiết với Trung quốc.

Bình luận về ý kiến của ông John Glaser, ông Nguyễn Thế Cường thuộc nhóm Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) cho rằng nếu Hoa Kỳ theo đường lối của ông John Glaser thì cũng phải thôi, nhưng “Chỉ tội cho Việt Nam. Việt Nam sẽ là nước bị thua thiệt nhất trong vùng”. Tôi đồng ý một nửa với ông Nguyễn Thế Cường. Nửa sau ông quá lo xa. Nếu những người lãnh đạo tại Việt Nam biết dân chủ hóa đất nước, áp dụng một chính sách đoàn kết dân tộc để huy động nội lực của toàn dân thì Việt Nam cũng có cái thế của một nước mạnh như Nhật Bản, Ấn độ có thể tự lo cho mình để không bị Trung quốc chèn ép mà không cần cái khiên chắn của Hoa Kỳ.

Sau đây là nội dung bài viết:

The Ugly Truth About Avoiding War With China

(by John Glaser)
Thế giới đang lên cơn sốt với nạn ISIS (Islamic State of Iraq & Syria), nhưng việc Trung quốc đang chuyển mình để trở thành một siêu cường cũng là chuyện làm cho các lý thuyết gia về chiến tranh và hòa bình nhức đầu. Nhà nghiên cứu Graham Allison lập luận rằng thế quốc tế hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung quốc giống như cái thế giữa hai thành phố Athens và Sparta thuộc Hy Lạp vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và trận chiến tranh giành thế độc tôn của Sparta kéo dài 30 năm làm cho hai nước đều kiệt quệ mà nhà sử học Thucydides sau này đã dẫn ra như một bằng chứng lịch sử bi đát về sự tranh hùng để giành quyền bá chủ .

Về phần giáo sư Graham Allison, ông sưu tập lịch sử chiến tranh trong 500 năm qua và thấy rằng trong 16 trường hợp lớn nhỏ có một nước đang mạnh và một nước đang lên thì có 12 trường hợp nước mạnh đánh phủ đầu nước đang lên để duy trì thế bá chủ của mình. Nghiên cứu về Trung quốc hiện nay, ông John Mearsheimer , một chuyên viên về bang giao quốc tế quả quyết rằng Trung quốc không thể trở thành siêu cường trong hòa bình được. Thế nào cũng có một cuộc chiến ác liệt làm cho cuộc chiến tranh chống ISIS chỉ là chuyện nhỏ.

Nhưng có một thực tế là Trung quốc chỉ thật sự là mối đe doạ của Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ nhất định duy trì thế mạnh của mình trên sân cỏ nhà Trung quốc. Đối với Trung quốc sân cỏ vườn nhà là Tây Thái bình dương. Nếu Hoa Kỳ không đòi thế thượng phong tại Tây Thái bình dương thì có thể tránh được chiến tranh. Trái lại nếu Hoa Kỳ quyết chận cửa ra biển của Trung quốc thì chiến tranh khó tránh.

Hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng chính sách 3 gọng để kềm chế Trung quốc:

1. Duy trì và củng cố thế liên minh đang có với các nước Nhật, Nam Hàn, Úc châu, Phi Luật Tân và Thái Lan.

2. Tăng cường phân bố lực lượng quân sự trong vùng Tây Thái bình dương để có thể đáp ứng mọi tình huống quân sự.
3. Hội nhập sâu xa vào sinh hoạt kinh tế trong vùng để giảm thiểu hay gạt ra ngoài ảnh hưởng kinh tế của Trung quốc.
Ông John Glaser viết, nếu tin rằng các biện pháp kềm chế Trung quốc sẽ làm cho Trung quốc dễ bảo hơn thì không có gì sai lầm bằng. Chính sách này chỉ làm cho tình hình an ninh trong vùng căng thẳng hơn.

Tại sao ? Vì Trung quốc vốn cảnh giác đối với Hoa Kỳ, cho rằng Hoa Kỳ luôn tìm cách tạo bất ổn cho Trung quốc như: Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Đài Loan, Hoa Kỳ dàn trải một lực lượng Hải quân hùng hậu tại Biển Đông Trung quốc và Tây Thái bình dương và là nước có cam kết vừa chính thức vừa bán chính thức với tất cả các nước lân bang của Trung quốc. Trung quốc tin rằng Hoa Kỳ là một quốc gia bất thân thiện sẵn sàng làm bất cứ gì để giảm ảnh hưởng chính trị của Trung quốc trên thế giới .

Theo John Glaser, sự lo lắng của Trung quốc không phải không có căn cứ. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ chung quanh bờ biển Trung quốc có tính đe dọa. Hạm đội Thái bình dương của Hoa Kỳ luôn luôn thao diễn quân sự với các nước trong vùng. Hoa Kỳ còn một lực lượng quân sự mấy sư đoàn tại Nam Hàn và một lực lượng hùng hậu khác tại các hải đảo phía nam Nhật Bản không xa bờ biển Trung quốc bao nhiêu. Trong khi đó 40% dầu thô cung ứng cho nền kinh tế Trung quốc đều phải đi qua vùng biển mà trên nguyên tắc Trung quốc chưa đủ khả năng bảo vệ nếu có chiến tranh!
Theo giáo sư Lyle Goldstein, hiện Trung quốc theo chính sách phòng vệ. Nhưng nếu Trung quốc cảm thấy bị đe dọa hơn Trung quốc sẽ chuyển qua thế đối ứng và tình hình có thể trở nên xấu đe dọa hòa bình thế giới. (TBN: chính sách này đang được thử thách khi Hoa Kỳ thỉnh thoảng cho chiến hạm và máy bay thám thính bay vào vùng 12 hải lý chung quanh các hòn đảo Trung quốc đang xây đắp trong vùng biển Trường sa)

Nhưng nếu Hoa Kỳ biết cách chọn lựa, ổn định thế giới có thể được duy trì, trong khi Hoa Kỳ không mất mát gì. Nhiều nhà phân tích nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể bỏ chính sách khống chế vùng Tây Thái bình dương mà không làm thiệt hại những quyền lợi cốt lõi của mình.

Hiện nay không có một chỉ dẫn gì Trung quốc sẽ đánh phủ đầu các lực lượng của Hoa Kỳ tại Tây Thái bình dương, cũng như không có ý định xâm lăng các nước trong vùng. Và mặc dù Trung quốc đang xây dựng một lực lượng Hải quân hùng hậu, Trung quốc cũng chưa có khả năng cũng như có ý định cắt đường biển quốc tế xuyên qua Biển Đông. Hãy nhìn vị trí của Hoa Kỳ trên bản đồ thế giới. Hoa kỳ nằm giữa lục địa Mỹ châu, phía Bắc (Canada), và phía Nam (Mexico) là hai đồng minh vừa yếu về quân sự vừa không có tham vọng. Hai bên sườn là hai đại đương. Trên đất nhà Hoa Kỳ có một kho võ khí nguyên tử lớn nhất thê giới. Trong khung cảnh đó duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Đông Á không làm cho Hoa Kỳ an toàn hơn, chỉ tốn tiền và phung phí nhân lực.

Một nguyên tắc bất di dịch là muốn làm anh cả phải trả giá. Nếu Hoa Kỳ hứa bảo vệ các nước trong vùng không muốn bị Trung quốc ép, và duy trì hàng chục ngàn quân và hơn một nửa hạm đội tại Tây Thái bình dương thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Và sự triển khai một lực lượng như vậy làm cho Hoa Kỳ có nhiều rủi ro dính vào một cuộc chiến cục bộ, mà trên nguyên tắc chỉ lợi cho quốc gia được Hoa Kỳ bảo vệ hơn là có lợi cho Hoa Kỳ .

Nắm thế thượng phong chỉ hữu ích khi nó mang lợi lộc về cho quốc gia. Nếu tính sổ thật kỹ thì trong trường hợp “Tây Thái bình dương” lợi bất cập hại. Giáo sư Robert Jervis từng viết rằng, “chiếm thế thượng phong để tung hoành một cõi đã trở thành chuyện quá khứ”. Trong thời đại nguyên tử, không có nước nào muốn làm cho đất bằng nổi sóng để tự diệt, và khuynh hướng hợp tác giữa các nước lớn là khuynh hướng thời thượng. Giáo sư Charles Glaser cũng lý luận tương tự như vậy. Ông nói: “Thời đại đơn cực đã quá mùa. Hoa Kỳ không nên theo đuổi một chính sách tốn kém nói là để bảo vệ quyền lơi cốt tử của quốc gia mà quên rằng mình đã có sự an toàn cần thiết.” Về phương diện kinh tế, giáo sư Daniel Drezner lý luận: “Người ta thường phóng đại rằng kẻ mạnh nhất sẽ thu được nhiều quyền lợi kinh tế nhất. Không có gì chứng tỏ điều đó là chân lý.” Trên thực tế, một chính sách đối ngọai dựa vào sức mạnh để “làm giàu” là một chính sách sai lầm (TBN: chính sách này chỉ đúng một thời khi các nước Âu châu tranh nhau đi chiếm thuộc địa vào thế kỷ thứ 19)
Nghĩ cho cùng, chính sách giành sức mạnh tại Đông Á của Hoa Kỳ hiện nay trên căn bản không phải vì an ninh quốc gia, cũng không phải vì quyền lợi kinh tế mà chính yếu vì tự ái.

Theo dòng lịch sử, học giả William Wohlgorth chỉ ra rằng: “Quốc gia nào đang vươn lên hàng siêu cường thường tìm cách thích ứng với khuôn mẫu có sẵn chứ không tìm cách phá bỏ để vươn lên.” Sử gia Thucydides viết rằng, nguyên nhân cuộc chiến tranh Peloponesian giữa Athens và Sparta không phải do “sự vươn lên của Athens vì Athens không đe dọa quá đáng cho nền an ninh và thịnh vượng của Sparta, nhưng Sparta phải hành động (kéo hạm đội sang đánh Athens) vì sự vươn lên của Athens đe dọa thế lãnh đạo thế giới Hy Lạp của Sparta.” Cũng vậy sự vươn lên của Đức bên cạnh siêu cường Anh quốc đưa đến Thế chiến I do một tình cờ lịch sử hơn là vì Anh quốc sợ bị Đức chèn ép quyền lợi. Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi sự vươn lên của Trung quốc rõ ràng không phải vì an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa hay vì mất quyền lợi kinh tế mà chính vì tự ái nước lớn. Nhưng nếu đi đến chiến tranh vì tự ái thì không phải là khôn ngoan .

Hai nhà nghiên cứu Joseph M. Parent và Paul K. MacDonald nghĩ rằng: Hoa Kỳ nên thay thế chính sách đối ngoại hiện nay là duy trì sự hiện diện quân sự khắp nơi trên thế giới và ưa can thiệp vào những chuyện chỉ liên hệ bên lề đến quyền lợi của mình, bằng sự xác định lại cái gì thật sự là quyền lợi sinh tử của mình để giảm thiểu chi tiêu quốc phòng và rút dần quân đóng ở nước ngoài về. Hai ông Parent và MacDonald lập luận rằng duy trì các tiền đồn xa là sách lược phòng chống của chiến tranh lạnh theo thuyết dominos khi kẻ thù (Xô viết) là một đối tượng nguy hiểm công khai tuyên bố quyết diệt Hoa Kỳ để thiết lập một thế giới đại đồng ảo tưởng. Thuyết “tiền đồn và ngăn chận” này không còn ăn khách nữa.

Ông Barry Posen tại đại học MIT (Boston, Hoa Kỳ) chủ trương Hoa Kỳ nên giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Á châu Thái bình dương. Ông nói các nước có khả năng trong vùng sẽ tự đảm trách công việc bảo vệ mình trước đe dọa của Trung quốc. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ có thể làm cho Hoa Kỳ dính líu vào những cuộc tranh chấp địa phương có thể trở thành chuyện lớn .

Thật ra Hoa Kỳ có chính sách “làm đàn anh” tại Đông á trước khi Trung quốc bước vào sân chơi siêu cường, cho nên nếu (Hoa Kỳ) nói cần duy trì sự hiện diện vì Trung quốc đang lên là một lập luận thiếu căn bản. Trên thực tế dù cho kinh tế (và đi theo là sức mạnh quân sự) của Trung quốc càng ngày càng lớn mạnh, viễn ảnh Trung quốc làm chủ Á châu Thái bình dương cũng còn rất xa vời.

Muốn làm chủ Á châu -Thái bình dương,Trung quốc phải chứng tỏ vượt trội hơn các quốc gia trong vùng về mọi phương diện. Điều này không dễ vì Ấn Độ cũng có mộng siêu cường, có vũ khí nguyên tử và được bảo vệ bởi dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Nhật Bản là một quốc gia kiên cường và có khả năng trở thành một lực lượng quân sự, kể cả vũ khí nguyên tử trong một thời gian ngắn nếu cảm thấy bị đe dọa. Liên bang Nga cũng có thể kềm chế ảnh hưởng của Trung quốc trong vùng Trung Á và sự hiện diện của Hải quân Liên bang Nga vùng Bắc Thái Bình Dương cũng không cho phép Trung quốc đầu tư tất cả sức mạnh của hạm đội về phía nam. Trung quốc có vấn đề dân số và tình hình luôn luôn bất ổn tại Tân Cương và Tây tạng. Trong bối cảnh đó Hoa Kỳ có thể rút ra khỏi Tây Thái bình dương và vẫn đủ thì giờ trở lại nếu cần.

Nếu (1) kinh tế lệ thuộc lẫn nhau, (2) gây chiến tranh để giành thế siêu cường độc nhất trong thời đại toàn cầu hóa đã lỗi thời, thì không có căn bản nào để kết luận chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc là điều không thể tránh được. Tuy nhiện lịch sử thế giới chứng tỏ rằng khi có một quốc gia vươn lên thế siêu cường, thế giới sẽ trải qua một thời kỳ tế nhị và nguy hiểm. Nếu không có chiến tranh thì tranh chấp ngấm ngầm cũng làm cho thế giới trải qua những ngày ăn ngủ không yên.

Nếu Hoa Kỳ nhất quyết duy trì thế thượng phong của mình tại Đông Á để chận sự bành trướng của Trung quốc thì có nhiều rủi ro chiến tranh. Và dù tránh được chiến tranh Hoa Kỳ cũng trở nên mệt mỏi một cách không cần thiết.
Tác giả John Glaser kết luận: Đó là điều Hoa Kỳ không cần làm mà vẫn vững như bàn thạch./.

John Glaser

Trần Bình Nam (lược dịch)

Jan. 1, 2016

© Đàn Chim Việt

75 Phản hồi cho “TQ đang vươn lên thế siêu cường: Hoa Kỳ có cần tránh chiến tranh với TQ không?”

  1. Lê Nam says:

    Mỹ thua là phải và OBama chịu nhục nhã thảm bại mất uy tín nặng với quốc tế vì ông ta không hề biết gì về Nga. Hãy đọc bài báo sau đây thì thấy. Tôi tin là Mỹ lại thất bại trước Trung quốc thôi. Hãy phải liên kết chặt chẽ với Việt nam chống tầu đi Obama à! Nếu không em hết cửa ở biển Đông đấy. Tặng các bạn bài báo này của bạn Lề Hoàng.
    Mỹ kinh ngạc và sốc nặng do mù tịt về Putin và Nga
    00:32, 05 Tháng Một 2016 bởi LÊ HOÀNG
    1_31641
    Trong khi cuộc chiến quốc tế chống lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và cuộc đàm phán hạt nhân với Iran nhấn mạnh ảnh hưởng ngày càng tăng lên của Nga trong các thách thức quốc tế nghiêm trọng trên thế giới, Washington ngày càng lo ngại do thiểu hiểu biết về địch thủ số một một thời đang cho thấy đó là một nguy cơ an ninh quốc gia.
    Theo The Washington Post, các quan chức hàng đầu về tình báo và an ninh quốc gia Mỹ, bao gồm các tướng lĩnh cao cấp NATO đã cảnh báo rằng hiểu biết sâu sắc và khả năng thu thập thông tin về Nga của Mỹ đã tiêu tan, khiến cái giá phải trả cho các cuộc xung đột và một Kremlin khó lường gây đe dọa lớn đối với các lợi ích của Mỹ.
    Giới chuyên gia, nghị sĩ và các cựu quan chức mô tả một bộ máy an ninh quốc gia với các chuyên gia giàu kinh nghiệm về Nga, bao gồm cả ở các ra quyết sách cấp cao nhất, hiện nay phụ thuộc vào đội ngũ chuyên gia trẻ thiếu nghiên cứu về ảnh hưởng chính sách. Hậu quả là dẫn tới hàng loạt những cơ hội bị hố do không thể dự báo trước được các động thái gần đây của Nga như cuộc khủng hoảng Ukraina và chiến dịch quân sự tại Syria, thậm chí ngay cả khi xuất hiện những đầu mối.
    “Chúng ta đã kinh ngạc trước mọi diễn biến. Chúng ta kinh ngạc khi họ tiến vào Crimea, chúng ta tiếp tục kinh ngạc khi họ tới Syria”, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain thừa nhận. Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ Richard Burr thì nói rằng đã có sự “teo tóp” trong việc đánh giá về chính phủ Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh, một xu hướng cần thiết phải sửa chữa ngay.
    Trong những tháng gần đây, giới chức quân sự và tình báo Mỹ liên tục nêu Nga như một mối đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ, nhưng các nguồn lực dành cho các khảo sát cần kíp để có một hiểu biết về Moscow và những kế hoạch của Nga đã không phản ánh thực tế này.
    “Sau sự kiện 11/9, đã có sự tập trung, cố gắng tăng cường tập trung vào Trung Đông và điều đó đã gây ra hậu quả”, cựu đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul, đồng thời là cựu cố vấn của tổng thống Mỹ Barack Obama về Nga và Á-Âu nhận xét. So sánh với 15 năm trước đó, ông McFaul lưu ý rằng đội ngũ các chuyên gia và chất lượng các phân tích về lục địa Á-Âu rất “nông cạn”.
    “Nỗ lực vạch quyết sách ở Nga về chính sách đối ngoại đòi hỏi rất nhiều sự thâm sâu và nó cũng đòi hỏi sự đầu tư và hiểu biết mới. Chúng ta sẽ luôn bất đồng với Kremlin và với người Nga về một số vấn đề, nhưng điều tồi tệ chúng ta gặp là sự bất đồng dựa trên nhận thức sai lầm và thông tin kém”, ông McFaul nói.
    Rất khó định lượng chính xác sự thiếu hụt trong nghiên cứu, khảo sát về Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, trong bối cảnh hiểu biết của những cá nhân nắm giữ một số vị trí trọng yếu lại biến đổi. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, đã có sự giảm sốc về số lượng binh sĩ và nhân viên phục vụ tại châu Âu, những người thực hiện nhiệm vụ với sự hiểu biết và sẵn sàng đối phó với những mối đe dọa xuất phát từ phía Nga.
    Tại Mỹ, các chuyên gia chỉ ra tình trạng thiếu tại trợ cho việc giảng dạy ngoại ngữ tại các trường đại học, sụt giảm tài trợ các chương trình trao đổi văn hóa với các nước thuộc Liên Xô cũ và sự thiếu vắng các chương trình lớn về nghiên cứu về Nga cũng như các nước lân bang là dấu hiệu lý giải tại sao chính phủ Mỹ gặp vấn đề rắc rối để phát triển một đội ngũ chuyên gia về Nga.
    Các chuyên gia cũng lưu ý rằng trừ một số ít gương mặt như Celeste Wallander, giám đốc đặc trách về Nga và Á-Âu tại Hội đồng An ninh quốc gia và Victoria Nuland, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, rất khó tìm được các quan chức chính phủ cấp cao sâu sát về Nga, có hiểu biết về đất nước và lãnh đạo Nga. Giám đốc Viện Kennan thuộc Trung tâm Wilson là Matthew Rojansky thừa nhận không có lấy một người có thể đọc báo tiếng Nga.
    Mỹ “hốt” và sốc nặng do mù tịt về Putin và Nga
    Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria khiến Mỹ kinh ngạc sau vụ sáp nhập Crimea
    Một số nghị sĩ biện bạch cho sự đi xuống như vậy là bình thường trong bối cảnh chính quyền bị hạn chế về nguồn lực và cho rằng việc thu thập tình báo và hiểu những gì Kremlin định làm chưa bao giờ dễ dàng. “Nga là một mục tiêu hết sức khó khăn theo mọi cách: họ rất tinh vi về điện tử, họ có hoạt động an ninh tốt và các nhà quyết sách của Nga nằm trong một cơ chế rất nghiêm ngặt, tập trung chỉ một nhóm rất nhỏ xung quanh Putin. Điều đó khiến cho việc dự báo cực kỳ khó khăn”, ông Adam Schiff, thành viên Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ thừa nhận.
    Theo các chuyên gia, đó là hậu quả không tránh khỏi cho tới khi Mỹ lấy lại thời gian đã mất và xây dựng lại một đội ngũ chuyên gia về Nga, Mỹ sẽ vẫn chịu bất lợi về chiến lược.
    “Sai lầm đã bắt đầu từ 20 năm trước khi cho rằng Nga là một quốc gia yếu ớt, một cường quốc đang suy tàn. Nhưng họ là một cường quốc lớn, nằm trong top 5 hoặc 10 nền kinh tế lớn của thế giới, một quốc gia hạt nhân hàng đầu thế giới và hiện nay hãy nhớ rằng do việc Putin đầu tư cho quân đội, Nga là một trong những cường quốc quân sự trên thế giới. Những xu hướng đó sẽ không thay đổi trong vòng 20-30 năm tới”, cựu đại sư McFaul cảnh báo.

    • Thu Quan says:

      Kinh tế Nga lún sâu vào suy thoái, tăng trưởng âm 4,3%
      19/10/2015

      TTO – Ngày 19-10, chính quyền Nga thừa nhận nền kinh tế nước này tăng trưởng âm 4,3% trong quý 3-2015 do giá dầu thô sụt giảm và cấm vận phương Tây.

      Theo AFP, Thứ trưởng Kinh tế Nga Alexei Vedev cho biết GDP quý 3 sụt 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tổng chín tháng đầu năm, kinh tế Nga sụt giảm 3,8%.

      Điện Kremlin dự báo trong cả năm 2015, nền kinh tế Nga sẽ suy thoái 3,9% trước khi phục hồi dần và đạt mức tăng trưởng yếu 0,7% vào năm 2016.

      Trước đó Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính kinh tế Nga sẽ sụt 3,8% trong năm 2015. Tuy nhiên GDP có thể âm tới 4,3% cả năm nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức dưới 50 USD/thùng từ nay đến hết năm. WB cũng cho rằng Nga sẽ không thể quay trở lại với tăng trưởng vào năm 2016 mà sẽ tiếp tục giảm sút 0,6%.

      Giá đồng rúp Nga cũng đang tiếp tục giảm, hiện ở mức 1 USD đổi được 61,47 rúp, khiến áp lực lạm phát càng gia tăng. Mới đây ba hãng xếp hạng tín dụng lớn cũng lên tiếng cảnh báo Nga rằng tài chính của nước này đang ngày càng xấu đi nhanh chóng.

      Hãng S&P cho biết thâm hụt ngân sách của chính phủ Nga sẽ tăng lên 4,4% GDP trong năm nay. Trước đó Điện Kremlin đã cam kết chi 40 tỷ USD để giải cứu hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, hoàn toàn không có dấu hiệu nào cho thấy giá dầu sẽ tăng trở lại khi nguồn cung quốc tế đang tràn ngập.

      Theo Ngân hàng Trung ương Nga, nếu giá dầu tiếp tục giảm GDP nước này có thể sụt tới 5% trong năm 2016. Trong khi đó, chính phủ Nga vẫn tiếp tục tăng chi tiêu quân sự lên gần mức 5% GDP. Trong năm 2014, chi tiêu quốc phòng Nga tăng 8,1% lên tới 84 tỷ USD.

      Một số nhà ngoại giao Nga tiếp lộ chiến tranh ở Syria đang ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách nước này. Các quả tên lửa hành trình là rất đắt đỏ, chi phí triển khai quân sự ở nước ngoài cũng rất tốn kém. Điện Kremlin vẫn sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 15% trong năm nay.

      Hiện tỷ lệ người nghèo ở Nga tăng lên đến 15,1%, tương đương 21,7 triệu người. Ở một số khu vưc tại Nga, hơn 35% dân số sống trong cảnh nghèo. WB cho biết tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với người nghèo do giá thực phẩm tại Nga tăng vọt sau khi chính phủ cấm nhập khẩu thực phẩm phương Tây.

      Theo báo Telegraph, chính phủ Nga có kế hoạch cắt giảm nhập khẩu ồ ạt ở 20 ngành trọng yếu trong vòng năm năm tới, từ công nghiệp nặng, điện, xe hơi, hóa chất cho đến thực phẩm.

    • Thu Quan says:

      Âu – Mỹ bao vây bọn đế quốc Nga

      Nga coi Nato là mối đe dọa an ninh
      BBC- 2 tháng 1 2016

      Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký một tài liệu an ninh quốc gia cập nhật theo đó mô tả việc mở rộng của Nato là một mối đe dọa đối với nước Nga.

      Tài liệu này nói “chính sách đối ngoại và độc lập nội bộ” của Nga đã làm dấy lên một “hành động chống lại” từ phía Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington.

      Tài liệu cáo buộc các nước đó đã tìm cách thống trị các quan hệ toàn cầu.

      Cuộc xung đột tại Ukraine, vốn bắt đầu từ 2014, đã khiến quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi nhanh chóng.

      Bản Chiến lược An ninh Quốc gia (mới được cập nhật), do Tổng thống Putin ký hôm thứ Năm 31/12/2015, là bản mới nhất trong một loạt các tài liệu chỉ trích Nato.

      Hồi 2014, Nga tuyến bố điều chỉnh học thuyết chính trị của mình nhằm tính đến cả cuộc khủng hoảng Ukraine và đến sự hiện diện của Nato tại đông Âu.

      Cố vấn điện Kremlin Mikhil Popov khi đó nói rằng việc mở rộng Nato trong những năm gần đây có nghĩa là liên minh quân sự này đang tiến gần hơn tới biên giới Nga và là một “một đe dọa từ bên ngoài” đối với Nga.

      Albania và Croatia gia nhập Nato hồi 2009.

      Vào năm 2011, liên minh quân sự công nhận bốn thành viên mới, vốn đã rất tha thiết được gia nhập, gồm Bosnia, Georgia, Macedonia, và Montenegro.

  2. Cãi nhau mà làm gì. Hãy chờ thằng Tầu đâm chết thằng Mỹ bố của chúng nó rồi chúng tự biết sự thật thôi. Bọn thua chạy mà vẫn còn nói láo. Mỹ bỏ rơi tjif nói bố Mỹ tốt. Bán nước bảo là yêu nước v.v…Cho nên nói chúng không nghe đâu. Cứ để chúng đâm đầu vào bờ tường mới biết là đau. Như Nga chơi cho Mỹ bại ở Ucraina, Syria nhưng lại bảo Nga yếu và sợ Mỹ. Thật là lũ điên.

    • Nguyen Trong says:

      Cãi nhau mà làm gì. Hãy chờ thằng Tầu bắn chết thêm vài trăm thằng Quân Đôi Nhân Dân ở Trường sa, tưới phân tươi – thay vì đái – lên đầu đám cảnh sát biển ớ Hoàng sa rồi chúng tự biết sự thật thôi. Bọn ngu mà vẫn còn nói láo. Trung quốc cướp biển, đảo của Việt nam, thế mà chúng vẫn nói Trung quốc là tốt. Bán nước bảo là yêu nước v.v…Cho nên nói chúng không nghe đâu. Cứ để chúng đâm đầu vào bờ tường mới biết là đau. Như Nga đang bị chới với vì các biện pháp trừng phạt của các nước Âu châu và Mỹ nhưng lại bảo Mỹ yếu và sợ Nga. Thật là lũ điên.

    • Trần Khoa says:

      Lại một con Bẹc giê Thành Công từ Đức.
      Mấy em sợ nên cầu nguyện là phải. Bởi Tầu mà sụm như Nga năm 89 là tụi em Đứt họng luôn!
      Rán cầu nguyện Tầu đâm được Mỹ đi, nếu không cha con mầy sẽ gặp khứa Hồ sớm.

  3. Nguyễn Thi says:

    Kinh tế đế quốc Tàu chao đảo, chứng khoán tiếp tục sụt giá . Đám dư lợn viên tmd, pnm tay sai của
    của bọn đế quốc Tàu chắc sẽ khóc ròng :

    Chứng khoán Trung Quốc sụt mạnh :

    BBC- 4/1/2016

    Giao dịch trên thị trường chứng khoán Thượng Hải đã bị tạm đình chỉ sau khi chỉ số Shanghai Composite sụt tới 7%.

    Thoạt tiên phiên giao dịch bị đình chỉ 15 phút để điều chỉnh sau khi thị trường sụt 5%. Tuy nhiên giá cổ phiếu tiếp tục giảm khiến các nhà điều hành phải quyết định đóng cửa sớm.

    Trước đó thăm dò trong các nhà sản xuất cho thấy thêm tín hiệu xấu cho nền kinh tế.

    Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) do tạp chí Caixin và Markit Economics công bố giảm xuống 48,2 điểm trong tháng 12, là tháng sụt giảm thứ 10 liên tiếp trong hoạt động sản xuất.

    Dưới 50 điểm có nghĩa ngành sản xuất của Trung Quốc bị suy giảm và trên 50 mới là tăng trưởng.

    Chỉ số PMI, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được công bố sau khi một khảo sát khác ở các công ty lớn hơn cũng cho thấy 5 tháng liền thuyên giảm hoạt động.

    Chỉ số Shanghai Composite giảm 6,9% xuống 3.296,66 điểm trước khi giao dịch bị đình chỉ.

    Theo quy định điều chỉnh mới được áp dụng từ 4/1, thị trường giảm 7% sẽ dẫn đến đình chỉ giao dịch.

    Chỉ số Hang Seng ở Hong Kong giảm 2,8% xuống còn 21.293,13 điểm.

  4. anh TBN

    Tôi có đi sâu vào bài viết của anh, tôi biết ông John Glaser là thành viên của Cato Institute là một tổ chức think tank của Mỹ có chừng 50 đến 200 thành viên, Tôi không biết ông John Glacer có phải người Do Thái hay không nhưng tổ chức Think Tank thường do người Do Thái lập ra vì họ là những ưu tú trong mọi lãnh vực. Tôi nghi bài viết ông ta có chủ đích kéo Mỹ đi theo hướng Do Thái đã thỏa thuận với Trung quốc như tướng một mắt Moshe Dyan đã làm tại MNVN năm 1967. bài viết này cho chúng ta biết thêm rằng các cường quốc đang âm mưu gì đó mà chúng ta quá nhỏ bé chưa biết được mà có biết cũng chẳng làm được gì cả.

  5. Nước Mỹ bị lép vế trước một Trung quốc nhiều tiền lắm của đang trỗi dạy. Trong khi nước MỸ bắt đầu bước vào suy thoái nặng. Hãy đọc bài báo sau đây thì thấy Mỹ phải cúi đầu trước Trung quốc đầy tham vọng. Mỹ đã qua những ngày vàng son rồi, nay tả tơi như một cô gái điếm đã về già.
    Phương tiện truyền thông Đức: Suy thoái kinh tế Mỹ không còn xa nữa © Flickr/ Supermac1961
    11:01 02.01.2016(cập nhật 13:44 02.01.2016) URL rút ngắn
    031330
    Vào năm 2017, dự báo kinh tế Hoa Kỳ sẽ suy thoái và sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến châu Âu.
    Đây là tuyên bố của ông Holger Tsshepits, bình luận viên kinh tế của Welt phiên bản tiếng Đức.
    Như đã nói, nước Mỹ bước vào năm thứ tám liên tiếp tăng trưởng kinh tế. “Sự bùng nổ kinh tế trong lịch sử nước Mỹ kéo dài tối đa là 9 năm, vì vậy chậm nhất vào năm 2017 một lần nữa dự kiến sẽ có ​​suy thoái”, — RIA Novosti dẫn lời ông Tsshepits.
    Theo ông, cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đặc biệt nguy hiểm đối với châu Âu, nơi mà, ngoài vấn đề người tị nạn và nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố, còn có khả năng lớn về việc ít nhất một quốc gia ra khỏi EU.
    “Xác suất Phần Lan ra khỏi khu vực châu Âu tăng 4%, đạt mức cao nhất của cuộc khủng hoảng đồng euro trong năm 2012″ — Welt viết. Không kém phần quan trọng đối với các nhà đầu tư là vấn đề Vương quốc Anh ra khỏi EU.
    Trước đây nhà tài chính kiêm nhà đầu tư nổi tiếng Marc Faber đã tuyên bố rằng suy thoái kinh tế Mỹ đã bắt đầu.

    • Nguyen Trong says:

      Tuy tổng sản lượng quốc gia của Tàu cộng đứng thứ nhì sau Hoa kỳ ,thế nhưng lợi tức đầu người của chúng thua xa lắc xa lơ Hoa kỳ :

      Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ( International Monetary Fund) trong năm 2014 : Tàu $7,589, Nga $12,926, Hoa kỳ $54,597 .

      Theo Ngân Hàng Thế Giới ( World Bank ) trong năm 2014: Tàu $7,594, Nga $12,735, Hoa kỳ $54,629 .

      Theo Liên Hiệp Quốc ( United Nations) trong năm 2013: Tàu $6,626, Nga $14,680 , Hoa kỳ $ 52,392.

    • Nguyen Trong says:

      03/08/2015
      Ngành kỹ nghệ Trung Quốc giảm mạnh nhất từ 2 năm qua

      Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc ghi nhận hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 7 đã giảm đến mức yếu nhất từ 2 năm qua, khi đơn đặt hàng giảm nhiều hơn dự kiến.

      Bảng số PMI của Caixin/Markit của Trung Quốc giảm đến 47.8% trong tháng 7, trong tháng 6 nó còn giảm mạnh hơn nữa với 49.4%. So với con số 48.2% của tháng 5 thì chiều hướng đi xuống là rõ rệt.

      Theo giới chuyên môn, bảng điểm mà dưới 50% như thế đồng nghĩa với hoạt động công nghiệp đã co lại và đây là lần thứ 5 liên tục kết quả đưa ra đều tệ hại như thế.

      Kết quả thấp nhất đã xảy ra vào tháng 7 năm 2013, khi đó con số ghi nhận là 47.7%. Người ta ghi nhận là các hãng xưởng Trung Quốc đã giảm mức độ sản xuất nhanh và nhiều nhất kể từ tháng 1 năm 2011 đến nay.

      Đa số các kết quả này đến từ các công ty nhỏ và vừa, tiếp theo một kết quả thăm dò chính thức của chính phủ Trung Quốc nhìn nhận nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự suy yếu.

      Bernard Aw, một nhà phân tích chiến lược của công ty IG cho là ‘những thông số này không có gì đáng ngạc nhiên và nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục suy yếu, cho dù chính phủ đã nổ lực tung tiền vào cứu cả kinh tế lẫn thị truờng chứng khoán’

    • Trần Khoa says:

      Thiệt là rầu!
      Phạm Như Minh sũa y như . . .Bẹc giê Đức.

  6. Anh Trần Bình Nam,

    Trích từ bài viết
    “Nghĩ cho cùng, chính sách giành sức mạnh tại Đông Á của Hoa Kỳ hiện nay trên căn bản không phải vì an ninh quốc gia, cũng không phải vì quyền lợi kinh tế mà chính yếu vì tự ái.”
    Câu trả lời
    ” Hoa Kỳ phải làm theo lệnh ở New York ”
    Đây là bài viết giải thích câu trả lời trên

    http://old.danchimviet.info/archives/99967/trung-cong-con-co-cua-tap-doan-tu-ban-tai-chanh-my-goc-do-thai/2015/12

    anh là sĩ quan VNCH anh có biết tại ai mà MNVN bị bức tử

    • Nguyễn Văn says:

      Ảnh hưởng của tài phiệt Mỹ gốc Do Thái trên một chừng mực chung chung nào đó thì đúng nhưng cũng không thể chống lại quyền lợi người dân và đất nước Mỹ.
      Nếu cho mọi sự việc “Hoa Kỳ phải làm theo lệnh ở New York” do tài phiệt gốc Do Thái ảnh hưởng thì giải thích sao bang giao Mỹ và Israel không được nồng ấm? Tại sao tổng thống Obama vẫn thiên về các nước hồi giáo hơn và có mối bất hòa với thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu?

      nv

      • Tudo.com says:

        @Nguyễn Văn says:”Ảnh hưởng của tài phiệt Mỹ gốc Do Thái trên một chừng mực chung chung nào đó thì đúng. . .”

        Đúng vậy, chỉ một chừng nào đó thôi.

        Nhưng không hẳn là nghiêng về các nước hồi giáo, Hoa Kỳ mặc dù coi Do Thái như là tiền đồn chính ở Trung Đông, tuy nhiên không vì thế mà không lên tiếng khi Israel làm quá trớn như các vụ xây cất lấn qua đất của Palestine.

        Riêng những vị có quan điểm cùng ông Nhất Hướng, cứ cho rằng Do Thái điều khiển chính phủ Mỹ 100% thì nên xét lại.
        Bởi vì nếu thật sự bị điều khiển như vậy, tại sao ông Obama dám bắt ông Benjamin Netanyahu ngồi đợi 2 tiếng đồng hồ ở Bạch Ốc khi ông ấy đi ăn ăn cơm trưa mà không thèm nói một lời ?

  7. Trung quốc hôm nay không ngại đối đầu quân sự với Mỹ. Cứ xem cách ứng xử của Trung quốc mấy năm qua thì thấy, họ không ngán đối đầu với Hoa kỳ. Vì sao? Vì nước Mỹ đã tụ hậu và yếu trước các cường quốc đang lên như Nga, Trung quốc, Ấn độ, và Brazin, Đức . Hãy đọc bài báo mới nhất sau đây thì thấy điều này:
    Hôm 1-1 dẫn lời vị tướng Đức trong NATO Hans-Lothar Domreze thừa nhận NATO e ngại rằng cán cân lực lượng trên thế giới sẽ bị phá vỡ, nghiêng về lợi thế của Nga.
    Nga đối đầu NATO
    Ông Domreze nói rằng NATO đã bị xuống cấp trầm trọng trong những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại hóa của lực lượng vũ trang Nga.
    NATO e ngại rằng cán cân lực lượng trên thế giới sẽ bị phá vỡ nghiêng về lợi thế của Nga. Ảnh: AP
    NATO e ngại rằng cán cân lực lượng trên thế giới sẽ bị phá vỡ nghiêng về lợi thế của Nga. Ảnh: AP
    “Kể từ thời điểm ông Putin lần thứ hai trở thành Tổng thống, khoản đầu tư của Nga vào lĩnh vực quốc phòng rất được chú trọng cho nên hôm nay, lực lượng vũ trang của Nga là cực kỳ hiện đại, linh hoạt và thiện chiến…” — tướng Domreze đánh giá.
    Đồng thời, theo lời vị tướng Đức, khối liên minh giảm cơ số mạnh trong 25 năm trở lại đây, lực lượng vũ trang của khối này trong khoảng thời gian đó đã giảm 25%. Bây giờ NATO cần nghiêm túc theo dõi để qui mô của liên minh đủ để duy trì cân bằng lực lượng trên thế giới. Các chuyên gia phải đánh giá đúng tình hình để xem có sai lầm nào khiến cán cân nghiêng lệch về một bên.
    Theo quan điểm của tướng Domreze, trong trường hợp cán cân thay đổi, NATO phải bắt đầu đàm phán với Nga về giải trừ quân bị. Nếu thất bại thì Liên minh cần một lần nữa bắt tay xây dựng, mở mang lực lượng quân sự để giữ cân bằng, vì chỉ có cân bằng lực lượng mới bảo đảm sự ổn định trên thế giới. Trong trường hợp cần thiết làm theo kịch bản thứ hai, đòi hỏi NATO hiện đại hóa cơ bản cho lực lượng vũ trang, phục hồi kỹ năng và công nghệ kỹ thuật đã bị lạc hậu mất 25 năm. Tướng Domreze cho rằng cần dành chú ý đặc biệt cho hệ thống phòng không, trong chừng mực một số nước thành viên của liên minh chưa được bố trí thích hợp về nguyên tắc.
    Nay Trung quốc ngoài việc tự chế tạo vũ khí hiện đại ăn cắp các khoa học kỹ thuật của Nga, Mỹ và nhiều nước để làm tài sản của mình, họ lại bỏ ra khối lượng vũ khí khổng lồ của Nga như S400, S300, Su 35, Su 40 thì hỏi Mỹ làm gì được? Đầu hàng đi thôi. Đó là sự thua về chính sách quan hệ ngu dốt của Mỹ khi cố tình gây sức ép với Nga, đẩy Nga xích lại gần Trung quốc hơn.

    • Nguyen Trong says:

      Tổng bí thư CS Nguyễn phú Trọng tung hô Mỹ là siêu cường và ôm chân Mỹ khẩn nài xin giúp chận bọn bành trướng Bắc Kinh :

      Trích – 03/07 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng với tư cách là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới và là thành viên của (Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc), Mỹ có ” trách nhiệm và lợi ích to lớn trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương “.

      Theo hãng thông tấn AP, trong bài trả lời phỏng vấn bằng văn bản, với ngôn từ đầy tính ngoại giao thận trọng, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết là ông hy vọng rằng Mỹ « sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động phù hợp để góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp ở (Biển Đông) sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. ».

    • Nguyễn Thi says:

      Bọn đế quốc Tàu cho TmD, PnM bao nhiêu tiền để nâng bi đội đít chúng vậy ?

  8. Nguyễn Văn says:

    Hoa Kỳ có thể rút ra khỏi Tây Thái bình dương và vẫn đủ thì giờ trở lại nếu cần.” (bài chủ

    Bài viết phân tích đọc nghe có logic nhưng cho rằng Hoa Kỳ vì tự ái thì chỉ là một cách nói khỏa lấp nhưng trong thực tế là sẽ mất quyền lợi, mất thế độc tôn, và an ninh sẽ bị đe dọa. Nghe đơn giản nhưng chẳng lẽ của mình bị người khác tranh giành mà bỏ đi dễ vậy sao? Rút ra rồi trở lại NẾU CẦN? Vấn đề không phải là đủ thời giờ trở lại mà hỏi tại sao muốn trở lại và liệu Tàu có cho trở lại? Như vậy bài phân tích có mâu thuẫn và tự nhận có bất an hoặc nguy cơ? Sợ đối đầu, tránh chiến tranh nên rút bỏ, vậy trở lại làm gì? Rút bỏ là gián tiếp thừa nhận không đủ sức giữ, vậy nếu đã không đủ sức giữ thì có đủ sức trở lại? Và trở lại có phải để lấy lại gây chiến tranh?

    Nếu hai cuộc chiến tranh thế giới đã qua mà không có sự tham chiến của Mỹ thì thế giới ngày nay ra sao? Nên nhớ cũng vì để tránh chiến tranh hủy diệt với cộng sản Liên Xô nên Mỹ mới có chiến lược be bờ ở VN. Vậy liệu bỏ rút về có tránh được chiến tranh và có bảo đảm quyền lợi và thế độc tôn hay sẽ bị vào thế yếu để có nguy cơ sẽ dẫn đến chiến tranh hủy diệt? Liệu có tin được kẻ thù và hãy đổi lại hỏi tại sao Tàu chống trả lại “trên sân sau nhà mình” thì hiểu Mỹ sẽ làm gì khi cũng bị như thế hay sẽ như tổng thống Kennedy trong vụ khủng hoảng với Liên Xô tại Cuba?

    nv

  9. Trúc Bạch says:

    Tác gia khuyên Mỹ nên chấp nhận chia đôi thế giới (Thái Binh Dương) với Trung cộng để được….”vững như bàn thạch” .

    Đây chính là mong muốn của TC, và TC cũng đã từng bắn tiếng với Mỹ nhiều lần như thế .

    Một khi TC làm chủ được toàn bộ vùng Tây Thái Bình Dương ,thì cũng có nghĩa là toàn vùng Đông Nam Á sẽ hoàn toàn nằm trong vòng tay của TC, lúc đó thì sức mạnh về quân sự, kinh tế và chính trị của TC sẽ vượt trội Mỹ, và với tham vọng bành trướng cố hữu của mình, phần phía đông Thái Bình Dương của Mỹ rồi cũng sẽ rơi vào tình trạng bất ổn như Biển Đông hiện nay , và Mỹ sẽ lao đao , khốn khổ vì phải phòng thủ ngay trong sân nhà, chứ làm sao mà “vững như bàn thạch” được ?

    Thật là ngớ ngẩn khi cho rằng – một khi Mỹ bỏ vùng Tây Thái Bình Dương thì Nhật Bản hay ấn Độ và (ngay cả) Nga lại có thể có đủ tiềm lực để kiềm chế được một TC đầy tham vọng, và biết đâu – lúc đó lại có những bài báo (như thế này) khuyên Nhật Bản, Ấn Độ và Nga hãy “chia xẻ” (lợi ích) với TC để được “an thân” !?

    Một bài viết “theo đơn đặt hàng” hay chỉ là bài viết của một anh bồ câu, phản chiến nhưng ngớ ngẩn vì tin rằng TC sẽ ngưng tham vọng bành trướng một khi đã được Mỹ “dâng” cho toàn bộ phía tây Thái Bình Dương ?!

    Ông Trần Bình Nam -không biết là ngớ ngẩn thật hay giả mà lại cho rằng, sau khi Mỹ rút khỏi đông á thái bình dương thì VN sẽ không bị TC nuốt gọn để ông viết :

    “Nếu những người lãnh đạo tại Việt Nam biết dân chủ hóa đất nước, áp dụng một chính sách đoàn kết dân tộc để huy động nội lực của toàn dân thì Việt Nam cũng có cái thế của một nước mạnh như Nhật Bản, Ấn độ có thể tự lo cho mình để không bị Trung quốc chèn ép mà không cần cái khiên chắn của Hoa Kỳ.”

    he he he …ngay khi Mỹ vừa tuyên bố rút khỏi Biển Đông thì cũng ngay lúc đó những người “lãnh đạo tại Việt Nam” sẽ công khai, lũ lượt sang Bắc kinh để……họp BCT, thì làm (chó) gì có chữ “nếu” ngây ngô của ông Trần Bình Nam ?!

    Mịa ! vận mệnh đất nước VN mà ông đặt chữ “nếu” thì quả là GAN (hay ngu) CÙNG MÌNH .

    “nhà bình luận thời cuộc Trần Bình Nam” càng già càng lẩm cẩm rồi a ?

  10. triết lý gia 0001 says:

    …… Theo tôi tác-giả bài viết này….có lẽ nghiên theo về tàu-cộng???….. Chúng ta nên phân biệt cộng-sản tàu và dân tàu là hai thực thể khác nhau.Cũng như CSVN và dân Việt-nam,vì nếu cho bầu cữ tự do thì dân chúng của cả hai dân tộc không ai chụi…..đi theo tàu-cộng hay Việt-cộng!!!____ Vậy thì chúng ta phân tích bài viết của tác giã là tác-giả nói về tàu-cộng hay nói về dân trung-quốc thì lòi…..ra cái hiểu biết thiển cận ngay của tác giả??…….____ không cần lý luận dài dòng,chúng ta hãy ngó sang nước NGa….. ai ai mộng mị như tác-giả bài viết này cũng thấy nước Nga mạnh,nhưng khi bị Mỹ và tây-phương cấm vận kinh-tế,thì dân Nga,hải hùng….. đồng tiền Rúp rớt giá,kinh-tế suy sụp….và có mòi ông Putin ( tổng thống quyền lợi nhóm) có lẽ phải ra đi……____ tác-giả quên một điều là dân tàu-cộng có tiền điều muốn qua tây phương sinh sống…!!!!! và ngay cã cái trụ điện nếu có chân dù là dân Việt hay dân tàu-cộng điều muốn bỏ nước ra đi?………Vậy tác-giả định bỏ tây thái-bình-dương cho lủ quỷ cộng-sãn lộng hành chăng?…… THeo tác-giả Mỹ tuần tra biển đông chắc là loạn,nhưng theo tui thì rỏ ràng là ngược lại,như chính tôi đã viết….Khi Mỹ tuần tra biển đông lập tức đồng minh Mỹ hưởng ứng dây truyền theo liền…..và nhỏ như Philippine mà còn kiện tàu-cộng ra liên-hiệp-quốc làm tàu-cộng hoảng sợ….Và bợ đít sát cánh như Việt-cộng mà còn dám lên tiếng trên báo phản đối tàu-cộng lấm chiếm biển đông,!!!!!. Khi Mỹ ra tay….dìm tàu-cộng thì đồng minh Mỹ mà ngay cã đồng minh tàu như Việt-cộng họ hưởng ứng theo Mỹ liền…..rỏ ràng…….______ Tóm lại tôi không bẻ gảy lý luận của tác giả dài dòng văn tự như tác-giả làm gì…….mà tui chỉ nói cái rỏ ràng nhất thằng tàu-cộng là một con quỷ mà là con quỷ thì không khác nào tụi IS hay ISIS……..chẳng có ai như tác giả lại lý-luận là bỏ đất cho lủ quỷ dử cả….vì khi cai-trị lủ quỷ dử sẽ chẳng tha một ai……..IS đã khũng bố châu-âu,và nếu,tôi dùng chử nếu châu-âu…..bạc nhược thì sẽ đến phiên Mỹ,tụi IS sẽ chẳng chừa một ai,thì giờ đây tụi quỷ ma tàu-cộng hay việt-cộng chũng y chang…..tàu-cộng hay việt-cộng cai-trị dân mà không ai chụi theo,thì theo tác-giả bỏ tây thái-bình-dương cho tàu-cộng thì ai nghe theo đây???? tác-giả đã từng sống với việt-cộng hay tàu-cộng hay bắc-hàn chưa??……Nếu hiểu rỏ cộng-sản hay hiểu IS thì tác-giả có dám bỏ đất cho lủ quỷ cai-trị không?……..Tóm lại tác-giả đưa một quan điểm mà ngay cả chính dân trong vùng họ còn không nghe tác-giả thì ai nghe,chỉ có một đám cộng-sản nhỏ nhoi là hoan hô tác-giả thôi,vậy tác-giả nghiên theo cộng sản??………______bỏ đất cho tụi quỷ dử thỉ không khác nào loạn thế giới, hãy nhìn rỏ Nga,đang thảm hại như thế nào khi tây-phương trừng trị kinh tế….thì tàu-cộng hay việt-cộng cũng y chang thôi,Nga còn thoi thóp chứ tàu-cộng hay việt-cộng là chết….ngắt liền______ Cuối cùng tui chỉ xin hỏi tác-giả một câu nhỏ thôi,chứ không có ý định kê nguyên cái tủ vô miệng tác giả……là những vùng đất mà tác-giả muốn Mỹ và tây-phương nhường cho tàu-cộng dân chúng tại nơi đó họ có hưởng ứng không?có thích cộng sản không? nếu…Mỹ đưa tàu tới rước tui bảo đãm hơn 90% dân chúng sống tại nói đó bỏ nước theo Mỹ va tây-phương…ráo,ngay cã cái trụ điện có chân nó cũng bỏ nước đi theo Mỹ…….!!!!! rỏ ràng vậy,thì tại sao Mỹ và tây-phương không lãnh đạo? đừng nói xa gần nói thằng lãnh đạo việt-cộng miệng thì chống Mỹ và tây phương..nhưng khi đau bệnh thì điều chạy qua tay phương chữa bệnh….rỏ như ban ngày. Bỏ tây-thái-bình-dương cho tàu-cộng là loạn thế giới cũng như bỏ trung-đông cho tụi IS………. còn tác-giả nói chống lũ quỷ thì mệt sức,dĩ nhiên chống cái xấu chống quỷ thì phải mệt rồi,nhưng sau đó là thiên đường cho trái đất……..tác-giả không nên ảo-tưởng, lủ quỷ sẽ chiếm trọn cả thế giới chứ chúng không dừng lại…..một vài miếng đất như tác giả nghĩ,diệt IS giờ đã khó nói chi là dành trọn trung-đông cho IS để được yên thân như tác giả. Tui nhấn mạnh cho tác giả hết ảo-tưởng là hơn 90% dân tàu-cộng và việt-cộng không ai đi theo cộng sản,và ngay cả cộng-sản,khi hết lãnh đạo điều muốn qua tây phương sinh sống………nay kính.

Phản hồi