WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sau Đại Hội đảng cộng sản XII: Gián đoạn hay tiếp tục?

Hội thảo 11.03/2016 ở Nhà Hóa Học, Parìs VII

Nơi diễn ra hội thảo (Nhà hóa học Paris)

Nơi diễn ra hội thảo (Nhà hóa học Paris)

Trong các bài vừa qua, Cỏ May có nhắc qua một buổi Hội thảo về Việt nam do Hội Gabriel Péri (Fondation Gabriel Péri) tổ chức cho Việt nam, ngày 11 / 03 / 2016, tại Nhà Hóa Học (Maison de la Chimie), số 28, rue Saint Dominique, Paris VII . Nay đọc lại nhiều thông tin tường thuật về ngày hội thảo này – dĩ nhiên không phải thông tin tuyên truyền của Hà nội, mà của người pháp tham dự, đặc biệt của Ts François Guillemot, nhà nghiên cứu về Việt nam và ĐNÁ, thuộc Viện Đông Á của Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lyon, thấy có nhiều điều quan trọng, tưởng cũng nên lược ghi lại hầu bạn đoc ở xa không tham dự .

Sau Đại Hội đảng: Gián đọan hay tiếp tục ? Dĩ nhiên là Hà nội tiếp tục . Chẳng những tiếp tục mà họ còn cố gắng bằng mọi giá tiếp tục muôn năm để cha truyền con, cháu nối, đời đời, kiếp kiếp nữa . Nay người cộng sản không còn ” Hi sanh đời bố, củng cố đời con ” mà “đời bố, bố ăn, đời con, con xực, đời cháu, cháu xơi, … .” cứ vậy dài dài …

Đại diện Hà Nội khai mạc, chỉ làm thủ tục nghi lễ . Ba học giả chánh thức, chánh thức vì họ là Giáo sư ở Học Viện Chánh trị Quốc gia, Giám đốc Ban Đối ngoại TW đảng, đều nói hoàn toàn đúng đường lối chủ trương của đảng cộng sản . Chắc phần lớn cử tọa gốc bạn tranh đấu của đảng cộng sản hà nội nghe được vì cùng ngôn ngữ của giữa thế kỷ trước? Còn lại là 2 nhà ngoại giao pháp và 7 nhà báo chánh trị, nhà nghiên cứu người Pháp chuyên về Việt nam và ĐNÁ lần lượt đem lại cho hội thảo nhiều điều mới hơn, ít nhiều phơi bày ra được vài nét căn bản của bộ mặt xã hội chánh trị việt nam hiện nay nhưng không tránh khỏi mang tính hàn lâm . Tuy nhiên họ cũng bỏ quên những vấn đề nỗi cộm của chế độ hiện tại như dân ơan, thanh niên biểu tình chống Tàu bị đàn áp thô bạo . May mắn, một tuần sau đó, Ts François Guillemot đã kịp đưa ra nhận xét bổ sung .

Theo ông Daniel Maso, Giám đốc Fondation, vìệc chuẩn bị tổ chức Hội thảo này, lúc đầu, khá gay cấn vì những người đại diện Hà nội ở Pháp tỏ ra dị ứng với thứ hội thảo nói về chánh trị việt nam trước một công chúng lớn, có thảo luận công khai, vượt qua mọi cấm kỵ cố hữu . Vì vậy mải tới phút chót, đại diện chánh thức của nhà cầm quyền Việt nam mới tới . Vậy phải chăng đây là một dấu hiệu cho thấy đảng cộng sản hà nội muốn làm một cử chi mở cửa nho nhỏ?

Theo Đại diện Hà nội thì đây là một cuộc hội thảo chánh trị về Đại Hội đảng cộng sản đầu tiên được tổ chức công khai ở Tây phương . Trước đây, liền sau Đại Hội XII, Hà nội có tổ chức một cuộc hội thảo ở Mạc-tư-khoa nhưng kín đáo .
Cũng nên nói qua Fondation Gabriel Péri (Hội Gabriel Péri) là một bộ phận ngoại vi hoạt động văn hóa chánh trị của đảng cộng sản pháp thành lập năm 2004 vì đảng từ sau những thất bại thảm hại liên tiếp ở các cuộc bầu cử, đã chọn cách « bớt ồn ào » . Nhà Hóa Học (Maison de la chimie) là một Trung tâm giúp những hoạt động khoa học (Hóa học) xây cất năm 1934, ngày nay dành nhiều phòng cho thuê làm nơi hội họp, diển thuyết . Tọa lạc trong một lâu đài hoành tráng của khu phố sang trọng Paris, gần bên Trụ sở Quốc Hội .

Số người tham dự khá đông, hơn trăm người, phần lớn là pháp trên 60 tuổi, liên hệ với Việt nam trong vừa qua . Nhiều người bất ngờ thấy có một bà cụ người pháp cao tuổi ngồi ở hàng ghế phía trên hội trường . Hỏi ra đó là bà Hélène Luc, 84 tuổi, đảng viên đảng cộng sản pháp, từng nhiệt tình ủng hộ đảng cộng sản việt nam trong chiến tranh vừa qua . Đây đó có vài thanh niên việt nam và ít người lớn tuổi của Miền nam cũ.

Chương trình Hội thảo diển ra trọn ngày 11/03, từ 9 giờ tới 16 giờ 30, gồm 3 điểm chủ yếu có thể xem như ba đề tài chánh (theo bản tường thuật của Ts F. Guillemot) :

9g 45 – 11g 20 : Đặc tính độc đáo của chánh trị việt nam (Quelle originalité de la politique vietnamienne ?) do 2 nhà ngoại giao pháp, 1 nhà nghiên cứu pháp và Gs của Học viện Chánh trị Quốc gia Việt nam trình bày, dưới sự điều hợp của ông Tổng bí thư Fondation .

11g – 13g : Sau Đại Hội XII, có gì mới ?(Après le XII Congrès du PCV, quoi de neuf ?) do 1 nhà báo, 2 Giáo chức Đại Học pháp và Tổng Giám độc Ban Ngoại vu Tây Âu và Nam Mỹ của Hà nội trình bày, Hội trưởng Hội Pháp-Việt điều hợp .

Sau ăn trưa, chương trình tiếp tục từ :

14g 30 – 16g 30 với 3 Giáo sư và nhà nghiên cứu kinh tế của Pháp và 1 Ủy viên lý thuyết TW .
16g 30 : ông Chủ tịch Fondation Babriel Péri nói lời bế mạc chương trình .

Việt Nam đi về đâu? Đó là câu hỏi lớn đầu tiên, co lẽ người tham dự muốn chờ nghe được chánh thức trả lời . Nhưng trả lời xác đáng vẫn còn mơ hồ, tuy thiện chí có nhiều các diển giả có nhiều thiện chí . Chương trình nhìn qua thấy quá lớn, quá bao quát mà thời giờ lại quá ngắn nên ý kiến có phong phú vì đó cũng bị giới hạn .

Cảm tưởng của người tham dự cho rằng cuộc hội thảo về diển tiến chánh trị của chế độ cộng sản ở Việt nam có bề thế quan trọng hơn dự kiến . Người ta tự hỏi phải chăng Việt nam đang trên đường thay đổi lớn ? Thay đổi thì thật sự từ bỏ chủ nghĩa cộng sản hay sao ? Bỏ cộng sản để tiến lên tư bản, thì chọn thứ tư bản nào đây ?

Hội thảo hôm nay thật sự quan trọng để tra vấn về những thách thức của Đại Hội đảng XII hay cũng chỉ là một trò lừa bịp dư luận Tây phương không am tường mấy về Việt nam hay đây có thể là những dấu hiệu bất thường thông báo một tình trạng « khó ở » trong nội bộ lãnh đạo đảng những ngày sau Đại Hội ? Nhưng điểm then chốt cuối cùng của chương trình gây không ít ngạc nhiên cho hội trường là « Đảng cộng sản việt nam còn mác-xít không?».

Đặc tính độc đáo của chánh trị Việt Nam là gì ? Theo ông Phạm Xuân Sơn, Đệ I Phụ tá Ngoại vụ TW, Vìệt Nam trong gần đây đã đạt được nhiều thắng lợi về nhiều mặt . Thành quả của Đổi Mới là không chối cải . Về quan hệ quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều tổ chức quốc tế, gần đây hơn hết, là tham gia vào TPP mà một chức sắc lớn của đảng đã nhấn mạnh «  TPP mà không có Vìệt Nam tham gia thì không có ý nghĩa gì hết».

Ông cũng lưu ý hội trường rằng Vìệt nam vẫn còn phải đối phó với những âm mưu của những thế lực thù địch .

Có nhắc vấn đề biển đông nhưng không nhấn mạnh lập trường của đảng cộng sản vìệt nam về chủ quyền quốc gia và có quyết tâm giải quyết để bảo vệ đất nước hay không?

Tới phiên Bà Sylvie Fanchette, bà trình bày « Quan hệ giữa Nhà nước và lớp nông dân » qua luật đất đai 2013 và nêu lên cách áp dụng luật vào thực tế làm cho nông dân, cả chủ đất nhà vườn, đều trở thành nạn nhơn của đảng trong chương trình qui hoặch . Bất mản, dân chúng biểu tình phản kháng mỗi ngày . Bà nói rỏ « Quyền làm chủ tập thể » của nông dân hoàn toàn xa lạ với sự hìểu biết của chúng ta ở đây vì ở Việt nam quyền tư hữu thật sự và chánh thức không có .
Sự trình bày của bà dựa trên kinh nghiệm thực địa nên vô cùng hấp dẩn hội trường.

Kết thúc phần này để vạch rỏ Việt Nam đi về đâu, ông Phạm Xuân Sơn cho biết, sau Đổi Mới, sau những thành quả hội nhập với cộng đồng thế giới, Việt nam giờ đây nổ lực xây dựng Dân chủ và một Nhà nước pháp quyền trên 3 cột trụ « Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ » (nên để ý ở hải ngoại, họ chỉ nói « Dân chủ », ở VN, nói rỏ « Dân chủ xhcn ; « pháp quyền » là pháp quyền xhcn) .

Qua đề tài II « Sau Đại Hội XII, có gì mới ? », hội trường nghe bà Dominique Bari, ký giả nhữt báo L’Humanité của cộng sản pháp, nêu lên những thay đổi lãnh đạo, sự tranh chấp quyền lực giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, gián đoạn hay tiếp tục, những hợp đồng với ngoại quốc, …

Diển giả bày tỏ lo sự ngại áp lực mạnh của Huê kỳ vì chủ trương kinh tề tự do sẽ ảnh hưởng lên Việt Nam . Cần giữ qưan hệ tốt với Tàu để làm đối trọng . Sau cùng, có ý kiến nên thực hiện kinh tề tự do và đồng thời mở rộng chánh trị để bảo đảm phát triển bền vững .

Giới thiệu đề tài III « Đảng cộng sản việt nam còn mác-xít không ? », ông Daniel Maso nêu vấn đề đảng cộng sản việt nam đi theo chìu hướng « mác-xít tàu hóa » .

Giáo sư Hugues Tertrais trình bày ý kiến của ông chung quanh 3 điểm lớn : ý niêm quá độ, tư bản ở Việt Nam và mác-xít á châu . Bắt đầu, ông nhắc lại vài đặc tính cộng sản ở Việt nam « chủ nghĩa xã hội khoa học », « vai trò của Nhà nước » và «  quyền hạn của Nhà nước » qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2001 … Đúng ra là ông thuyết giảng một bài học lớn về mác-xít á châu mà hội trường là giảng đường ở Sorbonne của ông ! .

Ông Benoit de Tréglodé đề nghị phân tách những biểu văn của đảng cộng sản việt nam để hiểu rỏ hướng đi của nó . Ông nhắc lại vào cuối thập niên 30 qua 40, đảng cộng sản việt nam mất nhiều ngày giờ để được Liên-xô thứa nhận là cộng sản thật sự . Tàu đã thêm vào chút it hơi hướng đạo lý á đông nhưng trước sau vẫn là cộng sản đặc sệt .

Sau cùng, ông Vũ Minh Giang, Ủy viên TW, làm nhiều người giựt mình khi ông quả quyết « mác-xít nhờ Hồ Chi Minh đem về là gắn liền với vận mạng việt nam . Nó là vũ khí, là lý thuyết giải phóng Việt nam . Đảng cộng sản việt nam nhờ mác-xít mà làm cách mạng, chiến thắng Điện Biên phủ, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, thống nhứt đất nước, đổi mới . Bản chất mác-xít không bao giờ thay đổi, nó là nền tảng lý thuyết, của tư tưởng hồ chí minh và chủ nghĩa yêu nước .

Ông ca ngợi thêm « mác-xít lê-nin-nít là thần thông giúp cướp chánh quyền, giử chánh quyền trên cả nước » . Ông còn nhấn mạnh « đảng phải giử chặc quyền lực dể kiểm soát nhân dân, để loại những phần tử chống đối  » .

Tưởng tới đây đã quá đủ để chúng ta thấy Việt nam sau Đại Hội XII sẽ gián đoạn hay tiếp tục? Và tiếp tục thì đi theo con đường nào?

Mọi ảo tưởng về một Việt nam vì hội nhập với thế giới sẽ từng bước thay đổi giờ đây là lúc nên dứt khoát cởi bỏ .
Khi đảng cộng sản xác định mác-xít lê-ni-nít là nền tảng tư tưởng hồ chí minh và lấy tư tưởng hồ chí minh chỉ đạo chánh trị việt nam thì cũng đừng quên câu nói của Hồ Chí Minh ở Hội nghi Tours về tư bản – để đừng mong thay đổi theo hướng tư bản – còn ghi trong kinh điển ở Hà nội « Tư bản là bọn ăn cướp » .

*trái lại nên hiểu câu nói này của Hồ Chí Minh năm 1920 có giá trị thực tế ở ngày nay là lời tiên tri vô cùng ứng nghìệm cho cái đảng của ông .
Nguỳễn thị Cỏ May

4 Phản hồi cho “Sau Đại Hội đảng cộng sản XII: Gián đoạn hay tiếp tục?”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    PHẢI THÔNG CẢM VỚI NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN

    Người cộng sản dù cho ở đâu, thời nào khắp nơi trên thế giới cũng đều giống nhau cả. Phần lớn họ đều không hiểu rõ, không nghiên cứu sâu xa học thuyết Mác là gì. Các sự hiểu biết của họ về điều này đều theo cảm tính, tức căn cứ vào sự tuyên truyền, sự lý luận một chiều ngay từ đầu, nhất là bị rập khuôn theo tổ chức, bởi vì nếu không như thế họ cũng đã không thành những người cộng sản.

    Nhất là sau thế chiến thứ hai, ý nghĩa giải phóng đất nước khỏi phát xít Đức ở châu Âu, phát xít Nhật hay thực dân Anh, thực dân Pháp ở Á châu, cũng là đầu mối tạo ra những đảng viên cộng sản. Bởi họ được nhập một lý thuyết Mác và điều này lại, nên đó là động cơ tốt nhất để tạo nên những người cộng sản.

    Nói chung ý nghĩa ban đầu của mọi người cộng sản là họ tin học thuyết Mác như một ý nghĩa xã hội lý tưởng và tốt đẹp. Họ cho ràng nó có thể hoàn toàn thực hiện được vì rõ ràng Lênin ở Liên Xô và nhà nước Liên Bang Xô Viết khi ấy theo họ đã làm được điều đó. Họ chỉ cần được trang bị lý luận một chiều để hướng về niềm tin mục đích như vậy là được rồi, không bao giờ cần lý luận gì khác hay ngược lại, it nhất cũng không có khả năng phản biện hay cũng không được phép phản biện.

    Ngay như kiểu Trần Đức Thảo ở Việt Nam khi còn đang ở Pháp cũng không đi ra ngoài những thói quen hay vết mòn đó. Nhưng khi đã vào tổ chức rồi, không người cộng sản nào có thể thoát ra được dù bất kỳ đó là ai, thuộc hàng lãnh đạo hay chỉ là những đảng viên cán bộ cơ sở bình thường. Dẫu khi có người trong lòng không còn tin tưởng gì vào học thuyết Mác như trước kia thì vẫn không thể lọt ra ngoài tổ chức chat chẽ đã có. Chính Trần Đức Thảo khi đã già cóp sang được Paris trở lại thì mới viết ra tác phẩm Những Lời Trăn Trối thì cũng không ngoài hệ lụy như vậy. Hay như Trường hợp của ông Trần Xuân Bách trước đó thì cũng thật không khác gì mấy.

    Thế nên ngày nay dù cội nguồn Liên Xô không còn, cái nối học thuyết Mác là Đông Đức cũng không còn, các thực tế Đông Âu từng bị phát xít Đức thôn tính cũng không còn, song vẫn còn có bốn nước cộng sản còn lại luôn kiên cường khó ai lay chuyển nổi trong đó nổi bật có Triều Tiên và Trung Quốc, còn Việt Nam và Cuba thì ngày nay vẫn tình trong như đã mặt ngoài còn e.

    Đó là lý do cần phải thông cảm với những người cộng sản chỉ là như thế. Nghĩ cho cùng lỗi phải không phải do tự họ mà chính do học thuyết Mác. Bởi nếu học thuyết Mác đã thực hiện được thì chỉ cần vài năm họ đã thành công, đạt được mục đích cộng sản hóa toàn cầu rồi. Đàng này sau hơn 70 năm cuối cùng Liên Xô đã phải đổ vỡ kéo theo cả thế giới cộng sản trước đó, thì chính là lỗi của Mác đâu phải lỗi của họ. Bởi họ nói chung chỉ là những người thừa hành, thực hành, những người làm theo, tin theo, họ đâu phải là những người lý thuyết

    • Nên lỗi chính yếu của Mác là cố đưa ra một lý thuyết tự cho là khoa học, hư tưởng là khoa học, mà thực chất nó không là khoa học, và sự thất bại chua cay của Mác chính là ở đó. Bởi khoa học đích thực thì luôn luôn thành công, còn cái gì không thành công được trong cuộc sống thì chỉ có thể phi khoa học thế thôi. Mác mà còn sai như thế thì những người đảng viên mác xít vốn xuất thân từ nông dân, công nhân, những người khuynh tà nhất thời nào đó thì làm sao mà là chủ nhân của lý thuyết khoa học cho được. Vậy nên nói chung sự cảm thông với người cộng sản là phải lắm,, phải lắm. Bởi vì nếu họ được hiểu sâu, hiểu đúng khách quan về lý thuyết Mác, ngay từ đầu họ đã không trở thành người cộng sản hay về sau họ cũng đã không còn là người cộng sản nữa rồi. Ô hô chính Mác mới là người đáng trách mà không hề là những người cộng sản vốn đã ảo tưởng đi theo ông ấy.

      ĐỈNH NGÀN
      (11/4/16)

  2. Tran Vinh says:

    Vẫn ” vũ như cẩn” vẫn như cũ nghĩa là Cộng sản Hà nội sẽ vẫn là tay sai của Đại Hán và lãnh thổ Việt nam mất dần vào tay bọn đế quốc.

    “…những chức vụ lãnh đạo tối cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng luôn luôn phải có sự đồng ý trên thực tế của đảng cộng sản bắc kinh “, theo học giả khuynh tả Benoit de Tréglodé, một chuyên viên tên tuổi lớn về Việt Nam . ( Sau Đại Hội đảng cộng sản XII: Điều gì nhân dân cần biết? -Tác giả: Nguyễn Thị Cỏ May ).

  3. says:

    Những câu nói của Vũ Minh Giang, Hồ chí Minh, Phạm xuân Sơn… như những thằng khùng muốn nói gì thì nói. Đa số đảng viên CSVN vẫn còn mê ngủ trong chiến thắng để thống nhất đất nước. Họ quên rằng Mỹ đã bỏ miền Nam VN để đổi lấy sự sụp đổ chế độ Cộng sản quốc tế do Nga lãnh đạo. Miền Nam VN cũng chỉ là con cờ chốt trên bàn cờ quốc tế. Người Việt ở miền Nam phải chấp nhận đau lòng này, vì đảng CSVN đã quá u mê, lú lẩn mơ tưởng một chủ thuyết CS vô tưởng mang về VN làm kim chỉ nam chiếm lấy miền Nam mọi cách bằng xương máu của toàn dân Việt Nam.
    Đến nay, những con người Cộng sản VN chưa nhìn ra được viễn cảnh đau thương mà họ đã gây ra. Họ chỉ thấy hào quang chiến thắng cướp được miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng không thấy sự thảm hại, tàn ác chính họ đã giết hại nhân dân qua cải cách ruộng đất chỉ vì đưa mọi người trở thành giai cấp vô sản. Cuộc chiến tương tàn Nam Bắc gây ra bao xương máu của chiến sĩ Nam Bắc và đồng bào. Nếu không có những tham vọng cướp đoạt ngu xuẩn của những lãnh tụ Cộng sản Việt Nam dưới sự chỉ đạo Cộng sản quốc tế và Trung cộng thì Mỹ không có lý do vào miền Nam VN gây ra chiến tranh bom đạn. Mục đích, Mỹ muốn ngăn chận làn sóng đỏ lan rộng khắp thế giới sau đệ nhị thế chiến khi Nga thâu tóm các nước lân cận trở thành Liên bang Sô viết. Sau 1975, Cộng sản miền Bắc không hung hăng và tự biết sức mình, thực hiện hiệp định Paris. Đất nước Việt Nam có sáng sủa hơn hiện nay hay không? Ngay sự ngu xuẩn của lãnh đạo CSVN, đã tự đưa đầu vào Trung quốc để hiệp thương cái gọi hội nghị Thành đô để đưa đất nước phát triễn kinh tế què quặc như hiện nay. Cuối cùng đảng CSVN đổ vấy lên đầu chính phủ, cán bộ tham nhũng. Tổng bí thư đảng Phú Trọng gióng tiếng nói: “Đập chuột sợ bể bình”. Một lời nói vô trách nhiệm đổ mọi sự xấu xa trên đầu thuộc hạ và không có biện pháp. Phải chăng cái bình bảo vệ chuột đó chính là đảng CSVN quá to lớn, cũ kỷ? Hay cái bình ấy chính là bình quý giá nhất của đảng? Bắt chuột đập vỡ bình thì đảng sẽ mất hết tất cả! Đảng cũng vỡ theo bình?
    Cám ơn bài viết của Nguyễn thị Cỏ May để Mõ biết thêm cái đảng Cộng sản Việt nam từ Hồ chí Minh cho đến Nguyễn phú Trọng ngày nay là bọn cướp bẩn.

Leave a Reply to THƯỢNG NGÀN