WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việc loại các ứng viên độc lập là vi hiến

pobrane

Ngày 15/4 vừa qua, trong khuôn khổ chuẩn bị bầu cử Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 22/5 tới, Hội nghị hiệp thương lần thứ ba của thành phố Hà Nội với thành phần tham dự gồm Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của MTTQVN cùng cấp và đại diện Ban thường trực Ủy ban MTTQVN cấp huyện trực thuộc, đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã loại 46/48 người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khỏi danh sách ứng cử ĐBQH với những lý do chỏi nhau tuyệt đối. Do người tự ứng cử “không được trên 50% người tham gia hội nghị cử tri tín nhiệm” (như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người khởi xướng phong trào tự ứng cử ĐBQH kỳ bầu cử năm nay, đạt 6/75 phiếu tín nhiệm) hay đơn thuần do “cảm nhận”của những người tham gia Hội nghị hiệp thương dù người tự ứng cử được 100% người tham gia hội nghị cử tri tín nhiệm (như nhà báo Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xã hội – Từ thiện “Trò nghèo vùng cao”, người phản đối quyết liệt chính quyền Hà Nội chặt 6700 cây xanh cổ thụ). Nghĩa là việc lập danh sách ứng cử ĐBQH hoàn toàn độc đoán, “hội nghị cử tri” có cũng như không!

Những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội (sau đây gọi chung là “người đấu tranh dân chủ”) tự ứng cử ĐBQH ở các địa phương khác cùng chung số phận, bị loại toàn bộ khỏi danh sách ứng cử ĐBQH!

Quyền ứng cử ĐBQH là bất khả xâm phạm

Kết quả trên không có gì bất ngờ đối với người viết bài này. Trong bài “TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn giới đấu tranh dân chủ vào Quốc hội” đăng ngày 27/3/2016 trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA tiếng Việt), tôi đã vạch rõ: “với những màn ‘đấu tố’ được tổ chức trái pháp luật (tại Hội nghị cử tri) cộng với Hội nghị Hiệp thương nắm quyền ‘sinh – sát’ trong việc lập danh sách chính thức ứng cử viên ĐBQH thì những người tranh đấu dân chủ có thể nói không có chút cơ may nào để có tên trong danh sách này”.

Nếu không thuộc trường hợp bị cấm theo Điều 37 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND thì mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử (bao gồm quyền tự ứng cử) ĐBQH đồng nghĩa việc không đưa họ vào danh sách ứng cử ĐBQH bất kể lý do gì là vi Hiến. Vì thế, việc hội nghị hiệp thương loại những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ra khỏi danh sách ứng cử ĐBQH là vi Hiến!

Mặc dầu vậy, vấn đề đặt ra là việc loại bỏ những người tự ứng cử khỏi danh sách ứng cử ĐBQH có vi hiến hay không.

Như tôi đã đề cập trong bài viết trên, hội nghị cử tri chỉ là nơi người ứng cử ĐBQH vận động bầu cử đồng nghĩa kết quả lấy tín nhiệm đối với ứng cử viên (bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín) hoàn toàn chỉ mang giá trị tham khảo, như kết quả thăm dò dư luận rất thịnh hành ở các nước dân chủ phương Tây, chứ tuyệt nhiên không phải là “cuộc bầu cử sớm” đối với ứng cử viên. Thực vậy, ĐBQH là đại diện chí ít của hàng vạn cử tri trong khu vực bầu cử nên sự tín nhiệm hay không tín nhiệm của cử tri của tổ dân phố nơi ứng cử viên sinh sống hoàn toàn không thể thay thế sự tín nhiệm hay không tín nhiệm của hàng vạn cử tri của khu vực bầu cử. Nói cách khác, kết quả lấy tín nhiệm đối với ứng cử viên ĐBQH tại hội nghị cử tri tuyệt đối không phải là căn cứ pháp lý để hội nghị hiệp thương giữ hoặc loại họ khỏi danh sách chính thức ứng cử viên ĐBQH.

Cũng như vậy, ngay dù kết quả lấy tín nhiệm đối với ứng cử viên ĐBQH tại hội nghị cử tri chỉ có giá trị tham khảo đối với hội nghị hiệp thương thì hội nghị hiệp thương cũng không có loại người tự ứng cử khỏi danh sách ứng cử ĐBQH.

Trước hết, cần nhắc lại Điều 14 Hiến pháp theo đó “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Nghĩa là một khi công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định thụ hưởng một quyền nào đó thì quyền này là bất khả xâm phạm, không ai có thể tước bỏ nó trừ trường hợp quyền này bị hạn chế bởi quy định của luật.

Điều 27 Hiến pháp quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.

Thay vì coi tự ứng cử ĐBQH chỉ là “phép thử” cho “Dân chủ xã hội chủ nghĩa” hay “Dân chủ đến thế là cùng” của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, thay vì mặc nhiên thừa nhận hội nghị hiệp thương “có quyền” loại bỏ người tự ứng cử khỏi danh sách ứng cử ĐBQH để rồi đón nhận kết quả bản thân bị loại như định mệnh thì hãy “chơi” một cách tích cực, chủ động, “chơi” đến cùng, hãy dùng chính “luật chơi” của Đảng CSVN để thay đổi chính nó đặng giành chiến thắng chung cuộc.

Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND) quy định về “Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” như sau: “1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; 2. Người đang bị khởi tố bị can; 3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; 4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; 5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp bị cấm theo Điều 37 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND thì mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử (bao gồm quyền tự ứng cử) ĐBQH đồng nghĩa việc không đưa họ vào danh sách ứng cử ĐBQH bất kể lý do gì là vi hiến. Vì thế, việc hội nghị hiệp thương loại những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ra khỏi danh sách ứng cử ĐBQH là vi hiến!

Cũng cần khẳng định thêm rằng các tiêu chuẩn của ĐBQH quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội chỉ có giá trị tham khảo đối với người chủ động ứng cử và người được giới thiệu ứng cử, đối với cử tri trước khi bỏ phiếu bầu ĐBQH và ngay cả đối với ĐBQH. Quy định pháp luật này như sau:

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Về tổng thể, Hiến pháp và luật pháp Việt Nam được làm ra để bảo vệ Đảng CSVN và chế độ độc tài toàn trị của Đảng. Vì vậy, các văn bản pháp lý này thực chất là để áp dụng cho dân, tức buộc dân phục tùng Đảng, chứ không để áp dụng cho Đảng. Theo logic này, Hiến pháp và luật pháp Việt Nam mang chức năng “chuyên chính” hay “đàn áp đến cùng” bất cứ công dân Việt Nam nào có tư tưởng “dân chủ – đa đảng”, “tam quyền phân lập”, “nhân quyền”, thậm chí “pháp quyền” vốn được Đảng thích cho cái chữ “phản động” hay chí ít, “có tổ chức phản động đứng đằng sau”.

Tóm lại, dựa vào các tiêu chuẩn ĐBQH này người chủ động ứng cử quyết định có tự ứng cử hay không, người được giới thiệu ứng cử quyết định có chấp nhận giới thiệu ứng cử hay không, cử tri quyết định ai là người họ sẽ bỏ phiếu bầu vào Quốc hội, ĐBQH quyết định có từ nhiệm hay không. Nói cách khác, các tiêu chuẩn ĐBQH tuyệt nhiên không phải là những hạn chế quyền ứng cử ĐBQH được Hiến pháp bảo hộ. Vả lại, những hạn chế quyền ứng cử ĐBQH tất tật đã được nêu rõ tại Điều 37 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND về “Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” như trên đã đề cập.

Đến đây, một câu hỏi được đặt ra: nếu ai đó sau khi được bầu làm ĐBQH mới bị phát hiện thuộc trường hợp bị cấm ứng cử ĐBQH, vi phạm pháp luật hình sự hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn ĐBQH thì xử lý thế nào? Câu trả lời là dựa vào Điều 39 và Điều 40 Luật tổ chức Quốc hội. Thực vậy, Điều 39 quy định: “1. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó; 2. Đại biểu Quốc hội bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật”. Tiếp đó, Khoản 1 Điều 40 quy định: “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”.

Hãy khiếu nại, tố cáo, khởi kiện để bảo đảm quyền ứng cử ĐBQH

Đã có nhiều ý kiến cho rằng trong chế độ độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) được quy định tại Điều 4 Hiến pháp không thể có chuyện người đấu tranh dân chủ vào được danh sách ứng cử ĐBQH, vì dân chủ và độc tài khắc nhau tuyệt đối, như nước và lửa. Vì vậy, vẫn theo những ý kiến này, những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH phải chấp nhận “luật chơi” của Đảng CSVN, tức chấp nhận khả năng bị loại một cách độc đoán khỏi danh sách ứng cử ĐBQH bởi cái gọi là “hội nghị hiệp thương” do đảng này chi phối tuyệt đối.

Các quyền công dân gắn liền với nghĩa vụ đáp ứng của chính quyền nói trên chính là những “vũ khí sắc bén” mà những người đấu tranh dân chủ nói riêng, người dân nói chung, phải nắm lấy để bảo vệ thành công quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Cụ thể, để phục hồi quyền ứng cử ĐBQH của mình đã bị hội nghị hiệp thương tước đoạt, những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH cần vận dụng những quy định của Hiến pháp và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện.

Người viết bài này cũng đồng ý rằng những người đấu tranh dân chủ một khi đã chấp nhận tham gia vào “cuộc chơi” chính trị – pháp lý do Đảng CSVN bày ra thì phải theo “luật chơi” của đảng này nhưng có khác là không thụ động. Thay vì coi tự ứng cử ĐBQH chỉ là “phép thử” cho “Dân chủ xã hội chủ nghĩa” hay “Dân chủ đến thế là cùng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thay vì mặc nhiên thừa nhận hội nghị hiệp thương “có quyền” loại bỏ người tự ứng cử khỏi danh sách ứng cử ĐBQH để rồi đón nhận kết quả bản thân bị loại như định mệnh thì hãy “chơi” một cách tích cực, chủ động, “chơi” đến cùng, hãy dùng chính “luật chơi” của Đảng CSVN để thay đổi chính nó đặng giành chiến thắng chung cuộc.

Vậy những người đấu tranh dân chủ phải vận dụng “luật chơi” của Đảng CSVN như thế nào để đạt được mục đích của mình?

Về tổng thể, Hiến pháp và luật pháp Việt Nam được làm ra để bảo vệ Đảng CSVN và chế độ độc tài toàn trị của Đảng. Vì vậy, các văn bản pháp lý này thực chất là để áp dụng cho dân, tức buộc dân phục tùng Đảng, chứ không để áp dụng cho Đảng. Theo logic này, Hiến pháp và luật pháp Việt Nam mang chức năng “chuyên chính” hay “đàn áp đến cùng” bất cứ công dân Việt Nam nào có tư tưởng “dân chủ – đa đảng”, “tam quyền phân lập”, “nhân quyền”, thậm chí “pháp quyền” vốn được Đảng thích cho cái chữ “phản động” hay chí ít, “có tổ chức phản động đứng đằng sau”.

Trong bối cảnh hiện nay khi mà Đảng CSVN bị “chia năm xẻ bảy” bởi các nhóm lợi ích nảy nòi từ “chủ nghĩa tư bản dã man” có tên tục là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì tranh chấp giữa các nhóm lợi ích này đã vượt ra ngoài phạm trù “mất đoàn kết nội bộ” Đảng để trở thành tranh chấp xã hội. Để giải quyết loại tranh chấp mang tính “nội Đảng” nhưng khổ nỗi đã được xã hội hóa này, cực chẳng đã Đảng CSVN phải “dân sự hóa” cơ chế “xử lý nội bộ” hay “đóng cửa bảo nhau” của Đảng bằng cách đưa vào Hiến pháp và luật pháp quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền khởi kiện và các nghĩa vụ tương ứng của chính quyền là giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện.

Các quyền công dân gắn liền với nghĩa vụ đáp ứng của chính quyền nói trên chính là những “vũ khí sắc bén” mà những người đấu tranh dân chủ nói riêng, người dân nói chung, phải nắm lấy để bảo vệ thành công quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Cụ thể, để phục hồi quyền ứng cử ĐBQH của mình đã bị hội nghị hiệp thương tước đoạt, những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH cần vận dụng những quy định của Hiến pháp và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện sau đây.

Vận dụng được luật pháp như vậy thì bên cạnh khả năng bảo vệ được quyền ứng cử ĐBQH thiêng liêng của mình những người đấu tranh dân chủ sẽ còn làm nên một cuộc khai trí vĩ đại về Dân chủ và Nhà nước pháp quyền cho mọi công dân Việt Nam và qua đó đặt nền móng vững chắc cho việc sớm chuyển đổi một cách hòa bình chế độ độc tài toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam sang nền Dân chủ – đa đảng, giải pháp duy nhất để cứu Việt Nam thoát khỏi sụp đổ cả về kinh tế lẫn đạo đức do tham nhũng và hơn thế nữa, khỏi mất tên trên bản đồ thế giới bởi một Trung Quốc xâm lược hung hăng!

Điều 30 Hiến pháp: 1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

Điều 61 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND về Khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, lập danh sách người ứng cử: 1. a. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội được gửi đến Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Hội đồng bầu cử quốc gia. Quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia là quyết định cuối cùng; 4. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đến Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội).

Điều 15 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND về Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội: 4. Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử; xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội; 9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội.

Điều 28 Luật Tố tụng hành chính về Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án: 1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

Cần nói thêm rằng theo Khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính thì “hành vi hành chính” là “hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”. Chẳng hạn việc Hội đồng bầu cử quốc gia không giải quyết khiếu nại về lập danh sách người ứng cử ĐBQH là “hành vi hành chính”. Nhân đây cần khẳng định rằng không giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tự ứng cử ĐBQH là tước bỏ quyền ứng cử ĐBQH của công dân và vì vậy là vi Hiến.

Trình tự pháp lý phục hồi quyền ứng cử ĐBQH của người tự ứng cử như sau.

Bước 1- Người tự ứng cử ĐBQH gửi Hội đồng bầu cử quốc gia đơn khiếu nại với nội dung (cốt lõi):

Căn cứ Điều 27 Hiến pháp, tôi đủ tuổi ứng cử ĐBQH;

Căn cứ Điều 37 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND về “Những trường hợp không được ứng cử ĐBQH và ĐBHĐND”, tôi không thuộc trường hợp không được ứng cử ĐBQH;

Tôi đã làm hồ sơ tự ứng cử ĐBQH khóa 14 và gửi đến Ủy ban bầu cử;

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba đã không đưa tôi vào danh sách những người ứng cử ĐBQH. Hành vi này của Hội nghị hiệp thương lần thứ ba là vi Hiến vì đã tước đoạt quyền ứng cử ĐBQH của tôi được Hiến pháp quy định tại Điều 27.
Căn cứ Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp (Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý), Điều 61 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND về Khiếu nại, tố cáo về lập danh sách người ứng cử, bằng đơn khiếu nại này tôi yêu cầu Ủy ban bầu cử quốc gia hủy bỏ việc Hội nghị hiệp thương lần thứ ba đã không đưa tôi vào danh sách những người ứng cử ĐBQH và đưa tôi vào danh sách những người ứng cử ĐBQH để bảo đảm quyền ứng cử ĐBQH của tôi được Hiến pháp quy định tại Điều 27.

Bước 2

Trong trường hợp Hội đồng bầu cử quốc gia không giải quyết khiếu nại:

Gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc

Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật Tố tụng hành chính khởi kiện Hội đồng bầu cử Quốc gia tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (nơi có trụ sở của Hội đồng) do đã không giải quyết khiếu nại về việc Hội nghị hiệp thương lần thứ ba đã không đưa người khởi kiện vào danh sách những người ứng cử ĐBQH, tước đoạt quyền ứng cử ĐBQH của người khởi kiện được Hiến pháp quy định tại Điều 27 (việc khởi kiện cần được tiến hành ngay sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội) hoặc

Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật Tố tụng hành chính khởi kiện Hội nghị hiệp thương lần thứ ba tại Tòa án nhân dân (cấp tỉnh) đã không đưa người khởi kiện vào danh sách những người ứng cử ĐBQH, tước đoạt quyền ứng cử ĐBQH của người khởi kiện được Hiến pháp quy định tại Điều 27 (việc khởi kiện cần được tiến hành ngay).

Trong trường hợp Hội đồng bầu cử quốc gia giải quyết khiếu nại nhưng người tự ứng cử Hội đồng bầu cử quốc gia tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (nơi có trụ sở của Hội đồng) do đã không giải quyết khiếu nại về việc Hội nghị hiệp thương lần thứ ba đã không đưa người khởi kiện vào danh sách những người ứng cử ĐBQH, tước đoạt quyền ứng cử ĐBQH của người khởi kiện được Hiến pháp quy định tại Điều 27.

Ngoài khiếu nại và khởi kiện, người tự ứng cử ĐBQH có thể gửi đơn tố cáo có cùng nội dung đến Ủy ban thường vụ Quốc hội không chỉ khóa 13 mà cả khóa 14 …vì chính quyền là liên tục. Cũng cần nói thêm rằng tố cáo quyết định, hành vi vi Hiến, phi pháp của chính quyền không chỉ là quyền của người có quyền lợi bị chính quyền xâm phạm, người tự ứng cử ĐBQH trong trường hợp này, mà còn là quyền của mọi công dân Việt Nam.

Vận dụng được luật pháp như vậy thì bên cạnh khả năng bảo vệ được quyền ứng cử ĐBQH thiêng liêng của mình những người đấu tranh dân chủ sẽ còn làm nên một cuộc khai trí vĩ đại về Dân chủ và Nhà nước pháp quyền cho mọi công dân Việt Nam và qua đó đặt nền móng vững chắc cho việc sớm chuyển đổi một cách hòa bình chế độ độc tài toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam sang nền Dân chủ – đa đảng, giải pháp duy nhất để cứu Việt Nam thoát khỏi sụp đổ cả về kinh tế lẫn đạo đức do tham nhũng và hơn thế nữa, khỏi mất tên trên bản đồ thế giới bởi một Trung Quốc xâm lược hung hăng!

Nguồn: VOA. Tiêu đề do Đàn Chim Việt đặt lại

13 Phản hồi cho “Việc loại các ứng viên độc lập là vi hiến”

  1. Hùng says:

    Lạ nhỉ! Mấy ông bà chuyên chống lại hiến pháp VN (đòi bỏ điều 4 hiến pháp) đã tự ứng cử đại biểu quốc hội, bị cử tri nơi cư trú nhận ra bản chất chống phá chế độ, chống phá đất nước của bọn chúng, nên đã thẳng tay loại bỏ bọn chúng để chúng không chui được vào quốc hội thì đó là cử tri đã bảo vệ hiến pháp, sao lại gọi là vi hiến.

    • Lan says:

      @Hùng – Các đồng chí vẹm, từ thằng trung ương trở xuống, nếu mà thực sự được bầu theo đúng nghiã của sự tự do lựa chọn thì chắc là phúc đức ông bà nó… bảy mươi đời để lại… Kiếp đời giun dế, thú trong chuồng… mà mơ ước trăng sao? Thôi quên đi em!

  2. Hưng says:

    Làm gì có chuyện vi hiến, cử tri thấy đa số mấy ông tự ứng cử toàn là chống đối chế độ, kích động bạo loạn lật đổ chính quyền nên họ không ủng hộ mấy ông ấy thôi.

  3. Huy says:

    Cử tri chẳng cần biết vi hiến vi hót gì hết, thấy cái lũ suốt ngày chống phá đảng CS, đất nước và nhân dân mà lại ứng cử vào quốc hội thì cử tri người ta không tín nhiệm chúng nên không bầu cho chúng. Đó là quyền của cử tri, đó cũng là nhân quyền. Vậy thôi, không có gì là vi hiến vi hót, ngược lại rất đúng và rất tôn trọng hiến pháp.

  4. Hoàng Thủy says:

    Phải công nhận cử tri rất sáng suốt, biết nhận ra ứng cử viên nào thực sự vì dân, vì nước, ứng cử viên nào tự ứng cử chỉ để quậy phá nên đã không bầu cho chúng ngay từ vòng 1 là hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Điều đó chứng tỏ dân trí về chính trị của dân VN rất cao.

  5. nguyen ha says:

    Trên diễn đàn nầy rất nhiều VC (còn gọi là DLV),lý luận kiểu Hồ tặc : ví dụ “dân không ai bầu cho các UCV độc lập “hoặc các UCV không tôn trọng Hiến Pháp”..v…v không khác nào Hồ-tặc nói với các đồng chí của hắn ” Bác làm “vua” cho đến khi nào Dân không yêu cầu nửa !!”. Đả làm Vua mà còn đợi Dân yêu cầu ! không khác nào đả đem người ta ra đấu -tố, mà bảo là Dân không bầu ! Tôi không trách mấy VC,nhưng buồn cho Dân tộc. Hồ -tặc đả biến cả Dân tộc thành bầy -cừu và cả chó-sói >?

  6. Minh says:

    Không phải “cho rằng dân không ai bầu”, mà thực tế là dân đã không bầu ngay từ vòng lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với ứng cử viên. Trong các cuộc lấy ý kiến cử tri đó, cử tri đã thẳng tay loại bỏ bọn tự ứng cử là những tên côn đồ, lưu manh chính trị như Quang A, Xuân Diện…
    Thực tế là dân không bầu chúng nó ngay từ vòng “gửi xe”.

  7. Nguyễn Kim Nên says:

    Dư luận viên có đầu óc ruồi nhặng và nhân cách cặn bã . Cho nên lý luận của bọn chúng giống như đống rác hôi thối .

    Tại sao cho rằng dân không ai bầu mà cộng sản lại sợ đến mức loại toàn bộ các ứng viên độc lập này ? Chẳng có luật lệ gì để mà loại bỏ các ứng viên . Chỉ có cái trò hề do cộng sản đặt ra mà thôi.

    Muốn biết dân chúng có bầu cho Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện hay không thì cứ để đến ngày toàn quốc bầu cữ thì sẽ biết ngay.

  8. vinh says:

    Mấy tay tào lao, càn quấy, lưu manh chính trị như Quang A, Xuân Diện… thì cử trì nào mà ngu đến mức lại bầu cho chúng nó, chỉ có đám côn đồ chính trị thì mới ngưu tầm ngưu, mã tầm mã nên bầu cho chúng nó mà thôi, mà cái đám côn đồ, lưu manh chính trị đó thì chỉ một dúm so với 95 triệu dân Việt Nam.
    Cử tri họ chưa nện cho bươu đầu, mể trán cái lũ tự ứng cử vào quốc hội là đám tào lao, càn quấy, côn đồ, lưu manh chính trị như Quang A, Xuân Diện… là may lắm rồi, chứ ngồi đó mà phán vi vơi hiến.

  9. Vinh says:

    Luật bầu cử VN có điều khoản phải trung thành với hiến pháp VN.
    Nhưng đa số nhưng người tự ứng cử đại biểu quốc hội thường tự nhận là “nhà dân chủ” lại luôn luôn đòi bỏ điều 4 hiến pháp thì họ có trung thành với hiến pháp đâu.
    Hơn nữa, điều 4 hiến pháp VN khẳng định đảng CSVN là đảng chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước và xã hội. Vậy mà mấy tay tự ứng cử đại biểu quốc hội thường tự nhận là “nhà dân chủ” lại luôn luôn đòi lật đổ sự lãnh đạo của đảng CSVN và đa nguyên đa đảng. Như vậy thêm mootjvis dụ nữa về việc họ không trung thành với hiến pháp.
    Vì thế, nhưng người tự ứng cử đại biểu quốc hội thường tự nhận là “nhà dân chủ” bị loại khỏi danh sách ứng cử viên là đúng với hiến pháp VN chứ không hề vi hiến.

    • Austin Pham says:

      Em Vinh nói chuyện vừa dốt , vừa lưu manh. Mốt đất nước mà từ trên xuống dưới toàn là băng đảng như em hèn chi nó tởm lợm vô cùng.
      Theo em, trung thành với hiến pháp là phải tuân thủ nó, không được đòi hỏi sự thay đổi phải không?
      Trong lịch sử của các em thì nó đã thay đổi bao nhiêu lần? Những thằng/con nào đã không trung thành với hiến pháp?
      “Dân chủ” là gì và “đảng chủ” là gì? Tại sao bọn bắc kỳ bần có lông của em lại lưu manh, lật lọng chữ nghĩa như vậy?
      Hãy đứng trên chân của mình mà trả lời. Lì lợm chỉ lòi gốc răng đen mã tấu mà thôi. Càng thêm tởm.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Một bản hiến pháp PHI DÂN CHỦ lại đòi phải được tôn trọng ư ?
      Nhất là nhừng người ủng hộ dân chủ lại phải thừa nhận nó à ?

      Bản hiến pháp này là hiện thân của trò khốn nạn ĐÔC TÀI ĐẢNG TRỊ !
      Không lẽ các nhà dân chủ phải công nhận nó đểi được ứng cử quốc hội !?

      Không ai ngu xuẩn làm điều đó, để tự trói mình để chịu sự sai khiến của CS
      Cũng như buộc mình phải trải qua các trò “đấu tố” của “hội nghị cử tri” bịp bợm!
      Chính vì thế họ đã đồng loạt tảy chay các màn đấu tố khốn nạn tại các địa phương

    • Tudo.com says:

      Thật ra dưới chế độ VC có hiến Pháp đâu mà vi hiến?

      Tại sao ?
      Vì trước khi muốn có hiến pháp, những đại biểu quốc hội của các đảng phái phải vất vả tranh cải lợi hại nhiều lần trước khi đa số bỏ phiếu Yes hay No.
      Trước khi trở thành đại biểu (nghị sĩ, dân biểu) phải được dân bầu đúng nghĩa tự do thật sự, chứ không phải người của đảng cs đề cử rồi kê mã tấu vô cổ dân bắt đi bỏ phiếu như hiện nay.
      Cho nên hiến pháp VC chỉ là. . .Thiến pháp mà thôi, bởi vì ai cải lại những gì VC đề ra là sẽ bị thiến tức khắc.
      Vinh cứ ở đó sũa chỉ có ma Ba Đình nghe thôi, đừng sũa ở đây, không ai nghe đâu.

Leave a Reply to Lại Mạnh Cường