WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tản mạn Tháng Tư

Tháng Tư lại về, năm nay nơi tôi ở có vài cơn mưa nhẹ đổ về bất chợt làm tôi nhớ cơn mưa Sài Gòn ngày ấy. Những ngày cuối tháng Tư năm 1975, trời Sài Gòn u ám, mưa lất phất nhẹ trong cái xôn xao, hỗn loạn của một thành phố đang hồi vô chủ. Nỗi sợ hãi, bi thương, tiếc nuối trong lòng người lan tỏa vào không gian. Rờn rợn như cái rùng mình cuối cùng của một sinh vật trước khi đi vào cõi chết. Thành phố như một ổ kiến bị phá vỡ. Con hẻm nhỏ khu nhà tôi có đông người hơn từ cả tháng qua, đồng bào tỵ nạn từ miền Trung vào, từ Tây nguyên tràn xuống. Nhốn nháo, vội vã và nỗi âu lo hiển hiện trên khuôn mặt mỗi người. Người ta lui tới tìm nhau thì thầm, bịn rịn. Đồng thời bạn bè, chòm xóm cũng bắt đầu trao nhau ánh mắt thăm dò và cái mầm nghi kỵ đã đâm chồi.

Sáng ngày 30 tháng Tư tiếng súng nổ đì đùng. Vài người lính miền Nam chạy vào trong hẻm cởi bỏ quân phục…Ngoài đừờng phố những người hơi bạo gan và hiếu kỳ đứng hai bên nhìn đoàn xe tăng Liên Xô phủ đầy lá, mang cờ đỏ sao vàng và cờ nửa xanh nửa đỏ nghiến lên những tiếng kêu đầy hăm dọa trên mặt đường. Xung quanh vài chiếc xe gắn máy chạy theo phất cờ, cánh tay họ đeo băng đỏ, nét mặt “hồ hởi, khẩn trương”. Người trên xe là bộ đội Việt cộng với vẻ mặt còn ngỡ ngàng đến ngờ nghệch và những kẻ lăn xăn chạy theo là người của thời cuộc, bọn nằm vùng và cả những kẻ mang tên ngày – bọn người “30 Tháng Tư”. Đó là lần đầu tiên tôi đối diện với Việt cộng còn sống. Việt cộng, cũng là đồng bào của tôi, mà như có cái gì rất xa lạ, bí hiểm, man man rợ rợ của rừng thiêng chết chóc.

Những kẻ mang tên ngày.

Những kẻ mang tên ngày.

Đó là một kết thúc và cũng là một bắt đầu. Kết thúc của một xã hội tự do dẫu từng ngày phải trải qua chiến tranh đầy máu lửa và bắt đầu những thảm kịch đầy nước mắt. Phỏng tôi có cần phải nhắc lại từng thảm cảnh đó và có đủ giấy mực để ghi lại hay không? Thảm kịch liên tục xảy ra trên đất nước chúng ta 41 năm qua và hôm nay hậu quả của nó đã trực tiếp ảnh hưởng lên mọi người. Phía này phía kia, ai cũng là nạn nhân. Nạn nhân của mất mát, ly tán, tù tội, đọa đày. Nạn nhân của sự ngu muội, sa đọa, chai mòn lương tâm…

Một chút hồi tưởng lại những ngày xa xưa. Ngày đó, cũng như hầu hết các người trẻ khác, tôi cũng mang nhiều hoài bão. Hoài bão lớn nhất là một ngày hết chiến tranh, đất nước thống nhất trong tự do, thương yêu, đoàn kết và nhân tài cả nước sẽ sánh vai nhau góp phần xây dựng tổ quốc. Tôi mơ một ngày kia nước mình sẽ văn minh, giàu mạnh như nước Nhật, nước Mỹ… Trong cảnh hừng hực của chém giết và hận thù, ước mơ của tôi chỉ là điều xa vời, nhưng đó là sự thực mà tôi nghĩ không chỉ có ở riêng tôi.

Tôi tin rằng do những năm dài chiến tranh, ngày 30 tháng Tư năm 1975 trong tận cùng trong đáy lòng của mỗi người dân Việt vẫn có không gian cho một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Với người dân Miền Nam, chiến tranh đã hết; cái đang đến dù mơ hồ, bấp bênh, đe dọa nhưng bóng ma bất ổn, chết chóc đã đi qua. Thôi thì lịch sử đã sang trang và hãy cố hy vọng cho một ngày mới, niềm hy vọng ấu trĩ, mong manh của người chờ phép lạ.

Nhưng rồi những gì đã xảy ra như mọi người đều thấy. Thay vì là ngày thống nhất, ngày 30 tháng Tư chỉ ghi thêm một dấu mốc đau lòng trong lịch sử dân tộc. Làm sao gọi là thống nhất được khi mọi thứ chưa qui về một mối. Về mặt lãnh thổ, hải đảo vẫn còn trong tay giặc, biên giới đất liền bị mất thêm và về mặt nhân tâm, lòng người vẫn còn ngăn cách. Giấc mơ về một đất nước hòa bình, hàn gắn, đoàn kết, xây dựng đã không tới. Thay vào đó là đọa đày, phân biệt, khủng bố. Dù không còn tiếng súng nhưng tiếng kêu khóc oan khuất trải dài khắp nước mỗi ngày, kéo dài cho đến tận hôm nay.

Người ta thường truyền nhau câu nói của ông Võ Văn Kiệt khi về hưu, rằng “ngày 30 tháng Tư có cả triệu người vui và cả triệu người buồn.” Cả triệu người buồn thì dĩ nhiên rồi, dẫu nay có người đã quên đi, một cách vô tình hay cố ý.

Nhưng trong số những người vui, có bao nhiêu người vẫn cứ vui nếu qua năm tháng họ biết được sự thực của quá khứ? Có người nào có lòng trăn trở về thực trạng của đất nước hôm nay mà vẫn cứ vui? Tôi tin con số đó rất nhỏ nhoi, chỉ giới hạn trong những người mất nhân tính.

Hôm nay tôi là một trong số những người may mắn, sự may mắn có phần chua chát của một kẻ đã thoát được ra khỏi quê hương mình. Đời sống của tôi trên xứ người đã ổn định, dù vậy trong lòng tôi vẫn không. Tôi ray rức về thực trạng nước nhà chỉ đơn thuần vì tôi là người Việt Nam. Đất nước tôi là một phần của cuộc đời tôi vì thế tôi không thể nào thờ ơ khi nghĩ về. Tôi tin rằng tình cảm ấy xuất phát từ nền giáo dục mà tôi hấp thụ từ tấm bé. Tôi yêu đất nước tôi một cách tự nhiên, không mưu cầu và toan tính nào cho cá nhân. Không có gì to tát hay khoa trương khi nói lên điều này.

Bây giờ là những ngày cuối tháng Tư năm 2016, niềm ray rứt ấy lại về như sự tuần hoàn của máu. Những ngày này, người tỵ nạn ở hải ngoại hoài niệm về một đại tang, người trong nước tiếp tục oằn mình dưới sự áp bức của cường quyền. Chắc rằng ngày 30 tháng Tư năm nay rồi cũng sẽ như 41 năm qua. Trong nước nhà cầm quyền cộng sản lại tổ chức ăn mừng chiến thắng, ngoài nước đồng bào sẽ tổ chức tưởng niệm ngày Quốc hận… Phải làm gì để ngày 30 tháng Tư đi vào lịch sử mà không trở về hằng năm dằn vặt chúng ta? Ai là người sẽ xoa dịu vết thương này trong lòng dân tộc? Thực tế cho thấy nhà cầm quyền cộng sản không có đủ lương tri để làm điều đó. Thế thì phần còn lại là của tất cả chúng ta, những người con nước Việt trong và ngoài nước.

Nhưng làm gì, với ai, sức lực nào… là những câu hỏi mà tôi thường gặp, tuy cay đằng nhưng rất thực tế. Là một người dân không tham gia tổ chức chính trị nào, tôi cũng mơ hồ về một câu trả lời, chỉ biết chắc một điều như nhạc sĩ Việt Khang đã viết: “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng.” Xin hãy đừng bàng quan, hãy làm một điều gì đó dù nhỏ nhoi cho đất nước, cho đồng bào. Xin nguyện cầu cho một ngày thống nhất đích thực. Ngày đó người dân cả nước nắm tay nhau không có phân biệt, không thù hận. Chỉ như thế mới có thể làm phai mờ ngày 30 tháng Tư trong lòng mỗi chúng ta.

San Diego, 4-22-2016

© Caubay Võ Thiêm

12 Phản hồi cho “Tản mạn Tháng Tư”

  1. chúc mừng 30/4 says:

    “Xin gửi lời chúc mừng đến các bạn Việt Nam nhân ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 tháng Tư” – đang chúc mừng ngày đặc biệt” – Đó là lời chúc của CLB Dortmund trên trang Facebook chính thức của CLB.

    • Quang Phan says:

      Chia buồn với đạo quân đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô . Chết không vì chính nghĩa dân tộc, nên biến thành xương chó, xương heo, xương khỉ….Thảm !

      Nhà ngoại cảm XHCN -27/10/13 | Tác giả: Ông Bút : Nhà ngoại cảm XHCN, chỉ mất công tìm xương heo, cốt chó đưa vào “nghĩa trang liệt sĩ.” Không thiếu trường hợp nhiều người mang về thờ, hết sức trang nghiêm, đến chừng xét nghiệm hóa ra xương chó!

      Tai nạn nghề nghiệp cho nhà ngoại cảm, vừa qua bà Phan Thị Bích Hằng, dám tợn gan đem răng heo, mảnh sành, nói là cốt Phùng Chí Kiên, tay này được Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương, phong tướng đầu tiên..” .

      Chạm đáy – 26/11/13 | Tác giả: Bùi Tín: “… hàng chục ngàn liệt sỹ của các nhà ngoại cảm » được nhà nước khen thưởng bỗng lộ nguyên hình là trò bịp lớn, với những răng lợn rừng, xương khỉ, mảnh sành ” .

    • Tien Ngu says:

      Chúc…khơi khơi vậy ai thèm?

      Gửi cho tao …vài ký cá nấu cháo coi bộ có ní hơn.

      Mẹ nó chớ, cá xứ tao đang bị…tẩy chay, thèm quá mà…đéo dám ăn…

  2. Tudo.com says:

    Trích Cậu Bảy Thiêm: (Là một người dân không tham gia tổ chức chính trị nào, tôi cũng mơ hồ về một câu trả lời, chỉ biết chắc một điều như nhạc sĩ Việt Khang đã viết: “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng.” Xin hãy đừng bàng quan, hãy làm một điều gì đó dù nhỏ nhoi cho đất nước, cho đồng bào.)

    NGÀY QUỐC HẬN 30/4/75 lại về.

    Tôi xin kính chúc Đồng Bào trong, ngoài nước và quý vị Còm Sỹ -kể cả DLV sỹ- trên DCV được dồi dào sức khoẻ để đóng góp cho sự nghiệp diệt Cộng cứu nước.
    Đặc biệt cảm ơn những Đồng Bào trong nước, hơn 40 năm đã chịu khốn khó từ vật chất đến tinh thần dưới thiên đường Cộng láo!
    Thưa, bao nhiêu năm nguy khốn quý vị đã vượt qua, xin quý vị tiếp tục giúp thế hệ trẻ thấy cái Láo, cái vô lý chủ nghĩa, cái vô đạo đức, vô văn hóa nhưng Có thừa tham ô và Bán nước cầu vinh của CSVN.

    Từ sự Thấy đó, thế hệ trẻ sẽ:
    Không nghe
    Không tuân phục
    Không hợp tác với Cộng láo.

    Những cái Không đó nếu được thực hiện triệt để thì csVN sẽ loại khỏi quê hương và bị ném vào sọt rát.

    Và xin cầu nguyện cho những oan hồn cũa những chiến sỹ quân lực VNCH, chiến sỹ quân đội VNDCCH và đồng bào hai miền Nam-Bắc từ ải Nam Quan tới Cà Mau và tận cùng biển đảo VN bị sát hại một cách oan khiên vì chủ nghĩa CS điên rồ được siêu thoát.

    Xin cúi đầu mặc niệm!

  3. Thanh Tuấn says:

    Ngài Bộ trưởng J Kerry cũng vừa tản mạn tháng tư trên diễn đàn bài học về chiến tranh Việt Nam….. Hay hơn mấy bài khoc lóc bi luỵ như vầy, hic.

  4. Tran Vinh says:

    “Ngày đó người dân cả nước nắm tay nhau không có phân biệt, không thù hận “. Tác giả Caubay Thiem .

    Giải thể xong bọn Cộng sản bán nước, độc tài, khát máu thì tức khắc sẽ có Hội Trùng Dương của dòng giống Lạc Việt :

    Trùng Dương… Ba chị em là ba miền
    nhưng tình thương đã nối liền
    Gặp nhau bên trời biển Đông thắm duyên
    Hẹn nhau. Pha hòa sóng lan bốn phương trời
    đem tự do tranh đấu bao người
    cho quê hương ấm no muôn đời
    Giờ đây bao tâm tư, rộn ràng như câu thơ
    Hội Trùng Dương tay tay xiết chặt cùng hô
    Dựng mùa vinh quang hứa đời tự do

    ( Hội Trùng Dương- Nhạc sĩ Phạm Đình Chương )

  5. Tran Vinh says:

    “ngày 30 tháng Tư năm 1975 trong tận cùng trong đáy lòng của mỗi người dân Việt vẫn có không gian cho một tiếng thở phào nhẹ nhõm ” – Tác giả Caubay Thiem .

    Chỉ có những người ngây thơ về chính trị mới có ý nghĩ này. Vậy chớ nên cường điệu quá lố thòong thêm câu ” của mỗi người dân Việt ” .

    Những người đã biết hay có kinh nghiệm về Cộng sản thì đều kinh hoàng lo âu về tương lai sắp tới sẽ phải sống dưới sự cai trị của lũ quỷ ma Cộng sản . Những người này chẳng có tâm trí đâu mà mừng rỡ vì chiến tranh đã chấm dứt .

    Những người quốc gia đích thực thì uất ức vì đất nước từ nay mất vào tay bọn giặc Cộng xâm lược. Có nhiều cá nhân, nhiều gia đình đã tự tử tập thể , chẳng sung sướng gì vì từ nay đất nước ngưng tiếng súng .

  6. Tran Vinh says:

    27/4/ 2015 – Khỉ Trường Sơn tràn ngập vào thành phố :

    27 tháng 4 2015 – Luật gia Trần Hưng và vợ con đã đến Mỹ vào năm 1990. Ông kể lại cho BBC những gì đã xảy ra với gia đình ông .

    Ông Hưng mô tả những ngày tháng sau 30/4/75 gia đình ông trải qua rất nhiều khó khăn dưới chế độ mới.

    “Sau năm 1975 chúng tôi từ đỉnh cao xuống vực sâu,” ông kể, “Họ (Cộng sản) không giết nhưng khổ thì khổ rất nhiều.”

    Ông cho biết lúc đó ông vì là sinh viên luật nên ‘không có tập trung cải tạo gì hết mà chỉ có đến trình diện thôi’.

    “Điều khó chịu là họ phát loa ở trước nhà tôi phát suốt từ 4h sáng đến 11h đêm, đọc các thứ báo Nhân dân, Sài Gòn giải phóng,” ông nói.

    “Hàng xóm có những người đổi bên nhanh quá. Họ xộc vào nhà tôi bất lúc nào như là nhà không có chủ hỏi ‘đã đi trình diện chưa’ và thế này thế kia.”

    “Sau đó ít lâu người ta yêu cầu đổi tiền. Mỗi gia đình chỉ được 200 đồng dù anh có bao nhiêu tiền đi nữa. Đồng bạc miền Nam coi như vứt đi. Họ (cộng sản) đặt ra sổ hộ khẩu, sổ mua hàng, tất cả mọi thứ đều vào kỷ luật.”

    “Cứ hơi một tí thì họ lôi lên bắt đi họp hành. Đủ thứ hội: hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nhi đồng. Người nào cũng phải vào tổ chức và bị kiểm soát chặt chẽ,” ông nói thêm.

    Ông cũng cho biết cuộc sống khi đó ‘khác hẳn cuộc sống ở miền Nam trước kia’.

    “Chúng tôi đi đến thăm ai, ngủ lại nhà ai cũng phải khai báo dù đó là người thân của mình,” ông kể, “Muốn mua cái gì cũng phải có sổ sách chứ không phải tự nhiên đi ra mua cái này cái kia.”

    Lúc đầu, gia đình ông còn được phân phối gạo nhưng từ từ ‘xuống tới gạo mốc, gạo ẩm, rồi bắp, bo bo’.

    ‘Mất niềm tin’

    Ông Hưng cho biết gia đình ông đã tìm cách vượt biên nhiều lần và một người em của ông đã mất tích trên đường vượt biển.

    Luật gia Hưng cũng nói lý do ông đi vượt biên không phải do khó khăn về kinh tế mà ‘khó khăn về mặt tinh thần’.

    “Chúng tôi thấy rõ ràng quan điểm sống của chủ nghĩa cộng sản với chúng tôi không phù hợp,” ông nói và cho biết những ngày đầu tiên những sinh viên trường Luật như ông được cho đi học về Triết học Mác-Lênin ông đã thấy ‘chủ thuyết cộng sản sai ngay từ đầu, sai ngay từ khái niệm về giá trị’.”

    “Chúng tôi nghe thấy không hợp lý thì chúng tôi cãi. Nhưng mỗi khi như vậy thì chúng tôi bị trừng phạt.”

    Ông cũng kể lại lần ông đưa con của ông vào nhà thương đã khiến cho ông kiên quyết phải tìm đường ra đi.

    “Khi chúng tôi vào đến phòng cấp cứu thì thấy có hai cô ngồi đó, trên áo đề chữ bác sĩ . Cô này nói với cô kia rằng ‘Thôi chết rồi chị ạ, không biết 1cc có phải là 1ml không, không biết em có cho người ta lầm thuốc không’,” ông kể.

    “Tôi nghĩ ngay trong bụng thôi đời thằng con tôi tiêu rồi. Từ lúc đó tôi nhất định bằng mọi giá phải đi.”

    Một lần khác, khi ông đến thăm một người quen là đại tá công an cộng sản khi ông này ốm và ông này có nói rằng muốn được điều trị trong Bệnh viện Thống Nhất.” Bệnh viện ấy to lắm nhiều thứ tối tân lắm ngày xưa bà Thiệu (phu nhân ông Nguyễn Văn Thiệu) xây”. Ông ấy nói tiếp ” Thế nhưng sau tháng Tư năm 1975 bọn nó (cộng sản) chở những thứ đó về miền Bắc hết rồi” . Ông Hưng thuật lại lời người Đại tá công an đó nói rằng “Đám bác sĩ hiện nay trong đó toàn là con ông cháu cha Cộng sản. Vô trong đó chết chắc. Tao đi kiếm mấy thằng bác sĩ Nguỵ của mày cho chắc ăn.”

    “Khi xảy ra những chuyện như vậy thì trong bụng chúng tôi mất niềm tin. Đằng nào cũng chết nên phải đi tìm sự sống trong cái chết,” ông Hưng kể về lý do đi vượt biên của mình.

    “Lúc đó đi ra ngoại quốc không biết tương lai ra làm sao. Không biết mình có thể làm được những gì. Ra đại dương lớn như vậy mà con thuyền chỉ có 12 mét thì chỉ có 1 phần sống, 99 phần chết.”

    “Thế nhưng tại sao người ta vẫn đi? Tại vì ở lại là chết chắc,” ông giải thích.

    ‘Lòng tốt của Hoa Kỳ’

    Ông Hưng cho biết sau khi đến Mỹ thì ‘nhờ sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ, nhờ sự bao dung của nhân dân Mỹ mà chúng tôi vẫn sống được và có tương lai tốt đẹp cho chính mình và con cháu’.

    • NGÀN SAO says:

      CHUYỆN CŨ

      Ôi thôi chuyện cũ cũng qua rồi
      Sắt máu ai hay cũng một thời
      Đổi mới lâu rồi nên nhẹ thở
      Nhưng mà nguyên tắc vẫn chưa thôi

      Nhân dân làm chủ cả triệu lần
      Lãnh đạo Đảng thời vẫn Mác Lê
      Quản lý bộn bàng ông nhà nước
      Hành dân hành chánh quả ê hề

      Phải cần tập thể mới đi lên
      Ông Mác ông Lê đã phán lềnh
      Tư sản quay về có nước chết
      Thị trường định hướng dẫu chênh vênh

      Giấy xưa cần phải giữ lấy lề
      Cho dầu có rách vẫn không chê
      Thế gian cứ mặc đời thay đổi
      Đường cũ mà đi mới thỏa thuê

      Kiên định xưa nay đã vậy rồi
      Tương lai sẽ biết tốt hay tồi
      Hiện tại phải kèm vào quá khứ
      Buông tay lỏng khỏng ngã như chơi

      Nên mặc thể nào cứ tiến lên
      Thị trường định hướng dẫu mông mênh
      Nhắm mắt bịt tai mà dấn tới
      Hầu cho quá khứ mãi vang rền

      SAO NGÀN
      (26/4/16)

      • Tran Vinh says:

        Nguyễn Phước Tương – cựu cố vấn cho hai Thủ tướng CS- : ” Hệ thống của chúng tôi bây giờ là sự thống trị chuyên chế của một đảng ”… “Tôi là người nằm trong ruột của chế độ – Tôi hiểu tất cả các sai sót của nó, tất cả các thiếu sót của nó, tất cả các suy thoái của nó” … “Nếu chế độ này không thay đổi, nó sẽ tự sụp đổ.”

  7. TRĂNG NGÀN says:

    LỊCH SỬ SANG TRANG

    Ra rồi lịch sử cũng sang trang
    Miền Nam thấy cờ đỏ sao vàng
    Ngủ đêm thức dậy đời thay đổi
    Bốn mốt năm trường quả chứa chan

    Bao nhiêu cải tạo thật rộn ràng
    Hồ hỡi theo cùng tiếng oán than
    Phút chốc mới hay về lối cũ
    Vui mừng ai nấy cũng không oan

    Chỉ do ai đó học làm sang
    Theo Mác theo Lê thảy vội vàng
    Chiến trận vang lừng trong tiếng súng
    Làm sao cốt lịch sử sang trang

    Cờ đào máu đỏ được in lên
    Phấp phới sao vàng cánh sáng thêm
    Nửa đỏ nửa xanh rồi xóa hết
    Nền vàng ba sọc cũng tênh hênh

    Lịch sử sang trang bổng ngại ngùng
    Hoàng Sa ngày trước cũng không còn
    Biển đảo phút giây thành nhốn nháo
    Ai ngờ đất nước đổi thay nhanh

    NẮNG NGÀN
    (25/4/16)

  8. nguyen ha says:

    30/4 ngày chiến thắng của CS ! CS ăn mừng ngày của chúng hoàn toàn không có gì lạ. Có lạ chăng ,người Dân trong nước ,nhất là Dân mien Nam, mà vẩn còn “lăng-xăng” tham dự cuộc vui trong ngày đó, mới là chuyện lạ ! Dân Thừa thiên -Huế bị VC chôn sống người thân của mình ,đến cả gần 7000 người,thế mà Tết-nhứt củng tham dự cuộc vui do VC tổ chức ,thế mới lạ ! Thuở xưa khi thấy thực dân Pháp tổ chức hội hè để dân bản xứ ham vui,quên đi hận- mất -nước,một nhà thơ thời đó phải thốt lên rằng :’Tham tiền,cột mở lắm anh leo !!”. Té ra là vì Tiền-vì ham vui- vì lăng-xăng- vì nầy nọ…mà quên đi Nổi đau của Tim-Gan.Nổi đau mất nước !! Dân trí như thế thì CS vẩn tồn tại hoài .Mất nước về tay Tàu-phù là cái chắc !!

Leave a Reply to Tien Ngu