WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc hành quân sang Miên giữa năm 1970 của Nixon

Quyết định của nhà lãnh đạo
Nhiều tài liệu, sách báo đã nói về chiến dịch này gồm cả phía Việt Nam Cộng Hòa như tác giả Nguyễn Đức Phương, Tướng Hoàng Lạc và phía Mỹ gồm các chính khách, sử gia như Nixon, Kissinger, George Donelson Moss, Phillip B. Davidson…
Để viết bài này tôi dựa theo lời kể chi tiết của Kissinger (1) và có tham khảo thêm ý kiến các chính khách, nhà nghiên cứu khác.
Ảnh tư liệu. Nguồn google

Ảnh tư liệu. Nguồn google

Ngày 18-3-1970 Quốc hội Miên bỏ phiếu truất phế Quốc trưởng Sihanouk khi ông đang ở Bắc Kinh,Thủ tướng Lon Nol nay đứng đầu chính phủ lâm thời. Đầu tháng 4-1970, Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng rời căn cứ tại biên giới tiến về bao vây Nam Vang để lật dổ chính phủ mới Lon Nol trong khi Sihanouk tại Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ CS, chống Mỹ. Ngày 21tháng 4 Sihanouk  kêu gọi Mặt trận thống nhất Miên lật đổ Lon Nol trên một đài phát thanh bí mật của VC. Tại Bắc Kinh ông Hoàng kêu gọi người Miên chống lại chính phủ mới, bắn Lon Nol và Sirik Ma Tak.
Người ta tưởng Mỹ can thiệp khiến Cam Bốt có nội chiến, sự thực Sihanouk khai chiến với Lon Nol từ 20-3-1970, hai ngày sau khi ông bị lật đổ. Ngày 16-3 tại Paris Lê Đưc Thọ bác bỏ xuống thang chiến tranh và bác bỏ việc trung lập Miên, xác định Việt-Miên-Lào phải chung vai chiến đấu. Từ giữa tháng 4 -1970 CSBV mở rộng vùng chiếm đóng bao vây Nam Vang, nếu Mỹ không can thiệp thì họ sẽ mở rộng căn cứ địa nguy hại cho VNCH. Một khi chính phủ Lon Nol sụp đổ, Sihanouk sẽ về lãnh đạo chính phủ Cộng sản, miền nam VN sẽ bị nguy hiểm, an ninh sẽ trở nên tồi tệ
Nixon nhận định cuộc tấn công Lon Nol của BV cần phải ngăn chận trong khi Mỹ đang rút quân, Việt Nam hóa chiến tranh đang thành hình, Khmer đỏ còn yếu phụ thuộc vào Hà Nội, BV là mối đe dọa. Lê Đức Thọ nói sở dĩ bên Cam Bốt có biến động vì BV muốn xử dụng nó làm căn cứ địa chiếm miền nam VN. Ngày 21-4 Mỹ có kế hoạch để cho BV chiếm hết Miên sau đó sẽ tấn công bằng Hải và Không quân, hôm sau TT Nixon triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia (HĐANQG) để lên ké hoạch.
Từ tháng 2-1970 VNCH đã dự trù tấn công qua biên giới ba cây số với cấp đại đội đẻ thăm dò kho vũ khí địch. Tướng Haig quan sát VN tháng giêng về cho biết có kho vũ khí CS vài cây số bên kia biên giới, không thể dùng B-52 oanh tạc vì gần khu dân cư. Bộ trưởng quốc phòng Laird cho phép Abrams giúp VNCH tấn công qua biên giới ngắn hạn khi ông viếng VN tháng 2.
Ngày 27-3 VNCH vượt biên giới, hôm sau một cuộc hành quân tiếp theo, nó đã được báo chí loan tin, tùy viên báo chí Tòa Bạch Ốc Ron Ziegler đã tuyên bố ngày 28-3 rằng một vị Tư lệnh chiến trường Mỹ cho phép đánh qua biên giới vì địch đe dọa quân đội Mỹ. Được tin VNCH vượt biên giới, Kissinger yêu cầu cho tạm ngưng tới khi nhận định được tình hình và sợ BV mở rộng chiến tranh. Ông ta không muốn các Tư lệnh chiến trường lên kế hoạch chiến lược, Tướng Haig (phụ tá của Kissinger) gửi điện tín cho Đại Sứ Bunker tại sài Gòn nói:
“Nếu tiếp tục tấn công VNCH sẽ lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến mở rộng, cuộc chiến vượt biên giới có thể ảnh hưởng dư luận Mỹ”
Ngày 30-3 Bunker bảo ông Thiệu sở dĩ tạm ngưng vì sợ cuộc chiến mở rộng, hôm sau 31-3 tờ New York Times nói cuộc chiến có thể khiến Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương, cùng ngày chính phủ Miên nói họ trung lập và cho là họ không yêu cầu Mỹ, VNCH hành quân qua Căm Bốt. Laird phản đối lệnh ngưng tấn công qua biên giới và gọi cho TT, Nixon xin cho lệnh tiếp tục tấn công nhưng với mức độ cũ, những tuần đầu tháng tư có 4 cuộc tấn công đã được thực hiện.
Nixon nói cần có hành động mạnh ở Miên để giúp Lon Nol, ông cũng nói Sihamouk bắt chước CS mọi phương diện. Tổng thống cũng chỉ thị Kissinger liên hệ với Đại sứ Nga để cho họ biết là nếu CS vào Nam Vang TT sẽ hành động mạnh. Nếu Sihanouk nắm quyền trở lại, BV và VC sẽ lên tinh thần, Việt Nam hóa chiến tranh sẽ bị ảnh hưởng xấu. Bunker, Tướng Abrams khuyên nên tấn công vượt biên giới bằng lực lượng Mỹ-Việt vào những căn cứ chính của CSVN.
HĐANQG họp có ba kế hoạch: 1- án binh bất động, 2-tấn công bằng lực lượng VNCH, 3-dùng bất cứ lực lượng nào để đánh.
Hai căn cứ Mỏ Vẹt cách Sài Gòn 50 cây số và Lưỡi Câu xa hơn về phía Bắc là đáng quan tâm. Tình báo Mỹ cho biết Trung ương cục miền nam đang đóng tại đó cùng với công trường 7 (tương đương một sư đoàn). Lưỡi Câu được bảo vệ kiên cố, VNCH không đủ mạnh để tấn công cả hai căn cứ .
Trong bàn hội của HĐANQG mọi người đều sợ hậu quả đưa tới biểu tình chống chiến tranh, nếu Căm Bốt  sụp đổ Mỹ sẽ phải rút nhanh, những quyết định khác như can thiệp sẽ bị kết án mở rộng chiến tranh. Rogers (bộ trưởng ngoại giao) chống hành quân qua Miên dù do VNCH nhưng ủng hộ oanh tạc sau khi Sihanouk bị lật dổ. Laird (Bộ trưởng quốc phòng) ủng hộ mạnh cuộc hành quân giới hạn qua Miên nhưng phải đổi kế hoạch. Tướng Abrams đề nghị phá hủy các căn cứ CSVN tại biên giới..
TT Nixon thường quyết định sau phiên họp HĐANQG để tỏ ra HĐ chỉ là cố vấn, không có tính quyết định, lần này ông đổi hướng, chấp thuận tấn công qua biên giới của VNCH do Mỹ yểm trợ. Tướng Wheeler (TMT liên quân) đề nghị VNCH tiếp tục đánh sau trận Mỏ Vẹt. Khi thảo luận về vấn đề Mỹ tham dự hai ông Laird, Rogers đề nghị tối thiểu thôi, chống việc đưa cố vấn và oanh tạc yểm trợ. Phó TT Agnew phát biểu, ông cho rằng buổi thảo luận vô nghĩa, ông ủng hộ tấn công Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu có sự yểm trợ của Mỹ. Kissinger nhận định Agnew nói đúng, Nixon rất ghét những kế hoạch không đúng ý ông (bàn ra).
Tổng thống cho phép Mỹ yểm trợ bằng không quân tại Mỏ Vẹt nhưng chỉ trên cơ sở cần thiết, ông tránh cho oanh tạc Lưỡi Câu, những quyết định này sau được ghi bằng văn thư. Rogers xin phép được đưa ra Quốc Hội vấn đề yểm trợ mạnh cho Cam Bốt, Laird muốn không có người lính Mỹ nào tại Miên kể cả người hướng dẫn oanh tạc. Kissinger họp hai phiên WSAG (Nhóm hành động đặc biệt Washington) để xúc tiến thi hành lệnh của Nixon,  quyết định: 1- Bộ Quốc phòng muốn lệnh yểm trợ phải từ Hoa Thịnh Đốn, 2- Cho phép Tướng Abrams được oanh tạc yểm trợ khi cần và dùng quan sát viên theo chân quân đội VNCH, Nixon chấp nhận cả hai.
Ngày 23-4 BV, VC tấn công nhiều tỉnh tại Căm Bốt, địch cũng leo thang chính trị, ngày 24-4, CS tổ chức Đại hội thượng đỉnh các dân tộc Đông Dương tại biên giới Lào-Việt-Hoa. Thành phần tham dự gồm Sihanouk, Souvanouvong (Pathet Lào), Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng, họ ra tuyên cáo chung chống Mỹ và được Bắc Kinh yểm trợ.
Nếu Mỹ không can thiệp, Căm Bốt và VNCH khó có thể sống còn nhưng sẽ có phản ứng chính trị và chia rẽ trong Ban tham mưu của Kissinger. Ngày 23-4 Nixon gọi Kissinger mấy lần, ông ta theo lời khuyên của Agnew cho tấn công Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu cùng lúc. Sáng hôm sau Nixon cho triệu tập Ban tham mưu về việc phối hợp Mỹ-Việt để tấn công hai căn cứ nói trên, Nixon bay về Camp Davis để suy tính thêm.
Tổng thống lo âu nếu cứ tiếp tục rút khi Căm Bốt trở thành căn cứ địa lớn của CS thì Việt Nam hóa chiến tranh có thành công hay không? Làm sao tránh được dư luận chống đối trong nước Mỹ? nếu để CS chiếm Miên, tổn thất Mỹ sẽ gia tăng, VNCH tan rã.
Thứ bẩy ngày 25-4 Nixon gọi Kissinger tới Camp David khi ông đang tắm trong hồ, Kissinger đi trên bờ, Tổng thống quyết tấn công Lưỡi Câu. Ông nuôi ý tưởng đánh căn cứ Miên và oanh tạc BV, phong tỏa cảng Hải Phòng nhưng tin là sẽ bị chống đối dữ dội. Nixon nghĩ cứng rắn nhưng lại không dám làm, vấn đề khó khăn của nhà lãnh đạo là có dùng quân sự hay không.
Hôm sau CSBV, VC tấn công mạnh để tiếp tục bao vây Nam Vang , chính phủ Nam Dương đề nghị một Hội nghị Á Châu để phục hồi nền trung lập Căm Bốt nhưng bị Hà Nội, Bắc Kinh bác bỏ. Chiều ấy HĐANQG nhóm họp gồm Rogers , Laird, Wheeler, Helms (giám đốc CIA), Kissinger.. Họp xong Nixon quyết định cho lực lượng lực lượng Mỹ tấn công Lưỡi Câu, ông ký lệnh do Kissinger soạn thảo.
Rogers phàn nàn ông đã quả quyết với Ủy ban ngoại giao Thượng viện rằng không có Mỹ tham gia, Laird e ngại sẽ có phản đối cuộc tấn công hai căn cứ Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu cùng một lúc vì nó sẽ khiến tổn thất lính Mỹ lên 800 người một tuần. Laird, Rogers đến gặp Tổng thống phản đối quyết định tấn công qua Miên, Nixon bực tức với Kissinger về hai ông Bộ trưởng này. Kissinger đề nghị hoãn thi hành để hỏi ý kiến Tướng Abrams và Bunker, Nixon đồng ý. Laird chỉ muốn VNCH hành quân mà không có Mỹ.
Bunker và Abrams trả lời (từ VN) tấn công Lưỡi câu và Mỏ Vẹt cùng một lúc, Abrams nói cố gắng giữ tổn thất tối thiểu cho Mỹ. Cuối cùng TT giữ quyết định, ông họp với Rogers và Laird.
Nixon quyết định sau khi hội ý với các cố vấn cho thấy khuynh hướng tự chủ, Kissinger cho rằng ông quyết định đúng về vấn đề Căm Bốt. Ông không xuất hiện cho tới ngày 30-4 khi đọc tuyên bố đánh sang Miên và ở trong phòng soạn diễn văn.
Tấn công căn cứ của Cộng Sản Bắc Việt
VNCH mở chiến dịch Toàn Thắng 42 tấn công Mỏ Vẹt bắt đầu tối 28-4-1970, có khỏang 50 cố vấn đi theo, 4 ngày sau tăng thêm 22 người. Ngày 30-4 lúc 9 giờ tối, TT đọc diễn văn cho biết hành động của CSVN trong 10 ngày qua sẽ đe dọa tính mạng người Mỹ ở VN sau khi ta rút 150 ngàn quân. Ông giải thích trên bản đồ, địch sẽ chiếm Nam Vang, mở rộng căn cứ, đe dọa tấn công VNCH trên 600 dặm (gần 1,000 cây số), chúng ta có ba lựa chọn:
1-bỏ mặc không can thiệp
2-giúp viện trợ nhiều cho Cam Bốt
3-tấn công phá hủy căn cứ địch.
Ông tuyên bố quyết định cho Việt-Mỹ tấn công Bộ chỉ huy quân sự CS (Trung ương cục R), chiến dịch có giới hạn nhất thời, ta không tấn công nước nào mà chỉ là chiên dịch cần thiết cho VN hóa chiến tranh và giữ cho tổn thất Mỹ ít nhất.
TT nói Mỹ không thể bị làm nhục, không thể để rơi vào tình trạng vô chính phủ, không thề đứng nhìn như một anh khổng lồ bất lực, không thể theo con đường đổ lỗi cho chính phủ trước.
“Dù đảng của tôi (CH) được bao nhiêu phiếu tháng 11 (bầu cử bán phần QH) chỉ là không đáng kể so với sinh mạng của 40,000 lính Mỹ đã (hy sinh) chiến đấu cho ta và cho tự do độc lập của VN, dù tôi chỉ được làm một nhiệm kỳ cũng không nghĩa lý gì so với thất bại của Mỹ bất lực trong việc lãnh đạo cho dân chủ  tự do. Tôi chẳng thà làm TT một nhiệm kỳ khi  làm cái phải hơn là hai nhiệm kỳ với cái giá nhìn Mỹ trở thành siêu cường hạng hai và nhìn đất nước này chấp nhận thất bại trong lịch sử 190 năm tự hào” (2)
 
Những người chống chiến tranh muốn chấm dứt mọi hành động quân sự , họ cho là Nixon vượt quá quyền hạn TT khi mở rộng chiến tranh. Trong trường hợp này phải chấm dứt rút quân (về nước) hoặc là VNCH sụp đổ. Tấn công vào căn cứ địch là diễn tiến duy nhất tương xứng với cuộc rút quân khỏi Đông Dương và ngăn chận Hà Nội cai trị toàn vùng.
 
Bộ chỉ huy lưu động của CS và những trận đánh khác
Lực lượng Mỹ-Việt tấn công Lưỡi Câu 7 giờ rưỡi sáng (giờ Sài Gòn) ngày 1-5, 12 căn cứ  CS bị tấn công trong 3 tuần đầu.  Có khi hành quân phối hợp, có khi chỉ có quân VNCH, có khi chỉ kéo dài một tuần, có khi kéo dài suốt chiến dịch. Hai tầu Mỹ và máy bay thám thính quan sát hải cảng Sihanoukville giới hạn (bên ngoài 12 dặm) chấm dứt ngày 13-6. Ngày 26-5 chiến dịch chấm dứt về hình thức, B-52 tiếp tục yểm trợ quân Mỹ tại Căm Bốt ngoài ra hai ngày oanh tạc trên khu phi quân sự (BV) vào các căn cứ hậu cần CS. TT Nixon nói Trung Ương Cục Miền Nam tại Lưỡi Câu là một mục tiêu của cuộc tấn công, thực ra TƯCMN lưu động rất khó biết nó ở đâu. Ngày 22-5 Bộ quốc phòng Mỹ ước lượng đã ngăn chận được 12,000 quân CSBV xâm nhập. Trong bản báo cáo cuối tháng sáu, TT Nixon kê khai chiến lợi phẩm (3)
-Tịch thu được 22,892 vũ khí cá nhân, đủ trang bị cho 74 tiểu đoàn BV, 2,509 súng cộng đồng, đủ cung cấp cho 25 tiểu đoàn BV.
-Hơn 15 triệu viên đạn, ngang với số đạn BV, VC bắn ở miền nam VN năm ngoái.
-14 triệu cân Anh (khoảng 8 triệu ký) gạo đủ nuôi toàn bộ cán binh tại miền nam VN trong 4 tháng
-143,000 đạn rocket và súng cối, đủ bắn trong 14 tháng tại miền nam.
-199,552 viên đạn phòng không, 5,482 quả mìn, 62,022 lựu đạn, 83,000 cân Anh chất nổ (độ 40,000 kí lô)
-Hơn 435 xe cộ và phá hủy, hơn 11,690 thiết bị quân sự.
Theo Kissinger, thành quả của cuộc hành quân sẽ còn lớn hơn nếu không rút trong 2 tháng. Tại Mỹ phản chiến lên rất cao, ít ngày sau khi tuyên bố hôm 30-4, Nixon cho rút khỏi căn cứ CS, ông nói trước Quốc hội là Mỹ chỉ hành quân giới hạn  30 km vào Miên. Kissinger cho là Nixon đã sai lầm khi ông làm mạnh, bị chống đối rồi sợ hãi cho rút lui khiến kết quả bị giảm. Giới hạn thời gian, địa lý làm dịu chống đối của Quốc hội truyền thông nhưng lại không có kết quả tốt đầy đủ.
BV và VC rút khỏi căn cứ xa hơn mà Mỹ không thấy, người Mỹ không đạt kết quả hoàn toàn nhưng dù sao cũng phá hủy được các kho hàng của CSVN để chúng không đủ sức tấn công. Các chuyên gia riêng của Kissinger ước lượng chiến dịch đã phá hủy 40% toàn bộ kho tiếp liệu quân sự địch tại Cam Bốt. Kissinger cho là địch sẽ mất từ 6 tới 8 tháng gián đoạn tiếp liệu. Sir Thompson tiên đoán địch sẽ mất cả hai năm mới phục hồi các kho tiếp liệu.
Sau năm 1969 Mỹ rút quân đồng thời cố làm tăng sức mạnh cho VNCH và ngăn cản địch tấn công, khi vai trò chiến đấu Mỹ giảm thì chuyện tối ưu là làm suy yếu sức mạnh của BV. Hà Nội tiến hành một cuộc chiến xa miền Bắc nên cắt đường tiếp viện và phá hủy các kho quân sự của địch khiến chúng yếu đi. Trong gần 2 năm miền nam VN không có trận đánh quan trọng nào, đồng bằng sông Cửu Long cũng được bảo đảm. Trận tấn công năm 1972, họ vượt Khu phi quân sự với đường tiếp liệu gần nhưng cuộc tấn công từ Miên yếu nhất dễ bị chận đứng.
Đối với Mỹ, tiêu chuẩn hàng đầu là thiệt hại Mỹ phải nhẹ, mỗi tuần (dù có lên) nhưng không hơn một phần tư (1/4) con số 800 người mà Laird sợ. Đây là lần đầu tiên trong 4 năm số tổn thất của Mỹ tụt xuống dưới 100 một tuần, từ đó mỗi tháng cũng giảm dần. Từ tháng 6-1970, con số thiệt hại trung bình giảm hơn một nửa so với tháng tương ứng trong năm trước. Tháng 5-1971 chỉ còn 35 người một tuần, tháng 5-1972 chỉ còn 10 người một tuần. Năm 1971 vẫn còn vài trăm ngàn quân Mỹ tại VN, BV muốn làm cho Mỹ thiệt hại nhiều hơn nhưng chúng không làm được vì chiến dịch tấn công qua Căm Bốt.
Ngày 4-5 Thủ tướng Nga Kosygin nói họp báo nói ông không tin Mỹ đã vi phạm nển trung lập Miên và (Nga) không chống chính phủ Lon Nol, không ủng hộ Hội nghị về Căm Bốt. Ngày 18-5 Bộ ngoại giao Nga cho biết họ giữ lại tòa Đại sứ tại Nam Vang và nói Sihanouk hiện là tù nhân của Trung Cộng. Tháng 5-1970 Bắc Kinh tuyên bố Mỹ gây hấn, Mỹ chỉ là cọp giấy, ba nước Đông Dương sẽ họp nhất. Ngày 20-5 họ đăng lời Mao kêu gọi nhân dân thế giới giới đoàn kết đánh bại bọn xâm lược.
Mỹ không làm hỏng liên hệ với hai nước trùm CS, Nga công nhận Lon Nol, Bắc Kinh công nhận Sihanouk, Nga-Tầu rạn nứt ảnh hưởng tới Đông Dương. Ngày 10-6 Kissinger và Đại sứ Dobrynin bàn về SALT (tài giảm binh bị), cuối tháng 6-1970  Mỹ nhận tín hiệu Bắc Kinh muốn tiếp xúc với họ.
Chính trị khủng hoảng không phải tại mặt trận hay về ngoại giao mà tại nước Mỹ.
Chống đối leo thang
Cuộc hành quân sang xứ Chùa Tháp gây căng thẳng mùa xuân 1970, khi Kissinger nhận nhiệm vụ tại Tòa Bạch Ốc, ông hy vọng hàn gắn sự chia rẽ trong nước Mỹ và cố gắng chấm dứt chiến tranh. Cuộc chiến VN là cuộc chiến lần đầu tiên được đề cập rộng rãi trên truyền hình và báo chí phản chiến tường thuật. Đau khổ do chiến tranh ảnh hưởng tới đời sống Mỹ, họ đổ cho các nhà lãnh đạo có khuyết điểm.
Kissinger tiếp xúc với những người chống đối tại Mỹ và cho là họ sai lầm, áp lực của họ càng kéo dài chiến tranh chứ không phải chấm dứt nhanh hay mang lại hòa bình. Nước Mỹ phải chấm dứt chiến tranh với điều kiện nó không làm mất quyền lực của Mỹ để xây dựng một trật tự quốc tế. Phong trào phản chiến yên lặng từ tháng 11-1969 nằm chờ cơ hội. Giữa tháng 4-1970 biểu tình trên 200 tỉnh thành, tin ngày 28-4 VNCH hành quân vào Mỏ Vẹt bị kết án leo thang chiến tranh, trong khi BV đã tấn công Miên trước đó hơn một tháng mà không bị kết án.
Báo chí nói cần phải ra khỏi Đông Dương chứ không lún sâu, VNCH tấn công để bảo đảm cho Mỹ rút quân, khi ấy Quốc hội ngăn cản chính phủ giúp Miên, họ là nạn nhân CSBV. Thượng nghị sĩ Fullbright, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện nói với NBC ngày 27-4: giúp Miên chống CSBV là mở rộng chiến tranh, không có chiến dịch nào có thể thành công. Báo chí không tin Nixon và cho đó là “nỗi ám ảnh quân sự”, hoặc “Quốc hội, người dân mất niềm tin” (New York Times).
Họ kết án Nixon cũng y như Kennedy, Johnson trước đây, từ 30-4-1970 giới lãnh đạo sinh viên kêu gọi đình công biểu tình. Ngày 4-5 bốn sinh viên tại Kent (Ohio ) bị vệ binh bắn chết trong một cuộc biểu tình, sau đó họ bãi khóa, biểu tình tăng rất nhanh vì cuộc hành quân sang Miên. Thủ đô Washington y như thành phố bị bao vây, đỉnh cao là ngày 9-5, khoảng từ  75 tới 100 ngàn người biểu tình sau Tòa Bạch Ốc, sau ngày 9-5 thêm nhiều ngàn sinh viên biểu tình tại Thủ đô chống leo thang .
Một ngàn Luật sư đi vận động Quốc hội sớm chấm dứt chiến tranh, có 34 vị khoa trưởng, viện trưởng Đại học, kiến trúc sư , bác sĩ, y tá. Báo chí khuyến khích chống đối, 2000 sinh viên Đại học Colombia ngồi xuống đường giờ cao điểm tại Syracuse University, họ đốt cháy một tòa nhà mới. Ngày 7, ngày 8 tháng 5 sinh viên biểu tình tại khu phố tài chính New York . Các công nhân đang xây dựng khu World Trade Center xuống phố Wall street dùng gậy gộc, dụng cụ đánh bọn sinh viên biểu tình. Sự việc cho thấy những người biểu tình phá hoại trật tự xã hội có thể bị phản ứng mạnh nhưng không ai cản được phong trào, Nixon tin đám đông người Mỹ đứng về phía ông.
Thăm dò Gallup cho thấy 48% người được hỏi ủng hộ việc Nixon giúp vũ khí cho Căm Bốt, 35% chống, 50% ủng hộ chính sách Nixon về VN, 37% chống.
Phản chiến của truyền thông, sinh viên ảnh hưởng mạnh tới Quôc hội, họ chống chính phủ, định ra luật rút khỏi Căm Bốt và cấm đưa quân Mỹ qua. Ngày 13-5 Thượng viện thảo luận vấn đề giúp quân sự nước ngoài, Thượng nghị sĩ Frank Church  và John Cooper đề nghị một tu chính án cấm gia tăng viện trợ quân sự Mỹ cho Căm Bốt cũng như cấm Mỹ hoạt động quân sự tại Miên sau 30-6-1970. Ngoài ra TNS Byrd đề nghị một tu chính án cho quyền Tổng thống hành động để bảo vệ quân Mỹ tại VN nhưng bị bác ngày 11-6 (tỷ lệ 52-47). Ngày 30-6, Thượng viện chấp thuận Tu chính án Church-Cooper (58-37) và đưa ra Hạ viện, hạn chót được từ chối là cuối năm 1970, từ đó CS được rảnh tay tại Căm Bốt
Ngoài ra tu chính án của McGovern- Hatfield nhằm chấm dứt chiến tranh bằng cắt hết các ngân khoản cuối 1970, sau triển hạn tới 31-9-1971 nhưng bị Thượng viện bác (55-39). Thượng viện chống chiến tranh, ra hết tu chính  án này tới tu chính án khác đưa Hành pháp vào chỗ bế tắc, Hà Nội được hưởng lợi.
Bảo thủ (CH) buồn vì phải rút quân, Cấp tiến (DC) ám ảnh bởi chính họ đưa nửa triệu quân vào  Đông Dương. Dân chủ miễn cưỡng phải đối diện với quá trình hành động của họ trước đây, hoặc cố giữ yên lặng, họ vội trốn trách nhiệm đổ lỗi cho TT Nixon. Cuối cùng 250 viên chức Bộ Ngoại giao ký tuyên cáo phản đối chính phủ, nội các chia rẽ chứng tỏ Hành pháp bị phân hóa.
Một ông Giáo sư đại học cho rằng Nixon hành quân sang Miên, một quốc gia khác là một chính sách ngoại giao tồi tệ, một GS khác cho là Mỹ đã khiêu khích CS. Kissinger cho rằng cuộc hành quân này không thể thiếu được. Mỹ phải đánh hậu cứ địch vì nó là cách tốt nhất để bảo đảm an ninh cho việc rút quân và ngăn chận CSBV chiếm Căm Bốt. Hà Nội  chỉ đòi áp đặt một chính phủ CS tại Sài Gòn mà thôi.
Quyết định của đám đông là ngày 30-6 Mỹ phải rút khòi Miên, Hành pháp thảo luận: Hoặc chỉ dùng oanh tạc, hoặc VNCH đánh sang Miên khi Mỹ rút ngày 30-6. Ngày 7-6, báo Los Angeles Times kêu gọi rút hết quân Mỹ tại Đông Nam Á trong thời hạn 18 tháng.
Nạn nhân của phản chiến Mỹ là người dân Miên hiền hòa, nhiều năm sau khi chính phủ Miên mà ta giúp đỡ (Lon Nol) sụp đổ về tay CS, những người đã đòi Mỹ bỏ Miên (phản chiến) phủ nhận trách nhiệm cho hậu quả ghê gớm mà họ đã làm ra. Có nhiều lý luận cho là biến cố đảo chính Sihanouk do Mỹ hành quân qua tháng 5-1970 hoặc những trận oanh tạc 1969 chứ không phải do CS, sự thực thì BV tiến về Nam Vang tháng 4, trước khi Mỹ tham gia hành quân, lý do là chính phủ Lon Nol đòi BV phải rút.
Nếu Mỹ không hành quân, BV sẽ chiếm Miên sớm hơn, những người chống Hành pháp  ngụy biện rằng sở dĩ Khmer Đỏ tàn bạo là do Mỹ và chính phủ Lon Nol chống chúng 5 năm. Sự thực thì tháng 4-1979, Sihanouk  nói với Kissinger: Bọn lãnh đạo Khmer Đỏ luôn là bọn sát nhân, ngay từ đầu chúng áp dụng lý thuyết Kinh tế cuống tín. Cuối thập niên 50 Khieu Samphan (Chủ tịch) trong luận án tiến sĩ Kinh tế nói xã hội Miên cần thay đổi bằng khối nông dân đầy nghị lực đông đảo với thành thị hủ bại. Hai thập niên sau được áp dụng bằng diệt chủng kinh hoàng. Chính Hà Nội vì tham vọng cai trị Đông Dương nên đã xâm lăng Căm Bốt giữa thập niên 60, chúng tổ chức giúp Khmer Đỏ từ lâu trước khi Mỹ hành quân vào Miên. BV muốn chiếm Miên một tháng trước khi Mỹ vào, chính BV đưa quân đánh Khmer Đỏ 1978-1979.
Nếu Mỹ không cho tấn công các căn cứ CS tại Miên thì xứ Chùa Tháp đã bị CS tràn ngập từ 1970 chứ không phải 1975. Nước Căm Bốt đáng thương dần dần làm cho nước Mỹ tức giận. BV bị chận đứng tại Miên, viện trợ Mỹ bị cắt giảm chỉ còn 200 triệu năm 1970, vì thế Mỹ có thể sa lầy tại Miên và Đông Dương. Tình trạng quân sự chính trị  tại Miên, Lào xấu vì CS mạnh khó cho kế hoạch rút quân của Mỹ.
Căm bốt là một vấn đề ứ đọng dậm chân tại chỗ, Mỹ không được oanh tạc Miên, CSBV gây dựng Khmer Đỏ, chính phủ Lon Nol yếu lả đi trong khi CS Miên tổng tấn công và Mỹ đã bóp chết khả năng tự vệ của họ.
Richard Moose và Lowenstein thuộc Ủy ban ngoại giao Thượng viện Mỹ  đi thăm Đông nam Á cuối năm 1970 báo cáo Mỹ giúp Căm Bốt rất ít, chính phủ Miên được dân ủng hộ, Mỹ để cho họ suy yếu. Chiến dịch đánh sang Miên giúp họ không sụp đổ nhưng không loại được mối đe dọa lâu dài. Quốc hội đã giúp BV, Khmer Đỏ có cơ hội chiếm Miên, BV cương quyết thôn tính, Căm Bốt lâm vào nội chiến, nước Mỹ bị phân hóa đưa tới bi kịch xứ Chùa Tháp
Nhận định
Tác giả Nguyễn Đức Phương dẫn lời Thompson, một chuyên viên về chống du kích cho rằng hành quân Kampuchia và việc chiếm đóng hải cảng Kompong Som (Sihanoukville) đã khiến kế họach phản công của CS bị chậm lại khoảng hai năm. Kissinger cũng nhận xét tương tự (4)
TT Nixon nói về hai mục đích chính của của chiến dịch này: trước hết giúp  cho Căm Bốt khỏi bị sụp đổ và làm giảm áp lực địch tại Nam Vang. Mỹ đã làm suy yếu cuộc tấn công BV để có thời giờ tiến hành VN hóa chiến tranh. Nixon đánh giá cuộc hành quân sang Miên là một chiến dịch quân sự thành công nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh VN (5)
Tuy nhiên theo tác giả George Moss chiến dịch cũng chỉ tạm thời cứu nguy Domino (chính phủ Lon Nol) nhưng về bề lâu không trừ được mối nguy Khmer Đỏ. BV bị thiệt hại nặng về vũ khí, nhân mạng, tiếp liệu, cảng Sihanoukville bị đóng cửa nên họ chỉ trông vào tiếp liệu trên đường mòn Hồ Chí Minh (6)
Cũng theo George Moss hậu quả của chiến dịch đưa tới nhiều khó khăn cho Nixon sau đó. Cuộc bầu cử bán phần Quốc hội nửa năm sau (tháng 11-1970) khiến cho cả hai viện thêm nhiều người Bồ câu chống chiến tranh VN, Dân Chủ chiếm ưu thế hơn trước. Sau hai năm vào Tòa Bạch Ốc, chiến đấu, đàm phán, vị Tổng thống hứa chấm dứt chiến tranh đem lại hòa bình bi quan thấy vị trí, lập trường Mỹ tại Paris trở nên tồi tệ, yếu thế. Quyền hạn của ông bị thu hẹp (7), Nixon nhận thấy không thể sớm chấm dứt chiến tranh với hòa bình trong danh dự. Hòa đàm bế tắc, Hà Nội cứng rắn, Mỹ không thể đuổi được BV về Bắc.
Tướng Davidson (8) nói mục đích của chiến dịch là cứu chính phủ Lon Nol, phá hủy kho tiếp liệu CSBV và bắt bọn lãnh đạo Trung ương cục VC.  Nixon muốn cho CSBV biết họ phải đương đầu với một chính phủ Mỹ cứng rắn hơn (thời Johnson), chuẩn bị cho Việt Nam hóa chiến tranh và rút quân.
Nhiều chính khách và sử gia (TT Nixon, sir Thompson, Davidson…)  nhìn nhận chiến dịch này đã  làm chậm lại một, hai năm cuộc tấn công đại qui mô của BV tại miền nam VN. Nixon nói nhiều người Mỹ chỉ trích chiến dịch này mở rộng chiến tranh VN nhưng trái ngược lại nó cho Mỹ rút quân dễ dàng và giảm áp lực địch và thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh (9)
Giai đoạn này cho thấy sự vô lý và ngoan cố của phong trào phản chiến, của Quốc hội Dân chủ và truyền thông, báo chí Mỹ. Trong khi CSBV mở rộng chiến tranh chuẩn bị tấn công VNCH, TT Nixon cần chặn đứng sự bành trướng của địch tại Căm Bốt để rút quân, thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh thì bị chống phà kịch liệt. Người dân Mỹ rất oái oăm, họ muốn chính phủ rút bỏ VN lập hòa bình trong danh dự có nghĩa là VN không sụp đổ lúc đó, muốn vậy phải đánh cho địch suy yếu nhưng họ lại cấm không cho chính phủ (Nixon) hành động. Thực ra BV đã chủ động mở rộng chiến tranh, tấn công lật đổ Lon Nol để thống trị Căm Bốt.
Khi nhậm chức tại Tòa Bạch ốc, Nixon tin tưởng sẽ sớm chấm dứt chiến tranh nhưng như Goerge Moss đã nói trên, nay ông ta  thất vọng, hòa bình vẫn còn xa. Quyền hạn của Tổng thống bị hạn chế, đảng Dân Chủ nhẩy vào ăn có, theo Kissinger chính họ đưa nửa triệu quân vào VN và sa lầy do hậu quả của nhiều sai lầm trầm trọng. Nay Dân Chủ a dua với phong trào phản để chiến phá thối đảng đối lập (CH). Sự phá phách, chống đối của Quốc hội Dân chủ, phản chiến, truyền thông.. đã kéo dài chiến tranh, CSBV khai thác triệt để nội tình phân hóa của nước Mỹ.
Từ những tháng đầu mật đàm tại Paris , Lê Đức Thọ nói với Kissinger: Mỹ phải rút quân vô điều kiện, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ liên hiệp… ngoài ra không có gì để bàn thảo. Nhiều lần Kissinger xuống nước xin Thọ nghiêm chỉnh đàm phán nhưng phía BV cứng rắn cho biết không có gì để thương thuyết cả, các ông phải rút quân, lật đổ Thiệu….
Kissinger chán nản thất vọng biết rằng hòa bình còn xa, hai nhà lãnh đạo Mỹ kết án phong trào phản chiến, Quốc hội Dân chủ, truyền thông đã nối giáo cho giặc kéo dài chiến tranh. Mỹ rút quân, mất thế mạnh trên chiến trường và tạo thế yếu trên bàn Hội nghị Paris .
Chiến dịch đánh sang Miên tuy thành công về quân sự nhưng đã tạo phân hóa trầm trọng tại Mỹ tháng 5-1970, các công nhân xây dựng tại phố Wall lấy dụng cụ đánh nhóm biểu tình phản chiến tơi bời. Khoảng 100 ngàn nhân công xây dựng diễn hành qua Manhattan ủng hộ chính phủ. Chiến tranh Đông Dương gây chia rẽ giai cấp trí thức và lao động nhưng rồi phản chiến ngày càng lan rộng y như căn bệnh truyền nhiễm. Mới đầu sinh viên tham gia nhiệt tình rồi đảng Dân Chủ, Quốc hội, truyền thông, trí thức hùa theo để biến nó thành toàn quốc phản chiến.
Nixon-Kissinger thất vọng, hòa bình trong danh dự vẫn còn xa.
Trọng Đạt
—————————————————————–
 
(1) Henry Kissinger: White House Years chương XII The War Widens,  trang 483-521, The attack on North Vietnamese Sanctuairies
(2) Sách kể trên trang 504
(3) White House Years trang 507, No More VN trang 121. Ngoài ra theo  Phillip B. Davidson: Vietnam At War, The History 1946-1975, trang 627 nói tổng cộng tại Lưỡi Câu có 15,000 quân VNCH, Mỏ Vẹt 8,700 người VNCH, thiệt hại 976 người (Mỹ 338) và 4,534 bị thương (Mỹ 1,523), giết được 11,000 Việt Cộng, bắt 2,500 tù binh
(4) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 495
(5) Richard Nixon: No More Vietnams trang 122
(6) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 338
(7) Sách kể trên, trang 342, 343
(8) Vietnam At War trang 628
(9) No More Vietnams trang124.

7 Phản hồi cho “Cuộc hành quân sang Miên giữa năm 1970 của Nixon”

  1. Dao Cong Khai says:

    “Từ những tháng đầu mật đàm tại Paris , Lê Đức Thọ nói với Kissinger: Mỹ phải rút quân vô điều kiện, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ liên hiệp… ngoài ra không có gì để bàn thảo. Nhiều lần Kissinger xuống nước xin Thọ nghiêm chỉnh đàm phán nhưng phía BV cứng rắn cho biết không có gì để thương thuyết cả, các ông phải rút quân, lật đổ Thiệu….”

    Hồi xưa, khi còn ở VN, nghe tin này thì tôi rất khó hiểu tại sao Mỹ lại quá hèn để cho CS Bắc Việt họ ngoan cố như vậy. Nhưng khi ở Mỹ và đọc sách Mỹ thì người ta sẽ hiểu, phe VC họ làm như thế là hết sức logic. Mỹ và VC đang đánh nhau, thế mà dân Mỹ lại ủng hộ VC và chống chính phủ Mỹ, đòi Mỹ phải rút quân về… thì nếu VC nó không mạnh miệng trong hoà đàm Paris thì mới là chuyện lạ.

    Vấn đề là hồi năm 1967-1968 Mỹ xập bẫy của VC khi chấp nhận hoà đàm với VC. Cấu trúc chiến tranh VN của Mỹ ngay từ đầu đã không được lương thiện và nhiều toan tính. Giai đoạn đầu là giai đoạn viện trợ quân sự cho VNCH, nhưng Mỹ muốn kết thúc giai đoạn đó sớm để bắt đầu giai đoạn xây dụ*ng căn cứ quân sự của họ ở VN và gửi quân của họ sang VN. Họ tiến tới giai đoạn đó bất kể sự từ chối của chính phủ VNCH, và họ đã làm mọi chuyện bất nhân và đê ttiện nhất để đạt được tham vọng mở rộng chiến tranh của mình; vì thế họ đã gây bât ổn chính trị cho VNCH, gây chia rẽ tôn giáo giữa người VN để lật đổ chính phủ VNCH, giết chết TT Ngô Đình Diệm.

    Họ làm thối nát và tang thương đất nước chúng tôi một cách vội vã rồi tìm cách bỏ chạy; va` chính phủ Mỹ họ đã lường gạt ngay cả những người lính Mỹ của họ để mang vào chiến trường VN – một chiến trường mà người Mỹ gọi là chiến tranh quy ước, đánh để tự vệ, đánh để kẻ địch không bị tiêu diet mà chỉ nhằm cản trở mộng xâm lăng của kẻ thù (đánh để đưa đầu cho VC phục kích bắn xẻ và khoanh tay nhìn VC ẩn nấp trong dân để bắn tỉa lính Mỹ của họ, hậu quả của vở bi kịch đó của lính Mỹ là vụ án Mỹ Lai, linh’ My~ thảm sát tập thể hang` tra*m người dân VN ở Quảng Ngai. Và cuối cùng của vở kịch chiến tranh VN của người Mỹ là kẻ bị người Mỹ truy tố đã thảm sát hang` tra*m thường dân VN, trung uý Calley, lại được tráng án!) … CS Bắc Việt nó đã biết rõ khung ca?nh chi’nh tri. đó nên nó yên tâm mà theo dõi tình hình chính trị ở Mỹ để trươ`ng kỳ kháng chiến cho tới khi chính phủ Mỹ không còn tình thần chiến đấu nữa.

    • Minh Đức says:

      Mỹ không đến Việt Nam để chiếm đóng, xây căn cứ quân sự mà chỉ để ngăn cản sự bành trướng của Cộng Sản. Mỹ cuối cùng phải bỏ miền Nam vì khối Cộng Sản dai dẳng theo đuổi chiến tranh. Chính sách theo đuổi chiến tranh trường kỳ của Cộng Sản giúp cho phe Cộng Sản bành trướng rộng thêm nhưng chính sách đó phải trả giá là phải làm cho dân ngu để ủng hộ CS lâu dài, để cho dân nghèo đói để dốc tài lực vào chiến tranh. Cái giá phải trả nặng nhất cho các dân tộc bị Cộng Sản cai trị là văn hóa dối trá, tàn bạo vì muốn môt dân tộc chấp nhận theo đuổi chiến tranh mãi thì phải lừa dối, cưỡng bách, khủng bố. Thứ văn hóa này làm hủy hoại đạo đức của các dân tộc, làm lưu manh hóa dân tộc ngay cả khi các chế độ Cộng Sản đã chấm dứt thì ảnh hưởng của thứ văn hóa đó vẫn còn.

  2. vietnam says:

    Thế rồi Tổng Thống Mỹ nào đã dọa cắt đầu TT Thiệu hả? Bạn suy nghĩ gì về việc này?

    • UncleFox says:

      Đồng chí Vịt Nằm thân mến, Vì Thiệu không chịu làm bù nhìn cho Mỹ như Bác Hồ của chúng ta làm con rối cho Liên Sô, cho Trung quốc, nên TT Nixon quá bức xúc mới dám … chửi lén như thế .
      Nhớ khi xưa, vì ngờ bác Hồ ta không hết lòng cúc cung tận tuỵ mà Shit-ta-lìn đã giam lỏng Bác ở Mút -cu những 5 năm cơ đấy . Cũng may là bác Hồ nuôi mộng nhớn làm tôi tớ ngoại bang để được làm “quan Kách Mệnh” nên mới được toàn mạng, cho tôi và đồng chí cùng đảng ta có được một bác Hồ chủ tịch nước vĩ đại hôm nay …

      Đời đời nhớ ơn sự nghiệp làm tay sai ngoại bang của chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến !

      • Bắc Việt says:

        Tên Việt gian chính hiệu diệt chủng Việt, bán nước là Hồ chí Minh tự thú đây này :

        ***Lê Duẩn : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.

        Hồ chí Minh: “Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn “.

        ***Cải Cách Ruộng Đất giết chết 500000 người dân do Việt gian Hồ chí Minh phát động do chỉ thị của quan thày Trung- Xô . Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân kể lại : ” “Mùa hè năm 1952, Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…”.

        ***Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), và nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Thì 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho Chu Ân Lai, Thủ Tướng:

        “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc…” .

        ***Trong thư đề ngày 06-6-1938, Hồ chí Minh gửi Lê Nin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích?” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, sách của đảng cộng sản Việt Nam).

    • Bắc Việt says:

      Nixon doạ cắt đầu, vì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khăng khăng không chịu ký Hiệp Định Ba Lê trong đó có điều khoản Kissinger thuận cho quân Bắc Việt xâm lược tiếp tục ở lại trong miền Nam .

      Rồi tại sao tổng thống Thiêu phải miễn cưỡng ký Hiệp Định Ba Lê :

      “TT Thiệu ký kết Hiệp Định Paris tháng 1 năm 1973” – Tác giả: Trọng Đạt: ” … ngày 14-1 Nixon cử Tướng Haig sang Sài Gòn để thuyết phục Thiệu, ông ta mang thư của Nixon cho biết “ Tôi đã quyết định ký chính thức ngày 27-1-1973 tại Paris, nếu cần Mỹ sẽ ký một mình, trong trường hợp này tôi sẽ nói VNCH gây trở ngại hòa bình, kết quả là sẽ bị cắt viện trợ kinh tế quân sự và sẽ có thay đổi trong chính phủ của ông”.

      “… Lập pháp phẫn nộ và việc cắt viện trợ miền Nam chắc chắn sẽ xẩy ra nếu TT Thiệu từ chối ký kết Hiệp định. Nhà lãnh đạo miền nam không dám liều lĩnh như vậy, không có viện trợ, không thể sống còn. Ông ta đồng ý ký …”.

  3. Minh Đức says:

    Bài này cho thấy sau khi Lon Nol lật Sihanouk và ra mặt chống CSVN thì CSVN mở rộng tấn công. Việc CSVN mở rộng tấn công có thể đưa đến dứt điểm chế độ Lon Nol. Chưa dứt điểm được chế độ Lon Nol thì CSVN cũng đã chiếm một vùng rộng lớn hơn rồi để cho Khmer Đỏ kiểm soát sau này. Giả sử Sihanouk ra mặt chống CSVN ngay từ đầu thì CSVN cũng sẽ tấn công và dứt điểm chế độ Sihanouk rồi đưa Khmer Đỏ lên cầm quyền tại Miên. Vì ông Sihanouk nhượng bộ CSVN, cho CSVN mở đường tiếp tế trên đất Miên, cho CSVN đóng quân trên đất Miên nên CSVN đã để cho ông Sihanouk yên thân thêm vài năm nữa. Vì ông Sihanouk giúp đỡ CSVN nên Trung Quốc và CSVN lúc đó chỉ giúp đỡ cầm chừng cho Khmer Đỏ, không để cho Khmer Đỏ lật chế độ Sihanouk vào lúc đó để đừng làm cho tình hình phức tạp thêm mà tập trung đánh miền Nam trước. Việc CSVN không để cho Khmer Đỏ lật Sihanouk lúc đó đã làm cho Pol Pot bất mãn thấy mình chỉ là bù nhìn, rồi sau này Pol Pot khi đã chiếm được quyền lực thì ra mặt chống CSVN.

    Nói chung, với cách tổ chức tất cả dồn cho chiến tranh của các nước trong khối CS thì bên phía CS có thể tiến hành chiến tranh lâu dài, trong khi đó Mỹ theo chế độ dân chủ không thể theo đuổi chiến tranh lâu dài do bị dân phản đối. Với cách tổ chức như vậy phe CS đã bành trướng được từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Mỹ dùng chính sách ngăn chặn nhưng phải lùi bước dần tại nhiều nơi trên thế giới. Chính sách bành trướng bằng quân sự của Liên Xô chỉ bị ngưng vì Liên Xô có vấn đề với kinh tế chứ không phải là vì Liên Xô thua về mặt quân sự. Nhưng chính vì dồn hết sức vào quân sự mà Liên Xô có vấn đề về kinh tế. Điều này giống như người ta nói bề mặt của tấm huy chương càng lớn thì bề lưng cũng nó cũng càng lớn.

Leave a Reply to vietnam