WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiến Pháp mới 2016 của Thái Lan

nguoi-dan-thai-lan-tham-gia-trung-cau-dan-y-ngay-78-0530

Đây là hiến pháp thứ 21 từ khi Thái Lan thành lập chế độ quân chủ lập hiến năm 1932 đến nay. Nó được trưng cầu dân ý và thông qua hôm Chủ Nhật 7/8/2016 với 61.4% đồng ý. Câu hỏi thứ nhì về việc Thuợng Viện do hội đồng quân nhân (Junta) bổ nhiệm chỉ được 57.1% đồng ý. Tỷ lệ đi bầu khoảng 55%, thấp hơn so với mục tiêu 80% dự kiến (BBC 7/8/16).

Trước ngày bỏ phiếu, các cựu thủ tướng của cả hai đảng lớn là Dân Chủ và Pheu Thai như Abhisit Vejjajiva, Thaksin, và Yingluck, đều chỉ trích dự thảo hiến pháp là phản dân chủ. Tuy nhiên, sau khi bỏ phiếu, cả hai đảng đều có vẻ chấp nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Kết quả cho thấy cử tri ở thủ đô và vùng trung tâm ủng hộ, trong khi hầu hết các nơi khác thì không ủng hộ.

Đa số các chính trị gia cũng muốn nhanh chóng được trở lại sinh hoạt chính trị dân sự bình thường dù hiến pháp có những hạn chế, tương tự như sau khi đảo chánh Thaksin 2006, hiến pháp thiếu dân chủ 2007 do quân đội thảo ra được thông qua khoảng 58%, nhưng cũng đã đưa phía thân Thaksin lên nắm chính quyền.

Dù cử tri đã thông qua bản hiến pháp, nhưng cuộc trưng cầu dân ý này đã bị mang tai tiếng trong thời gian trước khi bỏ phiếu, do Junta thẳng tay đàn áp cuộc vận động để bỏ phiếu “chống” dự thảo của phe không muốn hiến pháp được thông qua. Junta hạn chế quyền tự do bày tỏ, áp đặt luật Trưng Cầu Dân Ý hết sức khắc khe với mức phạt lên đến 10 năm tù nếu thông dịch sai bản dự thảo, hay chỉ trích nội dung, hay cản trở bỏ phiếu, mà theo Human Rights Watch, đã có ít nhất 120 người bị bắt. Hồi tháng 6/2016 Liên Hiệp Quốc cũng đã quan ngại và lên tiếng. Junta cấm nhóm “Áo Đỏ” thân đảng Pheu Thai thiết lập các trạm thăm dò gian lận bầu cử ở các nơi.

Junta cho rằng các điều khoản mới của hiến pháp sẽ làm cho đảo chính quân sự không còn cần thiết nữa trong tương lai, cũng như có những điều khoản cho một loạt các cải cách sâu rộng về kinh tế, tư pháp và chính trị.

Nhưng mục tiêu thực sự và cốt lõi của nó là quân đội tham gia sâu sắc vào chính trị, giữ vai trò trọng tài cuối cùng của quyền lực, cũng như quyết định các giải pháp khi tình trạng bất ổn chính trị (gần như có tính chu kỳ) xảy ra, mà nó thường dẫn đến bạo lực hay làm tê liệt đất nước.

Các điều khoản mới được thiết kế để mạnh mẽ ngăn chận các phong trào quần chúng, như phong trào của cựu Thủ tướng Thaksin vừa qua.

Các điều khoản mới cũng bao gồm việc tạo ra cơ chế cho việc bổ nhiệm thủ tướng không do dân bầu, và tăng cường khả năng của cơ quan tư pháp để can thiệp những khi bất ổn.

Ngoài ra, hiến pháp giúp các ứng cử viên độc lập dễ dàng ra tranh cử hơn trong các cuộc bầu cử, hạn chế khả năng của các đảng cầm quyền trong việc ban phát chức vụ, và quy định giai đoạn chuyển tiếp từ 3 đến 5 năm sau kỳ bầu cử đầu tiên (dự trù 2017) quân đội có quyền phủ quyết chính quyền dân cử.

Tranh cãi lớn nhất là các điều khoản về việc Thượng viện sẽ hoàn toàn được bổ nhiệm, cho phép định chế này ngăn chặn các dự luật được hạ viện do dân cử đưa lên.

Tất cả những yếu tố này nhằm mục đích làm suy yếu các liên minh cầm quyền, làm cho chính quyền dễ bị thao túng bởi các quyền lực truyền thống (quân vương, quân đội), do đó nó ngăn cản những đảng lớn như Pheu Thai của ông Thaksin thống lãnh quốc hội.

Bằng cách tăng cường quyền lực cho các nhà kỹ trị không do dân bầu, Junta hy vọng nó sẽ ổn định môi trường lập sách, tạo dễ dàng cho các kế hoạch cải cách kinh tế dài hạn để không bị tổn thương khi thay đổi chính phủ.

Và bằng cách tự cho mình (Junta) và cơ quan tư pháp những sự kiểm soát mạnh mẽ hơn lên chính phủ, Junta nghĩ rằng sự can thiệp thẳng thừng và mạnh bạo của quân đội, tức đảo chánh, sẽ không còn cần thiết nữa.

Với sự thông qua hiến pháp, nhiều nhà quan sát cho rằng tiến trình chuyển đổi trở về sự lãnh đạo dân sự có thể sẽ êm thắm hơn trước.

Các chính trị gia chống Thaksin (Áo Vàng) dù không bằng lòng bản hiến pháp nhưng vẫn sẽ tham gia vào hệ thống mới này, âm thầm cám ơn điều hứa hẹn của nó là đập vỡ sự thống lãnh của Thaksin.

Bên Thaksin cũng vậy, sẽ âm thầm chấp nhận kết quả. Mặc dù ông ta phản đối bản hiến pháp, và các điều khoản trói buộc nhắm vào việc kềm chế không cho đảng ông tiến tới một chính quyền dân cử mà ông ngầm kiểm soát, nhưng nó sẽ cung cấp cơ hội tốt nhất để tạo lại cảnh quan chính trị có lợi cho ông.

Nhưng liệu hiến pháp mới sẽ thành công trong việc ổn định Thái Lan trong lâu dài hay không thì không thể nào biết chắc được.

Lợi dụng nhà vua Bhuminol 88 tuổi sắp băng hà, Junta thao túng hoàng cung. Thái tử Vajiralongkorn là nguời không được lòng dân, khi trẻ là playboy, tính khí thất thường, thậm chí thiếu suy nghĩ và tàn bạo và Junta đang muốn kiểm soát tiến trình kế vị ngôi vua. Thái tử được coi là có quan hệ với cựu Thủ tướng Thaksin, Junta sợ rằng sau khi lên ngôi, Thái tử sẽ khôi phục danh dự cho Thaksin và cho ông trở về nước. Cho nên, theo RFI, dường như đã có thỏa thuận giữa quân đội và Thái tử, theo đó Quân đội cho phép Thái tử lên kế vị ngôi báu, không gây rắc rối cho Thái tử. Đổi lại thì Thái tử phải thanh lọc hàng ngũ những người thân, đặc biệt là tham nhũng bên phía gia đình vợ cũ. Đồng thời, Thái tử đảm bảo là sẽ không ủng hộ Thaksin trong tương lai. Cựu Vương phi Srirasmi (vợ cũ) hiện nay đã hoàn toàn bị cô lập (RFI 6/3/15).

Hoàng gia rõ ràng đang trên đà suy vi, trong khi quân đội muốn nắm thực quyền. Giai cấp ưu tú (elite) và các nhóm thế lực lợi ích lâu đời ở vùng thủ đô và vùng trung tâm (qua phong trào Áo Vàng) muốn dựa vào quân đội và đảng Dân Chủ để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ. Nông dân mạng bắc và đông-bắc cũng như phía nam (theo hồi giáo) thì ủng hộ phía Thaksin. Mặc dù Thái Lan có nhiều đảng, nhưng thế lưỡng đảng (với hai đảng lớn nhất, tương tự như ở Ấn Độ) đã khó khăn để hình thành đang bị quân đội làm cho suy yếu.

Thái Lan có 68 triệu dân (Việt Nam 94 triệu), diện tích 513,120 km2 gấp 3 lần tiểu bang Florida (VN 331,210 km2) với tổng sản lượng quốc gia là 395 tỷ đôla năm 2015 (VN 192 tỷ), Thái Lan là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thái Lan mua bán lớn nhất với TQ, 1/5 du khách đến Thái là từ TQ (4.6 triệu), đường ray cao tốc từ tây-nam của tỉnh Vân Nam qua Lào, Bangkok và Singapore đang trong tiến trình hình thành, một dự án thời đại khác là kinh đào Kra dài 44 km (28 dặm) xuyên qua bán đảo Thái-Mã với kinh phí 28 tỷ đôla mà Việt Nam đón gió bằng cách xây hải cảng ở Phú Quốc (Economist 19/9/2015). Với Junta thao túng quyền lực, ông Robert Kaplan cho rằng Thái Lan “đang ngày càng mờ nhạt trong vai trò mỏ neo của khu vực và đối trọng cố hữu của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Mùa hè năm 2015, Ngoại trưởng Thái Lan, Tướng Tanasak Patimapragorn, nói công khai trong cuộc họp báo chung có mặt Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng: “Tôi mà là phụ nữ, thì tôi sẽ yêu ngài ấy thôi” (RFI 25/11/15). Nó cho thấy Junta đang nằm trong game của TQ.

Sau khi tướng Prayut Chan-ocha đảo chánh tháng 5/2014 và lên làm thủ tướng, Hoa Kỳ đã mất dần ảnh hưởng ở Thái Lan. Junta nghiêng về phía TQ và Thái là một mắt xích quan trọng trong khối ASEAN mà TQ nhắm tới để chặt, tóm thu Cam Bốt, Lào, Thái (3 nước không có tranh chấp Biển Đông và có quyền lợi kinh tế lớn với TQ) để phá chiến lược dùng khối ASEAN của HK, đồng thời cô lập và khống chế VN.

Điều mà người ta hy vọng là phong trào dân chủ của Thái Lan đã mạnh và qua những kinh nghiệm đau thương đã có một sự trưởng thành. Trong sách của ông Lý Quang Diệu “One Man’s View of the World” (Thế giới quan của một con người), ông cho rằng ông Thaksin đã giúp cho dân chủ Thái Lan vượt được lên trên vương quyền cũng như quân đội, và tương lai dân chủ Thái Lan không thể bị đảo ngược.

Một trong những trở ngại lớn có lẽ là hệ thống giá trị dân chủ pháp trị chưa được tôn trọng, hay tin tưởng vào và tranh đấu cho một cách đúng mức để nó được nằm cao trên nấc thang giá trị. Báo Economist số ngày 31/5/2008 trích lời của ông bộ trưởng Jakrapob Penkair trong chính phủ của thủ tướng Samak rằng “hệ thống trung thành với đàn anh kẻ cả (patronage) dễ làm cản trở sự phát triển của đất nước, làm cho người ta mắc nợ sự trung thành với người chủ của mình thay vì với các định chế mà người ta lẽ ra phải phục vụ, làm thiệt hại nền pháp trị và khuyến khích sự nhũng lạm”.

Hoàng gia càng ngày càng lu mờ, lực cản thực sự cho dân chủ là quân đội, tiến trình dân chủ ở Thái Lan tuy gập ghềnh nhưng chắc không thể nào bị đảo ngược.

9/8/2016

© Lê Minh Nguyên

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Hiến Pháp mới 2016 của Thái Lan”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    HIẾN PHÁP VÀ CHÍNH TRỊ

    Nước Thái Lan thành lập chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932, tức trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra 1939 và kết thúc 1945. Quân chủ lập hiến là chế độ có vua đứng đầu theo kiểu tượng trưng của truyền thống, nhưng chính phủ do Hiến pháp làm cơ sở, có Thủ tướng và các nghị sĩ Quốc hội do dân bầu cử theo cách dân chủ tự do, đó vẫn là chế độ dân chủ.

    Nhưng từ mười năm qua, do sự tranh chấp thường xuyên có khi bằng biểu tình bạo lực giữa các phe phái chính trị, tình hình chính trị và xã hội tại Thái Lan có nhiều bất ổn. Do đó trong năm ngoái, lực lượng quân sự Thái Lan làm đảo chính và họ đã lên nắm quyền. Tình hình đã tạm thời ổn định trở lại, nhưng để củng cố sự ổn định thường xuyen và lâu dài, vừa rồi chính phủ quân sự Thái Lan đã lập ra cuộc trưng cầu dân ý về một bản dự thảo hiến pháp mới để tiến tới một hiến pháp dân chủ chính thức làm nền tảng lâu dài trong tương lai cho nền chính trị Thái Lan.

    Cuộc trưng cầu dân ý đó đã thực sự thành công trong mục tiêu ý đồ của chính quyền quân sự Thái, đa số dân chúng đã bỏ phiếu tán đồng và các đảng phải chính trị sau đó cùng bày tỏ ý kiến thừa nhận các kết quả đó. Có nghĩa cuộc đảo chánh quân sự trước đây là một việc làm bất đắc dĩ của lực lượng quân sự vì họ thấy không thể còn giải pháp nào khác để giải quyết khủng hoảng chính trị kéo dài của đất nước. Họ đã cầm quyền không theo thể thức dân chủ, nhưng nay trong ý hướng lại muốn trở về nền tảng dân chủ cho toàn dân và đất nước, đó là ý hướng và nổ lực đáng khen của họ.

    Nhà vua hay hoàng gia Thái Lan thì không xen vào chính trị về mặt thực tế, họ cũng giống như hoàng gia Anh quốc, hoàng gia Nhật bản hay các nước có thể chế quân chủ lập hiến khác, bởi đó chỉ là quyền lực tượng trưng của họ, còn quyền lực thật sự nằm trong dân, trong hiến pháp. Dĩ nhiên đó là nguyên tắc lý thuyết, còn thực quyền hay quyền hành thực sự đều nằm trong chính phủ mà người đứng đầu chính Thủ tướng do dân bầu lên một cách thật sự dân chủ tự do.

    Vậy nhưng khi chính trị khủng hoảng, tức chính phủ bị trở ngại không còn thể điều khiển bình thường nên dân chủ pháp trị như thế nào đó, thì ai hay lực lượng nào đứng ra giải quyết ? Dĩ nhiên toàn dân không thể chủ quan làm được việc đó, vì thực sự nhân dân không có lực lượng quân sự thực tế, chỉ có sức mạnh về mặt pháp lý hay hiến pháp, mà nếu dân làm dược cũng xảy ra cuộc bạo loạn với nhiều máu đổ của đất nước, nên thường hoặc một đảng phái chính trị tạo ra cuộc đảo chánh bằng hình thức nào đó, đặc biệt là quân đội, lực lượng luôn có thực lực, như trường hợp Thái Lan nhiều lần trong quá khứ mà mọi người đều biết.

    Nhưng nước Thái Lan là nước quân chủ lập hiến, nhà vua tuy không có thực quyền nhưng được thực sự tôn trọng, cho dù những cuộc đảo chính xảy ra cũng thế, nhà vua không can dự vào đó và mọi sự ổn định của hoàng gia luôn luôn được đặt biệt tôn trọng. Điều đó cũng nói lên một khía cạnh ổn định thường xuyên nào đó của đất nước về cơ bản, thường là những cuộc đảo chính ít đổ máu, những sự thay đổi quyền hành về mặt chính phủ chỉ là giai đoạn, tạm thời, và cuối cùng nền dân chủ của toàn dân luôn quay gót trở lại.

    Vậy nói chung lại, thể chế dân chủ và hiến pháp là ý nghĩa luôn luôn đặc biệt quan trọng. Nguyên tắc dân chủ đúng nghĩa thì khó có lực lượng chính trị hay đảng phái nào có thể lũng đoạn hoặc tiếm quyền thường xuyên. Bởi nguyên tắc không bao giờ là cá nhân cầm quyền hay đảng phái cầm quyền vô điều kiện, mà chinh là hiến pháp mới là nền tảng quyền hành duy nhất của đất nước. Bởi hiến pháp đẻ ra quyền lực chính trị nên khi quyền lực chính trị bị thay đổi thì hiến pháp cũng phải thay đổi. Nhưng hiến pháp thay đổi không có nghĩa hiến pháp bị chà đạp hoặc trở thành giấy lộn vĩnh viễn, nhưng phải thay vào một hiến pháp mới cho phù hợp với tình hình và điều kiện chính tri mới hơn.

    Tức không bao giờ có sự độc tài vĩnh viễn như các nước kiểu độc tài toàn trị, hiến pháp chỉ trở thành công cụ phục vụ toàn trị, nhưng mọi sự độc tài đều luôn chỉ là tạm bợ, chóng qua để nhường lại cho nền dân chủ tự do đúng nghĩa như là thể chế chính trị thường xuyên và lâu bền nhất. Ý nghĩa đó Thái Lan đã thường áp dụng từ khi nền quân chủ lập hiến được thành lập tới nay, và hiện nay nước láng giềng Miến Điện cũng theo cách đó. Có nghĩa thể thế tự do dân chủ luôn luôn là thể chế khoa học khách quan của xã hội loài người trong thời hiện đại, và hiến pháp chính là bản văn nền tảng nhất bảo đảm cho chính tính khoa học khách quan đó. Con đường đang đi của nhà cầm quyền quân sự Thái Lan hay chính phủ dân sự được chuyển quyền hiện nay ở Miến Điện đều chỉ là con đường như thế.

    NON NGÀN
    (13/8/16)

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN