WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi: ‘Quy hoạch thủy điện bậc thang trên sông nhỏ là sai lầm’

ĐCV: Thì ra không chỉ có ruộng bậc thang mà còn có thủy điện bậc thang. Người ta làm thủy điện không chỉ ở sông lớn, mà còn ở sông nhỏ, suối. ‘Mượn gió bẻ măng’ mỗi công trình thủy điện họ lại chặt phá rừng bừa bãi, lấy cớ thủy điện để khai thác gỗ.

Bài của các doanh nghiệp trong những năm vừa qua là họ cho một vài ông quan lớn vào đứng cổ phần trong các dự án, nên để xóa bỏ chúng đâu có dễ. Mấy trăm mạng người không làm bất kỳ quan chức nào mảy may xúc động, tiền bạc với họ quan trọng hơn sinh mạng của đám dân đen.

Dưới đây là ý kiến của 1 chuyên gia về thủy lợi, xin đăng tải để rộng đường dư luận.

———————————————-

Một ví dụ về thủy điện bậc thang

Một ví dụ về thủy điện bậc thang

Đợt mưa lũ từ giữa tháng 10.2016 đến nay đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 316.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại; hơn 42.800 ha lúa, 39.000 ha hoa màu bị hư hỏng. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỉ đồng, nâng tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay ước tính đến 37.650 tỉ đồng (tương đương 1,7 tỉ USD); làm 235 người chết và mất tích. Trước thiệt hại do mưa lũ, nhiều tỉnh đã phải kêu cứu Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thuốc khử trùng, cây, con giống…

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam nói rằng chúng ta quy hoạch thủy điện nóng vội, làm quá nhiều thủy điện bậc thang, đó là nguyên nhân sâu xa của tình trạng này.

-Nhiều tỉnh miền Trung thiệt hại nặng nề trong đợt lũ vừa qua. Theo ông, nguyên nhân do đâu?

- GS-TS Vũ Trọng Hồng: Theo tôi, có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Thứ nhất là mưa lớn, lượng mưa lên tới 400mm. Ngoài ra cũng chưa biết nước từ các nước lân cận như Lào có sang hay không vì Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cũng không đề cập đến việc này. Dù lượng mưa ấy không lớn hơn bao nhiêu so với mọi năm nhưng hiện nay điều kiện thiên nhiên có nhiều biến đổi, lũ chuyển muộn. Lẽ ra tháng 11 đã kết thúc mùa mưa nhưng năm nay tận giữa tháng 12 mà mưa vẫn còn lớn, mưa lại rơi vào cuối mùa lũ.

Do vậy, việc tích nước trong hồ chứa bị lệch hướng. Họ sợ lũ không về nên phải tích đầy nước. Điều này cho thấy công tác dự báo chưa được tốt, các hồ chứa không nắm được thông tin lũ về muộn để điều tiết kịp thời. Nước về nhiều thì các nhà máy phải xả để cứu đập.

Thứ hai, trong vụ xả này có cả hồ thủy lợi và hồ thủy điện chứ không riêng gì thủy điện. Tuy nhiên, thủy điện hiện nay có một cái sai rất lớn, đó là các sông suối nhỏ cũng đều làm thủy điện bậc thang, mỗi sông 3 – 4 nhà máy thủy điện. Hơn nữa, khoảng cách giữa các nhà máy chỉ cách nhau khoảng vài chục cây số. Các nước không ai cho phép như vậy bởi vì khi đập này tích nước, chưa kịp xả hết thì nước từ đập kia lại chảy về rồi.

Cho nên quy hoạch thủy điện bậc thang ở các sông, suối nhỏ là một sai lầm. Về mặt kỹ thuật, không ai cho phép làm điều này nhưng chúng ta vẫn cố để làm. Dù biết là nguy hiểm nhưng hiện nay một số nơi vẫn đang tính toán để tiếp tục làm.

Thứ ba, những vùng rốn lũ thì chúng ta lại cho phép dân cư vào ở rất nhiều, ví dụ như Hố Hô, đúng dòng sông Ngàn Sâu chảy, hai bờ không được xuống nhưng địa phương vẫn cho dân phát triển. Tình trạng này cũng tương tự ở các địa phương khác. Cho nên tác hại của ngập lụt nghiêm trọng hơn. Những vùng rốn rũ, quốc tế và đặc biệt là Mỹ không bao giờ cho dân vào ở, nhưng Việt Nam thì cứ cho.

Thời tôi được làm với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi đi thị sát vùng lũ, Thủ tướng bao giờ cũng yêu cầu không được cho dân sống ở vùng rốn lũ, ở hành lang thoát lũ, chỉ được hoạt động kinh tế thôi, dân phải ở trên cao. Giờ tôi mong Thủ tướng cũng phải quán triệt các địa phương về vấn đề này. Thủ tướng phải giao cho Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Nông nghiệp – PTNT cần phải phân định rõ hành lang thoát lũ, không được cho dân sống ở đó. Chứ nếu không thay đổi thì cả trăm năm nữa vẫn xảy ra tình trạng này. Ví dụ như ở Hà Nội có cột bê tông rất to chỗ tuyến thoát lũ, các địa phương cũng nên học tập.

- Như vậy quy hoạch thủy điện bậc thang là nguyên nhân chính?

- GS-TS Vũ Trọng Hồng: Quy hoạch thủy điện của chúng ta vừa qua là quy hoạch nóng vội, hậu quả giờ vẫn đang tiếp tục, cần phải lên án quy hoạch bậc thang. Đây là sai lầm lớn của chúng ta.

Đó cũng là nguyên nhân sâu xa của tình trạng này, cần phải loại bỏ nhiều thủy điện nhỏ, thủy điện bậc thang. Điện chúng ta dùng chủ yếu của 37 nhà máy thủy điện lớn, nếu bỏ những thủy điện nhỏ này không ảnh hưởng gì nhiều. Nhà nước có thể xem xét những thủy điện nào có nhiều rủi ro như kiểu Hố Hô hoặc thủy điện bậc thang, không thu được lợi ích kinh tế nhiều thì đề nghị họ có thể thu xếp chấm dứt hoạt động.

- Ý kiến xóa bỏ các thủy điện nhỏ không phải là mới, nhưng tại sao mãi mà chúng ta không thực hiện được, thưa ông?

- GS-TS Vũ Trọng Hồng: Có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó cũng có nguyên nhân lợi ích nhóm, có người này người kia cổ phần ở trong các nhà máy thủy điện nên rất khó xóa bỏ. Cho nên Chính phủ cần thật quyết liệt thì mới giải quyết được.

Để xóa được các thủy điện nhỏ, thủy điện bậc thang thì Nhà nước và doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau, có thể mỗi bên chịu một nửa. Các nhà máy thủy điện cũng cần phải thu hồi vốn nhanh, rồi để trả nợ bởi hầu hết các nhà thủy điện đều là đi vay để làm. Khi họ hoàn vốn thì dừng hoạt động.

Muốn hoàn vốn phải mất khoảng 30 năm, nhưng nếu thế thì lâu quá, thiệt hại sẽ khủng khiếp nên Nhà nước cần có giải pháp để cố gắng cho họ thu hồi vốn trong khoảng 10 năm thôi.

Tuy nhiên, Nhà nước cũng có cái khó, vì giờ lấy tiền ở đâu. Mẫu thuẫn này rất khó giải quyết. Trong khi đó, chính Nhà nước trước kia lại kêu gọi xã hội hóa các thủy điện, kêu gọi họ đầu tư vào. Họ hăng hái vay tiền đưa vào làm nên giờ bảo dừng thì làm sao dừng được.

- Chúng ta đã xây dựng quy trình vận hành xả lũ để đối phó với tình trạng này nhưng vẫn gây ra thiệt hại. Theo ông, quy trình này có phù hợp không?

- GS-TS Vũ Trọng Hồng: Quy trình vận hành hiện nay rất bất cập và không thể làm nổi việc điều tiết lũ. Quy trình do Bộ Công Thương hướng dẫn các tỉnh duyệt chứ bộ cũng không duyệt. Các thủy điện bậc thang này chủ yếu do tư nhân vận hành, mỗi đập một chủ nên rất khó phối hợp nhịp nhàng với nhau tại vì mỗi công trình thủy lợi phụ thuộc vào điều tiết tự nhiên của nó. Thời chúng tôi thì Bộ Nông nghiệp quản lý vấn đề này, 3 giám đốc đều thuộc Bộ. Do đó việc đập này tích, đập kia xả là do Bộ quyết chứ không như tư nhân vận hành như hiện nay nên phối hợp với nhau thuận tiện hơn.

Hơn nữa, mưa xuống phải tính được dòng chảy, còn Việt Nam hiện nay không tính được dòng chảy bởi lớp phủ đã bị bê tông hóa rất nhiều. Khi mưa xuống phải có lớp phủ thì mới thấm nước được để giảm lũ. Các thông số, địa hình hiện nay đã thay đổi, muốn tính toán được phải bỏ hàng nghìn tỉ đồng ra để đo đạc lại thông số trong khi hiện nay chúng ta chưa làm được. Chúng ta tính từ mưa ra dòng chảy thì bị sai rất nhiều. Cho nên vấn đề quy trình không giải quyết được vấn đề này.

Bộ Nông nghiệp – PTNT và Trường đại học Thủy lợi cũng đã xây dựng một quy trình mới, là phải làm thiết bị đo ngay trong hồ chứ không cần dự báo mưa. Sau đó họ vẽ đường quy trình và khi nước đến đâu thì tích và xả luôn. Tuy nhiên, trường hợp này lại gặp phải một vấn đề là nếu lũ không đến trong khi xả nước rồi thì lấy đâu nước cho họ vận hành, ai bù thiệt hại cho các nhà máy thủy điện?

Tôi nghĩ Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo chống lũ thì nên yêu cầu sắp xếp lại quy trình xả lũ, sắp xếp lại vấn đề dân cư trong vùng rốn lũ để giảm bớt thiệt hại.

- Xin cảm ơn ông!

Trí Lâm (thực hiện) - Theo Một Thế Giới

13 Phản hồi cho “Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi: ‘Quy hoạch thủy điện bậc thang trên sông nhỏ là sai lầm’”

  1. Lan says:

    Ngày sau tháng 4-75 do nhu cầu cần đoàn thể hoá, đoàn ngũ hoá nhân dân miền Nam để dễ bề theo dõi, cai trị trong lúc giao thời nên Đảng và Nhà nước ta mới bày ra trò đào kinh thuỷ lợi bậy bạ cho qua ngày. Còn bây giờ thì cần phải tạo ra nhiều công trình xây dựng thì cán bộ, đảng viên, quan chức mới có cái rút ruột mà ăn. Thế thôi! Cũng tại nhân dân không hiểu rõ chính sách Nhà nước ta nên mới xuyên tạc thuỷ lợi thành thuỷ hại.

    Nhớ không? “Con kinh ta đào chưa có nước chảy qua, chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng…” Bây giờ có nước nhiều thì lại kêu ca là sao?

    Đọc comment của cụ Austin Phạm ở dưới thì đoán là cụ là người đã giác ngộ cách mạng từ rất sớm!

  2. nguyen ha says:

    Cám ơn bà con đả “đồng tình ” với tôi về nhận xét “Thủy lợi” thành “thủy hại ” của VC !! Rất nhiều bà con ta ở trong nước khi nghe bộ này-bộ nọ…và ngay cả Thủ tường -Quốc trưởng ,họ tưởng như chức danh của các nước khác. Cứ xem TS Đại Quang và TS Trọng Lú thì đủ biết nền học thuật của VC,chỉ cần Hồng (CS) còn Chuyên (tài năng) chỉ là thứ yếu. Cố nhà toán học Hoàng hửu Đường ,quê Quảng Trị ,bà con với Tỷ phú Hoàng Kiều ,khi vào Nam ,nói với các SV :” Các em hảy lấy tài năng để bù lý lịch”!
    Một lời nói đầy tâm huyết ! Nhưng bù đến bao giờ !! Mới đây thôi,mấy đứa cháu tôi học rất giỏi,thi vào
    đại học Sa2igo2n y dược -kinh tế đều đổ từ 1 đến 10. Nhưng học bổng đi học nước ngoài lại là con cháu của mấy “cha nôi “!! Không có con em học xuất sắc, thì cứ tưởng nhà nước đả đổi mới ! Té ra vẩn như củ !
    Đi làm Đĩ mà phải có lý lịch Đảng huống chi đi học !(xem bản tin báo Tuổi trẻ ngày 14/12/2016,phiên xử 4 người làm đĩ, Tòa giảm án vì có gia đình tham gia VC (cách mạng )./

    • Austin Pham says:

      Em hoàn toàn phản đối tòa án nhân dân đã giảm khinh cho thân nhân của gia đình cách mạng. Đúng lý thì phải xử nặng để làm gương cho người khác. Tội nặng lắm! Đi làm cách mạng là để nhân dân làm đĩ, chứ gia đình cách mạng không làm đĩ. Không tin cứ hỏi mụ Kim Cương.

      • Tudo.com says:

        (Không tin cứ hỏi mụ Kim Cương.)

        Ca sĩ Kim Tuyến phỏng. . .zzzấn mụ Kim Cương trong chợ 99 ở Bolsa:
        “Chị Kim Cương, hồi đó chị tuyên bố đánh cho Mỹ cúc nguỵ nhào, nó nhào rồi bây giờ chị qua đây làm gì?”

        Kim Cương mếu máo:
        Em ơi, theo chỉ thị nhà nước 36 kiểu biểu chị qua “nhảy dù” kiếm thêm chút cháo, nhưng Mỹ nó. . .chê chị già.

        Thật khổ thân cho. . . Nghệ Sĩ Nhân Dân Ưu Tú!

  3. Người Huế says:

    nguyen ha nói chi mà hay dữ rứa! Trí não tui hiểu biết thêm là nhờ nguyen ha đó!

  4. Minh Đức says:

    Sai lầm ở chỗ làm đập thủy điện ở chỗ đáng lẽ ra là không làm được.

    Cộng thêm chế độ không cai trị theo pháp luật. Các đập thủy điện gây ra thiệt hại về sinh mạng, tài sản cho dân mà không phải chịu trách nhiệm vì nhà nước không cho dân kiện những kẻ gây ra thiệt hại.

    Những ông nào, tên tuổi là gì, chức vụ gì đã đưa ra các quyết định làm đập thủy điện không đúng chỗ đó?

    • dân says:

      Lúc hết làm thì nói là sai lầm chứ khi còn đương chức do tiền, chức có dám mở miệng nói sai lầm và ngăn cản không cho làm thuỷ điện không, lúc đó hèn không dám rồi bây giờ mở miệng thối bốc phét, đúng là bản chất của bọn CS không chỉ chuyện thuỷ điện mà chuyện nào cũng vậy thằng nào con nào về chăn vịt cũng nổ hơn pháo. CS ngày nay chỉ lừa được con nít thôi

      • tèo says:

        Không biết đập thủy điện Trị An có còn hoạt động không và hoạt động có suông sẻ không ? Đay có lẻ là đạp Thủ điện lơn nhát và “hoành trang ” sau ngày chiếm miền Nam. Cb khoe rằng đập này Pháp đã khảo sát ,nhưng không làm được ,nhưng “ta” vói đội ngủ kỷ sư ,chuyên viên được đào tạo từ liên sô,TC ,cu ba thì “ta ” vẫn làm và sẻ làm tốt….ông trình này đẻ cung cấp điện lực cho cã nước . Dân ta anh hùng ,đĩnh cao trí tuệ ,cái nôi văn minh văn hóa của nhân loại (castro mơ một sáng ngủ dậy thành người VN,nhưng không biết sau này khi viện trợ đường trắng cho csvn ,chúng dán nhản VN và viện trợ lại cho cambốt và Castro không viện trợ đường cho Vn nữa. VN phải dùng đường chén đen như “cứt chó !”…
        “Cục cứt chó” đó được một lão già ,dân xứ Quãng ,lên TV ca ngợi Hồ và đảng của hồ’ 20 năm nay mới thấy được miếng đường của Bác Hồ ,quý lắm thay !”
        Khi đập Tri An bị nứt ở một cửa người ta thấy VC sáng tạo là dùng sắt 1 ,bó lại 10 cây thành sắt 10.Sau này xây cầu dùng sắt 10 thì ta dùng tre.Sáng tao đến thế ,thông minh đến thế là cùng !
        Công trình này bắt dân miền Nam đi làm xâu (đoàn ngủ thanh niên ,thanh nử) ở ăn ngủ tại chổ và cố nhiên công sức bỏ đi (công chùa) những vản có lời là có con nít ra đời mừng “công trình trị an !”.
        Đy la nói về đỉnh cao trí tuệ của nhân dân anh hùng VNCS thời mới xâm chiếm SG.làm đâp thủy điện TA.
        (t)

  5. nguyen ha says:

    Nói thêm cho rỏ ,để bà con biết về ngành Thủy lo75c của VC. Năm 1975 VC vào Nam,chúng hô hào “vắt đất thành nước” .Chúng làm nhiều công trình Thủy lợi “không tưởng”.Cụ thể công trình đào con Sông từ thượng nguồn Sông Hương (Huế) đến An Cựu, để lấy nước Ngọt tưới cho cánh đồng ở phía Nam song Hương . Làm xong nước chảy ngược !! Chúng nó tính toán độ dốc (slope) không được,chứ đưng nói làm cái khác. Đầu năm 1980 anh Trương quang M ,chuyên gia đầu ngành Thủy điện lực của Pháp ,được chính phủ Pháp cử về VN nghiên cưu để viện trợ cho Miền Trung,cụ thể tỉnh Bình -Trị -Thiên ,gặp tôi tại Sài gòn, sau khi đả làm việc với “GS Phó TS” Giám đốc Sở Thủy sợi Tỉnh lúc đó,anh than phiền “,té ra chúng nó không biết chi hết,tôi hỏi về các tài lieu thủy văn,ông ta trả lời : tin tức dựa vào Dân !! “Cuối cùng anh M. phải mang các tài lieu từ Pháp nghiên cứu về Sông Hương
    gởi cho Tỉnh BTT.! Bao năm tháng ,tôi có dịp làm việc ,tiếp xúc với các bộ CS, mới thấy cách “trồng người” của HCM. ! Toàn là những cây chuối ,nhưng là chuối-rừng vô -tri-vô-giác.! Nhân đây,gần Tết xin nhắn nhủ bà con về quê ăn Tết : đừng thấy nhà cao tầng,xe sang ,hang hiệu …mà bảo VN phát triển . Xây một tòa nhà rất dễ ,nhưng đào tạo con người ở trong tòa nhà đó rất khó,có khi mất nhiều thế hệ ! VN không có “con người” làm sao phát triển được !! Còn DCS ,thì đất nước vẩn ở trong Hầm !!

    • Lại Mạnh Cường says:

      Chính xác 100%
      Bravo 3x :-) !

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Bình loạn thêm cuối năm:

        Bọn Vẹm chuyên
        trồng CHUỐI NGƯỢC !

        Hệ quả tất yếu như sau đây :

        Nhà cao cửa rộng nhưng lại xây trên nền cát lún !
        Xe to xe nhiều nhưng tài xế dzởm gây tai nạn thảm khốc

    • Tudo.com says:

      Cứ mỗi lần nhà nước xả lũ là dân lãnh đủ!

      Trong YouTube có anh chàng Dưa Leo. . .”nghiên cứu” cái vụ xả lũ nầy hay lắm. Nghe ảnh kể cái. . .kỉ thụt két của chiên dza ta mà phê luôn.
      Kỳ rồi nhà nước ta cho công an mời về đồn. . .”hợp tác- làm việc” không biết kết quả ra sao?
      Hy vọng Dưa Leo áp dụng kỉ thụt. . .né cho đỡ phần bầm dập vì lũ. . .công an.

  6. Nói Không Được says:

    Thủy điện bậc thang có thể làm trên sông lớn hay sông nhỏ. Vấn đề là điều hành các hồ chứa bậc thang phải được phối hợp chặt chẽ để có thể tận dụng tất cả dung tích chống lũ của toàn hệ thống. Điều này có thể làm được khi việc điều hành tất cả các hồ này được chỉ huy bởi một cơ quan duy nhất. Dĩ nhiên điều hành các hồ trong mùa lũ đòi hỏi dự báo mưa trong lưu vực và mô hình thủy văn để tính lượng nước vào hồ từ dự báo mưa trong 7 ngày sắp đến. Thủy điện mà không dự báo được lưu lượng vào hồ trong 7 ngày thì nên dẹp đi cho dân nhờ.

Leave a Reply to Người Huế