WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trên bàn cờ môi sinh: Thông minh máy móc và bất lực con người

ChessWilliam Saletan, trong một bài viết ngắn trên Washington Post, mang tựa đề, “Humans vs. Computers in chess” (Con người đối lại máy vi tính trong cờ tướng), đã đưa đến một kết luận cho trận chiến tư tưởng trong giới triết học ở Hoa Kỳ trong vòng nửa thế kỷ qua, chung quanh câu hỏi căn bản, “Bản chất tư duy của con người là gì?”  Saletan cho rằng trên ván cờ tranh thắng giữa con người và máy móc, con người đang thắng lớn, vì cuối cùng thì con người đang thành công để đem máy móc về lại để hòa nhập với tư duy và chủ đích của nhân loại thay vì tiếp tục một cuộc chiến bất phân thắng bại.  Theo đó thì con người vẫn là siêu việt – vì chính chúng ta có khả năng làm cho máy vi tính thông minh hơn cả con người.

Hơn hai mươi năm trước, 1996, trong một ván cờ ba hiệp, một máy vi tính của công ty IBM, tên là Deep Blue, đã đánh bại Garry Kasparov, người Nga, nguyên là vô địch cờ tướng thế giới.  Từ đó đến nay, hai phía người và máy đã “tham chiến” thêm ba lần.  Hai trận thì huề, và trận cuối cùng vào năm 2006, IBM Deep Fritz lại thắng đối với đương kim vô địch cờ tướng gốc Nga Vladimir Kramnik.  Có người cho rằng với kết quả như vầy thì nhân loại đã đi vào một cơ nguy to lớn.  Sự chiến thắng của Deep Blue đã gây nhiều kinh hoàng cho giới triết học và thần học vì nó đem đến một viễn cảnh ngự trị của máy móc trên năng lực tư duy con người.  Nếu con người, theo quan điểm thần học tây phương, là tác phẩm siêu việt và mang ảnh tượng của Thượng đế, và khả năng quan trọng nhất của hắn không phải là thể chất, mà là tư duy, thì khi một máy vi tính có thể đánh bại một vô địch cờ tướng, câu kết luận rõ ràng là, tác phẩm của Thượng đế đã thua sản phẩm của con người.  Trật tự ưu việt trên tầng mức tạo hóa đã bị sụp đổ, và theo đó là sự phủ định về một biện minh cho tính vạn năng của Thượng đế.  Máy móc, vốn không có khả năng hay ý chí đạo đức, sẽ làm chủ thế giới và con người.  Tôn giáo sẽ chỉ còn là trò cười vì đối với máy móc, dù thông minh siêu việt, nhưng máy móc không có cứu cánh tính (teleology), vốn là một biện minh cơ bản cho thần học và đức tin.

Dĩ nhiên, khi nêu lên vấn đề này, ngay cả sinh viên triết học năm thứ nhất cũng có thể cãi lại rằng, máy vi tính, dù thông minh cách mấy đi nữa, nó vẫn là sản phẩm của con người.  Cái gọi là thông minh, hay là “thông minh nhân tạo” (artificial intelligence) của máy móc, cũng chỉ là một biểu hiện cơ cấu phát xuất từ thông minh con người mà thôi.  Cái gì đi ra từ máy vi tính là hoàn toàn tuỳ thuộc vào những gì mà các thảo trình viên đặt vô.  Có phải vậy không?

Thực ra vấn đề không có đơn giản như vậy.  Dĩ nhiên, chương trình điện toán trong máy vi tính đánh cờ là do con người viết ra.  Khúc mắc được nêu lên là khi chương trình vi tính có thể có một khả năng “suy nghĩ và sáng tạo” vượt qua trình độ mà con người đã cho nó.  Ở đây cũng giống như là trường hợp phù thuỷ tạo ra âm binh, lúc đầu vốn là để sai khiến, nhưng sau âm binh học được nghề của chủ, nổi lên làm phản và cuối cùng giết chủ để chính mình làm tay phù thuỷ.  Nếu máy vi tính có khả năng đánh bại một tay tổ cờ tướng theo quy luật sáng tạo của con người mà những thảo trình viên không thể chính họ làm được (đánh thắng cờ) thì chương trình vi tính có thể tự sáng tạo ra phương cách để phủ quyết (override) công thức của chương trình và những giới hạn đặt sẵn.  Từ đó, máy móc tự chúng sẽ đi đến những quyết định và tác động vượt qua chủ ý của con người với những tác hại không thể lường trước được.  Hãy nghĩ đến trường hợp của các máy vi tính cai quản hệ thống điều hành hỏa tiễn nguyên tử của Nga Mỹ hiện nay – như cuốn phim “War Game” đã nói lên viễn cảnh này cách đây hơn hai thập niên – nếu tự chúng nó “muốn” phát động một cuộc chiến nguyên tử toàn cầu cho dù các chuyên viên điều hành không muốn vậy.

Đến đây thì cuộc tranh luận phải đi qua góc độ tri thức luận (epistemology) trên cơ sở của khoa học về tri kiến (cognitive science).  Lý luận có thể bắt đầu rằng máy vi tính “biết” (capable of) chơi cờ, nhưng không “hiểu” (understand) về cờ.  Nó cũng giống như một máy vi tính thông dịch, nó có thể chuyển ngữ, ví dụ, từ Anh ra Việt, nhưng nó không “hiểu” gì về hai ngôn ngữ này.   Máy móc thông minh trên cơ bản chức năng, chứ không phải là từ “bản chất.”  Hay nói cách khác, máy móc không có một khả năng thông minh tiên nghiệm độc lập với những chức năng được vận hành như con người có.  Ta không thể nói rằng chiếc xe (biết) chạy nhanh hơn con người do đó chiếc xe “hiểu” hay là “thông minh” hơn kỹ sư chế tạo xe.  Đây là quan điểm của trường phái Berkeley mà hai triết gia dẫn đầu là John Searle và Hubert Dreyfus cổ võ.

Trong khi đó, về phía khác thì cho rằng cái gọi là “thông minh” của con người không có một cơ bản tiên nghiệm tách rời khỏi chức năng.  Triết gia nổi tiếng trong trường phái này là Daniel Dennett của đại học Turf.  Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình với Dreyfus sau khi Big Blue đánh bại Kasparo năm 1996, Dennett cho rằng tính thông minh của đầu óc con người tương tự như chức năng của một máy tính siêu việt.  “Thông minh” là gì nếu nó không được biểu hiện hay đo lường bằng kết quả qua chức năng.  Chúng ta không thể nói rằng anh X là thông minh về toán học nhưng lại không giải được những bài toán trung bình trong điều kiện thông thường.  Khi mà IBM Deep Blue thắng Kasparo và Kramnik thì, ít nhất là về cờ tướng, máy vi tính thông minh hơn con người.

Trong những ván cờ đầu tiên sau khi bị đánh đo ván, Kramnik chơi trò chiến thuật “nghịch lý” vượt ra ngoài sự tính toán các nước đi cờ của chương trình vi tính.  Kramnik đánh những nước đi không thể tiên đoán hay tiên liệu, ra chiêu những thế cờ vô nghĩa để đánh lạc hướng máy vi tính, làm cho sự “tính toán” của máy móc không tiên liệu nổi.  Đây là trò “chơi cờ chống vi tính” (anti-computer chess).  Nhưng sau đó, các chuyên gia thảo chương lại đưa vào chương trình vi tính một tầng “thông minh” mới, “chống-chống-vi tính” (anti-anti-computer chess) nhằm vô hiệu hóa các chiến thuật đi cờ chống vi tính.  Và nhờ thế mà lần cuối ra chiến trường năm ngoái, vi tính IBM Deep Fritz vẫn đang cầm cờ thắng trận.

Tuy nhiên, thay vì quan ngại như một số các nhà tư tưởng khác, Saletan tuyên bố, đây không phải là máy vi tính thắng con người, mà là các thảo trình viên thắng các tay tổ cờ tướng.  Theo ông, thực ra khi mà máy vi tính thắng bàn cờ thì đó mới là một chiến thắng ngoạn mục của trí thông minh con người.  Vì khi đi một thế cờ, thường thì các tay chơi cờ không “hiểu ” là tại sao mình lại có “trực giác” cho nước cờ ấy, trong khi các thảo trình viên phải suy nghĩ ra rõ ràng và mạch lạc để đưa các thế cờ vào trong các tín hiệu (codes) của chương trình.  Khi trí thông minh con người được minh bạch và thể thức hóa, họ sẽ tạo ra được những bộ óc thông minh nhân tạo còn vượt qua con người trên từng bình diện.  “Sự phân biệt giữa con người và thông minh nhân tạo cuối cùng ra cũng chỉ là một thứ nhân tạo mà thôi,”  Saletan kết luận.

Tuy nhiên, theo tôi thì Saletan kết luận hơi sớm.  Cái khúc mắc là ở chỗ, nếu không có sự giúp đỡ của máy vi tính thì các thảo trình viên tự chính họ không thể đánh bại được các tay tổ cờ tướng gốc Nga.  Như vậy thì máy vi tính phải nhận được sự công nhận (credit) cho cái phần “thông minh phụ trội” (epi-intelligence) để hoàn tất cái chức năng đề ra mà các chuyên gia thảo trình không thể vươn tới được.  Chúng ta có thể cho rằng, chính vì khả năng đi một bước xa hơn là biên độ đã được chế tạo, trong từng hoàn cảnh, máy vi tính là siêu đẳng hơn con người, dù cho cái trước vẫn chỉ là một sản phẩm của cái sau.  Chúng ta không thể nói rằng vì A tạo ra B cho nên A nhất thiết phải thông minh hơn B.  Trong thế giới của điện toán hiện tại, nhất là trong lãnh vực “thông minh nhân tạo” (AI) đã và đang có những tiến bộ nhảy vọt và khác thường, vì thế mà những khuôn thức và phạm trù về máy móc cơ giới, như là chúng ta đã từng quen biết bấy lâu nay, phải được thay đổi và cập nhật.  Các chương trình vi tính nay tự chúng đã có khả năng đem cái thông minh tiên liệu (projected-intelligence) vào trong bối cảnh hiện hữu giới hạn và biến thái thành một thứ thông minh hoàn cảnh (situational intelligence).  Từ đó, các chương trình điện toán có thể ưu việt hóa chức năng tự hữu nhằm chiến thắng hay hóa giải bất cứ đối thủ hay thử thách nào, không những chỉ là trí thông minh của một tay vô địch cờ tướng.

Còn con người của hoàn cảnh thời đại trước thử thách môi sinh trên ván cờ địa cầu hôm nay? Khi mà khí hậu đang bị thay đổi toàn diện, khi các khối băng của hai cực đang tan vỡ, khi rừng rú đã hầu hết biến thành sa mạc, khi thú vật đang bị diệt vong, khi sông và biển đang dần chết vì ô nhiễm, khi nước sạch để uống đang dần khô cạn – trong hoàn cảnh tối nguy hiểm nầy, tập thể nhân loại vẫn còn không bước tới nổi một bước lên trên cái trí thông minh trời sinh của từng cá nhân một để kiến tạo một thứ thông minh cộng đồng nhằm tự cứu vãn chính mình.  Cái máy vi tính Deep Fritz có thể không có một loại thông minh để thông hiểu về cờ tướng, như những Kasparov hay Kramnik, nhưng chắc chắn là nó không bị bất lực trước đối thủ như là con người thời nay trước hiểm họa môi sinh to lớn trong ván cờ sinh tử giữa môi trường đối với nhân loại cho thế kỷ này.

© Nguyễn Hữu Liêm

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Trên bàn cờ môi sinh: Thông minh máy móc và bất lực con người”

  1. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Phải công nhận rằng thì là em Liêm có một cái đầu óc tưỡng tượng thật …mạnh.

    Máy móc đện tử, càng hiện đại càng giống…thiên binh thần tướng trong chuyện…phong thần ( không có bán bánh kẹp)

    Một khi mà máy móc nó phãn chủ thì…thấy mẹ. Bấm power control hoài nó không chịu off, cứ nà nhãy lung tung xèng.

    Lúc ấy, chỉ có nước dung…búa mà turn off.

    Tuy nhiên, em Liêm đừng lo, cái quan trọng nhất trong một cái máy nào cũng vậy, đó nà con…CPU, thay con CPU mới, test nó works đàng hoàng rồi…lấp vô, anh Ngu bảo đãm cái máy nó sẽ…êm.

    Ngoan ngoãn như xưa.

    Chắc ăn hơn nữa, là thay mẹ nó luôn cái motherboard, tất cả control chips đều sẽ hoạt đông lại theo thứ tự dàng hoàng.

    Lập trình viên nào có …lập khôn khéo cách gì đi nữa, nhưng con CPU nó không chịu phối hợp, thì cái nập trình ấy cũng sẽ…huề tiền.

    CPU, anh Ngu đề nghị nên xài Intel, mắc hơn AMD chút đỉnh, nhưng nó xài..bền, chịu sức nóng giỏi hơn, không dể bị…điên.

    Hy vọng là cái CPU trong đầu em Liêm không bị gì hết sau cái vụ…đu càng máy bay (cò mồi Cộng láo cười ruồi cái vụ này dữ lắm nghe)

    Chúc em luôn giàu…tưỡng tượng trong vụ kiếm sướng cho cuộc đời. Ai chửi, ai chê, kệ mẹ họ…

  2. Thiết nghĩ dựa vào sự kiện máy thắng óc tính toán cuả ngừơi trong game of chess mà đi đến chỗ nói rằng máy có thông minh (intelligence) hơn ÓC con người tạo ra máy ,thì là nói ngoa,phóng đại, vì
    1) máy chỉ mau mắn trong cách tính các nước cờ trong một tính toán khô khan thuần lý, mà thua hẳn con người trong các khía cạnh khác của intelligence ,các khía cạnh này đã được chừng 157 scientists xác định trong một bài trong Wall Street Journal năm nọ, trong đó phải kể emotional intelligence, khiến con người có trực giác thông cảm với, và có cảm tình hay tình thương với người khác, thí dụ một đứa trẻ đang cầu cứu với tiếng khóc, khiến tình thương phát sinh nơi một ngừời lớn với bộ óc bình thừơng,tình thương này lại càng mạnh, và súi người lớn đó tính toán giải pháp cứu nguy giỏi hơn, mau hơn, nếu người lớn đó là mẹ đẻ đứa trẻ, chứ không phải là ngừơi dưng không liên hệ, chứ còn computer với artificial inteligence chắc không có emotional intelligence mà tạo hoá đã tạo ra trong óc người mẹ/ con người thật, như vừa nói. Ý chí suy nghĩ về đạo đức nên theo ( moral intelligence), mà bài này có nói thoáng qua,thí dụ óc ngừơi bình thừơng cũng không ưa vô cớ giết ngừơi vô tội, cũng là đặc thù cho óc con người,không có trong computer.
    2) các nhà khoa học càng ngày càng phục tạo hoá đã tạo ra một computer bằng tế bào,tức óc con người, mà họ thấy khả năng tổng hợp ( power of integration) hơn hẳn computer,nhào nặn các kiến thức, cảm súc, dữ kiện , mà tổng hợp lại,trong suốt chiều dài cuộc đời, đưa ra các biện pháp ứng biến, các chính sách thích hợp, về đủ mọi mặt , lý, tình, mà chẳng có computer máy móc khô khan nào sánh kịp.
    TÔI NGHĨ “MAN SHOULD BE MAN AND NOT PLAY GOD, by trying to, and thinking he can, create a machine-man”.

    Tạ Văn Tài

  3. Khanh Phuong says:

    Cám ơn Giáo sư Liêm đã gởi bài viết lý thú.
    Câu đánh giá này rất quan trọng: “Các chương trình vi tính nay tự chúng đã có khả năng đem cái thông minh tiên liệu (projected-intelligence) vào trong bối cảnh hiện hữu giới hạn và biến thái thành một thứ thông minh hoàn cảnh (situational intelligence.)”
    Nếu quả đúng như vậy thì máy tính đã có những khả năng siêu việt.
    Nhưng theo các ví dụ trên, IBM Fritzrt chưa có khả năng tự đáp trả các hành động anti-computer chess của Kramnik. Nó chỉ làm điều này khi đã được lập trình anti-anti computer chess. Giả sử như các lập trình gia đưa hầu hết các thao tác anti-computer chess của Kramnik vào bộ nhớ của máy tính và lập trình cho nó cách xử lý chống loại thao tác này, chỉ trừ một chi tiết. Khi đấu với Kramnik, anh ta sử dụng chiêu thức mà máy tính chưa được cài đặt, chúng ta có thể dự đoán trước rằng máy tính không thể tự mình “ứng phó” với hoàn cảnh mà nó không nhận diện được. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trí thông minh nhân tạo luôn có thể được tiên liệu và ước định trước bởi con người, kể cả khả năng “đi xa hơn” sự được hoạch định của nó.
    Đề nghị giáo sư cho thêm vài ví dụ cụ thể hơn về trí thông minh hoàn cảnh (situational intelligent) của máy tính ạ.
    Chúng ta mới chỉ bàn về ưu việt của máy tính mà chưa bàn về nhược điểm của con người (để hiểu vì sao Karsparov hay Kramnik lại thua 1 máy tính)
    Máy tính có thể liên tiếp lặp lại 100 thao tác chi tiết mà không nhầm lẫn. Còn con người, khi phải lặp lại liên tiếp 100 thao tác chi tiết mà không có break time, hầu hết chúng ta sẽ nhầm lẫn.
    Trí thông minh của con người luôn là 1 mắt xích ở giữa các mắt xích khác như lòng tin, mục đích, và các năng lực thực hành của các cơ phận khác trong tổng thể. Theo em, con người khó lòng thực hiện một thao tác chi tiết hoàn hảo như một cái máy. Đây chính là sự “thông minh hơn” của máy tính. Theo suy nghĩ của em, máy tính đã chiến thắng Kasparov và Kremnik là bởi chúng có khả năng thực hiện chính xác đến mức mức hoàn hảo những gì được lập trình trong từng hoàn cảnh được nhận diện một cách chính xác, hoàn hảo và duy trì những hành động này một cách chính xác tới kết thúc trong khi con người không có khả năng này.
    Đề nghị giáo sư chỉ giáo ạ.
    KP

  4. Tan says:

    Ông Liêm nói đến Thần học tây phương mà chẳng hiểu gì cả. Nếu thần học có lo lắng về sự thông minh của máy móc là chỉ vì e ngại rằng máy móc sẽ bị sử dụng cho mục tiêu không tốt đẹp và ảnh hưorng xấu cho xã họi, nhân loại. Chưa nghe ai lo hay nghĩ: “Tôn giáo sẽ chỉ còn là trò cười vì đối với máy móc, dù thông minh…” Ông Liêm kiếm được nguồn nào để chứng minh rằng có thần học gia thứ thiệt nào nói như thế, khen ông là triết gia siêu việt còn không ông chỉ là triết gua ba xu thôi. Trường nào lại thuê ông dạ triết thì tệ thật!

  5. Tt says:

    Nguyễn Hữu Liêm lý luận cho lắm mà vẫn bị những tên CLMV, CLV nó sai khiến thì lý luận làm chi?

  6. tao , dan danh ca says:

    CHESS = Co tuong
    “Biet”= Capable of… nguoi viet triet nay,
    …”Khong hieu gi ve ngon ngu”.
    Co chuc nang khoe khoang , khong co ban chac(co qua cu ky).
    Loi ly luan KHOE KHOANG!!!

  7. THỜI ĐẠI ĐIỆN TOÁN

    Một hòn đá vô tri vô giác
    Đủ khả năng đập vỡ đầu người
    Nhưng mà tự nó đâu làm
    Phải tay người khác cầm lên phang vào

    Thời máy tính cũng âu chỉ vậy
    Dầu tuyệt chiêu cũng được làm ra
    Giỏi hơn não bộ con người
    Nhưng đâu tự có để đời ngợi khen

    Chuyện đơn giản cầm bằng là thế
    Cần gì đâu phải nói dông dài
    Dụ người nhằm mục đích gì
    Hay là láo liếng nhiều khi tức cười

    Hẳn mục đích nhằm tôn duy vật
    Máy móc toàn vật chất chứ sao
    Cái ngu chẳng biết cỡ nào
    Eo ôi máy móc chỉ người tạo ra

    Trời đất sinh loài người tuyệt diệu
    Dẫu phải qua tiến hóa triệu năm
    Người khôn thấy cái nhiệm màu
    Còn bao kẻ dại lau hau biết gì

    Nên nói ít hiểu nhiều mới bảnh
    Còn nói nhiều hiểu ít thành ngu
    Ai ngờ ông Mác ruồi bu
    Suy tôn duy vật thành ngu ngàn đời

    Thời đại mới môi trường mới chính
    Loài người ngu gây hại chính mình
    Chạy theo vật chất linh đình
    Cuối cùng hốt hoảng còn gì nhân văn

    Vậy kết luận tinh thần mới chiến
    Trí thức cao mới xứng trên đời
    Kiểu mà ngu ngốc lạc loài
    Khua môi múa mỏ cũng hoài tầm vơ

    ĐỈNH NGÀN
    (01/01/17)

    • Ngàn Ngàn Ngu says:

      Thúi quá bà con ơi! Lại thằng Ngàn Ngàn Ngu phun thơ thúi vào diễn đàn ĐCV.
      Bà con ơi, ai biết nó ở đâu xin lấy xi măng vá miệng nó lại, tốn kém bao nhiêu tôi xin hậu tạ.

Leave a Reply to Tan