WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiện tượng Facebook: Ngôn ngữ đang giãy chết?

“In the beginning was the Word.” (John I)

Ở đầu thế kỷ trước, con người ngôn ngữ tây phương, như là một hiện tượng nhân văn sau cùng, được khai sinh.  Ở giờ phút bắt đầu đó, hắn tuyên bố rằng tất cả các vấn nạn tôn giáo và triết học chỉ là vấn đề của ngôn ngữ.  Không hề có vấn đề chân lý tự bản chất – những câu hỏi và khúc mắc siêu hình, nhìn kỹ ra, chẳng qua là sự hiểu lầm về ngôn từ.  Ngôn ngữ bắt đầu tất cả.  Và cũng chính ngôn ngữ sẽ chấm dứt toàn diện các hiện tượng nhân văn.

Chúng ta hãy nhìn lại.  Con người xưa cũ mang ý chí lập danh, nay hắn chỉ muốn lập ngôn.  Hắn thấy được rằng nhân loại sống chết theo ngôn từ.  Nói như Foucault thì con người chỉ biết yêu sau khi đọc văn chương về yêu đương. Văn thơ làm say đắm, tạo nên hình ảnh, thần tượng.  Những thế hệ kế tiếp viết tuyên ngôn và xách động cách mạng.  Biết bao tầng lớp thanh niên đã bỏ nhà, gia đình bà con thân thích, lên đường đi vào cõi máu xương gian khổ vì tiếng gọi của khái niệm ngôn từ.  Ngôn từ sáng tạo.  Ngôn từ huỷ diệt.  Văn chương nâng cao tinh thần và đày đọa ý chí.  Ngôn ngữ và văn chương là cơn sóng cho con thuyền hiện hữu đi qua biển thế gian vô cùng.

Con người là con vật biểu tượng.  Ngôn ngữ không những chỉ là biểu tượng – mà là của những nhánh cây xa cành từ một gốc rễ huyền nhiệm sâu xa.  ”Tự khởi thuỷ là ngôi Lời (the Word). Chân lý đã được hình thành và trở nên thực thể, ngôi Lời trở nên thân xác, và ngôi Lời chính là Chân Lý sống giữa chúng ta, mà chúng ta không biết” (John I). Và khi mà chân lý đến với những cá nhân khao khát tinh thần “quây quần bên nhau”  lắng nghe vị thầy phát ngôn về sự Thật (Vedas), mỗi lời nói của vị Thầy chính là Chân lý.  Đạo chính là Lời – là “Logos.”

lbP6ElIGtT9iovYKEEd1

Thế giới của ngôi Lời có rất ít lời nói.  Con người ở đó chỉ nói khi có người biết lắng nghe.  Trong sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày, thiên nhiên nói và ca hát cho nhân loại. Khi mở miệng nói, người ta chỉ muốn đối thoại với Trời và Đất.  Con người ít nói chuyện với nhau nếu không cần thiết – vì càng nói thì giữa người và người sự hiểu lầm càng tăng cao.  Im lặng, vì thế, là phương cách thông hiểu phổ quát cho gia đình và tập thể.

Cho đến khi nhân loại chuyển sang một thời quán mới của tâm thức, văn viết xuất hiện và dần dần chiếm vai trò của văn nói.  Nhưng con người cũng chỉ sử dụng văn tự, chữ viết, cho những nguyên tắc đạo lý sâu xa và vĩnh hằng -   còn những gì liên quan đến chuyện thường nhật thì chỉ sử dụng tới lời nói mà không cần văn bản, ấn ký.  Văn viết là chiếc cầu của ngôi Lời, bắt nhịp từ Đạo lý, qua sự thuyết giảng và “quây quần lắng nghe,” đến một thế giới văn nói chỉ quan tâm đến những vấn đề truyền thông hằng ngày.  Nhưng khi chữ viết đã trở nên quá phổ biến, con người ngôn ngữ đã trở nên những trí thức vốn sống nhiều về lý tính qua chữ viết.  Người có học, từ đó, theo giòng thời gian càng viết nhiều hơn là nói, đọc nhiều hơn là nghe.  Cái học từ đó đồng nghĩa với cái đọc.

 

Tuy nhiên, vốn là con người sống giữa trần gian, kẻ đọc sách đối diện với một khoảng trống không mới.  Đó là sự trống vắng giữa hai bờ của sách vở, vốn viết về chuyện lâu dài, sâu xa, đối với những mẫu đàm thoại hằng ngày trong cuộc sống đời thường.  Đây là lúc một chiếc cầu truyền thông mới xuất hiện: Báo chí. Và gần đây hơn là các mạng xã hội online – như Facebook (FB).

Khi từ giã thế giới tư tưởng từ sách vở, người thành phố thời nay thay vào khoảng trống đó bằng báo chí.  Khi hắn từ giã làng xóm ở nông thôn với thiên nhiên để lên thành thị sống trong khung cảnh nhân tạo, tình yêu trần gian đã trở nên niềm đam mê báo chí.  Mỗi trang báo là một ly cà phê đánh thức tri thức và tình cảm về với một thực tại đang đi qua mà chính hắn không muốn dấn thân trực tiếp.  Khi đọc báo, hắn chỉ tiếp xúc với biến cố trần gian qua ký hiệu ngôn ngữ in trên giấy.  Thân xác của người đọc báo chỉ tiếp xúc với hiện tượng bằng hai cơ năng của tay cầm tờ báo và mắt để đọc.  Trong tất cả lục năng tạo nên hiện tượng, tờ báo chỉ cần “sắc” và “pháp” và lại bỏ ra ngoài “thanh, hương, vị, xúc.”  Thế gian được người đọc báo tiêu thụ qua ngôn ngữ một cách thụ động. Để rồi người thành thị mỏi mệt với phố chợ, với báo giấy, hắn trở nên cô đơn để chuyển qua đời sống online với các mạng lưới xã hội. FB trở nên thực tế trần gian cho con người thành thị bây giờ. Nói ngắn gọn:  FB chính là thế gian.  Lòng khát sống với thế gian này chính là ý chí muốn trang trải tâm tư vào từng khung FB.

Nhưng thế gian mà FB dọn ra cho độc giả là một mặt hồ nông nỗi, lung linh phản chiếu rất mơ hồ một thực tại không có chiều sâu – chỉ vì ngôn ngữ của các tâm hồn duy phản ứng (reactive souls) chỉ phản ảnh một hiện tượng ngôn ngữ không có nội dung nguyên lý lâu dài vượt qua khỏi tính bất thường và giảo hoạt của biến cố và cảm nhận cá nhân nhất thời.  Mỗi post trên FB là một hoạt cảnh cho một thực tại tuỳ theo góc cạnh tiếp thu và sự trình bày của người tham dự.  FB của ai thì ngôn ngữ đó.  Ngôn ngữ nào, thực tại đó.  Con người ngôn ngữ của FB thời nay đánh mất chiều sâu nguyên lý, của ngôi Lời khi hắn đắm chìm vào thế giới online.

Trong thế giới ngày hôm nay, ngôi Lời không có nơi trú ngụ.  Con người báo chí, của FB, của text messaging, twitter, snapchat, đang độc chiếm diễn đàn. Chữ viết và trang báo giấy, cùng chia số phận của sách in, nay cũng đang chết dần mòn. Chữ viết đã xuống ngôi từ lúc nó bị môi trường truyền thông mới của internet hạ bệ.  Khi chữ viết xuất hiện trên màn ảnh vi tính, hay trên điện thoại, nó không còn trang trọng để được tôn trọng.  Nó không có một sự hiện hữu lâu dài như là trên trang sách, trang báo giấy.  Ngôn ngữ báo chí từ internet thì cũng như là lời nói trên điện thoại hay là trên truyền hình.  Chữ nghĩa cứ như gió thổi, như mây bay, như nước chảy qua cầu.  Chúng xuất hiện và chúng tan đi ngay như bèo bọt của không gian ảo tuỳ theo từng cái click của bàn tay nhấn vào con chuột trên mặt bàn.  Thế giới báo chí của internet không những chỉ là ảo, mà là bạc bẽo và vô vị.

Và đó là bản chất của trần gian bây giờ.  Mọi người đều thi nhau nói rất nhiều nhưng không có điều gì đáng để lắng nghe; mọi người thi nhau viết thật nhiều nhưng không có điều gì đáng để đọc. Khi ngôn ngữ không còn nội dung chân lý để chuyên chở, không có cái Đạo để cưu mang, thì tất cả chữ viết của báo chí, dù ở phương tiện nào, rồi cũng bị đi vào phận ảo và bạc.  ”Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng đứa con của con Người (son of Man) – tức là ngôn ngữ – không có nổi chiếc gối để tựa đầu.” (Luke IX).  Người thời nay, khi họ đã không còn tìm kinh sách, đâu còn tin vào lời lẽ, chữ viết của thánh hiền. Chân lý chỉ là ảo tưởng, ít ai còn tin vào chữ Đạo.   Sách vở cũng chẳng mang giá trị nào – huống chi là ngôn ngữ báo chí.

Hễ khi sách vở và báo chí đã không còn là một cưu mang cho lý tưởng, không còn là con đường cho nguyên tắc, không là hiện thân cho ý chí cá nhân và tập thể, thì văn viết đã bị mất chỗ đứng tự trong lòng người đọc.  Nguyên nhân của sự xuống dốc này không phải là vì nội dung, lập trường hay là khả năng của người viết, nhà văn hay nhà báo.  Mà trái lại.  Sách vở và báo chí đã chết khi con người ngôn ngữ thời đại đã không còn tin vào ngôn ngữ nữa.

Cái chết của văn hóa đọc, từ sách vở đến báo chí, và song song với nó là vấn đề tự do báo chí và tư tưởng, ngôn luận – như trường hợp ở Việt Nam bấy lâu nay – phát xuất từ sự sụp đổ giá trị của văn viết.  Khi cả một dân tộc không còn tin vào và coi trọng văn viết thì tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí tự nó chỉ là một trò ảo, để rồi sẽ không có những con người hay tập thể nào chịu dấn thân tranh đấu cho lý tưởng tự do này.

Trong cảnh chợ chiều của nhân loại, khi mà ngôn ngữ đang bày ra tràn ngập nhưng không ai coi trọng chúng nữa, chữ viết dù có cho không cũng không ai thèm nhận.  Ngôn ngữ không còn là biểu tượng và tự chính nó nay đã là hư không.  Văn viết đã mất hồn; văn nói không còn nghĩa. Ngôn ngữ đã chết – vì trong trái tim của nhân loại đương thời thì ngôi Lời đã tắt lửa tự thưở nào.

© Nguyễn Hữu Liêm

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

15 Phản hồi cho “Hiện tượng Facebook: Ngôn ngữ đang giãy chết?”

  1. Phan Diep says:

    Tuyệt vời quá! Cám ơn GS Nguyễn Hữu Liêm!

    • Tudo.com says:

      Phan Diep says:
      15/01/2017 at 15:46
      Tuyệt vời quá! Cám ơn GS Nguyễn Hữu Liêm!

      Phan Diep says:
      15/01/2017 at 00:26
      Viết khó ngửi bỏ bu . Học đòi làm Phạm Công Thiện . Văn chương nầy Việt cộng không dùng đâu ông còi hụ ơi.

      Cái gì đây? Trước chửi, sau khen!

      Giả dạng thường dân hay thay đổi lập. . .lờ?

  2. Lan says:

    Đã bảo “Văn viết đã mất hồn; văn nói không còn nghĩa.” Thế nghiã là khi có đứa hô “Việt Nam Hồ Chí Minh muôn năm muôn năm” thì có thể là nó nói thế mà không phải như thế. Các cụ đã hiểu ra chưa mà cứ chê bai tác giả?

  3. Phan Diep says:

    Viết khó ngửi bỏ bu . Học đòi làm Phạm Công Thiện . Văn chương nầy Việt cộng không dùng đâu ông còi hụ ơi.

  4. COTODA says:

    Trọng Lú mới qua Tầu bốn ngày để vái lậy giặc Tầu và ký các văn kiện bán nước nhằm cột chặt VN vào nước Tầu. Trọng Lú làm được vậy vì VN còn có kẻ lú và ngu hơn, vẫn ham cái giấy khen hay mấy lời dụ ngọt của VC và mê tiếng còi hụ của công an dẫn đường, không còn biết nước mất, nhà tan, dân tình khổ sở, tự ru mình bằng thái độ ngụy tín.

  5. Ngôn-ngử đang giẫy chết ! Nghe thật buồn cười, có lẽ tác-giả đăng giãy chết thì đúng hơn.
    Ngôn-ngử giống như sanh-vật, tức là nó có sự sống và sự chết. Có những câu chử đã chết đi như: Sức mấy mà buồn, bõ qua đi Tám…vv. Có những câu chửi mới sanh ra như: Nhỏ như con thỏ, phê như con tê-tê…vv. Nhũng câu chử vừa nêu chỉ là tiếng lóng thường-dùng của xả-hội. Rồi nó sẽ chết đi và được thay thế bằng những câu chử khác. Nó chẵng bao giờ được xếp vào sách từ-điển. Nó được sanh ra rồi chết đi ở bên lề. Chĩ những chử đã xếp vào từ-điển thì mới phải xem-xét nghiêm-túc.
    Tiếng lóng chĩ là tạm thời,
    Vấn- đề mà tác-giả đang bàn chánh tên nó là: Thuật hùng-biện. Nói nôm-na là: Người khéo và giỏi dùng lời nói để thuyết-phục người khác nghe, tin và đi theo minh.
    Rồi tác-giả lại cho rằng người ta viết quá nhiều nhưng ít nói với nhau. Rồi tác-giả lại cho rằng người ta lệ-thuộc vào báo-chí ( báo giấy), rồi chuyễn sang báo điện-tử, và cuối cùng là chìm vào internet ( Facebook).
    Bài viết của tác-giả là một mớ hỗn-độn, mạch văn lộn-xộn, ý-tưỡng rối-rắm, chứng tõ tam-thần bất-định. Đây là một con người đang thất-vong, muốn tin vào Thượng Đế nhưng không đủ niềm tin, đang hoang-mang, lạc-lỏng trong chính suy-nghĩ của mình.
    Đây là thời-điểm rất nguy-hiểm, tác-giả đang bị giằng xé giữa Thượng Đế và Quỷ Dử.
    Xin Cha Thiên Thượng hãy cho Thánh Linh đến An Ũi và Nâng Đỡ con người này.
    Trong tôn-danh Chúa Giê Su. Amen

  6. Chuột Cống says:

    Tự khởi thủy = Ngôi Lời = the word = sự thật = chân lý = đạo (roman catholic?)
    WTF
    Ông nì cần vô danh sách động vật quý hiếm cần được bảo vệ .

  7. Lâu quá không thấy ông Liêm về Việt Nam dạy học.
    ( Nếu là luật-sư Nguyển Hửu Liêm)

  8. Bà Ba says:

    Chữ nghĩa của ông Liêm vẫn thế: kêu leng keng nhưng toàn là đồng nát. Ông có thể viết đơn giản hơn, ngắn hơn, trong sáng hơn mà vẫn chở đủ nội dung ông muốn nói, và không ai bảo ông không phải là giáo sư Triết cả.
    Không cần phải trích dẫn John I, Luke IX khi bàn về ngôn ngữ Internet thời nay đâu ông Liêm ạ.
    Ngay cả Camus cũng viết dễ đọc hơn ông, mặc dầu Camus không viết bằng tiếng Việt.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Rất hay. Hoan hô :-) !

      Thú thực chả cứ gì ông Liêm,
      mà nhiều người trong đó có tôi,
      cũng mang tâm bệnh giống ông Liêm.

      “Giải phóng” khỏi căn bệnh ấy dễ mà khó.
      Dễ nếu ta mau chóng “hồi đầu thị ngạn”, đễ tự chữa.
      Khó với những kẻ ngoan cố, cứng nhắc, ko biết phục thiện.

    • Tudo.com says:

      Thôi, thông cảm chút đỉnh đi Bà Ba ui !

      Nhiều khi ông Giáo sư-triết gia ổng bận nên không để ý mấy cái. . . Albert Camus Quotes dưới đây:

      To know oneself, one should assert oneself.
      Hay,
      Nobody realizes that some people expend tremendous energy merely to be normal.

      Nhưng tui đọc qua rồi mà cũng như đàn khải tai trâu, nhấc phone lên hỏi ông Tổ Sư Y Trị thì bị ổng rầy:

      Thân chăn vịt thì lo chăn vịt đi, lo nói. . .tào lao chủ đuổi bây giờ!
      Rồi còn dám xách dao mổ trâu đi mần thịt . . .muổi nữa hả?

      Buồn quá!
      Nên cái lỗ tai vừa nghe mà nó vừa muốn. . .giãy chết!

  9. Tt says:

    Trích : “.. Khi cả một dân tộc không còn tin vào và coi trọng văn viết thì tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí tự nó chỉ là một trò ảo, để rồi sẽ không có những con người hay tập thể nào chịu dấn thân tranh đấu cho lý tưởng tự do này.”
    Vậy mà có người viết những lời này lại trở về để nịnh bợ những bọn lãnh đạo đang dùng công an, quân đội để đàn áp những người dân dám đứng lên đòi tự do cho nhân dân, độc lập cho đất nước!!!

  10. Michael says:

    Tư bản giãy chết hơi lâu, giờ tới ngôn ngữ… Có cần phải giãy trước khi chết không nhỉ? Con người khi bị đánh, bị bắn, bị đâm… mới giẫy rồi chết, còn nếu tự nhiên như đau tim, stroke, ung thư… nhắm mắt lìa trần khỏi phải giãy.

Leave a Reply to Michael