WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc gặp mặt đầu tiên của cựu binh và thân nhân Hoàng Sa & Gạc Ma

Tối nay, 9-1-2017, 11 cựu binh, 4 thân nhân của những người lính VNCH đã tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 với 16 cựu binh, 6 thân nhân của những người lính QĐND VN đã tham gia trận Gạc Ma ngày 14-3-1988 lần đầu tiên cùng có mặt tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn trong một cuộc gặp do Nhịp Cầu Hoàng Sa tổ chức nhân kỷ niệm 3 năm ngày khởi xướng Chương trình (7-1-2014 – 7-1-2017).

hs

Cuộc gặp còn có sự tham dự của gia đình một người lính đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ biên giới phía Bắc, cô giáo Vân Van Chi và cháu Bảo Nam, vợ và con của đại úy liệt sỹ Trần Văn Duẩn, đồn Biên phòng A Mú Sung, Bát Xát, Lào Cai – người hy sinh rạng sáng 17-2-2011, trong một nỗ lực ngăn chặn sự xâm nhập Biên giới trái phép từ Trung Quốc vào năm 2011.

Thân nhân và những người lính VNCH và QĐND VN đã có gần 3 ngày chia sẻ với nhau li rượu, li cà phê, cùng đi tham quan Thành phố và cùng đi viếng bà quả phụ Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, tham dự và phát biểu, cho rằng sự kiện này, cũng như những nỗ lực của NCHS trong ba năm qua đã chuyển dịch được “một xăng-ti-mét” hàng rào ngăn cách tiến trình hòa giải. Chuẩn đô đốc Hải quân QĐND VN, tướng Lê Kế Lâm, từ bệnh viện gửi tới Chương trình lời chúng mừng và đánh giá cuộc gặp có một giá trị biểu tượng vô cùng quan trọng; ông nhấn mạnh: “Đây là một nét đẹp của sự hòa hợp của dân tộc. Tôi mong rằng sự hòa hợp này là bước đầu nói rằng, chúng ta đoàn kết nhất trí để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo”.

Từng người lính giữ đảo xưng danh.

Từng người lính giữ đảo xưng danh.

Nhịp Cầu Hoàng Sa là một chương trình do nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ Thái Bình (Do Thai Binh), nhà khảo cổ học Nguyễn kc Hậu cùng các nhà báo Vu Kim Hanh, Nguyễn Thế Thanh và Huy Đức khởi xướng từ tháng 1-2014 với sự tham gia tích cực của các nhà báo: Đinh Quang Anh Thai, Đỗ Thanh Triều; của kỹ sư Nguyễn Đức Huy; cựu binh Hoàng Sa Lữ Công Bảy; của các nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quan, Nguyễn Quang Lập, doanh nhân Đặng Cao Thang Dang, Tạ Hinh, Hai LE, Xoviet Nguyen… nhằm tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược, đặc biệt là hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988.

Cuộc gặp mặt đầu tiên của các thành viên với các gia đình Hoàng Sa diễn ra vào ngày 5-1-2014 tại nhà hàng Hoa Lư (Nha Hang Hoa Lu) và cuộc vận động đầu tiên bắt đầu được công bố từ ngày 7-1-2014.

Ngay trong hai tuần đầu tiên số tiền gửi về ủng hộ đã lên đến 900 triệu VND. Đến nay, NCHS đã nhận được hơn 1.200 lượt đóng góp của người Việt Nam ở mọi miền đất nước và nhiều nơi trên thế giới với số tiền lên đến gần 7 tỷ VND.

Chương trình đã được hưởng ứng bằng các hoạt động gây quỹ đa dạng:

Từ California, tối 27-9-2014, các bạn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái (Nina Hoabinh Le, Quỳnh Trang, Janine Trang) đã tổ chức một đêm nhạc gây quỹ với sự tham gia của các nghệ sỹ Lê Uyên, Hoàng Công Luận, Mộng Thúy, Phạm Hà, Thương Linh và sự ủng hộ của nhà báo Đỗ Quý Toàn, nhà văn Nhã Ca, nghệ sỹ Kiều Chinh…

Ở trong nước, từ bức tranh đầu tiên của nhà thơ Đỗ Trung Quân tặng NCHS đấu giá, được một người Việt tại Boston, Mỹ, mua với giá 2.000 USD đã mở đầu một cách thức gây quỹ rất thành công (Cun Nghe, Luyen Vu, Thanh Huong Nguyen). Gần 50 họa sỹ trên cả nước đã góp tranh cho NCHS [gia đình họa sỹ Lưu Công Nhân, họa sỹ Nguyễn Trọng Khôi, Lê Thiết Cương, Nguyễn Thanh Bình, Phương Bình, võ Xuân Huy, Hai Duc Le, DzungArt Nguyen...]. Đặc biệt, 30 họa sỹ đã gửi tranh tham gia cuộc vận động vẽ Tranh Cá Ba Miền theo sáng kiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và họa sỹ Lê Thiết Cương.

Các nhà văn, nhà thơ cũng hưởng ứng tích cực: Nhà văn Trần Quốc Quân mở đầu bằng khoản đóng góp từ nhuận bút cuốn tiểu thuyết Tuyết Hoang; Nhà thơ Nguyễn Duy in riêng tập Nhìn Từ Xa Tổ Quốc chỉ để tặng NCHS (thu được hơn 600 triệu); Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tặng thơ Biển Mặn, nghệ sỹ Ái Van Ha tặng hồi ký Để Gió Cuốn Đi…
NCHS đã chi 5,890 tỷ (bao gồm cả khoản tiền 440 triệu trường Marie Curie chi trực tiếp xây nhà cô giáo Lại Thị Huế, vợ liệt sỹ Trường Sa Phạm Quang Trung).

Ngay trong dịp Tết Giáp Ngọ, 2015, NCHS đã gửi tặng 10 phần quà, mỗi phần 5 triệu đồng, tới 5 gia đình Hoàng Sa và 5 gia đình Gạc Ma. Ngay trong tháng 2-2014, đã đi thăm các gia đình có thân nhân hy sinh trong trận Gạc Ma, 14-3-1988.

Trong suốt 3 năm qua, NCHS đã mua, xây và tài trợ “dựng lại” 10 căn nhà với khoản đầu tư trên 400 triệu [5 căn nhà cho gia đình Hoàng Sa từ 400 tới 1 tỷ 114 triệu/căn; 5 căn nhà cho các cựu binh Gạc Ma và gia đình liệt sỹ chống Trung Quốc từ 400 tới 440 triệu/căn]; Đóng góp xây 4 căn nhà chống lũ, góp xây một nhà thờ cho liệt sỹ Trần Văn Quyết (Quảng Bình) và gúp sửa hai căn nhà khác.

15940683_1173763065992206_9148614531934449710_n

Chương trình đã tặng cụ Phan Thị Thê – mẹ tử sỹ Hoàng Sa duy nhất còn sống mà NCHS được biết – một sổ tiết kiệm trị giá 150 triệu đồng; chi 112 triệu hỗ trợ gia đình trang trải các chi phí thuốc men và bệnh viện khi cụ Thê phải can thiệp nong động mạch vành.

Cấp học bổng đại học cho con gái cựu binh Dương Văn Lê – một người lính công binh thuộc Lữ 83, xuất ngũ về quê ở xã Tây Trạch, Bố Trạch, làm nghề thợ xây- bị ung thư gan mất năm 2014; cấp học bổng học cao đẳng cho con gái cựu binh Dương Văn Hường – bị thương khá nặng trong trận Gạc Ma, mất năm1998. Cùng nhiều hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình liệt sỹ, các cựu binh Gạc Ma vượt qua khó khăn, cải thiện cuộc sống.

Những hoạt động này của Chương trình không chỉ là để tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược mà có ý nghĩa như một nỗ lực hòa giải.

Hoàng Sa là chiến trường duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, nơi – trước ngày 30-4-1975 – người Việt không bắn vào người Việt. Hoàng Sa là một địa danh nhắc nhở chúng ta, mỗi khi người Việt kề vai sát cánh bên nhau sẽ nhận rõ ai mới thực sự là kẻ thù chung, ai mới là kẻ có dã tâm xâm lược. Hoàng Sa, vì thế, còn là một NHỊP CẦU, cần “bắc” để nối những tấm lòng và để, người Việt hòa giải cùng người Việt.

Sự có mặt hôm nay, cuộc gặp mặt đầu tiên giữa các cựu binh VNCH – những người đã tham gia trận hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974 và thân nhân các tử sỹ Hoàng Sa -, với các cựu binh QĐND VN, những người tham gia bảo vệ bất thành Gạc Ma ngày 14-3-1988 và thân nhân các gia đình liệt sỹ Gạc Ma, là một sự kiện minh chứng cho điều đó.

Xin cám ơn bạn bè ở trong và ngoài nước đã liên tục đồng hành với chúng tôi.

Theo Facebook Huy Đức – Trương Huy San

8 Phản hồi cho “Cuộc gặp mặt đầu tiên của cựu binh và thân nhân Hoàng Sa & Gạc Ma”

  1. Nguyen Thanh says:

    Những kẻ ngây thơ, ngù ngờ về chính trị tin vào lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải với bè lũ ngụy quyền Cộng sản Hà nội cần mở to hai mắt đọc bản tin dưới đây:

    http://danlambaovn.blogspot.com/2017/01/giam-long-nhung-nguoi-i-vieng-mo-cac_17.html

    Khoảng 10 giờ sáng 17/10/2017 một số nhà hoạt động nhân quyền tại Sài Gòn đã đến nghĩa trang Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, để thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời kỷ niệm 74 chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong trong trận Hải chiến chống quân Trung cộng xâm lược cưỡng chiến Hoàng Sa năm 1974.

    Mọi người thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ VNCH trong sự rình rập, giám sát của cả an ninh thường phục lẫn sắc phục.

    Dâng hương xong, mọi người ra về thì bị Ban quản lý nghĩa trang và hơn 20 công an ngăn cản, không cho ra khỏi khu nghĩa trang. Phía công an yêu cầu những người đi thắp hương viếng mộ phải “làm việc” với họ, trả lời rõ vì sao đến đây. Mọi người phản đối cách hành xử vi phạm pháp luật, coi thường anh linh những người đã khuất và từ chối làm việc với công an.

    Hơn một giờ đồng hồ sau, blogger Nguyễn Hoàng Vi và chị Trần Thu Nguyệt đã tự ra mở cổng, liền bị hàng chục công an, côn đồ xông vào ngăn cản, xô đẩy. Phía công an huy động lực lượng ngày càng đông đến bao vây khu nghĩa trang.

    Sau khi bị giam lỏng gần 2 tiếng đồng hồ, công an mới mở cổng để mọi người rời khỏi nghĩa trang Bình An.

  2. Trần Thành Lê says:

    Việt Nam sẽ vĩnh viễn mất Hoàng Sa?
    By Nhân Thế Hoàng –

    Hải chiến Hoàng Sa, mới đó mà đã 43 năm, và đây cũng là khoảng thời gian chúng ta mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.

    Ông Vũ Đức Đam từng nói, nếu đời này chúng ta không đòi được Hoàng Sa và một phần Trường Sa thì đời con cháu chúng ta sẽ đòi. Nhưng, con cháu chúng ta có cơ hội để đòi lại hay không khi mà hiện nay chúng ta vẫn cứ im lặng, vẫn nhẫn nhục nhìn Trung Quốc dùng chiến dịch “tằm ăn dâu” trên biển Đông khi họ khẳng định chủ quyền với những vùng đảo đã chiếm bất hợp pháp và biến các vùng không tranh chấp thành tranh chấp.

    Theo luật quốc tế, nếu quốc gia nào chiếm đóng 1 đảo mà không quốc gia nào lên tiếng thì sau 50 năm LHQ sẽ thừa nhận đảo đó thuộc sở hữu của quốc gia chiếm đóng.

    Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng đã 43 năm, và theo phát ngôn của Wang Hanling (Vương Hàn Lĩnh), học giả Trung Quốc, quan điểm của Trung Quốc là:

    “Không có gì để đàm phán cả… Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc chưa bao giờ là đề tài tranh chấp và Việt Nam đã thừa nhận điều này trong quá khứ. Thảo luận về nỗ lực hợp tác bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn và các việc khác là một chuyện, chủ quyền của Trung Quốc là một chuyện khác”.

    Lập trường của Trung Quốc về Hoàng Sa không thể nào dứt khoát hay rõ ràng hơn: Hoàng Sa là của Trung Quốc. Họ còn ngang ngược đề nghị Việt Nam “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Trường Sa, ở khu vực biển đảo của Việt Nam.

    Vậy chúng ta không lên tiếng đòi biển đảo, không kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế thì con cháu chúng ta có cơ hội để đòi lại không khi mà cột mốc 50 năm chỉ còn có 7 năm nữa?

    Trung Quốc từ nghìn đời nay đã thèm muốn Việt Nam ta, cái họ cần chính là sự khuất phục của chúng ta để họ tự tung tự tác trên biển đông và mặc sức khai thác chúng.

    Đáng lý nên có hành động cứng rắn với Trung Quốc thì chúng ta lại mềm mỏng một cách khác thường, đáng ra việc phải làm là đòi lại một phần lãnh thổ cho con cháu thì chúng ta lại thoái thác để sau này chúng tự đòi lại. Trong khi thứ đáng để lại nhất cho chúng là tài nguyên thì chúng ta khai thác đến cạn kiệt, con cháu chúng ta sẽ nhận được gì ngoài một đống bùi nhùi và sự đớn hèn mà cha ông chúng để lại đây.

    Suy cho cùng, chúng ta chẳng phải là nạn nhân mà chúng ta chính là đồng phạm, sự im lặng của tất cả chúng ta chính là tội ác lớn nhất và, hậu quả là con cháu chúng ta sẽ thấy hổ thẹn hay thậm chí là nhục nhã khi nói về cha ông chúng sau này.

    FB Nhân Thế Hoàng.

  3. Nguyễn Văn says:

    Đây là một nét đẹp của sự hòa hợp của dân tộc. Tôi mong rằng sự hòa hợp này là bước đầu nói rằng, chúng ta đoàn kết nhất trí để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo”. (Chuẩn đô đốc Hải quân QĐND VN, tướng Lê Kế Lâm)

    Tôi đồng ý với câu trích in đậm ở trên nhưng bác bỏ câu sau của ông tướng cộng sản vì chỉ là mỵ dân xảo trá như ông Hồ.
    Người dân hai bên gặp nhau để tưởng niệm những người đã hy sinh vì đất nước, đây đích thực là hòa giải dân tộc. Nhưng xin nói rõ không phải là hòa giải với đảng cầm quyền cộng sản Việt Nam. Tại sao ư? Vì đảng vẫn là tay sai bán nước cho Tàu xâm lược, là kẻ thù của dân tộc, đã từng đối xử bất công với những người đã hy sinh bảo vệ đất nước; và ngày nay, vẫn còn tiếp tục truyền thống bán nước và sẵn sàng bắt bỏ tù những ai kêu gọi chống đảng.

    nv

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa quí đồng hương,

      Cộng Sản rất xảo trá, chúng hoàn toàn cho qua vế đầu HOÀ GIẢI (RECONCILIATION), mà chỉ đề cập đến HOÀ HỢP (REUNITION; tái hợp) sau lưng chúng.

      Khi hai công ty, hai đảng phái … hoàn toàn không có những hận thù, xung đột trong quá khứ hay ngay trong hiện tại, họ chỉ cần ngồi lại với nhau dễ dàng bàn chuyện kết hợp (unition) làm một để gây sức mạnh, gia tăng khả năng vốn có của mình

      Khi có những xung đột (conflicts), những hận thù chồng chất lâu dài trong quá khứ và/ hay ngay trong hiện tại, chuyện hoà giải là một BÓ BUỘC LỊCH SỬ (A HISTORIC MUST).
      Ở Nam Phi người ta đã phải lập ra một cơ cấu hoài giải hoà hợp để giải quyết những tồn đọng trong quá khứ. Có những bộ phim rất hay cho thấy những tội ác ngày cũ do đám thủ hạ của chính quyền da trắng phân biệt chủng tộc phạm vào phải được lôi ra ánh sáng và trừng trị thích đáng theo luật lệ hiện hành. Không thể lấp liếm bỏ qua dễ dàng bằng những lý cớ vu vơ, không căn cứ vào đâu.
      Căn bản là CÓ CÔNG SẼ KHEN THƯỞNG, CÓ TỘI PHẢI TRỪNG TRỊ. Tất cả phải phân minh rõ ràng.
      Thú thực tiến trình rất nan giải, nếu không muốn nói không thực hiện được, một khi CS vẫn còn nghễ nghện bắt vít ngồi mãi trên quyền lực.

      CS đã gây bao nhiêu tang thương ngẫu lục cho dân và nước Việt nói chung, cho phía quốc gia không CS nói riêng. Nay muốn hoà hợp lại mọi lực lượng, mọi tầng lớp dân chúng … dĩ nhiên chúng phải xin được HOÀ GIẢI, nói khác đi thành khẩn xin chuộc lại các lỗi lầm trong quá khứ đã gây ra cho người khác.
      Chuyện được tha thứ hay không và tha thế nào … là của từng cá nhân, đoàn thể, tổ chức.
      Sau khi giải quyết rốt ráo hoà giải mới có thể nói đến chuyện tái hợp làm một (re-unite).

      Trên thực tế CS luôn luôn đòi hỏi mọi người phải quên đi quá khứ mà đoàn kết sau lưng chúng, hiển nhiên chấp nhận chúng là thế lực chính trị duy nhất đang cầm quyền dài lâu.
      Chúng cho bọn cò mồi dọn đường dư luận, tung ra hoả mù để chứng minh thiện chí đểu cáng của chúng.

      Điển hình trong thời gian gần đây để cho tay chân bộ hạ (kiểu như Huy Đức) tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa, giúp đỡ gia đình các tử sĩ đó sau bốn thập niên vùi dập bỏ mặc. Nói thẳng đây chỉ là chiêu trò “mèo khóc chuột” sau khi đã ăn sống nuốt tươi chuột thoải mái.
      Tương tự chúng tỏ ra dễ dãi hơn trong việc để hải ngoại lo sửa sang và chăm sóc phần mộ trong nghĩa trang quân đội VNCH ở Biên Hoà.
      Để yên cho phía Kitô giáo (Dòng Chúa Cứu thế ở nhà thờ Kỳ Đồng) tổ chức cứu trợ thương binh VNCH

      Ngắn gọn, CS đang giả mù sa mưa và không ít người sẽ mắc bẫy, tin là CS có thiện chí.

      Với tôi, xin mọi người ĐỪNG TIN, ĐỪNG NGHE và ĐỪNG NHÌN những gì CS làm,
      bởi CS là hiện thân của dối trá, bịp bợm, ngàn vạn triệu năm sau vẫn không thay đổi !

      Với tôi, CẦN THỦ TIÊU CS SAO CHO THẬT NHANH THẬT GỌN, DỦ CÓ TRẢ GIÁ ĐẮT !`

  4. Nguyen Thanh says:

    l”à một NHỊP CẦU, cần “bắc” để nối những tấm lòng và để, người Việt hòa giải cùng người Việt”.Huy Đức.

    Người Việt hải ngoại- đa số là con dân nước Việt Nam Cộng Hòa- không hòa giải với bè lũ Cộng sản Hà nội xâm lược miền Nam, không hòa giải với bè lũ Cộng sản Hà nội tay đẫm máu dân Việt, không hòa giải với bè lũ Cộng sản Hà nội bán nước, không hòa giải với bè lũ Cộng sản Hà nội tay sai cho Tàu cộng, không hòa giải với bè lũ Cộng sản Hà nội đần độn làm bần cùng nhân dân, không hòa giải với bè lũ Cộng sản Hà nội láo lường…

    Giải thể ngụy quyền Cộng sản Hà nội trước, đuổi đế quốc Tàu cộng sau.

    Thế nhá .

  5. nguyen ha says:

    Đúng như vậy, đây chính là Sự đoàn kết Dân Tộc! Chỉ có cùng chống ngoại xâm ,mới thật sự đoàn kết.
    Trong cuộc chiến đấu nầy không mang màu sắt ý-thức-hệ ,mang theo tấm long yêu nước Vô hạn ! Yêu nước không cần phải yêu Chủ nghĩa xả hội (CS). Đem ý thức hệ lông vào long yêu nước là trò bịp,chơi-bài-3lá !! Những người kháng chiến chống Pháp năm xưa và chống Mỹ mới đây ,sở dĩ bị “người đời nguyền rủa ” vì họ mang áo khoát CS !! Họ bảo vệ cho một “Tổ quốc XHCN”!. Hình ảnh những chiến binh củ Bên Này và bên Kia ,một thời chống Tàu Cộng ,nắm tay nhau,là hình ảnh đẹp nhất sau hơn 40 năm hai bên gặp nhau. Người ta thường nói “một con Én không làm nên mùa Xuan”. Nhưng hình ảnh nầy không phải “con Én” mà con chim Đại bàng nuốt trôi chế độ Cs. Cám ơn những tấm long đả tạo nên “Con-chim-đại-bàng” của nghĩa tình Dân tộc ./

  6. Austin Pham says:

    Tri ân các chiến sĩ đã hy sinh vì bảo vệ đất nước cho dân tộc mình trước giặc ngoại xâm là trách nhiệm của người VN, lương tâm của người VN. Đảng cộng sản VN, nhà nước cộng sản đã có trách nhiệm và lương tâm như thế nào trong suốt 41 năm nay?
    Hòa giải cái gì, với ai trong chuyện này? Cứ cho rằng Huy Đức và những người khác đang hành động theo trách nhiệm và lương tâm của mình, tại sao lại có chuyện hòa giải giữa người quốc gia và cộng quyền ở đây? Nó vô lý!

  7. Haile says:

    Việc làm rất trân-quý và đầy ý nghĩa Dân-Tộc đối với tất cả Người Việt-Nam yêu nước Việt-Nam Tự-do Dân-chủ. Nhưng chắc-chắn những người Việt yêu nước Việt-Nam hướng theo Chủ-nghĩa xã-hội Tàu cọng, chã nhũng không thích mà còn có thể có phản-ứng. Cần cảnh-giác

Phản hồi