WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

GS Trần Quang Hải:”Không ăn mắm đâu gọi là người Việt”

“Di sản giống như cô gái khi người ta tìm thấy và tôn vinh mang vẻ đẹp trong sáng, hoang sơ, nhưng khi được tôn vinh “hoa hậu” rồi thì người ta bắt đầu tô son điểm phấn, xẻ cằm cắt mũi cho cô ấy…”

Hổ phụ sinh hổ tử

Trong lịch sử giới trí thức xã hội Việt Nam có rất nhiều cặp cha con danh tiếng, cùng là những tên tuổi lừng lẫy trong xã hội: Đặng Văn Ngữ – Đặng Nhật Minh; Hoàng Đạo Thúy – Hoàng Đạo Kính; Chế Lan Viên – Phan Thị Vàng Anh; Tôn Thất Tùng – Tôn Thất Bách, gia đình cố GS-NGND Nguyễn Lân…

Những cặp cha con ấy, hoặc mỗi người có nghề nghiệp khác nhau, thừa hưởng sự thông minh và danh tiếng của gia đình và tỏa sáng trong lĩnh vực chuyên môn riêng; hoặc là những cặp cha con cùng tỏa sáng trong một lĩnh vực.

GS Trần Văn Khê và con trai ông, GS Trần Quang Hải thuộc phần thứ hai đó.

Giới nghiên cứu âm nhạc trong nước và thế giới không còn xa lạ với cây cổ thụ Trần Văn Khê, người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc nghiên cứu và quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam ra thế giới.

Sau 50 năm giảng dạy và nghiên cứu âm nhạc tại Pháp và nhiều nước, GS Trần Văn Khê hiện về nghỉ ngơi ở quê nhà Việt Nam với một gia tài âm nhạc đồ sộ và một “bảo vật” lớn không kém: GS Trần Quang Hải con ông hiện cũng là một tên tuổi trong làng nghiên cứu âm nhạc, GS Hải vừa về Việt Nam chủ trì Hội nghị âm nhạc truyền thống quốc tế được tổ chức tại Hà Nội.

Không quá lời khi nói, GS Hải không chỉ là một truyền nhân, một đồng nghiệp, mà chính là một “cây cổ thụ” khác bên cạnh thân phụ ông. Vì một vài lý do khiến GS Trần Văn Khê không thể ra dự Hội nghị, nếu không hai cha con ông – hai đồng nghiệp, hai giáo sư – đã có thể cùng ngồi trên bàn chủ tọa.

So với cha, “hổ tử” Trần Quang Hải thừa hưởng mọi đường nét của thân phụ ông, từ dáng người khuôn mặt đến giọng nói, cách nói, cũng như nhiệt huyết toát ra mỗi khi được hỏi đến âm nhạc dân tộc.

“Xuất khẩu” và “nhập khẩu” âm nhạc

GS Hải chính là người đã tìm ra và đưa đàn môi H’Mông đến diễn đàn âm nhạc thế giới. Ông bắt đầu làm quen với đàn môi từ năm 1965, năm 1970 thu thanh cùng một nghệ sĩ đàn môi người Anh một đĩa CD về đàn môi, là người đầu tiên trên thế giới biểu diễn đàn môi cùng nhạc điện tử, nhạc techno và thu được thành công. Ông cũng là thành viên ban tổ chức của Festival quốc tế về đàn môi được tổ chức tại Hà Lan.

Trong túi của ông luôn thường trực nhạc cụ này, sẵn sàng biểu diễn phục vụ mọi nơi mọi lúc. Những kiến thức và sự yêu thích của ông dài bất tận, xen lẫn là những tấu khúc đàn môi rất độc đáo.

“Đàn môi H’Mong là cây đàn hay nhất trên thế giới, tôi đã có dịp nghiên cứu trên 30 năm. Hiện nay đàn môi đã rất nổi tiếng. Nếu có ai đó hỏi: “Anh đang chơi loại nhạc cụ gì?” “Tôi chơi đàn môi”, người ta biết ngay tôi đang nhắc đến nhạc cụ Việt Nam. Đàn môi hiện cũng đang chiếm đầu bảng danh sách những nhạc cụ được bán ra nước ngoài nhiều nhất: mỗi năm khoảng 100 ngàn cái”. Ông nói, không giấu sự tự hào.

Song song với công cuộc “xuất khẩu’ đàn môi ra ngoài, Trần Quang Hải lại “nhập khẩu” được một loại hình âm nhạc cực kỳ độc đáo để sau này ông phát triển thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng gắn liền với tên ông, được dạy trên nhiều trường học âm nhạc thế giới.

Cách đây gần 40 năm, trong một dịp tình cờ, GS Hải được nghe một cuốn băng mà ở đó, một người hát bằng hai giọng. Bất ngờ và lạ lẫm, ông quyết tâm tìm hiểu và nghiên cứu, rồi đặt cho lối hát này cái tên là “Đồng song thanh”.

Qua tìm hiểu, ông được biết “đồng song thanh” có xuất phát điểm là một kỹ thuật hát của một số bộ tộc ở Mông Cổ. Ông quyết tâm nghiên cứu phát triển kỹ thuật này thành một bộ môn chính thức được đưa vào giảng dạy trong các trường.

Kỹ thuật này cho phép cùng một người có thể hát được 2 giọng với thanh trầm ở cùng một cao độ còn những bồi âm sẽ tạo tiết tấu, ca khúc. Khi hát vận nội công khiến các cơ bụng, quai hàm căng cứng rồi nuốt thanh trầm xuống, búng bồi âm thoát ra cửa miệng, phương pháp này còn giúp những người có vấn đề về dây thanh quản vẫn có thể giao tiếp được bình thường mà không cần phải trải qua những phẫu thuật.

Chưa dừng lại đó, để phân tích một cách triệt để, GS Trần Quang Hải từng vào vào một bệnh viện ở Pháp, đưa các thiết bị máy móc vào mũi, vào miệng để đo cơ chế hoạt động của dây thanh quản khi hát Đồng song thanh. Ông tình nguyện làm vật thí nghiệm, với việc chiếu quang tuyến X vào người trong một thời gian dài, nhằm nhận biết được hoạt động của các thớ thịt ở cổ họng khi không dùng đến dây thanh quản mà vẫn tạo được tiếng nói.

Tất cả những nỗ lực của GS Hải đã được bù đắp xứng đáng. Hiện Đồng song thanh đã trở thành một trường phái âm nhạc ở châu Âu, thu hút được sự tham gia theo học của 8.000 thí sinh từ 70 quốc gia.

“Âm nhạc truyền thống như cô hoa hậu thích phẫu thuật thẩm mỹ”

Trong Hội nghị âm nhạc vừa rồi, GS Hải bày tỏ sự lo ngại cho việc bảo tồn và chăm sóc những di sản văn hóa dân tộc đã và đang được UNESCO tôn vinh.

“Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những di sản văn hóa quý giá đã được UNESCO công nhận. Nhưng bản thân di sản này đã và đang có nhiều thay đổi, đe dọa đến giá trị của kiệt tác.

Cồng chiêng truyền thống được đúc kết theo những âm thanh ở trong đời sống. Nay các gia đình nghèo quá bán cồng chiêng cổ đi, thay vào đó là cồng chiêng mua ở Miên, Thái Lan, cồng chiêng rất đẹp nhưng âm thanh không còn là của cồng chiêng Tây Nguyên nữa. Khi đánh lên không vang đúng những âm thanh thiên nhiên như trước đây.

UNESCO đã đưa ra định luật: khi nào một kiệt tác văn hóa được vinh danh, cũng đồng nghĩa với việc kiệt tác đó phải được bảo vệ và bảo trì trong tình trạng nguyên vẹn, không được thay đổi. Nếu bản chất nguyên si, cổ truyền của nó bị thay đổi, UNESCO sẽ lấy lại danh hiệu. Chính vì sau khi kiệt tác được vinh danh, các công ty du lịch thương mại muốn khai thác di sản theo góc độ lợi nhuận mà làm sai lệch đi màu sắc, phong cách cổ truyền của nhạc dân tộc.

Giống như Nhã nhạc cung đình từ khi được vinh danh, người ta đã “sáng tạo” thêm rất nhiều: lúc cho thêm một cô đàn bầu, một cô đàn tranh vào dàn nhạc; mặc quần áo canh tân; thậm chí có cả những nhóm mặc áo dài đứng múa… sai hoàn toàn. Nhạc cung đình xưa kia hoàn toàn không có mấy thứ đó.

Cồng chiêng Tây Nguyên cũng thế, sau khi được UNESCO vinh danh Kiệt tác văn hóa phi vật thể năm 2005. Nhưng từ đó đến nay cồng chiêng không có được những chương trình đúng đắn để gìn giữ.

Trước đây Tây Nguyên có khoảng 6.000 cồng chiêng, giờ chỉ còn 2.000. Nhiều cồng chiêng không còn nguyên bản nữa, chúng được mua mới từ Thái Lan có màu vàng thay vì màu đen vốn có của cồng chiêng Tây Nguyên. Cồng chiêng mới (Thái Lan) có âm thanh chuẩn, cao độ tốt nhưng hoàn toàn không phải âm giai của Tây Nguyên. Cũng giống như dàn nhạc truyền thống Việt Nam bỗng xuất hiện cây đàn piano hiện đại”.

“Cũng như cây đàn bầu, cũng chỉ duy nhất có ở Việt Nam, rất tiếc người làm ra đàn bầu đã không nghĩ ra làm một nhạc cụ thuần túy nên đã gắn điện vào (nhằm hỗ trợ âm thanh), nên giờ muốn đưa đàn bầu đề cử Kiệt tác văn hóa phi vật thể cũng không được vì đã được “điện hóa”, canh tân hóa.Cải lương cũng thế. Cải lương rất hay, phổ biến rất nhiều nhưng cũng không được thừa nhận vì cải lương cũng đã bị canh tân quá nhiều, chịu ảnh hưởng của âm nhạc Tây phương. Tất cả những sự ảnh hưởng đó UNESCO không bao giờ chấp nhận”.

Ông tiếp: “Theo tôi cách đó là đi ngược lại đường lối dân tộc và tiêu chí của UNESCO. Đó là cái sai thứ nhất. Cái sai thứ hai, thế hệ trẻ đang cố “cải biên” những cồng chiêng cổ cha mẹ để lại bằng cách lấy dao cạo, gọt mỏng đi để chỉnh lại âm giai của chúng. Thay vì âm giai cổ truyền mang âm hưởng núi rừng đặc trưng thành âm giai thất cung (Đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đô) để có thể chơi được các rock, hip hop… từ phương Tây. Các nhạc công bây giờ đóng các khung, gắn cồng chiêng vào các khung đó, một người đánh cá bộ chiêng, thay vì cả chục người đánh như trước.

Kỹ thuật đánh cũng khác, xưa kia người ta dùng những chiếc dùi bọc vải hoặc tay đánh vào núm chiêng, hoặc dùng que đánh vào phía mặt trong của chiêng, đó là cả một nghệ thuật phải học lâu năm. Bây giờ người ta không còn đánh theo cách đó nữa, người ta cầm hai chiếc dùi đánh tanh tanh… như các nghệ sĩ trống bây giờ. Một người đánh thay cho nhóm khoảng 10 – 11 người như trước.

Điều đó sai hoàn toàn về mặt trình diễn “không gian văn hóa cồng chiêng” lúc đầu. Giống như cô gái khi người ta tìm thấy và tôn vinh mang vẻ đẹp trong sáng, hoang sơ, nhưng khi được tôn vinh “hoa hậu” rồi thì người ta bắt đầu tô son điểm phấn, xẻ cằm cắt mũi cho cô ấy… Tôi thật sự băn khoăn về những biến tướng đó, nếu không có sự can thiệp kịp thời, tôi nghĩ lúc nào đó danh hiệu ta mất bao công mới có được sẽ lại mất đi”.

Suốt bao nhiêu năm sống và làm việc ở nước ngoài, GS Hải nói điều làm ông ngạc nhiên và băn khoăn nhất chính là nhiều người Việt Nam bị ảnh hưởng quá nhiều (hoặc cố tình ngơ) những bản sắc văn hóa của họ. “Đó là tư duy cực dở. Người ta chỉ nhận ra anh khi anh chính là anh, như tự nhiên vốn có. Giống như người nước ngoài sang đây chỉ mong tìm xem nghệ thuật truyền thống, nghe âm nhạc truyền thống Việt Nam. Họ đâu tìm xem hiphop hay rock… Bản thân mình không biết những bản sắc riêng của mình là điều rất dở, giống như người Pháp phải biết ăn pho-mát, người Ý thích mỳ ống, không ăn nước mắm đâu có thể gọi là người Việt”.

Nguồn: Đan Thiềm, tuanvietnam

2 Phản hồi cho “GS Trần Quang Hải:”Không ăn mắm đâu gọi là người Việt””

  1. DO NGHE says:

    An MAM mam man khat NUOC NHIEU
    Nen la NGUOI VIET lam DIEU DANG CAY

  2. lotxac says:

    GS Hải ( GS: What is GS stand for ?). Nhu+ chúng tôi đã boycott cái chế độ ” xấu làm tốt,và dốt nói chũ+ của CSVN tù+ trong rù+ng ra mà có bằng TS BÒ. Làm nghề chài cá thì có TS CÁ. Cào TÔM thì có THA.C SĨ TÔM.
    Bây giò+ lại có cái GS gì xuất hiện ? mà dám cả gan vo+ đũa cả nắm” KHÔNG ĂN NUÓC MĂM ĐÂU CÓ THỂ GỌI LÀ NGUOI VIỆT” quả quyế nhu+ vậy ?.
    Thế thì mấy nguòi TU-ĐẠO PHẬT họ cũng ăn NUÓC MẮM ?
    CON KHỈ VN nó cũng ăn NUÓC MẮM ?
    Nếu đúng thì Ông nhó+ câu chuyện năm xu+a : Có một chàng trai tên KÊ có chũ+ H nằm bên chũ+ K nhu+ng Pháp đọc không có âm (H muet) nên gọi chàng là KÊ. Chàng Kê học làm sao mà mù cặp mắt. K
    Khi Kê về thăm quê-huong ỏ+ Phan-thiết; tù+ Saìgòn lên xe hỏa (train) mang cặp kiếng đen để che mắt thiên-hạ là mình là nguòi sáng suốt; áo quần complé; vói cập xách Tây; làm cho ai nấy kính nể !
    Trên đuòng về thăm quê Phan thiết là no+i sản xuất nuóc mắm nổi tiếng VN. Đối diện chàng KÊ kia có một nàng VIỆT quê Ninh-Thuận ngồi soi guong ónh ả vói mục đích khoe sắc cho chàng nhìn nàng. Nhu+ng chàng không chịu nhìn nàng; mà nhìn nghiêng vào chỗ trống không. Tú+c quá, nàng nghĩ trong bụng: coi chàng này khinh cái nhan sắc của mình…
    Khi xe train về đến LONG-KHÁNH; nàng tù tù+ đi gần đến mặt chàng điệu qua điệu lại.
    Bỗng chàng Kê nghe thấy mùi và nhó+ lại : nuóc mắm; chàng liền lên tiếng” Oh ! la..la.. c’est Phan-Thiêt ” ai giúp dùm tôi ra khỏi xe hoả. Bác kiểm vé đi ngang:Không; đây chỉ là tỉnh Long-Khánh mà.
    Kuê : sao tôi nghe mùi nuóc MẮM PHAN THIẾT phản phất đâu đây ? Bác kiểm vé ?
    “KHÔNG ĂN NUOC MĂM KHÔNG PHẢI LÀ NGUOI VIET”
    NOUS VENONS DE CITER QUELQUES EXAMPLES> MAIS QUELLES SONT LES SOLUTIONS>

Phản hồi